Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyế tình huống khi chủ quyền biển đảo quốc gia...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyế tình huống khi chủ quyền biển đảo quốc gia bị xâm phạm

.DOCX
34
1106
147

Mô tả:

Tên tình huống: KHI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA BỊ XÂM PHẠM I. Mục tiêu giải quyết tình huống 1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn. - Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn nhằm giúp người học sinh biết suy nghĩ sâu hơn, rộng hơn. Họ sẽ nhìn nhận một vấn đề của thực tiễn với nhiều khía cạnh toàn diện hơn. - Việc vận dụng kiến thức này còn khuyến khích chúng em biết cách vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng tư duy phân tích, tổng hợp, khả năng tự học của người học sinh. - Gắn lí thuyết với thực hành và áp dụng vào thực tế đời sống. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống. - Đưa ra những kiến thức tổng quát đến người đọc, người nghe hiểu rõ về chủ quyền của đất nước Việt Nam trên vùng biển đang tranh chấp – biển Đông. - Hiểu được những cách thức, hành vi mà Trung Quốc sử dụng trên biển Đông để có biện pháp đấu tranh, tuyên truyền, nhắc nhở. - Có những nhận thức đúng đắn về tình hình đang diễn ra trên vùng biển và có hành động phù hợp để bảo vệ chủ quyền của nước ta. II. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. - Qua các phương tiện thông tin truyền thông. - Qua các bài học trong sách giáo khoa. - Qua thực tiễn đời sống. III. Giải pháp giải quyết tình huống.  Quá trình thực hiện: Chúng em đã thực hiện đề tài này trong thời điểm vấn đề biển Đông đang rất căng thẳng. Thời gi an để chúng em thực hiện đề tài là 06 tuần ( bao gồm 02 tuần nghiên cứu tìm hiểu về đề tài, 02 tuần triển khai đề tài ở đơn vị lớp 11A9 – Trường THPT Hoài Đức B, 02 tuần triển khai tại địa phương nơi cư trú của chúng em là xã An Khánh và xã Đông La huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội). Khi triển khai đề tài ở trường và ở địa phương chúng em chọn hình thức thảo luận, tuyên truyền 02 buổi sinh hoạt chuyên đề/một tuần.  Các tư liệu được sử dụng: 1 Vận dụng kiến thức của các môn, các bài học cụ thể như sau: - Ngữ văn: + Bài “Nam quốc sơn hà” – Lý Thường Kiệt trong sách Ngữ văn lớp 7 tập 1 + Bài “Bình ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi trong sách Ngữ văn lớp 10 tập 2 + “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh trong sách Ngữ văn lớp 12 tập 1 - Địa lí: + Bài 2 Địa lí 12: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. + Bài 8 Địa lí 12: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. + Bài 42 Địa lí 12: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo. - Giáo dục công dân: + Bài 14 GDCD 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Giáo dục quốc phòng an ninh: + Bài 3 GDQP-AN 11: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. + Bài 1 GDQP-AN 10: Truyền thống đánh giặc giữ nước của đan tộc Việt Nam. Kết hợp sử dụng thông tin của một số bài báo trên mạng Iternet.  Các thiết bị được sử dụng trong quá trình giải quyết tình huống: - Máy vi tính có kết nối mạng. - Máy ảnh. - Tranh cổ động. - Loa phát thanh. - Máy quay phim. - Sách giáo khoa: + GDQP-AN 10, 11 + GDCD 10 + Ngữ văn 7 – tập 1, 10 – tập 2, 12 – tập 1. + Địa lí 12 IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. 1. Những hiểu biết cơ bản về biển đảo Việt Nam Bài văn thuyết trình trình bày bằng máy chiếu:  Khái quát về biển đảo Việt Nam: Bờ biển dài 3260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ 100 km² thì có 1 km bờ biển (trung bình của thế giới là 600 km² đất liền/1km bờ biển). Bờ biển nước ta có thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km² (gấp 3 diện tích đất liền: 1 triệu km²/330.000km²). Trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. 2 Bản đồ Việt Nam  Vùng biển nước ta gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 3 Vùng Nội thủy Lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải Ranh giới Ý nghĩa Ở phía trong đường cơ sở Được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 Là đường biên giới quốc gia hải lí (1 hải lí = 1852m). Xác định bởi trên biển các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan Rộng 12 hải lí Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan... Là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp Nước ta có chủ quyền hoàn với lãnh hải thành một vùng biển rộng toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn Vùng 200 hải lí tính từ đường cơ sở dầu, dây cáp nguồn, máy bay đặc nước ngoài được tự do hoạt quyền động hàng hải và hàng không kinh tế theo công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 Thềm lục địa Là phần ngầm dưới biển và lòng đất Nhà nước ta có chủ quyền dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo hoàn toàn về mặt thăm dò, dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến khai thác, bảo vệ... bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa 4 Sơ đồ khu vực biên giới biển và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: - Tài nguyên khoáng sản: + Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí + Các bãi cát ven biển có trữ lượng titan là nguồn nhiên liệu quý cho ngành công nghiệp + Muối vô tận - Tài nguyên hải sản: sinh vật biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven biển. + Có hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm + Ven các đảo, nhất là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có rặng san hô và nhiều loài sinh vật quí hiếm Ý nghĩa địa lí của vùng biển Việt Nam - Biển có ý nghĩa to lớn để chúng ta phát triển và mở rộng giao lưu quốc tế. Tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển nước ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc và Nhật Bản với các nước trong khu vực. Có thể nói đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn ra đại dương bao la, nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả. - Vùng biển nước ta không những có vị trí quan trọng về kinh tế mà còn có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự đối với các nước trong khu vực và trong chiến lược của các nước lớn, nó là biên giới phía Đông, là đường tiếp cận, bàn đạp tiến 5 công, uy hiếp, phong toả và phá hoại nhiều mặt của các thế lực xâm lược. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa phía Nam có vị trí tiền tiêu, tạo thành vòng cung án ngữ bảo vệ tổ quốc ở phía Đông. Lịch sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển. 2. Tình hình, diễn biến trên vùng biển thuộc chủ quyền đất nước ta Bài văn trình bày một vấn đề: Tình hình, diễn biến trên vùng biển thuộc chủ quyền đất nước ta vào tháng 5 năm 2014: - Đầu tháng 5 năm 2014, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) bằng một đội tàu hải quân vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Giàn khoan HD-981 - Ngày 3 tháng 5, Cục Hải sự Trung Quốc đăng cảnh báo tàu thuyền trong ba tháng không tiếp cận phạm vi bán kính 1 hải lý quanh giàn khoan. Phạm vi này được tăng gấp ba lên 3 hải lý từ ngày 5 tháng 5 sau khi chúng ta chính thức lên tiếng phản đối - Việt Nam đã cử 29 tàu tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc, khi nhận thấy giàn khoan này định "thiết lập vị trí cố định". Chiều ngày 17 tháng 5, 1 tàu cá của ngư dân Lý Sơn lúc đang đanh cá tại vùng biển Việt Nam cách giàn khoan của Trung Quốc khoảng 20 hải lý, thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi và cướp hết tài sản. Trưa 18 tháng 5, tàu cá QNg 90205 TS với 14 ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng ngư chính Trung Quốc chặn lại và hai ngư 6 dân bị hành hung. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục cấm ngư dân Việt Nam đánh cá tại vùng gần vị trí đặt giàn khoan và trong vùng “Đường 9 đoạn” - Phía Trung Quốc từ ngày 02 cho tới 07 tháng 05 đã dùng những tàu chiến đâm húc nhiều lần và phun nước áp lực cao làm hư hại 8 tàu Kiểm ngư Việt Nam. Có sáu kiểm ngư viên Việt Nam bị mảnh kính văng vào gây thương tích phần mềm. Nhưng trong cuộc họp báo ngày 8 tháng 5, Trung Quốc đã tố cáo Việt Nam đã huy động 36 tàu các loại và chủ động đâm vào tàu Trung Quốc tổng cộng 171 lần từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 5. Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam - Ngày 8 tháng 5 năm 2014, theo như Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, đã có thêm hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 và tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981. - Ngày 15 tháng 5 năm 2014, theo lực lượng Kiểm ngư Việt Nam số tàu Trung Quốc đã tăng lên 99 tàu gồm: 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám. - Ngày 15 tháng 5 năm 2014, trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tướng Phòng Phong Huy cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì hoạt động và bảo vệ giàn khoan dầu Hải Dương-981. Theo ông Phòng vị trí đặt giàn khoan nằm bên trong lãnh hải Trung Quốc. - Ngày 16 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc tăng số tàu hiện diện tại khu vực đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên 126 tàu 7 Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam 3.Biển đảo Việt Nam về phương diện Lịch sử: Bài văn thuyết minh: Biển đảo Việt Nam về phương diện Lịch sử a. Những tư liệu Lịch sử trong nước:  Vua Gia Long nhiều lần phái quân ra Hoàng Sa để khảo sát thủy trình Gia Long là vị vua đầu tiên của Vương triều Nguyễn. Trong 18 năm trị vì đất nước (1802 – 1820), dù có nhiều công việc phải làm để củng cố vương triều nhưng Vua Gia Long cũng không quên việc phái quân ra biển, đảo để khẳng định chủ quyền trên biển mà nổi bật là những việc làm của ông tại quần đảo Hoàng Sa. 8 Sách “Đại Nam thực lục” cho thấy: Vua Gia Long đã cho Võ Văn Phú mộ dân bổ sung vào đội Hoàng Sa Nhận thức được vai trò to lớn của vùng lãnh hải đối với sự tồn tại của vương triều, Vua Gia Long có cách nhìn thấu đáo đối với các quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Hải đội Hoàng Sa vốn được thành lập từ thời các chúa Nguyễn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải và khai thác các sản vật biển. Trước thời Gia Long lực lượng chủ yếu của Hải đội Hoàng Sa là những người ở các xã An Vĩnh, An Hải và An Kỳ (tỉnh Quãng Ngãi). Đến thời ông nhà vua đã cho lấy thêm người dân tại các địa phương khác bổ sung vào Đội Hoàng Sa để củng cố thêm sức mạnh của đội quân này nhằm đối phó với những biến cố có thể xảy ra trên vùng lãnh hải. Thời Vua Gia Long Đội Hoàng Sa mạnh hơn cả về vai trò lẫn tổ chức hoạt động. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 22, năm Gia Long thứ 2 (1803) có chép: “Tháng 7, lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”. 9 Sách “Đại Nam thực lục” nói về việc Vua Gia Long phái Phạm Quang Ảnh và đội Hoàng Sa ra thăm dò đường biển. Bên cạnh việc chỉnh đốn Đội Hoàng Sa, Triều Nguyễn nói chung và Vua Gia Long nói riêng đã thấy được sự cần thiết việc hành trình ra Hoàng Sa bởi đây là nơi ở xa đất liền. Vì vậy nhà vua đã cho quân ra thăm dò, khảo sát lộ trình ra quần đảo này. Đây là việc làm thể hiện tầm nhìn xa, vì Hoàng Sa là một quần đảo tiền tiêu nằm ở phía đông có liên quan đến chủ quyền của đất nước. Gia Long xem Hoàng Sa như một tấm bình phong che chắn những cuộc tấn công của các thế lực từ phía biển. Việc khảo sát thủy trình ra Hoàng Sa có mục đích lâu dài và trên hết đó là việc tối quan trọng để giữ vững được quần đảo này. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 50, năm Gia Long thứ 14 (1815) chép rằng: “Tháng 2, sai đội Hoàng Sa là những người của Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”. 10 Sách “Đại Nam thực lục” chép Vua Gia Long cử đội thủy quân ra đảo Hoàng Sa đo đạc thủy trình. Công việc thăm dò đường thủy ra Hoàng Sa không chỉ làm trong một thời gian ngắn mà được kéo dài qua nhiều năm bởi đây là việc làm khó khăn. Trong quá trình hoạt động của Đội Hoàng Sa, thăm dò đường biển là nhiệm vụ bắt buộc vì đó không chỉ tạo thuận lợi cho để khai thác sản vật mà còn rất quan trọng để triều đình đối phó khi Hoàng Sa có những biến cố xảy ra. Đội Hoàng Sa thực hiện những công việc theo sự chỉ đạo của triều đình và mỗi khi làm xong nhiệm vụ tại Hoàng Sa và các vùng biển khác, Hải đội Hoàng Sa phải báo cáo công việc với triều đình. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 52, năm Gia Long thứ 15 (1816) ghi rõ: “Tháng 3, sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”. Trong thời gian giữ ngôi, Vua Gia Long đã 3 lần phái quân ra Hoàng Sa thực hiện việc đo đạc thủy trình. Những việc làm của ông khẳng định tính thống nhất toàn vẹn của vương triều và phần biển đảo không thể tách rời với đất liền. 11  Vương triều Nguyễn với những đối sách với thuyền buôn nước ngoài ở Hoàng Sa: Hoàng Sa là quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong cương giới thống nhất của vương triều Nguyễn. Hầu hết các vua triều Nguyễn đều rất quan tâm đến Hoàng Sa vì đây là quần đảo tiền tiêu che chắn cho phần đất liền. Hơn nữa, Hoàng Sa còn là nơi nhiều thuyền buôn của các nước khác qua lại buôn bán. Vì thế, ngay từ thời các chúa Nguyễn đã cho lập Hải đội Hoàng Sa với nhiệm vụ bảo vệ và đề phòng những biến cố trên quần đảo này. Một trong chính sách của triều Nguyễn thời bấy giờ là không muốn mở cửa cho người nước ngoài mà lịch sử vẫn gọi là chính sách “Bế quan tỏa cảng” nhưng trên quần đảo Hoàng Sa lại có những điểm khác biệt. Hoàng Sa là quần đảo nằm ở vị trí trung chuyển giao thông quan trọng trên biển. Vì vậy, đây là nơi qua lại của nhiều thuyền buôn nước ngoài ghé qua trong quá trình giao thương với nước ta và các nước trong khu vực. Triều Nguyễn có những thái độ tích cực nhưng luôn đặt quan điểm về chủ quyền đối với những thuyền buôn nước ngoài ở Hoàng Sa. Điều đó thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Sách “Đại Nam thực lục” phản ánh việc Vua Minh Mạng cho giúp đỡ tàu nước Anh bị nạn mắc cạn ở Hoàng Sa năm 1836. Mộc bản triều Nguyễn đang bảo quản tại Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt) là tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới và được đưa vào chương trình “Ký ức thế giới”. Đây là nguồn tư liệu có giá trị và có tính chính xác cao. Qua khối mộc bản triều Nguyễn cho ta thấy một bức tranh toàn cảnh về thái độ của vương triều Nguyễn đối với thuyền buôn của người phương Tây tại quần đảo Hoàng Sa. Một trong những việc mà vương triều Nguyễn rất chú trọng là việc vẽ bản đồ Hoàng Sa. Không những đội Hoàng 12 Sa có nhiệm vụ này mà ngay cả thuyền buôn của các nước nếu vẽ được bản đồ Hoàng Sa cũng được triều đình trọng thưởng. Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lụcA chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 55, năm Gia Long thứ 16 (1817) chép: “Tháng 6, thuyền Mã Cao đậu Đà Nẵng, đem địa đồ đảo Hoàng Sa dâng lên. Thưởng cho những người trên thuyền Mã Cao 20 lạng bạc”. Việc thưởng bạc cho thuyền buôn Mã Cao khi đem địa đồ Hoàng Sa dâng lên triều đình đã cho thấy triều Nguyễn rất coi trọng đến công việc vẽ bản đồ Hoàng Sa vì đây là công việc quan trọng phục vụ cho quá trình khảo sát thủy trình. Việc triều đình cho các thuyền buôn nước ngoài đến Hoàng Sa cũng là xu hướng phát triển chung về tình hình giao thương thời bấy giờ. Bên cạnh việc thưởng cho các thuyền buôn nước ngoài có công trạng với Hoàng Sa thì triều Nguyễn cũng có những việc làm để giúp các thuyền buôn không gặp khó khăn khi ghé qua quần đảo Hoàng Sa. Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 104, năm Minh Mạng thứ 14 (1833) chép: Vua bảo bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”. Hoàng Sa là một quần đảo xa đất liền và nằm giữa biển khơi. Ở nơi đầu sóng ngọn gió này cũng tiềm ẩn nhiều những rủi ro đối với các thuyền buôn nước ngoài. Mộc bản triều Nguyễn đã phản ánh một số thuyền buôn đã bị nạn tại Hoàng Sa. Hai nguyên nhân chính làm thuyền buôn bị nạn là những cơn bão và nạn mắc cạn. Khi thuyền buôn gặp nạn tại Hoàng Sa, triều Nguyễn đã giúp đỡ về nhiều mặt để giúp các thuyền buôn nước ngoài khắc phục khó khăn. Đó là việc làm thể hiện tinh thần hòa hiếu và sự tương trợ của vương triều Nguyễn với người nước ngoài cho dù nhà Nguyễn thực hiện chính sách đóng cửa với bên ngoài nhưng cũng không thể thờ ơ trước việc thuyền buôn các nước gặp nạn tại Hoàng Sa. Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ", quyển 176, năm Minh Mạng thứ 17 (1836) chép: “Mùa đông, tháng 12, thuyền buôn Anh Cát Lợi (tức nước Anh ngày nay) đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người đi thuyền sam bản đến bờ biển Bình Định. Vua được tin, dụ tỉnh thần lựa nơi cho họ trú ngụ, hậu cấp cho tiền và gạo. Lại phái thị vệ thông ngôn đến dịch lời thăm hỏi, tuyên Chỉ ban cấp. Bọn họ đều quỳ dài, khấu đầu không thôi. Sự cảm kích biểu lộ ra lời nói và nét mặt. Phái viên về tâu, vua nói: Họ, tính vốn kiệt hiệt, kiêu ngạo, nay được đội ơn chẩn tuất, bỗng cảm hóa. Thật rất đáng khen. Sai thưởng cho thuyền trưởng và đầu mục, mỗi người 1 áo đoạn vũ hàng màu, 1 quần vải tây và 1 chăn vải; các người tùy tùng mỗi người 1 bộ áo 13 quần bằng vải màu. Sắc sai phái viên sang Tây là Nguyễn Tri Phương và Vũ Văn Giải đưa họ sang bến tàu Hạ Châu, cho về nước”. Từ những việc làm đối với các thuyền buôn khi đi qua Hoàng Sa cho thấy một thái độ hòa hiếu của vương triều Nguyễn. Việc giao thương với bên ngoài có những chính sách cứng rắn nhưng vương triều Nguyễn luôn khuyến khích và giúp đỡ các thuyền buôn khi có những việc làm tốt liên quan đến Hoàng Sa. Thông qua các sách chính sử cũng chưa thấy phản ánh những tranh chấp của các thuyền buôn và nhà Nguyễn về lợi ích và chủ quyền tại Hoàng Sa vì các thuyền buôn biết rằng đây là lãnh thổ riêng của triều Nguyễn và vương triều Nguyễn được quyền làm những công việc trên quần đảo này. Triều Nguyễn có chủ quyền riêng đối với quần đảo Hoàng Sa và thái độ hợp tác hay không hợp tác với các thuyền buôn của nước ngoài cũng nằm trong khả năng của triều Nguyễn. Thực tế cho thấy, triều Nguyễn đã có những việc làm cụ thể thể hiện tinh thần tương trợ và luôn sẵn lòng giúp đỡ những thuyền buôn nước ngoài gặp nạn tại Hoàng Sa nhưng không bao giờ để các nước thao túng những việc ở Hoàng Sa vì đó là phần lãnh thổ không thể tách rời của triều Nguyễn. Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838, đã vẽ "Hoàng Sa", "Vạn lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam. 14  Căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến Chiến thắng Mùa xuân 1975): Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Pháp quay lại Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1946, Pháp đưa một phân đội bộ binh đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza trở lại Hoàng Sa. Dựa trên Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật trong năm 1946. Ngày 17 tháng 1 năm 1947, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây và đã tiếp quản quần đảo Hoàng Sa sau khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút quân vào tháng 4 năm 1950. Ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco về việc ký hòa ước với Nhật Bản, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ miền Nam Việt Nam thời đó trong phát biểu của mình, tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo: “… và cũng vì cần phải lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Spratlys (Trường Sa) và Paracels (Hoàng Sa), tạo thành một phần của Việt Nam”. Lời tuyên bố này của Thủ tướng Trần Văn Hữu không bị bất cứ phái đoàn nào trong tổng số 51 quốc gia tham dự hội nghị phản đối. Lời tuyên bố đó đã được ghi vào biên bản của hội nghị. Đây là những cơ sở luật pháp rất quan trọng mà Trung Quốc không thể phủ nhận. Hội nghị Geneva 1954 với sự tham dự của 9 quốc gia, gồm 5 cường quốc: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc đã minh thị xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hiệp định Geneva ký ngày 20/7/1954. 15 Bia chủ quyền Việt Nam dựng trên đảo Trường Sa, quần đảo Trường Sa (1961) Tháng 4/1956, Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Chính quyền VNCH đã đưa quân ra thay thế quân Pháp trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và đóng quân trên hai quần đảo, đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Geneva năm 1954 về việc Việt Nam Cộng hòa được trao quyền quản lý tạm thời nửa nước Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do. Trong thời gian này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã luôn khẳng định và duy trì các quyền chủ quyền của mình một cách liên tục và hòa bình đối với hai quần đảo bằng các hoạt động nhà nước (do Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía trong vĩ tuyến 17 theo đúng Hiệp định Geneva) 16 Bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Song Tử Tây (1956) Ngày 20/10/1956, Tổng thống chính quyền Sài Gòn đã ra Sắc lệnh số 143NV về thay đổi địa giới các tỉnh, thành phố miền Nam, trong đó đã đặt quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Phước Tuy. Trong Sắc lệnh số 174-NV ngày 13/7/1961 về việc sắp xếp lại quần đảo Hoàng Sa, Tổng thống chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa, trước thuộc tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại đây một đơn vị hành chính gọi là xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, Song Tử Đông, Thị Tử, Loại Ta. Nghị định số 709-BNV-HCDP-26 ngày 21/10/1969 của Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, sáp nhập xã Định Hải (quần đảo Hoàng Sa) vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Nghị định số 420-BNV-HĐP/26 ngày 06/9/1973 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn thi hành Quyết định của Hội đồng Nội các ngày 9/01/1973, quyết định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Tuy nhiên, trong năm 1956, khi chính quyền VNCH chưa kịp đưa quân ra thay thế quân Pháp trên quần đảo Hoàng Sa thì Trung Quốc đã bí mật đưa quân ra chiếm đóng các đảo thuộc nhóm phía Đông của quần đảo này. Ngày 11/7/1956, 17 lực lượng vũ trang của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên đảo Ba Đình, thuộc quần đảo Trường Sa và duy trì 1 căn cứ hải quân nhỏ với 1 tiểu đoàn lính hải quân ở đây. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959, quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 “ngư dân” Trung Quốc. Tiếp đến ngày 19/01/1974, Trung Quốc dùng không quân và hải quân đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do chính quyền VNCH đóng giữ. Cùng ngày, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tuyên bố phản đối Trung Quốc xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; ngày 20/01/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Ngày 14/02/1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn công bố sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 5 và 6/5/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thông báo việc giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 9/1975, Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị khí tượng ở Colombo tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và yêu cầu Tổ chức khí tượng thế giới tiếp tục ghi tên trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam (trước đây đã được đăng ký trong hệ thống các trạm của OMM dưới biểu số 48.860) trong danh mục trạm khí tượng của Tổ chức khí tượng thế giới. b. Những tư liệu lịch sử nước ngoài: Đã có rất nhiều luật gia, nhà nghiên cứu lâu năm, chuyên gia về biển ở Việt Nam cũng như trên thế giới viết về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và những tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo. Có thể nêu ra ở đây tác giả Marwyn S. Samuels với cuốn sách “Tranh chấp Biển Đông” dày 225 trang, do nhà xuất bản METHUEN, NEWYORK AND LONDON ấn hành năm 1982, trong phần đầu của cuốn sách tác giả đã nói tới những hoạt động của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông và kết luận rằng trong lịch sử người Trung Quốc tuy có các chuyến “du hành” đường dài để phát triển buôn bán cùng tham vọng khống chế các tuyến vận tải đường biển, nhưng tham vọng này đã dần dần “chìm vào dĩ vãng” kể từ thế kỷ XV khi các quốc gia hùng mạnh của Châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan tăng cường giao thương trong khu vực này. Một cuốn sách khác phải kể đến nhiều hơn có tên là “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” do Nhà xuất bản L’Harmattan Paris ấn hành năm 1996, của bà Monique Chemillier-Gendreau, Giáo sư công pháp và khoa học chính trị trường Đại học Paris VII, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Châu Âu. 18 Cuốn sách dầy gần 300 trang của bà là một công trình nghiên cứu công phu, độc lập và kéo dài nhiều năm, trong đó bà đã nói đến những chứng cứ lịch sử và đánh giá lập luận của các bên, chủ yếu là Trung Quốc và Việt Nam, liên quan đến hai quần đảo, rồi dựa trên việc áp dụng luật pháp và thực tiễn quốc tế để đưa ra những phân tích sâu sắc về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo. Bà viết “qua việc xem xét kỹ lưỡng các tài liệu do người Trung Quốc nêu ra thì thấy rằng chúng không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng Trung Quốc có lẽ là nước đầu tiên phát hiện, khai phá, khai thác và quản hạt hai quần đảo này”. Trong thời gian ở Pháp tháng 5/2008, người viết bài này đã có dịp gặp giáo sư Monique và được nghe bà kể rằng, sau khi bà cho xuất bản cuốn sách nói trên, phía Trung Quốc đã liên hệ với bà, mời bà sang thăm Trung Quốc và hứa sẽ cho bà xem những bằng chứng lịch sử của phía Trung Quốc để phản bác lại những phân tích và đánh giá của bà. Sau đó không lâu, bà đã sang Bắc Kinh (TQ) nhưng những người tiếp bà chỉ là các quan chức chính phủ và không có ai đưa ra được bằng chứng lịch sử nào để bác lại những dẫn chứng mà bà đã nêu trong cuốn sách. Một người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, tiến sĩ luật Đại học Sorbonne (Pháp) Từ Đặng Minh Thu cũng bỏ ra một thời gian dài thu thập tài liệu, nghiên cứu và có một chuyên đề cùng tên với cuốn sách của bà Monique. Chuyên đề này được trình bày tại Hội thảo hè về “Vấn đề tranh chấp Biển Đông” 19 tổ chức tại New York City tháng 8/1998, sau đó được đăng trên số 11, tháng 7/2007 của tạp chí nghiên cứu và thảo luận “THỜI ĐẠI MỚI”, trong đó ông đã phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc để đưa ra những kết luận về cơ sở và thời gian thực hiện chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại Hội thảo này, Luật gia Đào Văn Thuỵ, sống tại Paris đã có bài tham luận với tựa đề “Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa, Trường Sa và luật quốc tế”. Tham luận này cũng được đăng trên tạp chí “THỜI ĐẠI MỚI” số 11, tháng 7/2007. Tác giả đã bàn về những “chứng cứ lịch sử” do phía Trung Quốc đưa ra, phân tích những điểm mập mờ, không chính xác, thậm chí mâu thuẫn trong các lập luận của Trung Quốc, đồng thời so sánh với những chứng cứ lịch sử rõ ràng, rành mạch trong lập luận do Việt Nam đưa ra để chứng minh Việt Nam là quốc gia đầu tiên xác lập và thực hiện chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo. 3. Phương án đưa ra để giải quyết: Bài văn trình bày một vấn đề: Phương án để giải quyết tình huống “Khi chủ quyền biển đảo bị xâm phạm”: Chúng ta cần tổ chức chỉ huy chặt chẽ, tăng cường nhiều tàu của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển từ căn cứ ra thực địa để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta. Tiếp tục bám trụ kiên cường trên thực địa, tiếp cận phản đối, kết hợp nhiều biện pháp như tuyên truyền luật pháp nhằm ngăn cản, làm chậm tiến độ triển khai giàn khoan của phía Trung Quốc. - Cung cấp đầy đủ những phương tiện cho người dân khi ra khơi giữ biển Cần phải ứng phó một cách linh hoạt, bình tĩnh nhằm vừa giữ được chủ quyền của ta, vừa duy trì được quan hệ hợp tác với Trung Quốc và môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Với các đối tác quốc tế khác: Chủ động nêu vụ giàn khoan HD-981 và tàu đánh cá gần đây tại các cuộc thăm, tiếp xúc của các lãnh đạo cấp cao, đưa vấn đề ra các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Hội nghị thường niên các quốc gia thành viên Công ước luật biển, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với lập trường chính nghĩa của ta. Tổ chức các cuộc hội thảo bàn luận về tình hình biển Đông đối với mọi người trong nước và ngoài nước cùng với sự tham gia của các nhà chính trị học, kinh tế học. Hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc, chủ động trong khâu chế biến và xuất khẩu, tạo ra nhiều mối quan hệ kinh tế thị trường với các nước như Nhật Bản, Mĩ để trao đổi, buôn bán hàng hóa, khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm của Việt Nam. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan