Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn tình huống vấn đề...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn tình huống vấn đề lãng phí nước và bảo vệ nguồn nước

.DOCX
10
1026
88

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NAM TỪ LIÊM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TÊN TÌNH HUỐNG VẤN ĐỀ LÃNG PHÍ NƯỚC VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC Trường : THPT M.V Lô mô nô xốp Địa chỉ : Phố Trần Văn Cẩn- Khu đô thị Mỹ Đình 2 Đường Lê Đức Thọ- Nam Từ Liêm- Hà Nội Điện thoại: 04.66800776 Môn: Địa lý Các môn học tích hợp:Toán-Lý-Sinh-CD THÔNG TIN HỌC SINH THAM GIA 1. Nguyễn Hoàng Mai- Sinh ngày 28/08/1998- Lớp 11D 2. Nguyễn Thúy Hường- Sinh ngày 23/09/1998- Lớp 11D Năm học 2014-2015 1 VẤN ĐỀ LÃNG PHÍ NƯỚC VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 1.Tên tình huống Vấn đề lãng phí nước và bảo vệ nguồn nước 2. Mục tiêu giải quyết tình huống - Giúp mọi người thấy rõ giá trị sống còn của nguồn nước đặc biệt là nước sạch. - Biết được thực trạng sử dụng lãng phí nước trong nhà trường và trong cuộc sống hàng ngày. - Nâng cao ý thức tiết kiệm trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. - Tích cực tuyên truyền, tham gia các hoạt động tập thể để bảo vệ môi trường nước. - Góp phần xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. 3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Để thực hiện bài thi này chúng tôi dùng các biện pháp khảo sát, đối chiếu, so sánh để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến lãng phí nước, hiện trạng môi trường nước (tập trung vào các hiện tượng cụ thể trong cuộc sống) để hướng tới các biện pháp sử dụng hợp lí, tiết kiệm kết hợp với bảo vệ nguồn nước. 4. Giải pháp giải quyết tình huống - Vận dụng kiến thức của các môn học như: Toán, Lý, Hóa, Sinh học, Công nghệ, Lịch sử, Giáo dục công dân để giải quyết tình huống. - Đề xuất các biện pháp đơn giản, dễ dàng có tính khả thi cao, gần gũi với thực tế. - Tuyên truyền với mọi người hãy cùng nhau nâng cao ý thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Nước có vai trò như thế nào? Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên Trái Đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2 000 lít cho hoạt động nông 2 nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1 000 tấn nước. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái đất phụ thuộc vào nước. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày không phải ai cũng hiểu được giá trị sống còn của tài nguyên nước, một tài nguyên tưởng như vô tận nhưng cũng đang dần cạn kiệt. Là một nước có nguồn ẩm dồi dào, lượng mưa lớn với hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước dồi dào cả trên mặt và dưới đất. Nhưng những dòng sông đang ngày càng khô cạn, mực nước ngầm hạ thấp cùng với đó là báo động về tình trạng thiếu nước sạch và ô nhiễm nước nghiêm trọng. Ngay trong các nhà trường, học sinh cũng chưa có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Hiện nay nhiều trường học đã sử dụng bình nước sạch làm nước uống cho học sinh. Nhưng nhiều học sinh sử dụng nước uống để giặt giẻ lau bảng, chổi lau sàn nhà, hoặc đánh đổ cả bình nước. Đó đều là những hành động lãng phí nước. Thậm chí việc uống rất ít nhưng lấy nhiều nước rồi bỏ đi cũng đáng suy ngẫm. Rồi những hành động khác trong cuộc sống hàng ngày như để vòi nước chảy không, tắm quá lâu cũng là sự phung phí nước sạch. Trong khi nước sạch ngày càng khan hiếm và hàng triệu người đang phải sử dụng nước bẩn thì chúng ta lại lãng phí nước một cách vô tư, vô tâm. 3 Học sinh dùng nước sạch để giặt giẻ lau, rửa tay và đổ nước vào nhau (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa) 4 Vì sao nước sạch ngày càng khan hiếm? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở thành phố đông dân bậc nhất Việt Nam đó là Hà Nội. Theo báo cáo của Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho biết năm 2005 mỗi ngày cư dân và các nhà máy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Hà Nội thải ra 300 000 tấn nước thải, mỗi năm thải ra các sông, hồ khoảng 3 600 tấn hữu cơ, 317 tấn dầu mì, hàng chục tấn kim loại nặng, các chất dung môi và các chất kim loại khác. Trên thực tế ở các cống rãnh, sông hồ ở Hà Nội ô nhiễm trầm trọng, màu nước đen kịt, hôi thối; các loại vi sinh vật như cá, tôm…không thể nào sống được; bên cạnh đó mùi hôi thối bốc lên theo luồng gió vào các khu vực dân cư sinh sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt con người, cảnh quan đô thị, gây ô nhiễm không khí. Các khu chợ lớn, chợ cóc thì tình trạng nước thải của các hàng giết mổ, các đồ thực phẩm thải ra một cách bừa bãi gây ra mùi hôi thối chính là môi trường cho các vi trùng, vi khuẩn, vi sinh vật phát sinh tạo mầm mống dịch bệnh. Một số điểm tập kết rác tại các khu dân cư để lâu ngày không xử lí hoặc vận chuyển gây tắc nghẽn cống rãnh, ngập úng nước thải tạo thành các vũng nước màu đen, ngấm dần làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nước sạch khan hiếm là do nguồn nước đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều vùng trên nước ta phải chịu tình trạng hạn hán nghiêm trọng như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ…với những dòng sông hấp hối. Bạn hãy thử suy nghĩ vì sao nước lại có màu đen và mùi hôi thối như vậy. Chúng ta có thể vận dụng kiến thức đã học ở các môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ để giải thích vấn đề này. Theo chúng tôi trong nước thải (nước thải sinh hoạt, thực phẩm, nước thải các nhà máy, lượng phân bón dư thừa trong nông nghiệp ngấm xuống đất và chảy theo nguồn nước) đều chứa đựng hàm lượng chất dinh dưỡng như nitơ, phôtpho, kali…Các sinh vật sống trong nước cần chất dinh dưỡng mới có thể sống được nhưng khi hàm lượng dinh dưỡng quá cao sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh của một số loài tảo và vi sinh vật; chúng tiêu thụ một lượng lớn ôxy ở trong nước trong khi lượng ôxy trong nước có hạn (1m 3 nước chỉ hòa tan 9g ôxy) khiến 5 cho các loài tôm, cá bị chết vì thiếu ôxy. Sauk hi ôxy hòa tan trong nước dần giảm đến mức cạn kiệt, vi sinh vật kị khí thừa cơ phát triển, lượng lớn chúng phân giải các chất hữu cơ, giải phóng các chất độc hại như ammoniac, sunfua, hiđrô cacbon…khiến nước trở nên hôi thối, đục ngầu làm cho cả vùng sông, hồ biến thành “sông thối” và “hồ chết”. Chúng ta hãy lấy ví dụ ngay sông Tô Lịch- dòng sông gắn với lịch sử hàng trăm năm của Hà Nội. Là một con sông nhỏ, chảy lắt léo trong lòng Hà Nội còn có tên gọi khác là Kim Giang khi chảy qua quận Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì. Sông Tô Lịch vốn là đường bao quanh kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác Thăng Long, bao gồm cả sông Hồng và sông Kim Ngưu. Tô Lịch từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng sang sông Nhuệ, đến đoạn trung lưu nó gặp hồ Tây (dấu tích của đoạn sông Hồng cũ) và một phần nước từ hồ Tây cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Có người từng ví sông Tô Lịch như sông Seine thơ mộng của nước Pháp. Hiện nay nhiều đoạn sông đã bị lấp bớt và không còn thông với sông Hồng nữa. Sông Tô Lịch chảy qua Cầu Giấy ngày trước Sông Tô Lịch là một minh chứng sống cho lịch sử nghìn năm văn hiến cũng như quá trình phát triển kinh tế- xã hội lâu dài của Hà Nội- thủ đô của Việt Nam. Nhưng 6 giờ đây trong con mắt của người Hà Nội đó chỉ là một dòng nước đen ngòm đầy rác rưởi và bốc mùi khó chịu. Sông Tô Lịch không thể tự nó làm bẩn nó được, không thể nào hôm qua nước còn trong veo mà hôm nay nước lại đục ngàu. Vậy thì ai chính là người gây ra điều đó? Câu trả lời tuy rất đơn giản nhưng liệu nói lên câu trả lời đấy có dễ dàng. Vì đó chính là chúng ta, là những con người đang ngày đêm sống bên cạnh dòng sông. Liệu bạn đã bao giờ ném rác xuống sông Tô Lịch chưa? Chắc không ít câu trả lời sẽ là có. Có người cãi chỉ thải duy nhất đúng một lần nhưng ai cũng như thế và Hà Nội với số dân hơn 7 triệu người thì thử hỏi sông Tô Lịch phải gánh bao nhiêu là rác? Đâu chỉ là vứt rác thải đơn thuần là vỏ bánh, vỏ kẹo,.. mà họ còn xả thẳng nước thải sinh hoạt ra sông. À! Sao có thể quên được những nguồn nước thải công nghiệp, nước thải y tế chưa qua xử lý được đưa trực tiếp vào sông. Lý do vì sao họ lại làm như vậy ư? Tại sao ư? Đơn giản thôi cũng chỉ vì lòng tham vô đáy của một số người. Họ tiếc cái số tiền cỏn con phải bỏ ra để xây dựng hệ thống xử lý nước thải bởi số tiền ấy còn phục vụ cho mục đích cá nhân của họ nhưng có bao giờ nghĩ đến hậu quà mà họ gây ra rất lớn, đem tới bao nhiêu liên lụy, những điều không đáng có trong cuộc sống hiện đại. Bạn hãy thử suy ngẫm thay tôi giữa lợi nhuận kiếm được và việc phải sử dụng nước bẩn hàng ngày, được hay mất nhiều hơn? 7 Sông Tô Lịch ở một số nơi vẫn là nguồn cung cấp nước cho người dân sử dụng. Thử hỏi với cái nguồn nước khiến cho cá chết hàng loạt thì người liệu có ảnh hưởng gì không? Bệnh tật có thể coi là hậu quả to lớn con người phải trả giá cho những gì mình làm. Chúng ta có một câu nói: “Có sức khỏe là có tất cả”. Có thể nghĩ đùa rằng dòng sông mang bệnh tật đến cho con người khiến cho họ không còn sức khỏe và khi không còn sức khỏe thì họ sẽ không thể nào đầu độc được nó nữa. Đâu chỉ đời sống nhân dân bị ảnh hưởng mà nền kinh tế của nước nhà cũng bị tụt dốc theo mức độ ô nhiễm của sông Tô Lịch. Thử nghĩ đến số tiền mà nhà nước phải bỏ ra để tấy rửa chất cặn bã trong sông Tô Lịch, đó là một số tiền khổng lồ và thử nghĩ xem nếu số tiền đó dùng để đầu tư vào các công trình nghiên cứu hay phát triển giáo dục thì đem lại được những gì? Ngoài ra đất nước ta sẽ mất đi một số tiền tương đối lớn với ngành dịch vụ. Thử hỏi xem có ai muốn đi du lịch nghỉ dưỡng ở một nơi bẩn thỉu, ô nhiễm như vậy? Hình ảnh Hà Nội cũng là hình ảnh của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ trong con mắt bạn bè thế giới. Đối với họ, người Việt Nam là người không có ý thức bảo vệ môi trường, vô trách nhiệm với chính bản thân mình và người xung quanh. Nếu họ suy nghĩ về chúng ta như vậy liệu họ còn muốn liên kết với ta hay không, liệu họ còn muốn đầu tư vào một đất nước mà họ không chắc rằng sẽ đem lại lợi nhuận. Đó có thể coi là một tổn thất vô cùng to lớn đối với đất nước ta hiện nay. Phải chăng dòng sông đang khóc thầm lặng lẽ cho quá khứ và tương lai của nó, khóc thương cho rất nhiều dòng sông cũng đang chịu chung số phận. 8 Có thể nói gọn lại với việc lãng phí nước và gây ô nhiễm nước là “lợi bất cập hại”, chúng ta đang tàn phá chính môi trường sống của mình và muôn loài, đẩy sự sống của Trái Đất đến chỗ diệt vong. Với kiến thức của nhiều môn học như Toán, Lý, Hóa, Sinh học… các bạn có thể dễ dàng đo đếm và giải thích được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, nhưng những hậu quả mà nó mang lại thật không cách nào đo tính được. Hãy tự nghĩ xem, khi bạn đổ đi một cốc nước sạch, lãng phí một chậu nước thì có bao nhiêu người ngoài kia phải dùng nước bẩn, biết nhiêu sông hồ đang “chết” đi từng ngày. Khi bạn vứt rác xuống sông hồ, ao giếng hãy tưởng tượng có ngày bạn phải uống nước từ những sông hồ, ao giếng ấy.Cùng với những điều tốt đẹp chúng ta đã được học từ môn Giáo dục công dân, Địa lí về bảo vệ môi trường hãy nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Ngay từ hôm nay các bạn hãy chung tay tiết kiệm từ những hành động rất nhỏ bé là lấy đủ lượng nước mình cần uống, và luôn nhắc nhở những người xung quanh. Bảo vệ nguồn nước hôm nay là chúng ta đang giữ lại mạch sống cho tương lai ngày mai. Chúng tôi qua tham khảo các nguồn thông tin, tìm hiểu, khảo sát thực tế, kết hợp các kiến thức đã học với tính khả thi chúng tôi xin đưa ra biện pháp giải quyết. Đối với trường học: 1. Theo dõi và có hình thức kỉ luật nghiêm đối với các hành động lãng phí nước. 2. Nước uống còn thừa nên tận dụng để tưới cây xanh. 3. Tổ chức các hoạt động tập thể để tuyên truyền và nâng cao hiểu biết về vai trò của nước cũng như ý thức bảo vệ nguồn nước như: vẽ tranh, talk show, ngày hội nước, thi tìm hiểu biện pháp tiết kiệm, bảo vệ và cải tạo nước… 4. Giữ môi trường lớp học và trường học luôn xanh, sạch đặc biệt là không vứt rác bừa bãi vào các khu vực chứa nước sạch và nước thải. 5. Tuyên dương và tôn vinh các tấm gương, những hành động thiết thực trong cuộc sống của học sinh để bảo vệ nước. Riêng với sông Tô Lịch chúng tôi xin đưa ra biện pháp giải quyết sau: 9 1. Trồng nhiều cây xanh ven hai bờ sông. 2. Cải tạo nước bằng thực vật (chi phí thấp, tính khả thi cao, hiệu quả tốt): bèo tây, sen, súng… 3. Xây dựng và thực hiện đề án dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch để rửa trôi các chất cặn bã, lượng nước tăng sẽ làm loãng các chất độc hại, không gây ra mùi hôi thối 4. Áp dụng các công trình nghiên cứu làm trong nước và ngoài nước phù hợp với điều kiện của Hà Nội về xử lí nước thải, tái sử dụng nước thải. 5. Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, bịt các cống dẫn nước thải ven sông (nếu không bịt hoàn toàn thì phải có song, lưới chăn rác; bể lắng trước khi thải ra sông) 6. Có hình thức xử phạt thật nặng đối với những hộ gia đình, những cơ sở kinh doanh xả nước ra sông khi chưa qua xử lý 7. Thành Đoàn Hà Nội cần có nhiều hoạt động bổ ích để giúp người dân tìm hiểu và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống, tổ chức các hoạt động tập thể cho thanh thiếu niên tham gia. 6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Hãy cùng tôi chung tay bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng, bảo vệ hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế nhé. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan