Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn tên tình huống bi...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn tên tình huống biển đông và biển việt nam

.DOC
10
755
64

Mô tả:

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ỨNG HÒA TRƯỜNG THCS LIÊN BẠT ----------–  — ---------- Đơn vị: Trường THCS Liên Bạt Địa chỉ: Xã Liên Bạt - Ứng Hòa – Hà Nội Điện thoại: 0433.883.688 Mail: [email protected] Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Tên tình huống: Biển đông và biển Việt Nam Môn: ngữ văn Các môn được tích hợp: Lịch sử, Địa lí, GDCD Họ và tên : Trần Ngọc Minh Ngày sinh: 18/6/2000. Lớp: 9A BÀI VĂN Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 1. Tình huống cần giải quyết là: Một đoàn khách du lịch nước ngoài muốn tìm hiểu về Biển Đông và biển của Việt Nam. Em được cử làm người giới thiệu về Biển Đông và biển của Việt Nam cho đoàn khách đó. 2. Mục tiêu: Làm cho đoàn khách du lịch hiểu được về biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng, đặc biệt là đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ đó mọi người hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Cần kết hợp các tri thức khách quan ở Biển Đông và Biển Việt Nam - Vị trí địa lý và tầm quan trọng của Biển Đông và biển Việt Nam. - Vị trí địa lý và tầm quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Lịch sử Việt Nam. - Ngữ văn: Văn thuyết minh lớp 8 - tiết 44, 47. - Địa lí: Lớp 8 – Biển Việt Nam Lớp 9 – Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường Biển Đảo - Giáo dục công dân – Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước - Giáo dục lòng yêu nước. (Giáo dục công dân lớp 7) 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Biển Đông: Địa chiến lược và Tiềm năng kinh tế Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Biển đông còn gọi là biển Nam Trung Hoa là một biển ở rìa Tây Thái Bình Dương. Theo quy định của ủy ban quốc tế về biển, tên của các biển rìa dựa vào địa danh của lục địa lớn gần nhất hoặc mang tên gọi của một nhà khoa học phát hiện ra chúng. Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục địa Trung Hoa nên có tên gọi là biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên địa danh biển không có ý nghĩa về mặt chủ quyền như một số người ngộ nhận. Biển Đông được nhân dân Việt Nam gọi theo thói quen như một danh từ riêng. Biển Đông là một biển nửa kín có diện tích khoảng 3,5 triệu km 2 trải rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o bắc và từ kinh độ 100o đến 121o đông. Ngoài Việt Nam biển đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singgapo, Thái Lan và Campuchia. Theo tính sơ bộ Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu người dân của các nước này. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3260 Km từ phía Bắc xuống phía Nam chiếm tỉ lệ 100 km 2 đất liền trên 1 km2 bờ biển và hơn 3000 hòn đảo trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch lối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Quốc – Trung Đông – Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ 2 của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 đến 200 tàu các loại qua lại Biển Đông trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5000 tấn, hơn 10% tàu có trọng tải 30.000 tấn trở lên. Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hằng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Điều kiện tự nhiên của vùng Biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho giao thông hằng hải Việt Nam, dọc bờ biển Việt Nam có nhiều vũng vịnh sâu, rộng có thể xây dựng nhiều cảng nước sâu như Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long Cát Hải, Đồ Sơn…. Ngoài sự hình thành cảng biển các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là tuyến đường xuyên Á) cho phép vùng biển và ven biển Việt Nam có khả năng chuyển hàng hóa nhập khẩu một cách nhanh chóng và thuận lợi. Cũng như Biển Đông biển Việt Nam có tầm quan trọng về thủy sản, dầu mỏ, khí đốt, du lịch… Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Về quốc phòng, an ninh: Biển Việt Nam được ví như mặt tiền sau trước, cửa ngõ quốc gia. Biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiếm lũng nhiều lớp, nhiều tầng bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ Quốc. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công Việt Nam. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đủ minh chứng như ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938,981,1288) chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (1077), chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút (1785) .Từ nhiều năm nay nhất là những năm đầu của thập kỉ 70 của thế kỉ 20 đến nay biển Đông đang tồn tại nhiều tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định tác động đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam. Vì vậy Việt Nam luôn coi biển đảo là ưu tiên số 1 bởi vì ngay từ thủa bình minh của dân tộc ông tổ của người Việt Nam là Lạc Long Quân đã nhận thấy tầm quan trọng của biển nên đem 50 người con khai thác và dựng xây mở mang bờ cõi về phía biển. Vươn ra biển, làm giàu từ biển và quyết tâm giữ biển là định hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiện hiện nay. Biển Việt Nam có rất nhiều đảo và quần đảo tuy nhiên có 2 quần đảo quan trọng là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đảo Hoàng Sa Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Quần đảo Hoàng Sa là một trong những quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa có tên gọi là “Bãi cát vàng”. Quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện đảo Hoàng Sa – TP Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2. Đây là quần đảo nằm trong vùng “Xích đạo từ” có độ sai lệch từ không thay đổi đến thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều thường có sương mù và nhiều dông bão nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số chim và đặc biệt có nhiều rùa biển sinh sống. Nằm ở phía Đông của Việt Nam Hoàng Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương vùng biển này có nhiều tiềm năng lớn, có vị trí chiến lược về quân sự và giao thông. Quần đảo Hoàng Sa gồm 2 cụm đảo chính là cụm lưỡi liềm ở phía Tây và cụm An Vĩnh ở phía Đông Cụm lưỡi liềm gồm các đảo đá Bắc, đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật, đảo Duy Mông, đảo Quang Hòa, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn. Ngoài ra cụm lưỡi liềm còn vô số các đảo nhỏ mỏm đá và bãi khác. Cụm An Vĩnh được đặt tên theo một xã An Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi nằm ở phía Đông bao gồm các đảo tương đối lớn như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Cồn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam, đảo Tây, đảo Hòn Đá. Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài tạo thành một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa Châu Á. Hình của các đảo tương đối đơn giản. Về mặt hình thái đảo thường có cấu tạo 3 phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi chiều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Từ thời nhà Nguyễn đã có nhiều đội quân được cử ra giữ đảo. Trên đảo còn có nhiều dấu tích của người Việt để lại như Miếu thờ, bia đá. Ở Quảng Ngãi còn có nhiều dòng họ vẫn còn giữ gia phả ghi lại những chứng cứ về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Thời Pháp và thời Mĩ ngụy vẫn coi Hoàng Sa là đất của Việt Nam. Một thực tế cho thấy đời Nhà Thanh (Trung Quốc) thì bản đồ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Thực tế lịch sử đó không thể phủ nhận được. Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía nam bao gồm 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô nằm rải rác trong phạm vi biển, khoảng từ vĩ tuyến 6o30’ Bắc đến 12o Bắc khoảng từ kính tuyền 111o30’ Đông đến 117o20’ Đông. Đảo gồm đất liền nhất là Đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý. Cách điểm gần nhất của đảo Hải nam (Trung Quốc) khoảng gần 600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý. Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước khoảng 3 – 5 m. Quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên, Song Tử Tây là đảo cao nhất. Ba bình là đảo rộng nhất. Ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Vên, Đá Lớn….. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn bãi của quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2 nhỏ hơn tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa (10 km2) nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn nhiều lần quần đảo Hoàng Sa. Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Nằm ở trung tâm Biển Đông hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất thế giới trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á. Có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca nhưng vận chuyển hàng hóa Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn qua eo biển này thì cước phí cao. Điểm trọng yếu thứ hai chính là Biển Đông đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin xây dựng các trạm dừng chân va tiếp nhiên liệu cho tàu bè. Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông. Có thể nói Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Thế kỉ 21 là thế kỉ của Biển, vươn ra Biển là hướng đi đúng khi và chỉ khi các quốc gia coi biển vì mục đích hòa bình và phát triển. Biển Việt nam vẫn hiền hòa như nó vốn có bởi vì người Việt Nam hơn các dân tộc khác hiểu rất rõ giá trị của hòa bình. Người Việt đã từng “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” thì sẵn sàng kiên quyết giữ đất liền, bầu trời và biển đảo để cho những cánh chim hải âu tung cánh trên vùng biển thanh bình, cho câu hát dân ca ngọt ngào thấm vào đất mẹ./ 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. Ngoài các kiến thức về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết hơp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý, hóa học,.. ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng,… Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống. Liên Bạt, ngày 10 tháng 12 năm 2014 Người viết bài Trần Ngọc Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn 1. Ngữ văn 8 2. Địa lí 8 và địa lí Việt Nam 3. Lịch sử Việt Nam 4. Giáo dục công dân 6; 7 5. Báo chí và các kênh truyền hình Việt Nam Trường THCS Liên Bạt - Ứng Hòa- Hà Nội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan