Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tên tình huống sự thiếu hiểu biết của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển đảo về biên giới , biển,

.DOC
10
947
95

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Tên tình huống: Sự thiếu hiểu biết của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển đảo về biên giới , biển, đảo Họ và tên: Hoàng Ánh Dương Ngày sinh: 30/01/1999 Lớp: 11 D3 Trường: THPT Chu Văn An Địa chỉ: Số 10 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Điện Thoại: 0438233139 Email: [email protected] HÀ NỘI - 2014 1 BÀI DỰ THI 1. Tên tình huống: Sự thiếu hiểu biết của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển đảo về biên gới , biển, đảo. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: 2.1. Về kiến thức: Cung cấp các thông tin mang tính hệ thống, khách quan và biện chứng về vấn đề chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, trực tiếp là vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là kiến thức bổ sung cho những nội dung chủ quyền biển đảo được giảng dạy trong sách giáo khoa. 2.2. Về kỹ năng: Giúp cho học sinh phát triển kỹ năng tư duy tổng quát, tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều chiều. Qua đó giúp phát triển bản lĩnh xử lý vấn đề của học sinh, thanh thiếu niên. 2.3. Về nhận thức: Nâng cao nhận thức và làm giàu thêm hiểu biết của các bạn học sinh, thanh thiếu niên về chủ quyền biển đảo và tranh chấp trên biển Đông. Từ đó, học sinh có ý thức cao hơn trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, ứng xử và có hành động đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh chủ bảo vệ chủ quyền biển đảo. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan tới giải quyết tình huống: Đối với học sinh trung học phổ thông, việc tìm hiểu và nghiên cứu về những vấn đề của đất nước là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp chúng em củng cố và phát triển những kiến thức thầy cô dạy mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuẩn bị trở thành công dân tốt có lòng yêu nước, nhận thức vấn đề từ đó phát triển năng lực pháp lý và hành vi. Một trong những vấn đề trọng đại mà đất nước đang phải đối mặt là thách thức về chủ quyền biển đảo ở biển Đông. Là học sinh phổ thông, chúng em sẽ không tránh khỏi thiếu thông tin, kiến thức và tầm nhìn hạn hẹp. Phần lớn mới nhìn vấn đề biển Đông trong mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Do đó, việc nhìn nhận mới thấy được một góc độ của vấn đề, chưa thấy toàn cảnh biển Đông. Vấn đề biển Đông là là vấn đề phức tạp bao gồm cả các yếu tố song phương và đa phương chứ không đơn thuần là vấn đề song phương như chúng em từng nghĩ. Vấn đề này tác động toàn khu vực và rõ ràng nhất là Đông Nam Á. Với tình yêu nước nồng nàn, sẵn sàng cống hiến nhưng do không có hiểu biết 2 đầy đủ, chúng em có thể nhìn nhận sai lệch vấn đề và rơi vào những tình huống bị kích động có thể dẫn đến hành động sai lệch khác. Do đó mục đích bài viết của em là để giải quyết các tình huống thực tiễn có liên quan tới vấn đề này và một phần nào đó giúp bản thân em và các bạn học sinh có thêm thông tin và cái nhìn toàn diện hơn trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. 4. Thực trạng tình hình biển đảo: 4.1. Tranh chấp Hoàng Sa: Trang chấp Hoàng Sa là một trong những thách thức lớn nhất về chủ quyền của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Ngãi, trong phạm vi 15.000 km2. Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Bằng chứng lịch sử cho thấy Việt Nam đã chiếm hữu quản lý liên tục quần đảo này. Ngay từ thế kỷ thứ 17, Chúa Nguyễn đã lập hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiến hành hoạt động quản lý, khai thác các sản vật tại Hoàng Sa. Các hoạt động này được ghi rõ, chi tiết, đầy đủ trong những tư liệu lịch sử của Nhà Nguyễn. Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau đều duy trì sự quản lý liên tục đối với quần đảo này Tuy nhiên, lợi dụng lúc Việt Nam gặp khó khăn trong chiến tranh, Trung Quốc dùng sức mạnh chiếm phần phía Đông của Quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và sau đó đến năm 1974 Trung Quốc chiếm nốt phần còn lại của toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Chiếm giữ bằng bạo lực không làm cho Trung Quốc có chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa. Cho tới nay, Hoàng Sa là tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc – Một bên có chủ quyền hợp pháp, một bên là chiếm hữu bất hợp pháp bằng bạo lực. Trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2010-2014, tranh chấp liên quan tới chủ quyền Hoàng Sa tiếp tục diễn biến phức tạp khi Trung Quốc liên tục tiến hành những hành động phi pháp vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa như xua đổi tàu cá của ta, thành lập thành phố Tam Sa, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực Hoàng Sa…. 3 Những sự việc trên tác động xấu tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, ảnh hưởng tới tình cảm của nhân dân hai nước và đặc biệt là giới trẻ, học sinh, thanh thiếu niên Việt Nam. Các hành động này cũng đã bị cộng đồng quốc tế lên án, các hãng thông tấn, truyền thông liên tục đưa tin về những hành động phi pháp gây căng thẳng trên biển Đông của Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc đã gây bất ổn định, tạo nguy cơ, đe dọa trực tiếp tới sự ổn định, hòa bình và hợp tác lâu dài ở khu vực. 4.2. Tranh chấpTrường Sa: Không chỉ Hoàng Sa, Trường Sa – quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng là một tâm điểm tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đén đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và cách Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuật (Phan Thiết) 270 hải lý. Tranh chấp ở Trương Sa còn Phức tạp hơn Hoàng Sa rất nhiều vì liên quan tới nhiều bên gồm năm nước là Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và 1 thực thể Đài Loan.. Ở đây có sự chồng lấn rất phức tạp do yêu sách chủ quyền của các bên liên quan. Tình hình Trường Sa trong những năm qua biến động nhanh và vô cùng phức tạp. Điều này tạo nguy cơ xung đột va chạm ngày càng lớn khi các nước có xu hướng gia tăng sức mạnh quân sự và củng cố những vị trí chiếm đóng tại Trường Sa. Diến biến nghiêm trọng và gây lo ngại nhiều nhất là việc Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Bãi đá Gạc Ma thực chất là một ran san hô thuộc cụm Sinh tồn của quần đảo Trường Sa .Đây là một rạn đá màu nâu, được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển cồn đa phần đảo Gac Ma chìm dưới nước.Bãi đá Gạch Ma này cách đá Cô Lin hơn 3km về phía đông nam và đánh dấu đầu mút phía Tây Nam của cụm Sinh tồn. Năm 1998, Trung Quốc dùng vũ lực để đánh chiếm trái phếp Gạc ma của Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo và xây dựng sân bay tại đây. Các hành động này vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam và đẩy tình hình tại khu vực ngày càng phức tạp. 5. Nguyên nhân 4 Qua khảo sát, nghiên cứu và thăm dò trong học sinh chúng em, em nhận thấy học sinh chúng em còn thiếu thông tin, kiến thức cơ bản về chủ quyền biển đảo quốc gia. Em xin mô phỏng lại kết quả cuộc thí nghiệm như sau: Em đặt ra câu hỏi: “Bạn cho biết những bên liên quan trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông? ’’ + Tới 96% câu trả lời là sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. + Khoảng 2% không có câu trả lời hoặc “ Không biết’’. + Khoảng 2% trả lời đúng. Đâu là lí do dẫn đến những kết quả đáng ngạc nhiên này khi vấn đề biển Đông là một nội dung nóng trong thời gian qua và rất thường trực hiện nay? Theo em, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cơ bản thì có hai nguyên nhân chính sau: + Sự thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề này: Do thói quen lười không tìm hiểu sâu về vấn đề này để nắm rõ bản chất và những tranh chấp trên biển Đông. Các bạn có thể nghe tin tức, nhưng không đủ sâu vì tranh chấp trên biển Đông là việc rất thời sự nhưng chưa ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi cá nhân trong khi áp lực, quan tâm đối với những mặt khác trong học tập và cuộc sống nhiều hơn. Do đó, chúng em chưa thực sự đi sâu tìm tòi thêm về vấn đề này. Xuất phát từ việc nghe và đọc thoáng qua như vậy và bị thông tin về những hành động của Trung Quốc lấn át nên phần lớn câu trả lời là Việt Nam và Trung Quốc là toàn bộ các bên có tranh chấp trên biển Đông. Trên cơ sở những thông tin căn bản nêu tại Mục I, ta thấy câu trả lời này chưa đầy đủ. Tranh chấp trên biển Đông phải cần được tách bạch rõ: Tại Hoàng sa là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Hoàng Sa, tại Trường Sa là tranh chấp giữa 5 nước cộng với Đài Loan - đây là câu trả lời đúng và đủ cho câu hỏi thăm dò của em. Tuy nhiên nếu hiểu thấu đáo và làm rõ hơn ảnh hưởng của vấn đề biển Đông thì có thể nói thêm rằng căng thẳng trên biển Đông tác động xấu tới lòng tin, hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực nên ảnh hưởng tới tất cả các nước trong khu vực. + Phần nào đó có sự thiếu sót trong việc giảng dạy: 5 Đối với học sinh từ lớp 4 cho dến lớp 12 việc truyền đạt kiến thức về biển, đảo vẫn chưa được tốt. Ta có thể thấy sách giáo khoa chính thức trong giáo dục đến hết Trung học phổ thông chưa có nhắc tới các sự tranh chấp trên biển, đảo. Những sự việc tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường sa chỉ được biết đến qua thông tin từ các thầy cô nhưng thời lượng rấ nhỏ vì thời gian trong chương trình không có đủ để các thầy cô đi sâu vào vấn đề này. Các thông tin về chủ quyền lãnh thổ phần lớn được chúng em tiếp nhận từ các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo mạng. Đây là nguyên nhân khiến cho các thanh thiếu niên thiếu niên không có được hiểu biết căn bản và toàn diện, đa chiều đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. 6. Hệ quả của việc thiếu hiểu biết về biển, đảo, chủ quyền biển đảo của một bộ phận học sinh, thanh thiếu niên. Ta có thể thấy được sự kiện gần đây nhất là Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1/5 đến ngày 15/7/2014. Trung Quốc đã đưa giàn khoan trị giá 6 tỉ nhân dân tệ (952 triệu USD) có khả năng khoan sâu tối đa 12.000 m và khu vực cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (hiện đang do Trung Quốc kiểm soát từ khi dùng vũ lực chiếm năm 1974) 17 hải lý (khoảng 30km) về phía nam, cách đẩo Hải Nam 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Như vậy, Trung Quốc đặt giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Cùng với giàn khoan Hải Dương -981, Trung Quốc thường huy động khoảng 100 tàu các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm (tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh, tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính; cùng nhiều tàu vận tải) và tàu cá. Hàng ngày, Trung Quốc còn có cho hàng chục lượt máy bay hoạt động trên khu vực. Ngoài ra Trung Quốc có lập vùng cấm tàu bè qua lại với bán kính từ 5 - 7 hải lý. Chúng ta kiên quyết đấu tranh, huy động sức mạnh tổng lực bằng những biện pháp hòa bình. Đáp lại, Tàu Trung Quốc đã nhiều lần đâm húc, thậm chí húc chìm tàu cá Việt Nam, phun nước áp lực cao làm hư hại tàu Kiểm ngư Việt Nam, làm bị thương kiểm ngư viên, đâm tàu cá của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc vi chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp Quốc tế, đặc biệt là công ước Liên Hợp Quốc và luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Uứng xử của các biên trên biển 6 Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên ký kết. Những hành động này không chỉ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam lại còn sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định tại khu vực. Do đó, hành động của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ và gây phẫn nộ trong một số bộ phận người dân Việt Nam. Không khoanh tay người dân Việt Nam nhất là một số thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh … đã xuống đường biểu tình hòa bình phản đối hành động của Trung Quốc. Tuy nhiên, một bộ phận trong đó có cả thanh niên do không có đầy đủ vốn hiểu biết về thực trạng, không ý thức đúng trách nhiệm của mình trước chủ quyền của Tổ quốc đã bị kích động hoặc bị kẻ xấu lợi dụng tham gia gây rối trật tự, đập phá, cướp đồ tại một số địa phương như Bình Dương, Hà Tĩnh. Vấn đề ở đây là bộ phận các bạn trẻ không hiểu hết về chủ quyền biển đảo, không tôn trọng sự thiêng liêng của chủ quyền đất nước mà chỉ tham gia theo phong trào, thậm chí “cho vui”. Các đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để kích động gây mất ổn định an ninh trong khu vực và thực hiện cá hành vi trộm cắp và phá hoại tài sản. Do không hiểu biết đầy đủ, các bạn trẻ liên quan tới vụ việc đã phản bội lại chính lòng yêu nước của mình. Đáng lẽ các bạn đóng góp và sức mạnh chung của toàn dân tộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền thì các bạn tham gia vào các cuộc gây rối và đã tạo ra thêm thức thách thức và khó khăn mới cho đất nước. Bên cạnh những ảnh hưởng về an ninh trật tự là những hệ lụy về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Một bộ phận khác lại sử dụng không đúng, không hiệu quả các phương tiện thông tin thế hệ mới, đặc biệt là các mạng xã hội đưa những bình luận hoặc là thờ ơ vô trách nhiệm, không có tinh thần đấu tranh hoặc là thiếu văn minh, thô tục làm xấu hình ảnh của học sinh/thanh niên Việt Nam trên Facebook, twister….. Những hành động này rất có thể dẫn đến những hành động đáp trả làm tình hình thêm căng thẳng không cần thiết, hoặc ảnh hưởng tới tình cảm của những người dân Trung Quốc bình thường hiểu vấn đề với chủ trương muốn nhà nước Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của Việt Nam. Những phản ứng/hành động cực đoan chỉ làm cho tình hình càng phức tạp và làm mất đi những cơ hội có thể có để tiến tới giải pháp lâu dài và ổn định phù hợp với luật pháp quốc tế. 7. Giải pháp giải quyết tình huống 7 7.1. Truyền bá thông tin về biển đảo qua phim ảnh : Để cải thiện tình trạng thiếu hiểu biết biết về sự tranh cháp lãnh thổ trên biển trong giới trẻ chúng ta nên dựng những bộ phim ở các thể loại khác nhau về chủ đề biển đảo vì vậy chúng ta có thể năng cao trình độ hiểu biết của mọi người, mọi lứa tuổi khác nhau và còn mang tính giải trí: “Học mà chơi, chơi mà học”. Việc đưa các kiến thức tối thiểu việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ qua phim ảnh, hoạt hình còn mang tính giải trí cao giúp mọi hào hứng hơn trong việc tiếp thu và đón nhận thông tin thay vì các phương thức cổ truyền xưa như đọc sách và qua những bài giảng trên lớp. Việc đưa các thông tin này qua màn hình phim ảnh còn tạo cho chúng ta một tâm trạng thỏa mái và dễ tiếp thu hơn. Biển đảo chủ yếu là chủ đề được nhắc đến trong các bộ phim tài liệu từ xưa đến nay như: “Đầu sóng ngọn gió”(của đạo diễn,NSND Ngọc Quỳnh ); “Trương Sa tháng 4 năm 1988”(đạo diễn Công Thành Đức): “Andre Menras- một người Việt”và “Biển của người Việt”(đạo diễn Đào Thanh Tùng), vv…. Tuy vậy việc đưa kiến thức về biển, đảo và chủ quyền lãnh thổ chủ yếu là phim tài liệu chưa được thể hiện nhiều qua các bộ phim hoạt hình hay phim truyện, điều này thật đáng tiếc vì đây là hai thể loại phim có sức hút lớn hơn đối với giới trẻ. Nếu chúng ta có thể quảng bá được thông tin qua hai thể loại này thì việc giúp nhiều người nắm bắt được thông tin hơn, và việc truyền bá thông tin sẽ hiệu quả hơn.Qua hình ảnh và hành động chúng ta dễ tiếp thu được kiến thức hơn. Đây là một ý tưởng không mới nhưng cần triển khai mạnh mẽ hơn để giúp công chúng cũng như tầng lớp thanh thiến niên có thể hiểu biết rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo. 7.2. Bổ sung nội dung giảng dạy: Như đã nêu trên em nghĩ việc truyền đạt cho học sinh các kiến thức cơ bản về biển, đảo qua bộ muôn lịch sử đây cũng là điều cần thiết nhằm giúp học sinh nắm vững các kiến thức trên. Các bộ sách giáo khoa lịch sử nên được điều chỉnh, bổ sung phù hợp hơn và tăng cường cho việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức về chủ quyền lãnh thổ trong đó có biển đảo là rất cần thiết. Tuyên truyền giới thiệu và các nội dung này không nên chỉ giới hạn trong phạm vi các bài giảng trên lớp, trong sách giáo khoa mà còn cần được thúc đẩy trong các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các hoạt động liên quan tới biển, đảo ở những buổi chào cờ đầu tuần hay những buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. 8 Để giúp các bạn hiểu rõ hơn vấn đề này em nghĩ chúng ta nên có những hoạt động ngoại khóa, thực tiễn như đi các bảo tàng có chứng tích lịch sử về chủ quyền biển đảo, tới các vùng biển để hiều tầm quan trọng của biển và lợi ích của biển mang lại cho phát triển và đời sống. Cũng qua đó, chúng em có thêm cơ hội hiểu rõ hơn đời sống của những ngư dân ở đây và thấu hiểu sự quan trọng của biển, đảo đối với đất nước.Các hoạt động ngoại khóa này có thể xem xét tổ chức vào các kì nghỉ hè - đó là khoảng thời gian phù hợp nhất và học sinh khá thoải mái để tiếp thu được một lượng thông tin về biển,đảo. Bằng việc nhìn tận mắt làm tận tay sẽ giúp chúng em hiểu rõ ràng hơn về tầm quan trọng của biển, đảo và thấy sự cấp thiết trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và có những hành động phù hợp đóng góp và quyết tâm và nỗ lực chung của toàn dân tộc. 8. Vận dụng các giải pháp chuyên môn - Môn tin học: sử dụng phần mềm Microsoft Word - Môn giáo dục công dân: - Môn giáo dục quốc phòng - Bài 2 lớp12 - Bài tình yêu nước lớp - Bài 3 lớp 11 9. Ý nghĩa của việc giải thích tình huống - Ý nghĩa nghiên cứu khoa học: góp một phần nhỏ vào việc tổng hợp thông tin, nghiên cứu, dánh giá những diễn biến trên biển Đông từ góc độ khoa học, khách quan. - Ý nghĩa thực tiễn lớn nhất của việc giải thích tình huống này là góp phần giúp bản thân em và các bạn học sinh, thanh, thiếu niên có thêm thông tin cập nhật bổ sung với góc nhìn đa chiều về vấn đề biển Đông. Từ việc bổ sung thông tin giúp các bạn có hiểu biết đủ sâu, kịp cập nhật những diến biến quan trọng từ đó phát triển lòng yêu nước sự tự tin và cuối cùng là thái độ tích cực với hình thành hành động phù hợp đóng góp vào sự nghiệp chung bảo vệ chủ quyền đất nước. - Nghiên cứu, phân tích và giải thích tình huống là cơ sở quan trọng để đưa ra những kiến nghị, giải pháp để nâng cao nhân thức và phát triển năng lực cho học sinh, thanh thiếu niên. 9 Kết luận: Tóm lại, qua viêc lý giải những vấn đề được nêu trên giúp học sinh chúng em ý thức rõ hơn về vấn đề biển đảo, hiểu đúng về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông, nắm được đặc thù tại Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó lòng yêu nước tiếp tục được vun đắp, phát huy và nguồn lực đó được biến thành những hành động kiên quyết nhưng khôn khéo góp phần vào sự nghiệp chung. Các biện pháp nâng cao nhận thức này qua việc truyền bá kiến thức thông qua giảng dạy, hoạt động dã ngoại, phim ảnh và những tấm gương sẽ giúp chúng em yêu nước hơn, tự tin hơn, chín chắn hơn trong việc thể hiện quan điểm của mình cũng như tạo được những đóng góp tích cực, cụ thể trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. ------------------- Hết ------------------- 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan