Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh thcs đề tài ảnh hưởng từ khai thác đá ở xã phú mãn và giải pháp hạn chế

.DOC
9
866
111

Mô tả:

Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI TRƯỜNG THCS PHÚ MÃN ******************** Địa chỉ: Xã Phú Mãn - Huyện Quốc Oai - TP Hà Nội Điện thoại: 0433 947 592 Email: [email protected] BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG TỪ KHAI THÁC ĐÁ Ở XÃ PHÚ MÃN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Môn học chính: MÔN SINH HỌC 9 Các môn học tích hợp: Địa lý, Hóa, Công nghệ, Vật Sinh học Văn học Hóa học Vật lí Tin học Toán GD CD Nhóm thực hiện: 1 . Bïi ThÞ Hång sinh líp 9 2 . Bïi Ngäc Hïng sinh líp 9 Ngµy sinh: 06/7/2000 Häc Ngµy sinh: 01/11/2000 Häc NĂM HỌC 2014 - 2015 Người thực hiện: Nhóm học sinh trường THCS Phú Mãn Page 0 Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 Tên bài viết: “Ảnh hưởng từ khai thác đá ở xã Phú Mãn và giải pháp hạn chế” 1. Tình huống cần giải quyết - Sau bài 53: “Tác động của con người đối với môi trường” trong chương trình sinh học 9 và bài 56-57 Thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương và thuyết trình về vấn đề đó. Nhóm em sau khi tìm hiểu, thấy ở địa phương Phú Mãn có khu khai thác mỏ đá do công ty VIMECO làm chủ đầu tư đã khai thác đá tại dãy núi thuộc thôn Đồng Vỡ từ nhiều năm nay và kết quả có góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động ở địa phương, có góp phần làm phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên việc khai thác đá ở đây đã gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, giao thông trở nên phức tạp và làm thay đổi địa hình tự nhiên của dãy núi do con người khai thác quá mức. Vấn đề này lại chưa được các cấp chính quyền và người dân quan tâm nên chúng em đã tìm hiểu và viết bài thuyết trình trước lớp. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Người thực hiện: Nhóm học sinh trường THCS Phú Mãn Page 1 Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 + Tìm hiểu về thực trạng khai thác mỏ đá ở địa phương. + Hậu quả của việc con người khai thác quá mức tài nguyên môi trường. + Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc để thấy ý nghĩa của âm thanh đối với con người. + Vận dụng kiến thức: Sinh, Hóa, Công nghệ, Địa lí, Vật lí để chỉ ra nguyên nhân và tác hại của việc khai thác mỏ đá đến môi trường, đời sống sinh hoạt và sức khỏe con người ở xung quanh mỏ đá. + Vận dụng kiến thức: Toán, Công nghệ, Giáo dục công dân đưa ra 1 số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế việc lưu thông đá tùy tiện quá tải trọng cho phép trên trục đường chính của địa phương. + Vận dụng kiến thức: Tin học để tìm kiếm thông tin, cách trình bày bài viết và đưa ra một số giải pháp công nghệ. + Vận dụng kiến thức: Văn học để trình bày bài thuyết trình một cách rõ ràng, mạch lạc. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Vấn đề khai thác quá mức nguồn tài nguyên gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và con người đã được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên dưới góc độ là học sinh THCS qua những kiến thức được trang bị và từ việc tìm hiểu thực tế ở địa phương, nhóm em viết bài và thuyết trình trước lớp để các bạn thấy rõ hơn thực trạng này, từ đó có cái nhìn tổng quan về lợi ích và tác hại của việc khai thác mỏ đá. 4. Giải pháp giải quyết tình huống Vận dụng các kiến thức liên môn * Môn Sinh học 6: - Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu. - Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước. → Nói rõ hơn về vai trò của thực vật đối với việc bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước. *Môn Sinh học 8: Người thực hiện: Nhóm học sinh trường THCS Phú Mãn Page 2 Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 - Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp. - Bài 22: Vệ sinh hô hấp. → Giúp chúng ta nắm được cấu tạo của hệ hô hấp. Nguyên nhân gây nên các bệnh đường hô hấp và biện pháp bảo vệ. *Môn Sinh học 9: - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái. - Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường. - Bài 54, 55: ô nhiễm môi trường. → Nói lên sự tác động của con người có ảnh hưởng tới môi trường như thế nào. - Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. → Một biện pháp để bảo vệ môi trường, tài nguyên không tái sinh. * Môn Hóa học 8: Bài 28: “Không khí và sự cháy” của con người * Môn Hóa học 9: - Bài 28: “Các oxit của cacbon. - Bài 36: “Metan”. → Để chỉ rõ tác hại của các chất khí có hại như CO, CO2, N2O, CH4, NH3,SO2, HF, Cl… tới hoạt động hô hấp. * Môn Vật lí 7: Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn →Ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. *Môn Địa lí 8: Bài 21: Con người và môi trường địa lí. *Môn Toán 7: Chương III-Bài 1: "Thu thập số liệu thống kê" →Số liệu thống kê về sản lượng đá khai thác, lượt xe vận chuyễn mỗi ngày…. *Môn Ngữ văn 8: "Cách viết bài văn thuyết minh" để sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài viết. 5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Xây dựng mục tiêu giải quyết tình huống. - Tìm hiểu thực tế → trao đổi. - Xây dựng các ý cần có trong bài thuyết trình → Viết thành bài. - Sử dụng tư liệu: Sách giáo khoa, tìm kiếm trên google, tìm hiểu thực tế qua các bạn trong trường sống gần khu khai thác đá và công nhân của khu khai thác mỏ đá. - Từ các kiến thức đó viết thành bài thuyết trình trước lớp: * Hoạt động diễn ra tại khu khai thác mỏ: + Dự án khai thác chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Đồng Vỡ xã Phú Mãn là dự án do công ty VIMECO làm chủ đầu tư, đã khai thác từ nhều năm nay và có thời hạn đến năm 2019 với tổng mức đầu tư là 53,560 tỷ đồng. Người thực hiện: Nhóm học sinh trường THCS Phú Mãn Page 3 Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 + Dự án này xây dựng trên tổng diện tích 19 ha trong đó diện tích khu khai thác là 15,88 ha, diện tích khu phụ trợ và đường vào mỏ là 3,12 ha. + Sản lượng 300000 m3 đá thành phẩm các loại/năm. + Cơ cấu sản phẩm của dây truyền: đủ các loại sản phẩm (đá 5 – 25mm; base; subbase; sản phẩm tận thu (0 – 5mm) đất + đá dùng làm vật liệu san lấp mặt bằng) ưu tiên sản xuất sản phẩm là đá 5 – 25mm * lợi ích mà khu khai thác mỏ đem lại: + Tại khu vực này có trữ lượng lớn đá bazan chất lượng tốt, có kết dính và chịu nhiệt cao. + Hiện mỗi ngày mỏ đá này sản xuất ra hàng nghìn tấn sản phẩm các loại đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng + Cung cấp cho các trạm trộn bê tông và công trình của VIMECO, trạm sẽ cung cấp cho các dự án lớn của tổng công ty VINACONEX như dự án mở rộng và nâng cấp đường Láng – Hòa Lạc, khu đô thị mới Bắc An Khánh, khu công nghệ cao Hòa Lạc… → Nên các mỏ đá tại đây được khai thác từ nhiều năm nay * Hậu quả từ việc khai thác quá mức + Cuộc sống của người dân gánh chịu cảnh ô nhiễm vì bụi, tiếng ồn, tai nạn luôn rình rập: Thực tế tại tuyến đường trục chính của xã chúng em thấy toàn bộ phần mặt đường bị bong tróc, lún sâu khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Không những thế, dọc tuyến đường tồn tại nhiều ổ trâu, ổ gà, một số đoạn đường bị lún, võng. Trong 1 ngày có rất nhiều xe tải hạng nặng chở đá từ phía trong xã Phú Mãn đi ra. Đối với người dân sống hai bên đường, khi trời nắng, ô tô tải chạy qua, bụi bay lên mù mịt, khi tời mưa nhiều đoạn đường biến thành ao rồi tràn cả vào nhà. Ngoài ra, tuyến đường chưa có hệ thống chiếu sáng nên người và phương tiện tham gia giao thông vào buổi tối rất nguy hiểm. → Nguyên nhân chính khiến tuyến đường chính vào xã Phú Mãn xuống cấp là do các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn xã gây nên. Ông Đinh Ngọc Sơn, phó Người thực hiện: Nhóm học sinh trường THCS Phú Mãn Page 4 Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 chỉ tịch UBND xã Phú Mãn cho biết, từ năm 2012 trở về trước, trên địa bàn xã có 3 mỏ đá hoạt động liên tục (nổ mìn khai thác đá, sản xuất, vận chuyển…) bình quân mỗi ngày có khoảng 400 lượt xe tải vận chuyển hang từ các mỏ đá (chủ yếu là xe chở 40 tấn đá trở lên) trong khi đó trọng tải thiết kế của tuyến đường chỉ là 30 tấn. Cũng theo ông Sơn để khắc phục tình trạng đường xuống cấp, các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thường xuyên sử dụng đá dăm để san lấp ổ trâu, ổ gà tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn lại xuống cấp + Hoạt động khai thác , gây nổ mìn khiến 1 lượng lớn khí độc thoát ra từ than và đất đá bao quanh như CH4, C4H10, H2S, CO. Tại các khu sàng, nghiền đá lại xảy ra quá trình ôxy hóa làm suy giảm lượng ôxi cần thiết để hô hấp ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân, đồng thời làm môi trường không khí bị ô nhiễm 1 khoảng rộng lớn. Sức khỏe người dân không đảm bảo. Ông Bùi Văn Đôn - người dân sinh sống gần khu khai thác đá đồng thời ông cũng là công nhân khai thác đá từ những ngày công ty này mới hoạt động, cho biết: "Khu nghiền, sàng đá gần nơi người dân sinh sống nhất, mỗi khi máy móc hoạt động thì bụi bay mù mịt, cách khoảng 10m là không nhìn thấy gì và ông cũng cho biết tại khu này có hệ thống phun nước tự động để hạn chế bụi nhưng do khi phun nước vào đá sẽ rất khó nghiền, máy móc sẽ phải hoạt động nhiều lần hơn, thậm chí đá làm ra sai kích thước sẽ không được nhập, mà công ty này lại khoán công theo sản lượng nên công nhân nơi đây đành phải nghiền khô". Ông còn cho biết thêm "tại khu nổ mìn để lấy đá thường không hay có tín hiệu gì để cảnh báo cho người dân biết nên có lần đúng lúc công nhân cho nổ mìn thì có người dân đi làm nương qua nên đã bị thương, cũng may chưa ảnh hưởng đến tính mạng". Bạn Bùi Thị Hồng - học sinh lớp 9 cho biết: "Mỗi khi có những trận gió Lào thì toàn bộ cây cối trong vườn nhà mình chuyển thành màu trắng". + Tại các mỏ khai thác có các máy khoan, máy nghiền, bãi nổ mìn, xe vận tải cỡ lớn, các băng tải búa hơi, máy gò….. là nguồn gây ra tiếng ồn. Không chỉ có các công nhân tại đây mà tất cả các hộ dân sinh sống trên địa bàn thôn Đồng Vỡ và Làng Trên đều phải chịu tiếng ồn liên tục suốt cả ngày lẫn đêm, do đó nhiều người đã mắc bệnh về tai, họng… Người thực hiện: Nhóm học sinh trường THCS Phú Mãn Page 5 Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 Bạn Đinh Công Tuyên - học sinh lớp 7 cho biết: " Mình sống gần đó mãi cũng quen với tiếng ồn thâu đêm suốt ngày của các loại máy móc, tiếng nổ mìn, tiếng xe gầm. Nhưng bà nội mình già rồi đêm nào bà cũng mất ngủ" + Hoạt động khai thác đá còn làm ảnh hưởng tới nguồn nước sạch được dẫn từ trong núi ra để phục vụ cho các hộ dân sinh sống tại hai thôn Đồng Vỡ và Làng trên. Bạn Bùi Thị Thu Nga - học sinh lớp 9 cho biết: "Trước đây vài năm nhà mình ăn uống, sinh hoạt bằng toàn bộ nguồn nước sạch dẫn từ trên núi về, nhưng bây giờ nguồn nước đó chỉ dùng để sinh hoạt chứ không giám ăn vì nhiễm nhiều bụi đá". + Khai thác đá quá mức còn làm thay đổi kết cấu tự nhiên của núi rừng phòng hộ, lâu dài sẽ dẫn tới sạt lở núi. + Tiếng rung do nổ mìn và do xe tải chạy suốt ngày đêm đã làm nứt nhiều ngôi nhà kiên cố của người dân. Các biện pháp giải quyết: * Biện pháp giải quyết vấn đề giao thông + Trước thực trạng đường giao thông xuống cấp, được sự chấp thuận của UBND TP Hà Nội, từ tháng 10 / 2013, UBND huyện Quốc Oai đã ban hành quyết định số 3689/QĐ – UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường giao thông xã Phú Mãn nối với đường Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư 37 tỷ đồng. + Hạn chế lượt xe tải với tải trọng lớn lưu thông trên đường. Đặc biệt là phải cấm xe tải lưu thông vào giờ cao điểm. * Biện pháp giảm thiểu bụi: + Phun nước tưới làm ẩm đường vận tải trong mỏ, trên con đường vận chuyển sản phẩm ra bên ngoài + Phun tưới nước có trộn chất phụ gia hóa học ở các điểm phát thải bụi. + Bê tông hóa đường vận chuyển đất đá. + Dùng Xuclon và các thiết bị lọc bụi tĩnh điện trong các nhà máy sàng tuyển. Người thực hiện: Nhóm học sinh trường THCS Phú Mãn Page 6 Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 + Trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân tham gia thi công trên công trường như kính bảo vệ mắt, găng tay, quần áo bảo hộ + Quy hoạch cây xanh  Ảnh hưởng của cây xanh đến cảnh quan được đánh giá là tích cực và ảnh hưởng lâu dài. Khu khai thác đặt trên một vùng đất tự nhiên có thảm thực vật phong phú, việc trồng cây xanh là cải tạo và bảo tồn một phần thảm thực vật hiện nay sẽ bị phá hủy đồng thời có tác dụng lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí, lọc bụi, làm giảm tiếng ồn.  Khi trồng cây nên trồng cả 2 bên đường vào khu khai thác.  Khi trồng cây nên chọn cây có khả năng quang hợp cao, lọc không khí và hấp thụ mạnh các khí độc, tán lá rộng, phiến lá dày chịu nóng, chịu khí độc hại, làm giảm tiếng ồn, khó bị cháy ( như: cây dẻ, cây tùng, cây ngân hoa, cây phù du..) và trong đó phải bố trí hỗn giao nhiều loại khác nhau theo 2 dạng chính: tầng cao che bóng mát, tầng dưới tạo thành tường xanh cản trở tiếng động che chắn bụi và khói, khí độc của các khu khai thác. * Biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước Nguồn nước sạch dẫn từ trên núi xuống, thậm chí cả nguồn nước giếng khoan gần nơi khai thác mỏ đá dễ bị nhiễm độc tố Asen, vì vậy người dân cần được trang bị một số kĩ năng phòng hộ như sau: + Dùng sửa vôi để kết tủa Asen: Mỗi hệ thống xử lí này cần 2 máy bơm: 1 bơm nước, 1 bơm sửa vôi. Kĩ thuật này cần mặt bằng đủ rộng. + Nếu hộ gia đình dùng bơm máy, cần lắp đặt: - Giàn mưa làm bằng ống nhựa, đường kính 27 mm, khoan 150--200 lỗ, mỗi lỗ có đường kính 1,5--2mm tuỳ công suất máy bơm đang sử dụng. - Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi đỡ dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi đỡ là lớp cát dày khoảng 2,5--3 gang. - Không dùng đệm xốp, loại đệm lót giường, hoặc than củi. Các vật liệu này dễ sinh phản ứng phụ, sau một thời gian sử dụng, chúng có thể làm tăng nồng độ nitrit trong nước. + Nếu hộ gia đình dùng bơm tay: - Nước từ vòi bơm róc vào máng mưa. Máng mưa cần có nhiều lỗ nhỏ để không khí dễ tan vào nước, phát huy hiệu quả oxi hoá của oxi có sẵn trong không khí. - Bể lọc nên có 3 ngăn: Ngăn đầu dùng lọc cặn, nước thô chảy từ dưới lên; có đường xả cặn ở đáy. Ngăn thứ hai dùng lọc tinh, nước chảy từ trên xuống. Ngăn Người thực hiện: Nhóm học sinh trường THCS Phú Mãn Page 7 Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 thứ ba dùng chứa nước sạch. Kích thước tối ưu bể lọc phụ thuộc vào công suất, lưu lượng từng giếng. * Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn + Biê ên pháp công nghê ê: nghiên cứu đổi mới công nghê ê và thiết bị sản xuất theo hướng giảm nhỏ tiếng ồn do chúng sinh ra. + Thay thế các thiết bị hay chi tiết đã hư hỏng, quá hạn sử dụng bằng các thiết bị mới, hoạt động êm hơn. + Nguồn gây tiếng ồn khí động : sự chuyển động của các dòng khí có tốc độ cao gây ra tiếng ồn khí động, đặc biệt là sau các ống phun hay quạt gió tăng áp. Cần cải thiện chế độ chảy của dòng khí nếu có thể. + Bao bọc nguồn ồn bằng vỏ cách âm. Ví dụ làm vỏ cách âm cho máy khoan, máy cắt, máy nghiền… gây tiếng ồn. Vỏ cách âm của thiết bị thường có nhiều lớp. Bên ngoài là thép lá dày 2ly có gân tăng cứng; phía trong có lớp vật lịêu xốp có các lỗ rỗng nhỏ thông với nhau thường dùng bông thủy tinh dày 50 mm, tiếp theo là lớp vải lót và lớp tôn lỗ để bảo vệ lớp vật liệu xốp. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. - Việc kết hợp các kiến thức liên môn như ngữ văn, địa lý, sinh học, hóa học, tin học, toán học… làm cho khả năng thuyết minh, trình bày của chúng em có tính thuyết phục cao đối với người nghe, người đọc. - Việc vận dụng các kiến thức liên môn tạo điều kiện cho chúng em chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về việc khai thác nguồn tài nguyên không tái sinh, cũng như những ảnh hưởng từ việc khai thác đó tới chính môi trường mà mình đang sinh sống. - Để từ đó có ý thức sâu sắc hơn về việc bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên, địa hình địa lí tự nhiên cũng như bảo vệ môi trường sống cho chính bản thân, cho người thân và cho xã hội. Người thực hiện: Nhóm học sinh trường THCS Phú Mãn Page 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan