Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, quaTIẾT 7, BÀI 6...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, quaTIẾT 7, BÀI 6 BIẾT ƠN

.DOC
26
225
99

Mô tả:

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG DẠY TIẾT 7, BÀI 6 BIẾT ƠN PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai - Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Địa chỉ: Số 2/160 đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Họ và tên giáo viên: Vũ Thu Phương - Ngày sinh: 30/06/1985 - Môn: Giáo dục công dân - Điện thoại: 097.2528.557 - Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC I/ Tên hồ sơ dạy học: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, qua: TIẾT 7, BÀI 6 Một trong những vai trò quan trọng của môn GDCD chính là góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, rèn luyện và nâng cao kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng sống cho các em; đáp ứng được xu thế của thời đại. Đây là môn học gắn bó rất mật thiết với đời sống, đòi hỏi mỗi học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết các tình huống thực tiễn. Chính vì thế, việc dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy GDCD nói riêng là một bước đi hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quan điểm chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Dưới đây là một minh họa cho việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn qua: TIẾT 7, BÀI 6, BIẾT ƠN. II/ Mục tiêu dạy học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: - Thế nào là biết ơn - Ý nghĩa của lòng biết ơn 2. Kỹ năng: - Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Nhạc, Họa để giải quyết vấn đề bài học đặt ra, cụ thể: - Nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh. - Kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình 3. Thái độ: - Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình - Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn - Thể hiện sự biết ơn của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ... bằng những việc làm cụ thể. - Lên án, phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với người khác 4. Tích hợp: 4.1.Tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường 4.2. Tích hợp liên môn: Học sinh có năng lực vận dụng tích hợp, lồng ghép các nội dung cần thiết của các môn học Ngữ văn, Nhạc, Họa, Lịch sử để giải quyết các tình huống, cụ thể như sau: 1. Ngữ văn: Bài thơ “Tiếng chổi tre” - Tố Hữu, một số câu ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn; lời bình, lời thuyết trình về một số hình ảnh - Mục đích: + Học sinh hiểu và trình bày được nội dung vấn đề đang cần làm rõ. + Phát triển năng lực quan sát, cảm thụ, thuyết trình, tư duy, sáng tạo + Khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà lắng đọng. 2. Mĩ thuật: Các tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học; bức tranh vẽ về chủ đề bảo vệ môi trường. - Mục đích: + Học sinh được quan sát trực tiếp các tranh ảnh + Phát triển năng lực nhận thức, đánh giá, nhận xét + Kiến thức trừu tượng, khô khan được cụ thể hóa một cách sinh động, hấp dẫn 3. Điện ảnh: + Đoạn phim tài liệu: tác động trực tiếp đến tư duy, nhận thức của học sinh; phát triển năng lực quan sát, đánh giá, nhận xét + Học sinh đóng tiểu phẩm: khơi dậy và phát huy những năng khiếu của học sinh; học sinh mạnh dạn, tự tin đóng vai. 4. Nhạc: Bài hát “Không gian xanh” - sáng tác Đức Hiệt; học sinh tự giới thiệu tên một số bài hát về lòng biết ơn….; giáo viên thổi sáo bài “Quê hương” (Nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân) “Nơi đảo xa” (Sáng tác: Thế Song) - Mục tiêu: tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài học; phát triển năng lực quan sát, ghi nhớ, cảm thụ 5. Lịch sử: Sự kiện Bác Hồ và các chiến sĩ Đại Đoàn 308 - Đại đoàn Quân Tiên phong tại Đền Giếng - Đền Hùng - Phú Thọ; giới thiệu một số tên đường phố, trường học mang tên các vị anh hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Mục đích: Học sinh tự hào về truyền thống dân tộc, bày tỏ lòng biết ơn đối với người có công; khắc sâu ý nghĩa bài học. 5. Phương pháp: - Vấn đáp - Xử lý tình tình huống - Sắm vai - Thảo luận nhóm - Trò chơi - Trực quan III/ Đối tượng dạy học: - Học sinh khối 6, trường THCS Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Số lượng: 120 học sinh, chia làm 4 lớp - Đặc điểm: + Có lẽ trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay, những câu nói cảm ơn, hay lời chào dường như vắng bóng hơn trong lời nói hàng ngày của một bộ phận thanh thiếu niên học sinh. + Hơn nữa, là học sinh lớp 6, mới từ Tiểu Học chuyển lên, các em còn nhỏ lại được sống trong môi trường có nhiều điều kiện thuận lợi, được ba mẹ chiều, làm hộ tất cả các việc của các em, từ việc ăn, ngủ, học tập… + Nhiều học sinh trong nhà trường chưa thực sự tự tin. Các em còn lúng túng, e ngại, nhút nhát khi tham gia các hoạt động, khi trình bày ý kiến của mình. + Chính vì thế, bài học về lòng biết ơn giúp các em hiểu ý nghĩa của lòng biết ơn; góp phần rèn luyện cho các em có thái độ trân trọng, biết ơn, trước hết đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người đã giúp đỡ mình… IV/ Ý nghĩa bài học: - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. - Khơi dậy và phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, mạnh dạn của các em. - Phát triển năng lực vận dụng giải quyết tốt các tình huống trong thực tiễn cuộc sống; ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. - Bài học trở nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Do đó tạo được động cơ, hứng thú học tập của các em. V/ Thiết bị dạy học, học liệu - Máy Projector, đoạn phim, băng hình, tranh ảnh, tư liệu… ( nguồn: thư viện nhà trường; trang web: quatangcuocsong.com; youtobe) - Ứng dụng CNTT: cắt, ghép băng hình, tranh ảnh bằng phần mềm Camtasia VI/ Hoạt động dạy học và tiến trình tiết học: 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới * Giới thiệu bài mới (2’) - Tích hợp môn Lịch sử: Giáo viên chiếu hình ảnh giới thiệu một số con đường, trường học và liên hệ tên trường Hoàng Văn Thụ: - Mục đích: tạo tâm thế, khơi dậy niềm tự hào trong học sinh - Hình thức: giáo viên thuyết trình, giới thiệu: Nhiều đường phố, nhiều trường học được mang tên các vị anh hùng, những người có công với đất nước với nhân dân. Và trường ta cũng vinh dự được mang tên người anh hùng - liệt sĩ Hoàng Văn Thụ. Các em biết điều đó có ý nghĩa gì không? Cách đặt tên như vậy là để tưởng nhớ, để vinh danh những người đã hi sinh quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó còn là cách để chúng ta bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu nặng của mình đối với công lao to lớn của các thế hệ cha ông. Đây là tình cảm, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Vậy biết ơn là gì? nó có ý nghĩa ntn trong cuộc sống? cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu sâu hơn trong tiết học hôm nay: Tiết 7, bài 6 BIẾT ƠN HĐ của GV HĐ của HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 1 (20’) TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ BIẾT ƠN - Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đầu tiên của bài 1. Thế nào là học hôm nay biết ơn? -> ghi bảng: HS ghi bài - GV nhắc lại yêu cầu chuẩn bị của HS được giao từ bài học trước: HS lắng nghe Để chuẩn bị cho tiết học hôm nay, cô đã phân công cho các nhóm về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu mà theo các em tranh ảnh, tư liệu đó thể hiện lòng biết Đại diện 2 nhóm ơn. Sau đây, cô mời các nhóm trình bày: lên trình bày phần sưu tầm của + Nhóm 1: giới thiệu mình các tranh ảnh trên giấy Ao + Nhóm 2: chiếu một đoạn phim ? Em có nhận xét gì về phần trình bày của 2 nhóm? HS nhận xét - GV bổ sung: với nhiều người HS lắng nghe khi thành đạt rồi, họ lại muốn sống và làm việc ở nơi có nhiều điều kiện, nhưng với bạn trong đoạn phim sau khi thành đạt thì quay trở về quê hương, làm việc cống hiến cho quê hương, chữa bệnh cho bà con. -> biết ơn ? Những hình ảnh, cũng như đoạn video của các nhóm vừa HSTL trình bày nói lên điều gì? - GV bổ sung: + Tặng hoa, quà…-> Thể hiện HS quan sát, lắng nghe tình cảm đối với thầy cô, cha mẹ, ông bà những người có công + Bức tượng đài, thắp hương…> thể hiện thái độ trân trọng + Thăm hỏi, chăm sóc bệnh binh… -> việc làm đền ơn đáp nghĩa HS TL ? Qua phần tìm hiểu vừa rồi, em HS ghi bài hiểu thế nào là biết ơn? - GV chốt, ghi bảng - Bày tỏ thái độ, tình cảm trân trọng - Việc làm đền ơn đáp nghĩa - Đối với người đã giúp đỡ mình, người có công với đất nước, với dân tộc. HS đọc yêu cầu đề bài - GV khắc sâu kiến thức bằng bài tập trắc nghiệm: Em đồng ý với hành vi nào sau đây? Vì sao? 1. Mai cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng. 2. Dũng rất thích được bố mẹ cho về quê thăm ông bà những ngày nghỉ hay các dịp lễ, tết. 3. Trước đây, Bình được cô giáo ở trường Tiểu học dạy viết chữ đẹp. Lên cấp II gặp lại cô, Bình có vẻ lảng tránh. 4. Che giấu hoàn cảnh của mình vì bố mẹ quá nghèo 5. Tích cực tham gia các phong trào ủng hộ cho quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” 6. Đối xử tệ bạc với bố mẹ già yếu HS trả lời và giải thích: - Đồng ý với hành vi: 1,2,5, vì: + Để đền đáp công ơn cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng + Để bày tỏ tình cảm, việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với đất nước với dân tộc - Không đồng ý 3,4,6 vì: + không thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, với người đã giúp đỡ mình - GV hỏi: + câu chuyện sgk mà cô đã giao cho các em tìm hiểu ở nhà cũng đề cập 1 khía cạnh về thái độ, 1HSTL: Chị Hồng sau tình cảm của học trò đối với các hơn 20 năm vẫn nhớ thầy cô giáo như trong Hvi 3 này. ? Câu chuyện đó cho thấy tình cảm của học trò đối với thầy giáo ntn? ơn người thầy dạy lớp 1 đã dạy chị viết đúng tay và viết chữ đẹp, đã viết thư thăm thầy, mong được gặp thầy HS lắng nghe GV nhận xét, bổ sung: - Các em thấy đấy, sau hơn 20 năm từ khi còn học lớp 1 nhỏ xíu mà vẫn không quên ơn thầy, vậy mà bạn Bình mới từ cấp 1 lên cấp 2 thôi đã có ý lảng tránh. HSTL: Vì đó là biểu - Đối với hành vi 6: công ơn hiện của sự vô ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ không có gì đo đếm được, vậy mà cũng đối xử tệ bạc. HS lắng nghe, ghi lưu ý ? Vậy nếu những hành vi trên không phải biết ơn thì đó là biểu hiện của hành vi nào? HS suy nghĩ trả lời * GV lưu ý: trái với biết ơn: là vô ơn, bội nghĩa, bạc tình. - GV nêu tình huống: Cô thấy có bạn lúc nào cũng nói: “Mẹ ơi con yêu mẹ nhiều lắm” nhưng khi mẹ nhờ giúp thì lại lấy lý do HS nêu biểu hiện bận và không làm. Theo em, đó có phải là biết ơn không? HS lắng nghe, ghi biểu ? Vậy theo em, lòng biết ơn hiện được biểu hiện bằng những cách nào? => GV sử dụng lời bình trong văn học để chốt và khắc sâu HS lắng nghe những biểu hiện: - Như vậy biết ơn có thể được biểu hiện qua tình cảm, thái độ, lời nói, thậm chí đôi khi chỉ là nét mặt, cử chỉ, nụ cười thôi cũng đủ cho người khác cảm thấy ấm lòng. Nhưng như thế thôi thì chưa đủ, biết ơn còn cần được biểu hiện qua những việc làm, hành động cụ thể nữa GV dẫn, chuyển: Qua phần tìm hiểu vừa rồi, em đã hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng biết HS diễn tiểu phẩm ơn. Sau đây, cô có một tình huống đã nhờ đội kịch lớp mình thực hiện. Các em theo dõi và HS theo dõi tiểu phẩm chú ý quan sát các hành vi của các bạn HS trong tiểu phầm đó rồi cho biết nhận xét của mình - GV mời HS diễn tiểu phẩm + Mục đích: khơi dậy và phát huy tài năng của HS; phát triển năng lực quan sát, đánh giá, nhận xét, bày tỏ thái độ đồng tình hoặc phê phán trước các hành vi biết ơn và vô ơn; biết bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình +Qua tiểu phẩm lồng ghép giáo dục môi trường HS thảo luận nhóm 4 (3’) Đại diện các nhóm trình bày nhận xét vào bảng phụ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV tổ chức HS thảo luận nhóm câu hỏi: ? Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn HS trong tiểu phẩm trên? Nếu là em, em sẽ làm gì? - GV nhận xét, bổ sung: + Bạn Nam vứt rác bừa bãi lại còn nói là “đằng nào bác chẳng quét” lời nói thể hiện sự thiếu trách nhiệm, không những có hành vi vô ơn đối với những bác công nhân VSMT đã không quản nắng mưa, đêm để cho chúng ta những con đường sạch đẹp mà còn là hành vi gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. + Để minh họa cho những nhận xét trên, cô mời các em theo dõi một số hình ảnh sau. (ảnh các bác công nhân VSMT) HS lắng nghe HS quan sát hình ảnh HS nêu suy nghĩ: Công việc nặng nhọc, vất vả, độc hại ? Qua đoạn tiểu phẩm, qua những hình ảnh em quan sát được, em có suy nghĩ gì về công việc của các bác công nhân VSMT? - GV vận dụng kiến thức văn học bình về hình ảnh, tích hợp bài “Tiếng chổi tre”, liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường và gắn với bài học Biết ơn. + Mục đích: tạo độ lắng, đồng thời khắc sâu nội dung trong bài học - Công việc của các bác công nhân VSMT thật vất vả, nặng nhọc, cả ngày lẫn đêm, không quản mưa nắng hay môi trường làm việc thiếu vệ sinh. Công việc ấy tưởng chừng nhỏ bé, thầm lặng nhưng ý nghĩa thật lớn lao. Chúng ta được sống trong môi trường trong lành, được bước đi trên con đường thoáng mát, sạch đẹp hàng ngày chính là nhờ các bác công nhân ấy. - Hẳn các em còn nhớ ngày kỉ niệm 60 năm giải phóng thủ đô 10/10 vừa qua, cũng là nhờ công sức lao động vất vả của các bác công nhân VSMT mà đường phố HN như đẹp hơn, lộng lẫy hơn. - Vậy mà lại do ý thức của một số người giống như của bạn HS trong tiểu phẩm chúng ta vừa theo dõi sẵn sàng xả rác bừa bãi. Tưởng chừng 1 gói bim bim, 1 giấy gói kem vứt ra đường thì làm sao có thể gây hại gì, nhưng 10 người, 100 người, 1000 người cũng có hành vi như vậy thì cảnh tượng quả là khủng khiếp phải không các em. Hành vi ấy không những không biết ơn đến công lao vất vả của các bác công nhân mà còn làm ô nhiễm môi trường. - Có lẽ, khi chứng kiến cảnh lao động đêm ngày, không quản nắng mưa vất vả của các CNVSMT để góp phần giữ gìn cho môi trường trong lành, sạch đẹp, nhà thơ Tố Hữu đã bày tỏ tình cảm của mình qua bài “Tiếng chổi tre” những vần thơ bình dị mà giàu sức biểu cảm: “Nhớ em nghe Tiếng chổi tre chị quét Những đêm hè Đêm đông giá rét Tiếng chổi tre sớm tối đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe” - Môi trường hiện nay đang là một vấn đề thách thức không chỉ ở VN mà của toàn nhân loại. Nó đang đe dọa trực tiếp đến HS lắng nghe đời sống, sức khỏe của con người. - Nhà thơ Tố Hữu đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đồng thời nhắn gửi đến chúng ta thông điệp về ý thức bảo vệ môi trường. HS nêu các việc làm cụ ? Vậy với em, em sẽ làm gì để thể: không vứt rác bừa giữ gìn môi trường xanh sạch bãi; trồng cây; không đẹp cũng như bày tỏ lòng biết viết vẽ bẩn lên các di ơn của mình? tích; không bẻ cành… GV dẫn, chuyển: HOẠT ĐỘNG 2 (10’) TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA LÒNG BIẾT ƠN Trở lại tiểu phẩm vừa rồi, bạn Lan đáng khen có sự thay đổi nhiều trong nhận thức và tình HSTL: cảm với mẹ và với bác công - đầu tiên là không nhân VSMT. Hãy chỉ ra những hiểu mẹ, tỏ thái độ sai sự thay đổi đó? với mẹ khiến mẹ buồn - về sau: chia sẻ nỗi vất vả với bác lao công, hiểu công việc vất vả của mẹ, thông cảm với mẹ, thương và yêu mẹ hơn. ? Vậy hãy tưởng tượng xem, nếu ai cũng thay đổi nhận thức, hành vi theo hướng tích cực, ai cũng yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia với nhau, ai cũng ghi nhớ công ơn, đền đáp công ơn của HSTL: mọi người gần người đã giúp mình thì cuộc gũi với nhau hơn, đem sống này sẽ ntn? đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn 2. Ý nghĩa của ? Vậy biết ơn có ý nghĩa ntn HSTL lòng biết ơn: trong cuộc sống? - Đây chính là ý nghĩa của bài học hôm nay, các em cần ghi HS ghi bài nhớ. -> Ghi bảng - Tích hợp với môn Lịch sử: - Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người + Mục đích: Học sinh nhớ lại kiến thức lịch sử, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử dân tộc, bày tỏ thái độ trân trọng, biết ơn đối với người có công HSquan sát GV chiếu hình ảnh về lễ hội Đền Hùng: HS TL liên hệ với kiến ? Em có hiểu biết gì về hình ảnh thức lịch sử này? (ảnh quốc lễ giỗ tổ HV) - GV vận dụng kiến thức lịch HS lắng nghe sử, văn học bình về sự kiện lịch sử: - “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba” - Hàng năm cứ đến 10/3 âm lịch, người Việt từ khắp mọi nơi hành hương về đất tổ, về với cội nguồn dường như mọi người đã quên đi tất cả những vất vả, những bận rộn lo toan trong cuộc sống hàng ngày để hướng về đất tổ với tình cảm thành kính, thiêng liêng. Đó là tấm lòng biết ơn sâu nặng của dân tộc ta đối với các vị vua Hùng có công dựng nước và giữ nước. - Ngoài ra, trên mọi miền đất nước cũng tổ chức các ngày lễ hội như vậy để tưởng nhớ công lao của cha ông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trong đó phải kể đến lễ hội đình Hoàng Mai của chúng ta. - GV tích hợp Lịch sử địa phương: + Yêu cầu HS giới thiệu một số HS giới thiệu và thuyết hình ảnh lễ hội đình Hoàng Mai trình một số tranh sưu + Mục đích: HS hiểu lịch sử địa phương, tự hào truyền thống quê hương, có ý thức giữ gìn và phát huy tầm về lễ hội đình Hoàng Mai: - Đây chỉ là một trong vô vàn hình thức để bày tỏ lòng biết ơn mà con cháu các thế hệ đã nối tiếp nhau gìn giữ và phát huy làm nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Biết ơn đã trở thành - Là truyền truyền thống tốt đẹp thống tốt đẹp của dân tộc ta của dân tộc HS ghi bài - GV chốt, ghi bảng ý nghĩa thứ 2 của bài học: GV dẫn, chuyển: - Truyền thống trọng nghĩa, trọng tình, thủy chung trước sau như một, bày tỏ lòng biết ơn đối với người có công dường như đã trở thành thói quen, ăn sâu vào nếp nghĩ, việc làm của mỗi người dân VN từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tiếp nối truyền thống ấy, lớp lớp thế hệ người VN không ngừng học tập, lao động góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước. HOẠT ĐỘNG 3 (10’) RÈN LUYỆN Nhân dịp kỉ niệm 60 năm giải phóng thủ đô vừa qua, nhà nước cũng đã vinh danh 10 công dân ưu tú của thủ đô đã có công HS lắng nghe trong nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh, lĩnh vực nghệ thuật và cả những người như ông Dương Tuấn Anh, công nhân lái xe buýt 10/10 đã có thành tích hơn 30 năm lái xe an toàn. - GV minh chứng bằng những HS quan sát hình ảnh, hình ảnh và giới thiệu 10 công lắng nghe dân ưu tú Thủ đô được vinh danh năm 2014: HS kể các hoạt động ? Tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà trường, lớp tổ này, trường ta cũng có nhiều chức: hoạt động thiết thực để bày tỏ + Các cuộc thi tìm lòng biết ơn. Em có biết đó là hiểu: em yêu lịch sử những hoạt động nào không? VN…; viết vẽ tranh chủ đề BVMT…(HS giới thiệu một số bức tranh tự vẽ về chủ đề BVMT) + thăm hỏi bà mẹ VNAH (HS minh họa bằng một số hình ảnh cụ thể về hoạt động của nhà trường) ? Bản thân em đã có những việc làm thiết thực nào để tỏ lòng biết ơn của mình? HS kể những việc làm cụ thể thể hiện lòng biết ơn - GV tổ chức trò chơi “Vòng tròn tri ân” (Trò chơi vận dụng và tích hợp các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Nhạc, Mĩ thuật) - Mục đích: + Củng cố nội dung bài học HS lắng nghe + Liên hệ và vận dụng kiến thức các môn học + Tạo không khí sôi nổi, hứng thú của học sinh trong tiết học - GV giới thiệu luật chơi: +Vòng quay chia làm 6 phần. Mỗi người chơi thực hiện một lượt quay; mũi tên chỉ vào ô nào người chơi trả lời câu hỏi của ô đó. +Nếu mũi tên chỉ vào giữa hai ô, người chơi được quyền thực HS chơi trò chơi hiện lại. +Mỗi câu trả lời đúng, người chơi nhận được số điểm tương ứng +Nếu quay vào ô mất lượt, người chơi dừng cuộc chơi - Phần thưởng: Phần thưởng cho mỗi câu trả lời HS lắng nghe đúng là một quyển vở, và yêu cầu HS dùng phần thưởng này để làm quyển “Nhật kí biết ơn” ghi lại những việc làm tốt của mình, của bạn bè và những người xung quanh - GV chốt nội dung bài học: Vòng tròn tri ân với nhiều màu sắc khác nhau tượng trưng cho sự muôn màu của cuộc sống và những biểu hiện của lòng biết ơn cũng phong phú đa dạng như vậy. Mỗi vòng quay như nối tiếp, nối tiếp mãi truyền thống đạo lý uống nươc nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của lớp lớp thế hệ người VN. Chính tình cảm, truyền thống tốt đẹp đó là cội nguồn sức mạnh để chúng ta đoàn kết cùng nhau xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Cô và các em nối tiếp truyền thống ấy bằng chính sự cố gắng trong công việc của mình. * Củng cố, dặn dò: (3’) - Học nội dung bài học - Ghi lại các việc làm thể hiện lòng biết ơn trong quyển “Nhật kí biết ơn” - Sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho bài “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” VII/ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập : * Kết quả năm học 2013- 2014: chưa tích hợp liên môn trong giảng dạy GDCD 6: + Nhìn chung, học sinh chưa có hứng thú học, tiết học trầm, một số học sinh thiếu tập trung, học sinh thụ động, ít phát biểu, nhiều em chưa thuộc bài ngay trên lớp. * Kết quả Học kì I, năm học 2014 - 2015: Tích hợp liên môn trong giảng dạy GDCD 6, lồng ghép giáo dục môi trường: - Lớp 6A, 6B: Tích hợp với Lịch sử, Ngữ văn, lồng ghép giáo dục môi trường. + Đảm bảo truyền tải đủ kiến thức bài học + Học sinh tích cực hơn, khoảng 30% - 35% học sinh giơ tay phát biểu xây dựng bài - Lớp 6C, 6D: Tích hợp với Lịch sử, Ngữ văn, Nhạc, Mĩ thuật, lồng ghép giáo dục môi trường. + Lớp học sôi nổi, học sinh chủ động, tích cực phát biểu, làm việc, sưu tầm tranh, thuyết trình, mạnh dạn đóng tiểu phẩm, chủ động đưa ra các tình huống để trao đổi, thảo luận; đa số học sinh thuộc bài ngay trên lớp + Lớp 6C: 90% học sinh giơ tay phát biểu xây dựng bài và thuộc bài ngay trên lớp + Lớp 6D: 87% học sinh giơ tay phát biểu xây dựng bài và thuộc bài ngay trên lớp * Một số ưu điểm rút ra được từ việc dạy học tích hợp liên môn trong môn GDCD 6 của học kì I năm học 2014 - 2015: - Học sinh hứng thú với bài học, mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động - Một số học sinh đã chủ động, mạnh dạn đưa ra các câu hỏi tình huống mà các em còn băn khoăn; đồng thời cả lớp đã trao đổi, thảo luận, tranh luận về các tình huống được chính các em đưa ra trong tiết học, khiến tiết học sôi nổi, học sinh hiểu sâu hơn bài học: + Ví dụ 1: Trong phần 1. Tìm hiểu thế nào là biết ơn: Em Bùi Xuân Vũ - 6C thắc mắc: Đoạn video trong phần sưu tầm của nhóm 2 nói về ý chí, nghị lực, không thể hiện lòng biết ơn. Em Võ Hoàng Long - 6C - Đại diện nhóm 2 giải thích: Ngoài việc giúp đỡ bố mẹ việc nhà, bạn còn cố gắng học giỏi với mong muốn được thành đạt đền công ơn bố mẹ vất vả nuôi dưỡng ->đó là biết ơn + Ví dụ 2: Phần bài tập trắc nghiệm: Em Nguyễn Hải Đăng - 6C thắc mắc: Em thấy có nhiều người thuận tay trái rất thành công, nên người thầy trong câu chuyện mà dạy chị Hồng viết tay phải là hơi áp đặt ạ! Các bạn trong lớp trao đổi, tranh luận về ý kiến bạn đã đưa ra + Ví dụ 3: Phần bài tập trắc nghiệm: Em Đỗ Quốc Anh - 6D đã bày tỏ băn khoăn với cô giáo và cả lớp: Bạn Minh đã giúp em chép bài khi em bị ốm. Đến tiết kiểm tra, bạn Minh bảo em đưa bài cho bạn chép, em không đưa. Giờ ra chơi, bạn bảo em là không nhớ công bạn đã giúp chép bài. Vậy như thế, em có phải là người vô ơn không ạ? Cả lớp sôi nổi trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình đối với bạn: + Có thể đền ơn bạn bằng cách khác, cho chép bài là hại bạn + Có những việc giúp người khác mà không phải mong nhận lại được sự đền ơn; cũng có thể người được giúp không trực tiếp đền ơn mà có người khác lại giúp mình. - Như vậy có thể thấy rõ những ưu điểm khi vận dụng tích hợp liên môn trong dạy học môn GDCD 6 nói riêng như sau: * Đối với học sinh: + Dạy tích hợp liên môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động đưa ra các ý kiến, quan điểm của mình, mạnh dạn, tự tin bày tỏ quan điểm, hay thuyết trình vấn đề. + Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy trình logic của sự nhận thức: Các em được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi tự rút ra kiến thức => Hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu. + Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể => Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. + Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học => Tạo động lực cho học sinh học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em. + Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo… + Tạo điều kiện cho các em phát huy được năng khiếu và sở trường cá nhân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan