Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống tì...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống tìm hiểu an toàn giao thông xe đạp, xe đạp điện và xe máy điện đối với học sinh thpt chu văn an

.DOC
12
1003
61

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Địa chỉ: Số 10 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Điện Thoại: 0438233139 Email: [email protected] BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Tên tình huống: Tìm hiểu an toàn giao thông xe đạp, xe đạp điện và xe máy điện đối với học sinh THPT Chu Văn An Họ và tên: Bùi Tố Vân Ngày sinh: 02/02/1998. HÀ NỘI - 2014 Lớp: 11 Văn BÀI DỰ THI I. Tên tình huống: Tìm hiểu an toàn giao thông xe đạp, xe đạp điện và xe máy điện đối với học sinh THPT Chu Văn An 1. Tình huống xảy ra: (Thực tế ghi nhận tại trường THPT Chu Văn An) - Tình huống 1: Học sinh A đi học bằng xe đạp điện và không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, A đi qua khoảng 2-3 trạm cảnh sát giao thông nhưng không hề bị xử phạt. Thêm nữa, vì qui định nhà trường yêu cầu học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện và có bác giám thị đứng ở cổng nhà xe để giám sát. Nên khi cách cổng trường khoảng 10m, A đã vội vàng đội mũ bảo hiểm và qua mắt được bác giám thị. - Tình huống 2: Tan học buổi chiều (khoảng 16h), một nhóm học sinh B, C, D và E đi xe đạp, xe đạp điện dàn hàng ngang, chiếm quá nửa đường Thụy Khuê, vừa đi vừa nói chuyện, không chú ý đến các phương tiện khác gây ách tách giao thông. B, C, D, và E đi qua trạm cảnh sát giao thông đường Thụy Khuê nhưng không hề bị xử phạt. 2. Phân tích tình huống: a.Tình huống 1: *Theo điểm d, điểm đ, khoản 4, Điều 8 quy định Nghị định 171 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Đáng lẽ, học sinh A phải bị xử phạt theo luật - Khảo sát thực trạng xe đạp điện vi phạm luật giao thông đường bộ qua phản ánh thực tế của cộng đồng mạng: - Trách nhiệm của cảnh sát giao thông: + Theo khảo sát: khi đứng quan sát 30’ ( từ 17h-17h30) tại trạm cảnh sát giao thông đoạn giao giữa đường Lê Hồng Phong và đường Hoàng DIệu (gần vườn hoa Lê nin) , có 13 trường hợp người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, trong đó có 7 trường hợp mặc đồng phục học sinh. Cảnh sát giao thông có nhìn thấy nhưng không hề có biện pháp xử lý +Người trong cuộc nói sao: *Theo tổng hợp chuyên cần của học sinh học kỳ I năm học 2014-2015 do thầy Thế Anh- Tổng giám thị trường THPT Chu Văn An đăng trên web site nhà trường (http://c3chuvanan.edu.vn), toàn trường có 20 lượt vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện Theo khảo sát: Trong 30 phút (6h30-7h) ngày 15/12quan sát tại đối diện trường THCS Chu Văn An và vườn hoa Lý Tự Trọng, có 5 trường hợp học sinh THPT Chu Văn An đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm. Những trường hợp này khi đi đến gần trường mới bắt đầu đội mũ bảo hiểm để qua mắt bác giám thị trực ở cổng nhà xe. ð Cần phải đặt câu hỏi về tính chính xác và sự hiệu quả của các biện pháp đảm bảo học sinh chấp hành đúng luật an toàn giao thông 2. Tình huống 2 Tại tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm người điều khiển xe đạp đi xe dàn hàng ngang, đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác. Nếu có hành vi vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể, người điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng. Đáng lẽ, B, C, D, E phải bị xử phạt hành chính đúng theo luật. Đây không phải hiện tượng cá biệt. Nguyên nhân vấn đề (cho cả 2 tình huống) +Ý thức tham gia giao thông của học sinh kém +Kiến thức về luật lệ an toàn giao thông của học sinh còn sơ sài +Hành vi vi phạm của học sinh chủ yếu diễn ra ngoài nhà trường, nhà trường không thể kiểm tra, giám sát được. +Còn nhiều bất cập, lỏng lẻo trong luật an toàn giao thông với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện +Việc phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác này chưa được quan tâm thường xuyên +Việc tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh còn mang tính hình thức, chủ yếu tập trung vào Tháng An toàn Giao thông I. Mục tiêu giải quyết tình huống -Tạo động cơ, giúp học sinh thích thú trong việc tìm hiểu an toàn giao thông. Từ đó, giúp các bạn học sinh có được kiến thức để phòng, tránh tai nạn giao thông. -Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của học sinh. -Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện. -Việc xử phạt học sinh đi xe đạp, xe đạp điện và xe máy điện dễ dàng và linh hoạt hơn II. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống a) Văn bản chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai: - Ký kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA- BGTVT -TWĐTNĐTHVN ngày 4/9/2007 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên. - Phát động cuộc vận động: “Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông” trong toàn ngành giáo dục từ năm học 2007-2008; - Ban hành Quy chế học sinh, sinh viên các trường đào tạo tại Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007, trong đó quy định: đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép là một trong những hành vi học sinh, sinh viên không được làm và học sinh, sinh viên vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông bị xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. - Ban hành Đề cương tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông đường bộ cho HSSV theo chủ đề năm 2009 (QĐ 3442/QĐ-BGDĐT ngày 12/5/2009); - Văn bản hướng dẫn đầu các năm học và trong các đợt cao điểm về bảo đảm an toàn giao thông như thi tuyển sinh, Tết Nguyên đán, ...; Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí Văn hóa giao thông đối với từng cấp học; chỉ đạo đưa công tác giáo dục ATGT lồng lồng ghép trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. b) Trường THPT Chu Văn An -Thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động về an toàn giao thông do Sở Giáo dục và Đào tạo phát động -Tổ chức các tiết SH dưới cờ đầu tuần với chủ đề An toàn giao thông thông qua các trò chơi câu hỏi, tiết mục văn nghệ, đóng kịch,... -Xiết chặt việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện: mỗi lần vi phạm là phạm một lỗi trong quá trình xét hạnh kiểm, phạm 5 lỗi/ học kỳ sẽ bị trừ một bậc hạnh kiểm III. Giải pháp giải quyết tình huống (Trong phạm vi trường THPT Chu Văn An) 1. Nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, kết hợp học và trải nghiệm, lồng ghép các bài học an toàn giao thông với sở thích, mong muốn của các bạn học sinh. 2. Nhà trường, các cơ quan chức năng có thẩm quyền về an toàn giao thông đường bộ và gia đình phối hợp linh hoạt để tạo điều kiện tối đa cho các hoạt đông, phong trào nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống (Trong phạm vi trường THPT Chu Văn An) 1. Đối với học sinh *Ứng với mỗi cuộc thi, hoạt động đều có mảng truyền thông: - Đưa tin về sự kiện trên trang web nhà trường, facebook BCH CVA, Cbus- chương trình phát thanh của nhà trường để kêu gọi tham gia. - Thông báo cho phụ huynh và kêu gọi tham gia, tài trợ thông qua dịch vụ tin nhắn -Thu hút sự chú ý của báo chí, sự quan tâm của xã hội để dần mở rộng qui mô -Xin tài trợ. Khuyến khích các nhà tài trợ đưa thông điệp an toàn xe đạp xe đạp điện xe máy điện vào các chương trình quảng cáo. Đối với các nhà tài trợ liên quan đến vấn đề an toàn giao thông, có thể tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để các nhà tài trợ giới thiệu các sản phẩm an toàn giao thông của họ, từ đó tác động đến hiểu biết và ý thức tham gia giao thông an toàn của học sinh a) Tổ chức Ngày đạp xe, Tuần đạp xe... trên qui mô trường, lớp - Thành lập CLB Đạp xe ở trường THPT Chu Văn An - Tổ chức các buổi thảo luận theo nhóm, lớp để tìm hiểu về luật An toàn giao thông đường bộ với xe đạp xe đạp điện xe máy điện trước khi tổ chức sự kiện. - Kết hợp với chiến dịch: Share the road- Đường là của chung: tác động đến người điều khiển xe máy, ô tô, xe buýt,... chú ý và nhường đường cho học sinh đi xe đạp, xe đạp điện. - Lịch trình: có thể kết hợp đến các địa điểm lịch sử trong thủ đô Hà Nội như một buổi dã ngoại nhỏ. b) Tổ chức Giải đua xe đạp Chu Văn An - Gồm 5 phần thi: + Cuộc thi lý thuyết về An toàn giao thông + Vận dụng những lý thuyết trong phần thi trên để tham gia vào phần thi Đạp xe quanh Hồ Tây. Tiêu chí chấm: chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông và tốc độ Bên cạnh vấn đề về an toàn giao thông, cuộc thi đua xe cũng nhằm mục đích thu hút sự chú ý của mọi người về vấn nạn ô nhiễm Hồ Tây +Thi viết những bài luận ngắn về chủ đề An toàn giao thông +Thi thiết kế poster nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh. Ví dụ như chủ để: An toàn giao thông cho hạnh phúc tương lai, An toàn của bạnHạnh phúc gia đình- Bình an xã hội,... + Thi làm các video, phim ngắn hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách, đi xe đúng luật,... cảnh báo hậu quả tai nạn giao thông,...phỏng vấn ngắn những nạn nhân trải qua tai nạn giao thông,... (Các sản phẩm: bài luận, poster, video sẽ đăng trên các phương tiện truyền thông của trường. Riêng poster có thể dán ở căng tin, nhà gửi xe, sân vận động, bảng tin...) -Hậu chương trình: Trích một phần tiền để thực hiện các chương trình từ thiện như: Đường đến tương lai- sửa cầu, đường đi học ở những vùng sâu vùng xa,... c) Hà Nội “đạp”- Dẫn tour khách nước ngoài tham quan Hà Nội bằng xe đạp - Tổ chức: +Tổ chức các lớp học An toàn giao thông +Học sinh đăng ký dẫn tour tự bàn bạc để lên lịch trình: tìm hiểu và chọn các điểm đến lịch sử tiêu biểu, phù hợp với hoàn cảnh; rèn luyện khả năng dẫn tour (có thể tham khảo chương trình Ấn tượng C-tour- chương trình tham quan trường THPT Chu Văn An dành cho học sinh lớp 9 các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội); trau dồi ngoại ngữ; ... - Mới đầu có thể áp dụng trong phạm vi hẹp: Dẫn tour các đoàn học sinh du học trao đổi với trường Chu Văn An. Sau đó có thể mở rộng qui mô chương trình, liên kết với Đại sứ quán, các công ty du lịch. 2. Đối với nhà trường, gia đình và xã hội a) Học tích hợp chủ đề an toàn giao thông với các môn học chính khóa Một số ví dụ về các bài học ở các bộ môn khác nhau có thể liên hệ với kiến thức an toàn giao thông nhằm nâng cao ý thức học sinh, giúp cho việc tìm hiểu an toàn giao thông cũng như kiến thức bài học trở nên sinh động và gần gũi hơn. - Vật lý: +Lớp 10 Bài 13 Lực ma sát: Hiều được lực ma sát giữa bánh xe và đường.Vì thế khi gặp trời mưa, lái xe phải giảm tốc độ để đảm bảo an toàn giao thông. +Lớp 11 Bài 15 Dòng điện trong chất khí: tia lửa điện. Bài học: khi đi đường gặp mưa giông, sấm sét dữ dội ta không nên đứng trên những gò đất cao hoặc trú dưới gốc cây mà nên nằm dán người xuống đất; tránh hiện tượng sét đánh gây tai nạn giao thông. -Ngữ văn: +Lớp 12 bài Một người Hà Nội: nhấn mạnh về văn hóa người Hà Nội: Hà Nội không vội được đâu nhằm giáo dục ý thức tham gia giao thông của học sinh: không phóng nhanh vượt ẩu, không lạng lách đánh võng,... +Làm các bài tập nghị luận văn học về chủ đề an toàn giao thông - Hóa học: +Lớp 11 Bài 40 Ancol: Etanol: etanol được ứng dụng để làm rượu, nước giải khát. Etanol có tác động đến thần kinh trung ương, khi uống nhiều sẽ gây tê thần kinh => không nên uống rượu bia khi điều khiển các phương tiện giao thông - Tiếng Anh: +Lớp 11: Unit 15: Wonders of the world: liên hệ các di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội xưa, đặc biệt là văn hóa xe đạp: văn minh, thanh lịch. Tổ chức các buổi dã ngoại nhỏ theo qui mô lớp, đến thăm các di tích lịch sử tại Hà Nội bằng xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện. - Giáo dục quốc phòng +Lớp 11 Bài 7: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương- Cố định tạm thời xương gãy: biết cách sơ cấp cứu nếu bản thân hoặc gặp trường hợp bị tai nạn xe b) Tái chế xe đạp - Thu mua xe đạp cũ của học sinh ( Hình thức: tự nguyện) - Liên hệ với công an phường Thụy Khuê để thu thập những chiếc xe đạp bị mất không tìm lại được chủ. Đối với những xe hỏng hóc nhẹ, có thể huy động học sinh tham gia sửa chữa => Ủng hộ cho các trại trẻ mồ côi, trẻ em vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. c) Tăng cường xử phạt các trường hợp học sinh vi phạm luật an toàn giao thông - Đẩy mạnh sự tương tác giữa công an, nhà trường và gia đình: + Khi học sinh vi phạm bị bắt giữ, công án sẽ lấy thông tin học sinh từ thẻ học sinh, sách vở. Sau đó tổng hợp trên phạm vi toàn thành phố và bảo về cho nhà trường; nhà trường có nhiệm vụ báo cho phụ huynh. +HÌnh thức xử phạt: hướng tới biện pháp xử lý thân thiện, không qui đổi ra tiền: lần 1: cảnh cáo lần 2: xử phạt nhẹ, ví dụ như dọn vệ sinh trường trong vòng một tuần, giúp đỡ công tác thư viện, giúp đỡ tổ căng tin thu dọn bát đũa sau giờ ăn, chăm sóc cây, động vật trong nhà trường ,... lần 3: biện pháp xử lý mạnh d) Gương tốt- Tác động đến ý thức tham gia giao thông của người lớn - Phổ biến trong các buổi họp phụ huynh nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của các bậc cha mẹ - Khuyến khích phụ huynh, thầy cô giáo tham gia cùng học sinh những hoạt động nêu trên - Liên hệ với các bến xe buýt, nhà hàng, bệnh viện, ngân hàng,... để dán những poster thiết kế được trong Giải đua xe đạp Chu Văn An. V. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống *Đối với bản thân học sinh - Chấp hành tốt luật an toàn giao thông là quyền và nghĩa vụ của mỗi học sinh - Đảm bảo an toàn - Thông qua các hoạt động, giải pháp đã đề ra: + Giúp học sinh nhà trường có thêm hiểu biết về lịch sử, sinh học, môi trường xung quanh, kỹ năng giao tiếp ứng xử.... + Ghi dấu ấn về nét đẹp thanh lịch, văn minh của học sinh Tràng An đối với bạn bè quốc tế. *Đối với nhà trường (trường THPT Chu Văn An), gia đình, xã hội -Nhà trường: +Xây dựng trường thân thiện và an toàn +Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động học sinh tham gia giao thông an toàn +Đẩy mạnh phương pháp học liên môn để xử lý các tình huống thực tiễn +Đào tạo những lứa học sinh năng động và phát triển toàn diện về mọi mặt -Gia đình: thông qua các hoạt động: +Các bậc phụ huynh phần nào hiểu hơn về luật an toàn giao thông. Từ đó chấp hành đúng pháp luật làm gương cho con em +Cập nhật nhanh chóng về tình hình chấp hành luật an toàn giao thông của con em mình để kịp thời có các biện pháp khuyên bảo, giáo dục phù hợp -Xã hội: +Giảm tỉ lệ tai nạn xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện +Củng cố luật an toàn giao thông +Thông qua các cuộc thi được đề ra: + Quảng bá hình ảnh Hà Nôi . + Thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người về thực trạng ô nhiễm của Hồ Tây để sớm có các giải pháp hợp lý. -------------- Hết -------------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan