Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống cầ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống cần giải quyết giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc giáo dục ý thức người dân

.DOC
10
773
55

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG *** BÀI DỰ THI  VẬN DTÌNH ỤNG KIHUỐNG ẾN THỨC LIÊN MÔN Đ Ể GIẢI QUYẾT  CẦN GIẢI QUYẾT: CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc giáo dục ý thức người dân Trường: Trung học Cơ sở Nguyễn Phong Sắc Ðịa chỉ: 44 Ðại La – Hai Bà Trưng – Hà Nội Ðiện thoại: 04 3.974.8297 Email: c2nguyenphongsac­[email protected] Học sinh: ­Họ và tên: Phan Thị Hồng Nhung Lớp: 9A1 Ngày sinh:7/9/2000 ­Họ và tên: Phạm Thu Phương Lớp: 9A1 Ngày sinh: 29/6/2000 Hà Nội , tháng 11 năm 2014 0  1.Tình huống hiện nay cần được giải quyết :  ­ Trong một lần tham dự  hội thảo về  vấn đề  môi trường và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Quảng Ninh, em được Ban tổ chức cử  lên trình bày các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được áp dụng tại các trường THCS. ­ Môi trường là gì? Đó là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự  tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên như :          Cảnh quan Nguồn nước Ánh sáng ­ Nhưng hiện nay, môi trường ­ những yếu tố   ấy đang bị   ảnh hưởng xấu  mà  người  ta  gọi  là  ô   nhiễm  môi   trường.   Đó  là  tình   trạng môi trường bị  ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng  ồn,... gây  ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ  thể  sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của họ. => Vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết, tuy nhiên đang gặp thách thức lớn về ý thức người dân và luật pháp. Trong phạm  vi nghiên cứu này nhóm chúng em tập trung vào vấn đề giáo dục ý thức  người dân để giải quyết vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1 2.Mục tiêu: ­ Những khó khăn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà  chúng ta đang gặp phải: + Phần lớn người dân chưa nhận được sự thiết yếu của việc bảo vệ môi  trường + Thói quen sinh hoạt của người dân + Tuyên truyền chưa có tính thuyết phục, chưa đạt hiệu quả cao. + Luật pháp lỏng lẻo, chưa thực hiện nghiêm minh. => Giải pháp mà nhóm chúng em tập trung nghiên cứu là giáo dục ý thức  người dân thông qua thông điệp "Giảm thiểu ô nhiễm môi trường là để  bảo vệ sự sống" 3.Tổng  quan   về   các   nghiên   cứu   liên   quan   đến  việc   giải   quyết  tình huống: 1, Khảo sát điều tra: ­Tìm kiếm, thu thập tư liệu qua các phương tiện truyền thông ­Quan sát các bạn học sinh ở trường, lớp và mọi người xung quanh  trong cuộc sống hàng ngày 2, Vận dụng các kiến thức các môn: +Ngữ văn ­ sử dụng từ ngữ thích hợp +Địa lý ­ các số liệu thống kê, vị trí các vùng +Sinh học ­ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới đời sống +Mĩ thuật ­ cảnh quan môi trường, tranh vẽ tuyên truyền +Âm nhạc – các bài hát và các tiểu phẩm dự thi về vấn đề môi trường 3, Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh: trên cơ sở thông tin, tư liệu  thu thập được, nhóm sẽ nghiên cứu tổng hợp, phân tích, đánh giá từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu 2 4.Giải pháp giải quyết tình huống:        Sau những lần nghiên cứu về  những giải pháp hữu ích nhất cho việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, nhóm đã tìm ra những giải pháp chủ  yếu xoay quanh vấn đề nâng cao ý thức người dân:  Mỗi lần vứt rác người dân nên thay đổi suy nghĩ “vứt rác đúng nơi sẽ làm môi trường sống của mình thêm đẹp hơn” thay vì “vứt mỗi như thế này có chắc chẳng ảnh hưởng gì”. Tự bản thân mỗi người chỉ cần mất 2 giây để  suy nghĩ trước khi vứt rác sẽ  tự  tạo cho bản thân một thói quen tốt.  Chúng ta nên phân loại rác: rác hữu cơ và rác vô cơ trước khi đổ rác.  Mỗi phụ huynh nên rèn cho con em mình những thói quen về bảo vệ môi trường ngay từ  bé. Như  vậy khi lớn các em sẽ  có những thói quen tốt. 3  Ở  các khu chợ, khu mua sắm, các cửa hàng kinh doanh nên hạn chế sử dụng túi nylon. Thay vào đó chúng ta nên sử dụng túi giấy  Thay vì vứt đi những đồ dùng như vỏ chai, hộp nhựa, động cơ hỏng.. ta có thể  tái chế  chúng thành những vật dụng hữu ích khác phục vụ cho đời sống. 4  Tự mỗi chúng ta có thể sử dụng những kiến thức đã tích lũy của mình trong nhiều môn học để  tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm hữu ích tiện dụng đồng thời vừa thân thiện với môi trường Ngày hội tái chế chất thải TP.HCM lần 7 ­ năm 2014 do Ủy ban nhân dân thành phố HCM 5  Khi trồng các loại rau, người nông dân chỉ  nên sử  dụng đúng lượng thuốc   trừ   sâu,   diệt   cỏ   quy định, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến tốn thêm chi phí (mặc dù rất nhỏ) mua thuốc, gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng,   đồng   thời   làm   ô nhiễm môi trường.  Cần   triệt   để   với   thuốc   lá. Đối với những người chưa nghiện   thuốc   nên   ngăn chặn mình mọi cách không tiếp xúc với thuốc, đối với những   người   nghiện   thuốc cần có những biện pháp cai nghiện như cắt giảm thuốc lá, ăn đồ ăn mặn, không uống rượu, nước có ga..  Tuyên   truyền   với   mọi   người   ở   mọi   nơi,   mọi   lúc   thông   qua   các phương tiện truyền thông như đài, báo, TV; các khẩu hiệu, áp phích, các tranh cổ  động; các bài hát, các tiểu phẩm vui về  vấn đề  bảo vệ môi trường… 6  Tích cực trồng cây xanh. Cây giúp tinh thần con người thoải mái, nhìn vào cây khiến ta thư giãn mắt, quá trình quang hợp của cây cũng “thanh lọc” không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường 7 5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Quá trình nhóm nghiên cứu để  đi đến những giải pháp xoay quanh vấn đề ý thức của người dân: - Các số liệu: mỗi năm con người thải ra: + 600 nghìn tấn khí độc + 700 triệu bụi + 20 tỉ tấn CO2 + 1.5 triệu tấn SiO2, Assen + 1 triệu tấn Niken + 900 tấn Coban… - Quan sát  những người  xung quanh (những bạn học sinh,  hàng xóm, người đi đường..), nhóm chúng tôi nhận thấy hầu hết người dân đều đang tồn tại 1 thói quen rất xấu đó chính là xả rác bừa bãi. Sau khi hỏi mọi người hầu hết nhóm nhận được những câu trả  lời như  đó là thói quen hoặc vứt những thứ  nhỏ  như  vậy chẳng  ảnh hưởng gì đến môi trường… Nhưng ông cha ta đã có câu “Tích tiểu thành đại”. Có thể  hiện tại nó chỉ  là một thứ  rác không đáng kể, nhưng thử hỏi nếu ai cũng nghĩ như vậy thì chẳng khác nào chúng ta đang “sống trong rác”. Chính vì vậy nhóm đã đưa ra kết luận về việc mọi người nên suy nghĩ – chỉ  cần 2 giây thôi­ mỗi khi cần thải rác. - Trên các trang mạng thường xuất hiện những tin tức như ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau củ  có thuốc trừ  sâu, hay nạn khai thác rừng bừa bãi làm tài nguyên rừng thuyên giảm, gây ô nhiễm môi trường. Thay vì chỉ  ngồi chứng kiến những con người  đó “gây thương tích” cho môi trường, tại sao chúng ta không tự mình chữa lành lại những “vết thương  ấy”. Chính vì lý do đó nhóm đã đi tới những giải pháp như trên. - Ra ngoài xã hội, nhóm bắt gặp 1 số người hút thuốc. Những người hút thường làm những người xung quanh cảm thấy khó chịu vì 8 mùi  thuốc.   Khói   thuốc  còn  làm  không  khí   môi   trường  thêm   ô nhiễm => cần có biện pháp cai nghiện đối với những người nghiện thuốc. - Các phương tiện đi lại “nhả” quá nhiều khói bụi vào môi trường, hay do những nhà máy, xưởng sản xuất,.. Chính vì vậy vấn đề  tái chế  và sáng tạo những thiết bị  thân thiện với môi trường luôn là điều mà toàn xã hội đang hướng tới - Nhờ kinh nghiệm của cha ông đúc kết qua câu “ Dạy con từ thuở còn thơ..”, nhóm đã nhận ra rằng cách tốt nhất để nâng cao ý thức của người dân là giáo dục những “công dân nhỏ  tuổi”. Có thể  tại thế hệ hiện tại, ý thức của người dân còn chưa được tốt bởi những thói   quen   xấu   chưa   được   khắc   phục   làm   môi   trường   tổn   hại, nhưng nếu các bậc phụ huynh giáo dục tốt, hình thành những thói quen tốt cho trẻ  thì nhóm chúng tôi tin chắc rằng ô nhiễm môi trường sẽ  không còn là vấn đề  còn nan giải trong những thế  hệ tương lai. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Ngoài việc “bảo vệ sự sống”, giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn:  Làm đẹp mĩ quan xung quanh  Bảo vệ đa dạng sinh học  Chống lãng phí  Khai thác sử dụng hợp lý nhiều tài nguyên  Phát triển bền vững kinh tế  Ổn định chính trị, an ninh quốc phòng  Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan