Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống bả...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc

.DOCX
14
848
58

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG Trường: THCS Lương Yên Địa chỉ: Ngõ 63 - Phố Lương Yên - phường Bạch Đằng Điện thoại: 043. 9717562 Email: [email protected] TÊN TÌNH HUỐNG BẢO VỆ TỪNG TẤC ĐẤT THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC MÔN HỌC CHÍNH ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: LỊCH SỬ CÁC MÔN HỌC TÍCH HỢP: NGỮ VĂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, GDCD, ÂM NHẠC Thông tin về học sinh dự thi: 1. Vũ Anh Thư Ngày sinh: 8/9/2002 - Lớp 7A1 2. Phạm Ngọc Gia Bách Ngày sinh: 24/7/2002 - Lớp 7A1 1 TÊN TÌNH HUỐNG BẢO VỆ TỪNG TẤC ĐẤT THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC! I. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2 Giải quyết tình huống trên giúp cho việc vận dụng kiến thức của các môn học vào thực tiễn một cách hiệu quả, kết hợp học lí thuyết với thực hành. Cụ thể: - Nhận thức sâu sắc hơn: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân. - Hiểu rõ trách nhiệm của mỗi học sinh, mỗi công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc, hiểu rằng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc không phải là của riêng những người chiến sĩ mà là của tất cả mọi người Việt Nam. - Hiểu và tự hào về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh hãy cùng chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó đề ra các giải pháp cho bản thân và cộng đồng xung quanh trong việc : BẢO VỆ TỪNG TẤC ĐẤT THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC! II. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Vấn đề bảo vệ và xây dựng Tổ quốc không mới nhưng nó chưa bao giờ là cũ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà các thế lực thù địch không ngừng âm mưu chia rẽ đoàn kết nội bộ, phá hoại, xâm lược đất nước ta thì vấn đề này càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Song trên thực tế thì sự hiểu biết của mỗi người dân về trách nhiệm bảo vệ đất nước không phải ai cũng biết rõ, hiểu rõ. Còn rất nhiều người quan niệm bảo vệ Tổ quốc là của bộ đội, của ai đó chứ không phải của mình. Hay có người cho rằng đó là một điều lớn lao nhưng xa xôi và trừu tượng. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Chúng ta cần nhìn nhận và giải quyết vấn đề này một cách đúng đắn nhất. Chúng ta đã có rất nhiều tài liệu về: - Lịch sử Việt Nam qua các thời kì. - Những tấm gương sáng của cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nước. - Những tác phẩm văn chương, âm nhạc, hội họa ghi lại những sự kiện, những trang sử vẻ vang, oai hùng của dân tộc. Đó thực sự là những căn cứ xác đáng chứng minh lòng yêu nnước của cha ông và để thế hệ chúng ta thấy được trách nhiệm và hành động quyết tâm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để giải quyết tình huống trên, chúng em đã vận dụng những kiến thức đã được học ở nhiều môn học trong nhà trường và tìm hiểu những điều liên quan đến vấn đề. Cụ thể: 3 Môn Ngữ văn: dùng những kiến thức về môn Ngữ văn để giới thiệu, trình bày những hiểu biết về lịch sử đấu trang giữ nước của dân tộc; nêu lên các luận điểm, luận cứ thuyết phục về việc bảo vệ biên giới quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Những tác phẩm văn chương viết về công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc giúp chúng em hiểu rõ hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay với đất nước, non sông. Môn Lịch sử: dựa vào kiến thức môn Lịch sử để làm sáng tỏ ý chí độc lập tự cường của cha ông qua các thời kì đấu tranh giữ nước đầy gian khổ, hi sinh nhưng vô cùng vẻ vang, hào hùng. Môn Địa lí: để xác định vị trí địa lí biên giới, cương vực lãnh thổ Việt Nam. Môn Giáo dục công dân: để hiểu rõ hơn trách nhiệm công dân của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Môn âm nhạc: Các tác phẩm âm nhạc viết về Tổ quốc giúp cho việc thể hiện rõ hơn lòng tự hào dân tộc, tình yêu nước của mỗi cá nhân. IV. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. LẬP KẾ HOẠCH Công việc Phương tiện Thời hạn Sản phẩm hoàn thành Đi thực tế, tìm hiểu thông tin qua việc phỏng vấn, khảo sát Tìm hiểu thông tin trên phương tiện thông tin địa phương Hỏi cô giáo dạy môn Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử Xử lí thông tin, tạo lập văn bản - Máy quay phim, chụp ảnh, máy ghi âm, sổ ghi chép - Máy tính, mạng internet, đài báo địa phương Sổ ghi chép 5 ngày Hình ảnh, tư liệu 5 ngày Hình ảnh, tư liệu 1 ngày Tư liệu, những kiến thức liên quan Máy tính 5 ngày Bài viết hoàn chỉnh 2. THU THẬP THÔNG TIN 2.1. Tìm hiểu thực tế: quay phim, chụp ảnh; phỏng vấn người dân địa phương để hiểu rõ hơn về thực trạng: mỗi người suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay? 2.2. Tìm hiểu vấn đề qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, Internet, các tác phẩm văn chương, âm nhạc. 2.3. Hỏi thêm kiến thức từ các cô giáo dạy môn Địa, Giáo dục công dân, Ngữ 4 văn, Lịch sử trong trường để hiểu rõ hơn về vấn đề. (dữ liệu ghi vào sổ ghi chép vận dụng vào việc tạo lập văn bản) 3. XỬ LÍ THÔNG TIN, TẠO LẬP VĂN BẢN BẢO VỆ TỪNG TẤC ĐẤT THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC! Em ơi! Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời! (Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng) Không lúc nào hai tiếng Tổ quốc không là niềm tự hào, kiêu hãnh và là lời nhắc nhở của cha ông với thế hệ mai sau: hãy luôn luôn nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc! Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa, hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất…Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người con đất Việt! Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc. Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. 5         Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện.Tuyến biên giới đất liền gồm Biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1306 km; Biên giới Việt Nam – Lào dài 2067 km; Biên giới Việt Nam – Campuchia dài 1137 km.Tuyến biển đảo Việt Nam đã xác định được 12 điểm để xác định đường cơ sở, đã đàm phán với Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ ngày 25/12/2000, đồng thời đã ký các hiệp định phân định biển với Thái Lan; Indonêsia. Như vậy, Việt Nam còn phải giải quyết phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông; với Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; với Philipin về tranh chấp trên quần đảo Trường Sa. Lịch sử đấu tranh giữ nước hào hùng của cha ông thật đáng để chúng ta tự hào Để có được đất nước, lãnh thổ như ngày nay, không biết bao nhiêu máu xương của ông cha đã đổ.Vừa dựng nước cha ông ta đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trên dải đất hình chữ S của chúng ta rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc ta là phải "lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên (kéo dài hơn 1.000 năm), nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập 6 cho dân tộc. Từ Văn Lang-Âu Lạc đến Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, mặc dù phải trải qua nhiều thăng trầm, nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia phát triển liên tục trên tất cả các lĩnh vực. Chiến thắng Bạch Đằng (938) Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam – kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô (938-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009) nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập. Sau đó, nước ta bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển (với quốc hiệu Đại Việt) dưới triều Lý (1009-1226), Trần (12261400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ (1428-1527). Đại Việt dưới thời Lý-Trần-Lê Sơ được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở Châu Á. Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện. Lịch sử gọi thời kỳ này là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Thăng Long (bây giờ là Hà Nội) cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào năm 1010. Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu (5/1954) và Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) đánh dấu sự kết thúc thắng lợi toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa Miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong hơn 20 năm (1954-1975) Việt Nam lại phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 đã kết thúc thắng lợi. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Từ đó, nước Việt Nam thống nhất đi vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và xây dựng đất nước trên phạm vi cả nước. Nhìn lại tiến trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Từ phá Tống, bình Nguyên, kháng Minh, đạp Thanh đến đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ để giải phóng dân tộc, những chiến công hiển hách đó kết lại thành truyền thống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Ôn lại truyền thống đó không chỉ nhắc nhở những ai còn mơ màng về bài học lịch sử ngàn năm nước Việt, mà còn để tất cả các thế hệ Việt Nam hôm nay hiểu rõ kinh nghiệm xương máu của cha ông trong đấu tranh giữ nước để từ đó hiểu rõ trách nhiệm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc của mỗi học sinh nói riêng và tất cả những người con đất Việt nói chung? Theo dòng sự kiện ta thấy, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, nước ta ngày nay vẫn là mục tiêu xâm lược của chủ nghĩa bành trướng cả trên đất liền và vùng biển đảo. Trước tình hình đó, mỗi công dân Việt Nam cần xác định rõ trách nhiệm của mình với non sông đất nước. Thứ nhất: chúng ta phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu về luật biên giới, nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ (đất liền và biển đảo) và giá trị to lớn của chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền vùng biên giới; Tìm hiểu các nội dung của luật pháp, đặc biệt là chế độ pháp lý của 8 các vùng biển theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982. Việc làm này được thể hiện bằng những hành động thiết thực như tìm hiểu sách, báo, đọc, nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung liên quan đến vấn đề chủ quyền, về toàn vẹn lãnh thổ, về những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đất liền và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Mỗi học sinh hãy là một tuyên truyền viên phổ biến kiến thức về chủ quyền lãnh thổ trong nhà trường, khu dân cư giúp tất cả mọi người có nhận thức đúng theo quy định của pháp luật quốc tế. Thứ hai: cần tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông. Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến biên giới đất liền và biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Qua đó mỗi chúng ta cần tránh những hành động đấu tranh kích động, đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Thứ ba: mỗi chúng ta, thông qua các hành động, việc làm để bày tỏ lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của mình với việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, lên tiếng phản đối những hành động sai trái của nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc đưa ra 9 bản đồ hình lưỡi bò; liên hệ đến trách nhiệm của bản thân mình trong việc tuyên truyền, vận động người thân tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng; sáng tạo, đóng góp sức mình trong mọi lĩnh vực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phản đối sự xâm lược biển đảo Việt Nam Thứ tư: tích cực tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa của các tổ chức Đoàn, Hội như: Tham gia các hoạt động hướng về biên giới, biển đảo; viết thư gửi các chiến sĩ biên giới, cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại các đảo; thăm hỏi và giúp đỡ thân nhân các gia đình chiến sĩ; thực hiện những sản phẩm truyền thông trên mạng xã hội như video ca nhạc, sáng tác thơ, ảnh cổ động... nói lên quyết tâm của tuổi trẻ Việt Nam giữ vững chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc. 10 Góp sách vở cho bạn bè vùng cao, biên giới Chúng em yêu Việt Nam Trong bối cảnh cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt, khi mà hàng triệu trái tim hòa cùng nhịp đập hướng về biển đảo quê hương, là học sinh, chúng ta sẽ tích cực rèn đức, luyện tài. Bên cạnh đó, chúng ta còn đẩy tham gia mọi hoạt động phong trào do các cấp phát động và tổ chức như: “Góp đá xây dựng Trường sa”; “Tiếp sức ngư dân bám biển”; “Triệu trái tim hướng về biên giới, biển đảo”; tuyên truyền giúp mọi người nhận thức đúng về chủ quyền biên giới của Tổ quốc và đối sách của Đảng, Nhà nước. Đây thực sự là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần chung tay cùng cả nước bảo vệ vững chắc chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. “Mỗi công dân Việt Nam phải biết bảo vệ chủ lãnh thổ quốc gia trên cơ sở hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế trên tinh thần hòa bình, không đe dọa vũ lực hay sử dụng vũ lực. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của công dân Việt Nam. Dù còn ngồi ghế 11 nhà trường, mỗi học sinh nên có ý thức và trách nhiệm. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử cho đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ”. Lời bài hát “Dòng máu Lạc Hồng” của nhạc sĩ Lê Quang đã nói hộ suy nghĩ của thế hệ trẻ hôm nay: “Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình. Nòi giống Lạc Hồng, giống Rồng Tiên nguyện ôm bao đời đất mẹ. Nhịp trống hào hùng mãi còn vang, bao lớp người đi ra nơi biên thùy. Hình bóng mẹ già đứng đợi con, tạc vào sử sách hào hùng. Việt nam ơi yêu mến ngàn đời! Yêu lũy tre xanh có con sông chảy quanh, nào ta hát khúc hát khúc hát Lạc Hồng…” đồng thời khích lệ cho chúng ta lòng tự hào về quá khứ oai hùng của dân tộc “ con Lạc cháu Hồng” quyết hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ non sông bờ cõi của Tổ quốc. Chúng ta tin chắc rằng, tình yêu quê hương, đất nước luôn hiện hữu trong trái tim mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay đều có một góc riêng đặc biệt dành cho Tổ quốc của mình. Với hành trang là lòng yêu nước, tuổi trẻ hôm nay sẽ vững vàng chân bước đi theo con đường mà các thế hệ cha ông đã xây dựng và gìn giữ, đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, cùng toàn dân tộc mưu trí, sáng tạo đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc nếu cần, ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông! (Chế Lan Viên) V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Giải quyết tình huống trên đã giúp chúng em hiểu rõ hơn lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Một dân tộc ” vốn xưng nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi đã chia”, biên giới, lãnh thổ “rành rành định phận tại sách Trời” đứng lên quyết giữ vững độc lập tự do của mình là điều chính nghĩa không thể chối cãi. Một dân tộc có truyền thống lâu đời với ý chí sắt đá “thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”; “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lê.”; “Không có gì quý hơn độc lập tự do”! Dân tộc ấy không có sức mạnh nào khuất phục được. Đặc biệt việc giải quyết tình huống trên còn làm chúng em hiểu rõ hơn trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ Tổ quốc, tuyên truyền, vận động mọi người nâng cao nhận thức về vấn đề này. Việc giải quyết tình huống còn đem đến cho chúng em và nhiều bạn khác trong lớp hứng thú, say mê với cách học mới, được tự mình khám phá, tìm tòi, bày tỏ quan điểm. Nó giúp chúng em nhận thức rõ hơn sự tác động qua lại giữa các môn học 12 trong nhà trường. Do vậy, ta cần phải học đều ở tất cả các môn học. Cho dù trong thời kỳ bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật như vũ bão, thì các thế hệ học sinh Việt Nam, vẫn cần và phải có những hiểu biết cơ bản về lịch sử của dân tộc để xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam’’. Chúng em mong rằng tất cả các bạn học sinh khác sẽ học tập tốt hơn qua việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. Tổ quốc của tôi! Tổ quốc của tôi! Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Thắp lên ngọn đuốc hòa bình, bao người đã ngã. Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông! 13 (Nguyễn Phan Quế Mai, Tổ quốc gọi tên) 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan