Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huốngvận dụng kiến thức liên môn để giải thích tại sao hiện tượng cận thị học đường ngày càng gia tăng

.DOC
15
957
135

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ÁI MỘ ************ BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích tại sao hiện tượng cận thị học đường ngày càng gia tăng. Địa chỉ: Số 34 Ngõ 298 Ngọc Lâm, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội Điện thoại: 0438273601 Email: [email protected] Họ và tên nhóm học sinh: 1. Hoàng Phương Nguyên Ngày sinh: 29/03/2001 2. Tạ Quang Anh Ngày sinh: 19/02/2001 Lớp: 8C Lớp: 8C Năm học 2014 2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ÁI MỘ ************ BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích tại sao hiện tượng cận thị học đường ngày càng gia tăng. Địa chỉ: Số 34 Ngõ 298 Ngọc Lâm, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội Điện thoại: 0438273601 Email: [email protected] Họ và tên nhóm học sinh: 3. Hoàng Phương Nguyên Ngày sinh: 29/03/2001 4. Tạ Quang Anh Ngày sinh: 19/02/2001 Lớp: 8C Lớp: 8C Năm học 2014 2015 BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN I. Tên tình huống: “ Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn tới tật cận thị ở tuổi học đường- tật cận thị ở tuổi học đường ngày càng gia tăng” Xã hội ngày càng phát triển, toàn Thế giới đang trong công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ vào Khoa học Kĩ thuật phát triển, cuộc sống của con người chúng ta trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là trong việc liên lạc. Hàng loạt những chiếc smartphone ( điện thoại thông minh) và các thiết bị điện tử xuất hiện, đã khiến trẻ em được tiếp xúc với chúng từ khi còn nhỏ. Hơn nữa, do các em lười vận động hoặc hoạt động quá nhiều trong ngày dẫn đến mắt cũng phải làm việc liên tục. Tất cả những điều này đã dẫn đến bệnh cận thị ở trẻ em ngày càng tăng cao. II. Mục tiêu giải quyết tình huống - Sử dụng kiến thức các môn học và kiến thức thực tiễn để: + Tìm hiểu khái niệm tật cận thị + Tình trạng cận thị ở trẻ em + Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bệnh tật cận thị ở trẻ em + Hậu quả, tác hại của tật cận thị + Điều trị, phòng chống tật cận thị III. Vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết tình huống - Môn Vật lí: điều kiện của ánh sáng đối với mắt - Môn Sinh học: sự phản công của mắt khi nhìn các vật quá gần lâu ngày dẫn đến sự thay đổi độ cong của cầu mắt, điểm nhìn không rơi trúng vào điểm vàng mà nằm trước điểm vàng nên bị cận thị. Tâm sinh lí thay đổi, trẻ em chơi điện tử và các thiết bị gây ảnh hưởng không tốt cho mắt - Môn Thể dục: cách luyện tập mắt khi bị cận thị - Môn Toán: tính toán tỉ số phần trăm số người bị cận thị so với số người trên toàn thế giới - Môn Giáo dục công dân: ý thức của trẻ khi tiếp xúc với các phương tiện hiện đại: máy tính, vô tuyến, trò chơi điện tử,…và nguồn có cường độ ánh sáng quá mức: máy hàn, mặt trời,… - Kiến thức thực tiễn IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 1. Khái niệm “ cận thị”, nhận biết bệnh cận thị: Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và hình ảnh của vật rơi trước điểm vàng nên người bị cận thị chỉ nhìn rõ khi vật gần mắt và không nhìn rõ khi vật xa mắt. Cận thị bẩm sinh thường được phát hiện sơm khi trẻ 1-2 tuổi, cận thị bẩm sinh thường có số kính cao và tăng số nhanh bất bình thường. Cận thị khởi phát ở thiếu niên là cận thị xuất hiện ở trẻ từ 5-6 tuổi, và được phát hiện khi trẻ đến trường. Trẻ em nhìn không rõ mờ khi vật ở xa, không phân biệt hoặc nhầm lẫn nét số và chữ trên bảng, mỏi mắt khi đọc sách, tiến gần khi xem vô tuyến, xem phim.Cận thị khởi phát ở người lớn xuất hiện ở khoảng 20 tuổi. Công việc nhìn gần nhiều là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển cận thị ở tuổi này. 2. Tình trạng cận thị ở trẻ em: - Số liệu học sinh Việt Nam bị cận thị ngày càng gia tăng: Tình trạng cận thị ở trẻ em có 2 loại: a. Cận thị nhẹ : Dưới 6 diôp: đáy mắt không có tổn thương ở mạch võng mạc. Độ cận tăng dần từ tuổi học đường đến trưởng thành, tuổi thành niên rồi cố định. Đeo kính phân kỳ thì thị lực trở lại bình thường. Nếu cận thị nhẹ diễn biến bình thường nơi người có sức khỏe bình thường, độ cận sẽ không thay đổi cho đến lúc lớn tuổi, lúc đó lão thị sẽ làm giảm số Diôp, khi đọc sách có thể hạ số kính hoặc bỏ kính. b. Cận thị nặng (Cận thị bệnh): Trên 7 Diôp, dù đeo kính thị lực vẫn không đạt được mức bình thường, mắt trông lớn có vẻ như hơi lồi, đáy mắt có nhiều suy biến nơi mạch mạc và võng mạc. Nhược thị là tình trạng mắt không đưa được những thông tin rõ nét về hình ảnh của sự vật lên não, trung tâm thị giác tại não sẽ lười hoạt động và từ từ dẫn đến giảm khả năng phân tích của não dẫn đến giảm sút thị lực mặc dù không có tổn thương thực thể nào tại mắt. Kết quả nghiên cứu đầu tiên trên qui mô đa quốc gia tại Chi-lê, Trung Quốc và Nê-pan đăng tải trên tạp chí Nhãn khoa của Hoa Kỳ đã khiến nhiều bậc cha mẹ sửng sốt. Ở trẻ lên 5 tuổi, tỷ lệ cận thị tại Chi- lê là 3,4%, tại Nê-pan là 3%. Nhưng với trẻ 15 tuổi thì con số này lên tới 19% ở các em trai và 15% ở các em gái. Còn tại Trung quốc, tỷ lệ cận thị lên tới 37% ở trẻ trai và 55% ở trẻ gái. Ở nước ta việc các cháu bé oằn lưng với chiếc cặp sách và gương mặt ngây thơ với cặp kính cận đã không còn là điều hiếm gặp. Đã có vài công trình khoa học về cận thị học đường. Các tác giả đã đưa ra những con số đầu tiên về tỷ lệ cận thị hoc đường : ở nông thôn khoảng 13-15% , ở thành thị lên tới 25-30% . Chúng ta đã có chương trình phòng chống cận thị học đường, thể hiện sự quyết tâm giảm thiểu việc mắc bệnh cận thị trong giới trẻ của toàn xã hội. 3. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ em: a) Do yếu tố di truyền: Trẻ em bị cận thị cũng có thể là do di truyền. Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị. Loại này có đặc điểm là độ cận cao, có thể trên 20 đi ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc..., khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị. b) Trẻ chịu tác động từ bên ngoài ( học hành, thi cử,…) Một số trẻ vào mùa thi, học tập quá nhiều khiến mắt phải hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ. Hơn nữa, các em còn tranh thủ thời gian để ôn luyện nên không để cho mắt nghỉ ngơi. Điều này đã khiến mắt mệt mỏi vì làm việc quá sức. Những lúc mỏi mắt, các em không nhìn ra xa mà lại lấy tay dụi mắt, làm cho vi khuẩn ở tay tiếp xúc với mắt, khiến mắt bị ảnh hưởng xấu ngày càng nghiêm trọng. Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: đặc biệt là từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị. c) Học tập trong điều kiện không đủ ánh sáng: Ánh sáng được xem là điều kiện quan trọng nhất với đôi mắt. Trong điều kiện ánh sáng trong lớp học đầy đủ, khoảng 6% học sinh có khả năng bị cận thị. Tỉ lệ này sẽ tăng thành 15% nếu các em phải ngồi học trong môi trường ánh sáng không đúng chuẩn. Chiếu sáng tốt không những giảm tỷ lệ cận thị mà còn tăng chất lượng tiếp thu bài vở của học sinh và tăng kết quả giảng dạy của giáo viên. Cuộc khảo sát nhanh tại các trường học tại TP HCM vào năm 2004 cho thấy rất nhiều phòng học không được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa ra vào không đủ ánh sáng tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng được mắc một cách tuỳ tiện, nhiều loại đèn không đủ chuẩn hoặc không đúng quy cách; vẫn còn nhiều phòng học ánh sáng chỉ đạt 80-120 lux. Ngược lại, nhiều lớp học lại mắc quá nhiều đèn nhưng không đúng quy cách, độ chói lớn, tốn kém điện năng nhưng ánh sáng không đồng đều. Thường xuyên phải học tập trong môi trường ánh sáng như trên, học sinh phải liên tục điều tiết thị giác, dẫn tới việc căng, mỏi mắt, lâu ngày thành cận thị, viễn thị hoặc loạn thị… Vì vậy, học tập và làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị cận thị. d) Trẻ đam mê chơi điện tử, đọc truyện tranh đen trắng: Cận thị do chơi điện tử hoặc đọc truyện đen trắng được gọi là cận thị giả. Cận thị giả thường có những biểu hiện như mắt thường xuyên bị chảy nước mắt, khi nhìn thường nheo mắt,… Theo các bác sĩ, việc này đã khiến cơ mắt luôn ở trạng thái điều tiết quá căng thẳng khi phải tập trung vào diện tích quá nhỏ (màn hình máy điện thoại) đã dẫn đến việc cháu mắc bệnh cận thị giả. Cận thị giả hay còn gọi là cận thị có tính công năng xảy ra do thói quen sử dụng mắt không đúng quy tắc. Thủy tinh thể trong mắt giống như một thấu kính lồi, ta thường bắt nó lồi về phía trước tối đa để thích ứng với nhu cầu. Cơ mắt giống như dây chằng, nếu thường xuyên ở trạng thái kéo căng, nó sẽ dần mất đi tác dụng đàn hồi. Cơ mắt vì phải điều tiết căng thẳng nên sinh ra mệt mỏi, thậm chí co giật, dẫn đến giảm thị lực, sinh ra cận thị”. Chơi điện tử trên smartphone hoặc máy tính cũng vậy. Nó sẽ khiến cơ mắt mất sự đàn hồi, lâu dần dẫn đến cận thị. e) Do môi trường bị ô nhiễm: Trẻ em bị cận thị một phần cũng là do ảnh hưởng từ môi trường. Môi trường càng ô nhiễm, mắt càng bị ảnh hưởng. Môi trường ô nhiễm dẫn đến có nhiều khói bụi, khí thải trong không khí. Khi mắt của trẻ tiếp xúc với những bụi bẩn đó sẽ có tác dụng xấu tới các bộ phận trong mắt. Lâu dần, mắt sẽ không còn khả năng nhìn nhận, nhận biết linh hoạt như bạn đầu. f) Trẻ em thụ động, không tham gia hoạt động ngoài trời để mắt được thư giãn: Việc trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cũng góp phần cải thiện đôi mắt. Khoa học đã chứng minh: Khi chúng ta nhìn vào một vật có màu xanh sẽ tốt cho mắt. Vì vậy, tại sao chúng ta lại không đưa trẻ ra ngoài, tham gia các hoạt động lí thú ngoài trời? Công việc này không những giúp cho trẻ có một đôi mắt sáng, khỏe mà còn tập cho trẻ được thói quen tự lập bên ngoài và cảm thấy thích thú với thiên nhiên, với thế giới xung quanh.. Biện pháp này đã giúp cải thiện mắt theo hai con đường. Thứ nhất đó là giúp đôi mắt của trẻ sáng hơn, tránh cận thị khi nhìn thấy những vật có màu xanh trong môi trường không khí trong lành. Thứ hai chính là giúp trẻ tránh xa khỏi những trò chơi điện tử thu động, không tốt cho mắt. 4. Hậu quả, tác hại của bệnh cận thị: a) Cận thị không tốt cho sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể: Khi chúng ta bị cận thị, mắt sẽ cần có những sự hỗ trợ nhất định. Điều này không hề tốt cho mắt và hơn nữa là cho cơ thể con người. Chúng ta dùng thuốc để tránh cho mắt tăng diốp, vậy khi thuốc có tác dụng phụ, chúng sẽ ảnh hưởng tới cơ thể con người. Không những vậy, khi bị cận thị, sự hỗ trợ đầu tiên ta nghĩ tới chính là kính. Đeo kính giúp cho mắt nhìn rõ hơn, nhưng chúng lại gây ảnh hưởng đến mũi và tai. Đeo kính nhiều mũi sẽ bị biến dạng, khác với hình dang ban đầu: mũi có thể tẹ đi, cao lên nhưng lại bị lệch,… Còn đôi tai của bạn sẽ luôn phải bỏ ra một lực nhất định để nâng gọng kính. Đặc biệt là đối với trẻ em, khi mà các tế bào ở tai và mũi còn chưa được hoàn thiện, chúng đã phải chịu thêm một sức nặng của gọng kính, thật bất tiện biết bao! b) Cuộc sống trở nên mất thoải mái, khó khăn trong việc nhìn: Cứ thử tưởng tượng, đi đâu bạn cũng phải mang theo kính để đeo thì thật không thoải mái. Đặc biệt là khi trời mưa và chúng ta đi xe máy, nước mưa sẽ làm kính bị mờ đi và khó nhìn hơn. Rồi từ đó đã có biết bao vụ tai nạn thương tâm không đáng có. Để khắc phục điều này, ngày nay xã hội đã có kính áp tròng. Nhưng kính áp tròn cũng có phần hạn chế của nó. Hằng ngày, chúng ta sẽ phải vệ sinh kính áp tròng sạch sẽ và bảo quản cẩn thận. Nếu không, đôi mắt bạn sẽ dính bụi bẩn, lâu dần trở thành mù lòa và rất khó chữa trị. c) Mắt không được hoàn thiện khi bị cận thị, mất đi vẻ đẹp tự nhiên: Khi bị cận thị, mắt bạn sẽ không thể nhìn rõ bất kì thứ gì. Chắc chán bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của kính mắt. Dần dần, mắt bạn sẽ phụ thuộc vào chiếc kính đó. Mỗi lần bỏ kính ra, trông mắt thật tệ hại! Dường như đồng tử bị bé lại và mắt trở nên dại hơn. Hơn nữa, đeo kính sẽ khiến bạn mất đi vẻ đẹp vốn có của mình. Bạn sẽ trông thật khác với một cái kính trên mặt! 5. Điều trị, phòng chống bệnh cận thị Việc làm đầu tiên và cũng là cần thiết nhất đó chính là bảo vệ mắt khỏi các tác nhan gây bệnh. - Hạn chế sử dụng smartphone, máy tính: Việc làm này sẽ giúp bạn có một đôi mắt khỏe mạnh, không tăng diốp và cai “ nghiện” chơi điện tử, đặc biệt là với trẻ em. - Dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt: Khi dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt, bạn sẽ vừa được thư giãn đầu óc và mắt lại vừa được thoải mái. Chỉ cần dành một chút thời gian nhỏ trong ngày, đoi mắt bạn sẽ luôn sáng và khỏe mạnh. - Khám mắt định kì: Cứ 3 đến 6 tháng, bạn hãy đến các cơ sở uy tín đẻ kiểm tra lại đôi mắt. Nếu mắt có triệu chứng gì lạ, chúng ta có thể sớm phát hiện và điều trị - Phòng chống cận thị ngay từ nhỏ: Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, chúng ta nên có những biện pháp để bảo vệ đôi mắt như vệ sinh mắt, ngồi học đúng tư thế,… Song hành cùng với việc bảo vệ mắt bằng các biện pahps khoa học, chúng ta cũng có thể bảo vệ mắt bằng cách ăn uống đầy đủ, ăn những thức ăn tốt cho mắt. Trong việc bảo vệ và chăm sóc đôi mắt đẹp, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế đừng quên bổ sung những loại thực phẩm hữu ích đối cho đôi mắt vào thực đơn hàng ngày của trẻ. - Bổ sung omega 3, 6, 9 - Ăn uống những thứ tốt cho mắt, nhiều vitamin A như bí đỏ, cà rốt, cà chua,… Biện pháp hữu dụng hơn nữa, chúng ta hãy cùng trẻ thực hiện những bài tập giúp cho mắt sáng và khỏe mạnh. - Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 - 5 giây, mở ra 3 - 5 giây. Tập 6 8 lần. - - Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 - 2 phút. - Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngón tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngón tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần. - Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngón tay, đưa ngón tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhòa thành 2. Lập lại 8 lần. - Ngồi xuống che mi mắt lại, xoa bóp quanh hốc mắt trong 1 phút. - Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 - 30cm duỗi một ngón tay và nhìn nó bằng 2 mắt 3 - 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 - 5 giây rồi đổi sang mắt phải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần. V. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống 1. Việc kết hợp kiến thức liên môn: Hóa học, Vật lí, Sinh học, Thể dục, Toán học và Giáo dục công dân làm cho khả năng thuyết minh, trình bày của nhóm học sinh có tính thuyết phục cao. 2. Việc vận dụng kiến thức liên môn để thuyết minh tiến trình tạo cho trẻ em thói quen bảo vệ mắt, giúp chúng nhận thức được tầm quan trọng của đôi mắt và có những biện pháp bảo vệ mắt tốt nhất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan