Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống vận dụng kiến thức liên môn để tuyên truyền về ô nhiễm môi trường

.DOC
10
749
126

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT HỒNG THÁI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Tên tình huống: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TUYÊN TRUYỀN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Sinh học Các môn học tích hợp: Hóa học - Vật lý - GDCD Họ Và Tên Ngày sinh Trường Lớp : Phạm Thị Anh : 01/8/1998 : THPT Hồng Thái : 11A9 Năm học: 2014 – 2015 BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội Trường : Trung Học Phổ Thông Hồng Thái Địa chỉ : xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng - TP Hà Nội Điện thoại : Email : Tên Tình huống : Vận dụng kiến thức liên môn để tuyên truyền về ô nhiễm môi trường Các môn học tích hợp : Hóa học - Vật lý - GDCD Thông tin về học sinh : Phạm Thị Anh Ngày sinh : 01/8/1998 Lớp : 11A9 1. Tên tình huống: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TUYÊN TRUYỀN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: 2.1 Mọi người biết được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. 2.2 Hậu quả gây ra đối với môi trường, con người. 2.3 Một số giải pháp đạt ra nhằm khắc phục tình trạng đáng lo ngại này. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Khảo sát sự hiểu biết của học sinh THPT về vấn nạn ô nhiễm môi trường tại địa phương đang sinh sống. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: 4.1 Trồng nhiều cây xanh 4.2 Tham gia vệ sinh đường, làng, xóm 4.3 Xây dựng hầm bi-ô-ga 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Người dân cảng Tiên Tân thuộc khu vực tôi đang sinh sống cho hay họ thường xuyên bị nhức đầu, mệt mỏi, ốm đau do phải hít từ các lò sản xuất gạch thủ công đang ngày đêm hoạt động. Những ngôi nhà nơi đây phủ một lớp xám xịt, cây cối éo húa, không thể phát triển được như bình thường. Hay những “lò sản xuất khói” đối diện với làng tôi trên bãi bồi sông Hồng đang là những bất cập đối với người dân khi những lò nung hoạt động một lượng nhiệt lớn cũng như khí thải CO, CO2 được tạo ra. Một người có thâm niên 5 năm gánh gạch ở khu vực bãi bồi thuộc xã Hồng Hà cho biết: “Chỉ vì miếng cơm, manh áo nên phải làm nghề này chứ hít nhiều khói lò cảm thấy tức ngực, khó thở. Ngay cả ở trong làng, mặc dù cách bờ mấy trăm mét, những hôm gió lớn, khói lò gạch ùa vào không chịu nổi mùi hơi khói”. Lò gạch trên bãi nổi sông Hồng (giữa Hồng Hà và Vĩnh Tường) hình ảnh minh họa Đã và đang là những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường của địa phương. Cảnh đốt đồng thường thấy sau vụ gặt ở xã Hồng Hà – Đan Phượng – Hà Nội Mùa gặt rơm, rạ đốt vì không có chỗ chứa gây bức xúc cho nhà dân. . Lò đốt rác của Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng. Rãnh thoát nước thải chăn nuôi của nhà dân ở gần cổng trạm y tế xã Hồng Hà – huyện Đan Phượng – Hà Nội. Cống, rãnh không đảm bảo, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi gia súc chảy lênh láng lên đường đã gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề, gây mất mĩ quan cho người qua lại. Những cống rãnh như thế này còn tồn tại ở xã Hồng Hà Cống rãnh trên một con đường lớn ở xã Hồng Hà Những nơi này đã trở thành “nhà” cho biết bao nhiêu virus, vi khuẩn có hại…là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp: viêm phế quản, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết. Thực tế đã chứng minh về điều đó, hiện nay làng tôi đã có rất nhiều trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, thường xuyên sốt, ho, hay những bệnh viêm da do tiếp xúc với không khí nhiễm bẩn. Trên các con đường phương tiện giao thông tham gia ngày càng nhiều, đặc biệt là các xe máy, công nông, ô tô vận tải lớn với công suất tỏa khói CO 2 nhiều đã chung tay gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Song song với đó là việc sử dụng các bao bì ni lông hay những loại pôlyme để làm nguyên liệu gây bếp và trong khi khí CO2 ngày càng cao thì cây xanh ngày càng ít được trồng… Không! Không! Chúng ta phải đứng lên vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trồng nhiều cây xanh, cây xanh giúp hấp thụ một lượng lớn khí CO2 điều hòa không khí trong lành. Hình ảnh minh họa. Sử dụng các loại xe thân thiện với môi trường như xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông vừa có thể tiết kiệm tiền vừa giúp giảm đi một phần khí thải. Tránh sử dụng qua nhiều nguyên liệu được làm từ pôlyme để làm chất đốt, thay vào đó có thể sử dụng những nguồn năng lượng mới đảm bào cho môi trường: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió,… thay vì dùng những bao bì ni lông có phần độc hại sang những túi giấy thân thiện với môi trường, đi chợ có thế dùng các loại xe đẩy hàng hay nàn đựng đồ mà không cần túi bọc. Tích cực tham gia vào các phong trào lao động, tổng vệ sinh đường, làng, ngõ, xóm. Thay vì thải trực tiếp nước thải ra ngoài cống, rãnh chúng ta có thể xây dựng những hầm bi-ô-ga chứa nước thải chăn nuôi gia súc, tận dụng để làm chất đốt mà không gây ô nhiễm môi trường. Hầm trên dự án thiết kế. Hầm đã được đưa vào sử dụng tại cụm 8 xã Hồng Hà Sử dụng thùng rác 3G, phân loại rác thải ngay từ đầu sẽ giúp công việc tái chế rác thải cũng như đốt nhanh hơn bảo đảm hơn. Đưa các loại hình sản xuất gạch tiên tiến bằng các công nghệ khoa học giúp bảo vệ môi trường thay thế cho các lò gạch truyền thống. Và điều cuối cùng tôi muốn nói: Mọi người ơi! Hãy xây dựng một ý thức tốt, xây dựng một cuộc sống xanh-sạch-đẹp, sống khỏe nhé! 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Tình huống giúp mọi người nâng cao ý thức góp phần bảo vệ môi trường bởi bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm là việc rất quan trọng. Hồng Thái, ngày 20 tháng 11 năm 2014 Người viết Phạm Thị Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan