Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống ứng dụng công nghệ trồng rau sạch trong hộ gia đình (ứng dụng kiến thức môn sinh học,công nghệ)

.DOC
13
837
130

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT TÂY HỒ Địa chỉ :143, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại : 04 3757 2163 BÀI DỰ THI LIÊN MÔN VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT CHỦ ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRỒNG RAU SẠCH TRONG HỘ GIA ĐÌNH (Ứng dụng kiến thức môn Sinh học,Công nghệ) NHÓM HỌC SINH Nguyễn Đoàn Hoài An Nguyễn Anh Quốc Ngày sinh : 21. 01. 1998 Ngày sinh : 20.11.1998 Hà Nội - 2014 Lớp: 11A2 Lớp: 11D1 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRỒNG RAU SẠCH TRONG HỘ GIA ĐÌNH (Ứng dụng kiến thức môn Sinh học,Công nghệ ) I . MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Giải thích được cơ sở khoa học của việc trồng rau sạch, rau an toàn. 2. Ứng dụng của công nghệ trồng rau sạch trong hộ gia đình. 3. Một số tồn tại và biện pháp hạn chế tồn tại trong quá trình trồng rau sạch. II. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Phương pháp thu thập kiến thức, tài liệu. 2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, tham khảo ý kiến. 3. Phương pháp quan sát và tự thực hành. III . GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Thành lập nhóm nghiên cứu. 2. Tiến hành nghiên cứu thực tế về lý thuyết và thực hành. 3. Tổng hợp các kết quả, đề xuất và kiến nghị. IV . THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT Lương thực, thực phẩm luôn luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất đặt ra trước nhân loại. Hiện nay ai cũng lo sợ sử dụng các loại thực phẩm không an toàn trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Rau bán ngoài chợ có an toàn không? Chất lượng rau trong cửa hàng rau sạch có được đảm bảo không? Từ nhu cầu của cuộc sống và trong khuôn khổ của đề tài, chúng em xin phép được đề cập phương pháp trồng rau sạch trong hộ gia đình để nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình. Phương pháp trồng rau đơn giản, dễ làm, mỗi chúng ta đều có thể tự thực hành để có được những món rau sạch yêu thích. Tiến hành các nghiên cứu về mặt lí thuyết : Ứng dụng thí nghiệm trồng rau trong chương trình phổ thông và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đời sống được chúng em nghiên cứu và đúc kết qua kiến thức của các bộ môn: Sinh học, Công nghệ trong chương trình THPT. Cụ thể : Bộ môn Sinh học lớp 11: Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Bài 7: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bon. Bài 10: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến năng suất quang hơp. Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng. Bộ môn Công nghệ 10 : Chương 1 – Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương. Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch. 3. Bộ môn Hóa học lớp 12: Qua các kiến thức đã học ở ba môn học trên, chúng em xin được tổng hợp một số kiến thức về quá trình trồng brau sạch trong hộ gia đình như sau : Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ gieo trồng Vật dụng phổ biến để trồng rau ăn lá tại nhà là khay nhựa, khay xốp; khay nhựa tiện dụng hơn bởi vì dễ dàng di chuyển, dễ thoát nước, độ bền cao.Chúng ta cũng có thể tận dụng thau, rổ, thùng xốp, chậu cũ… Bước 2: Ủ hạt giống : Hạt giống rau ăn lá như rau dền, xà lách, rau cải các loại tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước.Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau ăn lá có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất ta nên ủ như sau: + Cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 2 - 6h( hạt dầy vỏ ngâm lâu hơn hạt có vỏ mỏng ) + Sau khi ngâm vớt hạt ra ủ lại bằng khăn vải từ 12 - 48h (tùy theo loại hạt). + Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn,sau đó trộn với giá thể,để hạt giống không bị dính cục, giúp ta rải đều hạt trên mặt khay Bước 3: Chuẩn bị đất trồng (Hỗn hợp đất dinh dưỡng) hoặc dung dịch dinh dưỡng trồng cây Bước 4: Gieo hạt: Rải đều hạt rau ăn lá trong khay ươm (hoặc chậu), lấp một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt, dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong mát, tưới nước đủ ẩm từ 2-3 lần/ngày , khi hạt nhú nanh cần đưa cây ra ngoài có nhiều ánh sáng và nắng. Bước 5: Chăm sóc : Đúng kỹ thuật, tưới nước và bón phân đầy đủ. Bước 6: Thu hoạch: 2. Tiến hành các nghiên cứu liên quan cụ thể giải quyết tình huống: a. Giới thiệu một số sản phẩm được tạo thành từ công nghệ trồng rau sạch: Giá đỗ: Giá đỗ được ông cha ta làm từ xa xưa, được sử dụng trong mỗi gia đình. Hiện nay giá đỗ được làm theo nhiều cách khác nhau vẫn đẩm bảo chất lượng và bổ dưỡng. Giá đỗ xanh hiện được coi là rau sạch. Loại tốt phải có cọng thân mập, cong tự nhiên, chất giòn, dài 34cm, màu trắng, hạt đỗ teo lại, vỏ hạt bong ra nhưng vẫn còn nguyên không tách rời, lá mầm có màu vàng nhạt hoặc ánh xanh lục, hơi nhú ra, rễ mầm màu nâu nhạt. Giá đỗ có chứa lượng phong phú các Vitamin A, B, C và E, các khoáng chất như sắt, canxi và kali. Trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3g glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, đặc biệt rất giàu vitamin E với hàm lượng 15-25mg và cung cấp 44 calo.Trong y học Trung Quốc, giá đậu xanh được xem là thực phẩm làm mát, có chứa chất chống ung thư. Nguyên tắc làm giá đỗ đảm bảo môi trường thoáng, đủ nước, không có ánh sáng và đè chặt. Rau mầm: Rau mầm ra đời đã giải toả phần nào tâm lý muốn được sử dụng rau sạch và giàu dinh dưỡng của người tiêu dùng, nhất là khi vấn đề rau có chứa dư lượng hoá chất, nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật đang là vấn đề nhức nhối và thường nhật của xã hội như hiện nay. Vì rau mầm được sản xuất theo nguyên tắc “bốn không” và đã được nhiều cơ quan kiểm chứng là rau sạch 100%. Rau mầm là một trong những loại thực phẩm hoàn hảo và dinh dưỡng nhất hiện nay. Rau mầm chứa đủ tất cả những gì cần thiết cho sức khỏe và đời sống của chúng ta như vitamin B, C, E ….. và rau mầm có nhiều chất xơ dễ tiêu hóa. Rau mầm từ lâu đã được ưa chuộng ở các nước tiên tiến nhờ giàu vitamin, nhất là vitamin E, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ làn da mịn màng, tươi tắn, dồi dào sinh lực. Chỉ cần 50 gam rau mầm là sẽ có giá trị dinh dưỡng bằng 200 gam rau thường. Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của rau mầm thường gấp 3 – 5 lần rau thông thường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, rau mầm có chứa nhiều loại vitamin, axit amin, chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Ví dụ trong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng can xi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Ngoài ra, loại mầm này còn là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, chlorophyl, đạm dễ tiêu Nguyên tắc quan trọng của việc trồng rau mầm là - Lựa chọn giống rau mầm chất lượng nảy mầm tốt, hạt không bị lép vỡ, không bụi bẩn. Và đặc biệt là hạt không hóa chất bảo quản Rau thường : Rau là loại thực phẩm giầu vitamin C, E, A, B1, B2, B3, B5, B6, B12 , khoáng chất P, K, Ca, Fe… chất xơ và có thêm các thành phần đường, protein, axit amin … Các món ăn được chế biến tư rau rất phong phú ngon miệng và đảm bảo sức khỏe cho mỗi người. nhiều loại rau còn có tác dung thanh nhiệt, giải độc và chữa bệnh. Nguyên tắc trồng rau phải chon hạt giống chắc mẩy, sạch bệnh, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đủ nước, thoáng rễ và đủ ánh sáng, chăm sóc đúng kỹ thuật. b. Tồn tại và biện pháp hạn chế tồn tại trong sản phẩm của công nghệ trồng rau: Trong quá trình khảo sát và thực nghiệm, nhóm nghiên cứu chúng em nhận thấy một số tồn tại trong công nghệ trồng rau như sau : - Giá đỗ : Nổi bật là hiện tượng giá gầy, không ngọt, có thể bị ủng. Trong quá trình làm giá có thể bạn thu được kết quả không như mong muốn. Giá có thể bị hỏng do bị thối ủng, giá nhỏ ăn có vị đắng, không ngọt, giá có thể lên lá, thân không phải mầu trắng….  Khác phục: Để tránh các hiện tượng trên, khi làm giá cần lưu ý: + Đè vật nặng lên để cọng giá được mập + Giá phải được để vào trong tối. Vì giá bị đắng, thân nhỏ, có màu tím, có lá đều chung một nguyên nhân là bị ánh sáng vào. + Để tránh giá bị úng, thối: khăn bạn dùng để ủ giá phải thoáng và thoát nước, rải đỗ không quá dày hoặc không tưới quá nhiều nước. - Rau mầm : Có thể gây ngộ độc Hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau cũng sẽ bị nhiễm khuẩn.Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch. Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Rau mầm nên ăn và không nên ăn Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này. Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống... + Các loại rau mầm không nên ăn: Rau mầm cây sắn, khoai tây, khoai lang, dưa dây, mầm đậu ván già, đậu kiếm, đậu trứng chim, măng mọc ở môi trường thiếu ánh sáng. + Rau mầm nên ăn: Đó là những loại rau mầm đẫ được sử dụng phổ biến và nghiên cứu chứng minh là ăn được như: Mầm cải trắng, cải đỏ, cải thìa, cải ngọt, súp lơ, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ, đậu Ha Lan, rau muống, rau dền, mướp đắng.  Khắc phục: Lựa chon loại rau mầm ăn được, chọ hạt giống sạch bênh, chắc mẩy, đảm bảo vệ sinh và đúng quy trình. Chú ý rau mầm chỉ cần cường độ ánh sáng yếu nên rất dễ áp dụng cho các hộ gia đình ở thành thị và thành phố không có đất vườn để trồng rau. - Rau thường: + Rau trồng trong đất: Thường không đủ đất, kỹ thuật chăm bón chưa phù hợp với môi trường và mùa vụ nên cây còi cọc, vàng lá, thân yếu...  Khắc phục: Cần chuẩn bị đủ đất phù hợp với từng loại cây. Đất đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Trồng cây đúng mùa vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật và chọn loại cây ưa sáng, ưa bóng cho phù hợp với điều kiện ánh sáng của nhà mình. + Rau trồng thủy canh: Cần chú ý hàm lượng chất dinh trong dung dịch đúng đủ để rau phát triển tốt và không bị thừa dư lượng chất trong dung dịch. c. Thực hành một số phương pháp trồng rau trong hộ gia đình - Làm giá đỗ: Có nhiều phương pháp làm giá đỗ khác nhau trong gia đình sau đây chúng em xin giới thiệu một số phương pháp dễ làm.Cách 1: Làm giá đỗ bằng rổ nhựa Chuẩn bị : Một chiếc rổ nhựa thưa đường kính 30 cm, mắt to một chút để nước rích xuống dưới dễ dàng. Một miếng vải cotton màu trắng kích thước khoảng 70 cm x 120 cm ( tùy thuộc vào miệng rổ nhựa to nhỏ mà điều chỉnh miếng vải cho vừa vặn). Một đĩa sứ phẳng nhỏ hơn đường kính của rổ nhựa một chút. Một vật nặng dùng để chằn đè ( có thể là gạch rửa sạch, can nước, viên đá... tùy khả năng sáng tạo của mỗi người ) Tiến hành: Lấy khoảng 200g - 300g đậu xanh (loại đậu xanh lòng thì càng ngon) nguyên hạt nhặt sạch hạt vỡ, sâu và hỏng rồi ngâm nước sạch từ 8 -10h. Sau đó dùng 1/2 tấm vải đã nhúng nước cho ướt đều trải lên rổ thưa rồi rắc đều đậu đã ngâm nước lên trên mặt vải. Đậy 1/2 miếng vải còn lại lên trên phần đậu xanh này. Chú ý là mép vải phải trùm kín được cả rổ nhựa. Úp đĩa sứ lên rồi đè vật nặng lên. Ngày 3 lần cho đỗ uống nước đều. Khi cho uống thì bỏ đĩa sứ ra rồi tưới nước đều mấy lượt. Cứ vậy khoảng 4 ngày là bạn có thể dỡ giá ra, nhặt sạch và thưởng thức món giá tự làm rất ngon và đảm bảo. Cách 2: Làm giá đỗ bằng vỏ hộp sữa tươi 1 lit. Chuẩn bị: Một vỏ hộp sữa tươi 1 lit, cắt bốn rìa vỏ hộp sữa khoảng 2 cm cho thoáng khí. 100g đậu xanh. Tiến hành: - Ngày 1: Cho đỗ xanh vào hôp sữa đẫ rửa sạch. Đổ nước ấm khoảng 35 oC vào hộp ngâm khoảng 8 – 12 giờ. Đổ can nước trong vỏ hôp ủ 12 giờ. - Ngày 2: Sáng đổ thật can nước cũ ra khỏi hộp. Thay nước mới ngâm khoảng 15 phút, sau đó đổ can đi ủ nơi mát 12 giờ. Chiều lại lặp lại lần 2. Ngày 3: Ủ tương tự ngày thứ 2. Công đoạn ủ kéo dài 3 đến 4 ngày thì giá nở đầy hộp chớm thò ra các khe thông khí lúc đó ta thu hoạch và sử dụng. Ngoài ra giá đỗ có thể làm bằng dụng cụ làm giá hay máy làm giá cho giá mập, trắng và ngọt. - Trồng rau mầm: Chuẩn bị: - Giống: Có thể trồng rau mầm bằng các loại hạt giống như: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền… - Đất trồng (giá thể): Qua nhiều thử nghiệm khoa học giá thể đi từ bụi xơ dừa đã được xử lý là tốt nhất do đặc tính ưu việt của nó. Lượng sử dụng rất ít cho mỗi lần trồng và có thể tái sử dụng nhiều lần. Nếu lấy khay xốp (40cm x 50cm x 7cm) làm định mức thì cần 2kg giá thể và 30 - 40g hạt giống là đủ. Người ta thường sử dụng xơ dừa để làm giá thể trồng rau mầm vì nó có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và nó nhẹ nên dễ vận chuyển, sử dụng. - Khay: Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng tiện lợi và dễ sử dụng nhất là khay xốp( 40x60cm). - Kệ: Tùy theo kích thước của khay mà đóng kệ có kích thước cho phù hợp. Có thể đóng kệ gỗ hoặc kệ sắt. - Giấy lót: Dùng giấy mềm để lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để sau khi thu hoạch không bị dính giá thể vào rau.Cách trồng rau mầm thông thường bỏ qua bước này sẽ làm cho rau khi thu hoạch lẫn xơ dừa, trông bẩn au và dễ mắc nghẹn, rất khó lọc giá thể khỏi rau. - Bìa carton( k có cũng được): Bìa dùng để đậy lên bề mặt của khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt. - Bình tưới: Phải sử dụng bình tưới có vòi phun sương để tưới. Tiến hành: Cách trồng rau mầm cơ bản cần giá thể, có nhiều cách bạn không cần đến giá thể vẫn trồng được - Ngâm hạt: Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (45-50 độ) trong thời gian 2-5h (tùy loại hạt: hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn). Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là để dễ dàng khi gieo.Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. - Làm giá thể: Khay xốp cho giá thể vào dày khoảng 2-3cm. Làm cho bề mặt bằng phẳng để tránh bị dồn hạt khi gieo. Sau đó phun nước cho ướt giá thể. Trải giấy thấm lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2. Mục đích của việc trải giấy thấm trong cách trồng rau mầm là để giá thể không bám vào cây gây bẩn khi thu hoạch. - Gieo hạt: Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật độ gieo tùy thuộc vào loại hạt giống, nhưng trung bình khoảng 10gr hạt / 40cm2 bề mặt giá thể.Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày. - Chăm sóc cây: Sau 2 - 3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp.Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay là yếu tố quan trọng trong cách trồng rau mầm cơ bản .- Thu hoạch: Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay. Chú ý: nếu rau chưa sử dụng liền thì không nên rửa mà cho vào bao để trong ngăn mát của tủ lạnh.Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 - 5 ngày. Một số chú ý cách trồng rau mầm cơ bản: Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng, mưa trực tiếp và gió lùa.Một đến hai ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay.Một ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ ẩm của giá thể. Lưu ý: cách trồng rau mầm với các loại hạt có vỏ dầy như rau mầm rau muống, rau mầm hướng dương, rau mầm đậu tương, rau mầm đậu xanh, rau mầm đậu hà lan thì khả năng nảy mầm lâu hơn và cần nhiều nước hơn nên sau khi gieo hạt nên lấp một lớp đất sạch mỏng lên trên. Nếu ngâm ủ được hạt giống thì cây sẽ lên nhanh và đều hơn. Trồng rau ăn lá trong đất Chuẩn bị dụng cụ gieo trồng rau ăn lá Vật dụng phổ biến để trồng rau ăn lá tại nhà là khay nhựa, khay xốp; khay nhựa tiện dụng hơn bởi vì dễ dàng di chuyển, dễ thoát nước, độ bền cao. Chúng ta cũng có thể tận dụng thau, rổ, thùng xốp, chậu cũ…. để làm vật dụng trồng rau ăn lá, lưu ý tạo lỗ thoát nước cho những vật dụng này Khối lượng hạt giống rau ăn lá gieo cho một khay nhựa: - Rau dền: Khối lượng hạt gieo 0,5g/khay. - Cải thìa, cải ngọt, cải bẹ xanh: khối lượng hạt gieo từ 0,5-1g/khay. - Rau mồng tơi, rau muống: hạt gieo thành hàng cách khoảng 10 cm. - Xà lách nên ươm cây con trước khi trồng hoặc gieo thưa để cây phát triển mạnh. Tiến hành - Ủ hạt giống rau ăn lá: Hạt giống rau ăn lá như rau dền, xà lách, rau cải các loại tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước. Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau ăn lá có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất ta nên ủ như sau: + Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 2 - 6h( hạt dầy vỏ ngâm lâu hơn hạt có vỏ mỏng ) + Bước 2: Sau khi ngâm vớt hạt ra ủ lại bằng khăn vải từ 12 - 48h (tùy theo loại hạt). + Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn,sau đó trộn với giá thể,để hạt giống không bị dính cục, giúp ta rải đều hạt trên mặt khay. Khi gieo hạt nên trộn ít dầu hôi để tránh côn trùng tha. không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới đem gieo tránh tình trạng đứt rễ non. - Chuẩn bị đất trồng: Hỗn hợp đất dinh dưỡng + Bước 1: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 1 kg xơ dừa + 3kg đất dinh dưỡng (hoặc dùng hoàn toàn đất dinh dưỡng Ramit hoặc Tribat), cho hổn hợp đất vào khay cách mặt khay 1-2 cm, bón lót ít phân hữu cơ vi sinh lớp bề mặt. Nếu không có đất dinh dưỡng thì có thể dùng đất thịt pha trộn với phân chuồng hoại mục, xơ dừa, tro trấu và bón lót phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh. + Bước 2: Dùng bình phun có tia nước nhỏ, phun ướt đều khay đất trồng để tạo độ ẩm . + Gieo hạt: Rải đều hạt rau ăn lá trong khay ươm (hoặc chậu), lấp một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt, dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong mát, tưới nước đủ ẩm từ 2-3 lần/ngày , khi hạt nhú nanh cần đưa cây ra ngoài có nhiều ánh sáng và nắng. Lưu ý: tránh mưa trực tiếp làm hỏng hạt hoặc cây con. - Cách chăm sóc rau ăn lá + Tưới nước: mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng. + Ánh sáng: cây muốn phát triển mạnh nhất thiết phải đưa ra nơi có nhiều ánh sáng và nắng. +Tỉa thưa và sang khay: Đây là bước nhằm tạo không gian , cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Khi cây rau cải, xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần ( ăn rau mầm) hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. Qui cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm. Nếu để rau ăn lá lớn trong thùng gieo ban đầu (không tỉa thưa , không sang khay) từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch là: 45-50 ngày . Nếu tỉa thưa rau cải nhỏ sang thùng khay khác thì thời gian thu hoạch khoảng 25-30 ngày sau khi trồng lại. Mùa mưa tưới vừa đủ nước, mùa khô tưới ngày hai lần sáng sớm và chiều mát. + Bón phân (trên 1m2) Bón phân lần 1: bón lót 3 - 4 kg phân bò hoai mục, 100gram phân hữu cơ Tribat T-O trộn đều rồi san bằng đất. Có thể thay thế hoàn toàn phân bò bằng phân hữu cơ vi sinh (3 - 4kg). Bón phân lần 2: Sau khi cây rau cải ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g phân hữu cơ khoáng dạng viên Tribat T-O hay Vedangro ( 02 muỗng cà phê ) với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch. Bón phân lần 3: Cách lần 2 từ 10 - 15 ngày, liều lượng giống lần 2, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch. * Sau mỗi lần tỉa thưa cây hoặc cắt ngọn nên bón bổ sung phân hữu cơ khoáng hay phân hữu cơ vi sinh để cây chóng hồi phục. - Thu hoạch và sử dụng ( ngoài rau ăn lá có thể trồng thêm một số cây leo ăn quả như mướp, su su ....) Trồng rau thủy canh : Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân ở thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn, là một thú tiêu khiển như chăm sóc cây hoa kiểng, là cách thư giãn của những người có cường độ làm việc cao như hiện nay, đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em. Ưu điểm: Không phải làm đất không có cỏ dại, trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới, không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại, năng suất cao hơn từ 25% đến 50%, sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất, người gìa yếu trẻ em có thể tham gia có hiệu quả, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Điều kiện trồng: Tận dụng mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà, ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày, cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng, cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá, cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch. Vật liệu: Hộp xốp (45 x 60 x 15 cm),chất dinh dưỡng, rọ nhựa gieo hạt, hạt rau (xà lách, rau muống, cải xanh, cải ngọt, húng quế...), xơ dừa, tro trấu, bình phun nước. Trình tự thao tác: - Chuẩn bị hộp xốp: Hộp xốp có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch. - Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ thuộc vào từng loại cây trồng: Rau muống, xà lách, cải xanh, ... có thể 24 lổ. - Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp. Chuẩn bị hộp xốp, sơn đen; Khoang lỗ trên nắp hạt; Chuẩn bị ro để gieo hạt - Gieo hạt: 2-3 hột vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm - Pha dung dịch: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm. - Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm. Gieo 2 - 3 hạt vào mỗi rọ; Pha dung dịch dinh dưỡng; Đặt nấp hộp lên thùng Chú ý: Theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ. d. Một số mô hình trồng rau trong một số hộ gia đình Rau mầm: Rau trông trong đất: Rau trông thủy canh: IV. KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Trong quá trình nghiên cứu, chúng em nhận thấy : - Kỹ thuật trồng rau tại nhà dễ thực hiện, tân dụng được mọi diện tích trên sân thượng hay ngoài lan can và trong nhà. Ai cũng có thể thực hiện được việc trồng rau này để gia đình có được những sản phẩm rau ngon, an toàn. -Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này còn giúp học sinh chúng em bồi dưỡng thêm được khả năng đánh giá, tổng hợp, xâu kết các kiến thức đã học và ứng dụng vào thực tế đời sống hàng ngày, biết vận dụng học đi đôi với hành. Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn. 2.Đề xuất và kiến nghị - Trong quá trình trồng rau cần chú ý đến giống, mùa vụ, điều kiện ánh sáng, giá thể và kỹ thuật chăm sóc phù hợp để thu được sản phẩm như mong muốn. - Đây là một cuộc thi rất bổ ích, chúng em rất mong muốn sẽ có nhiều cuộc thi như thế này nữa để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của người học sinh. - Các cơ sở sản xuất rau hãy vi lương tâm và trách nhiệm sản suất rau theo đúng tiêu chuẩn rau sạch để đảm bảo sức khỏe cho người dân. - Các cơ quan có thẩm quyền thực sự vào cuộc để kiểm soát chất lượng rau, xử phạt nghiệm minh những cơ sở vi phạm sản xuất rau an toàn để người dân yên tâm mỗi khi mua rau ngoài chợ. Tây Hồ, ngày 05 tháng 12 năm 2014
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan