Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống tìm hiểu và phát huy giá trị di tích lịch sử địa phương đình sàn tảo dương

.DOC
19
1149
122

Mô tả:

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o hµ néi Phßng gi¸o dôc Vµ ®µo t¹o thanh oai TÊN TÌNH HUỐNG: “TÌM HIỂU VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG” - Trường THCS Hồng Dương - Địa chỉ: Hồng Dương - Thanh Oai – Hà Nội - Điện thoại: 0944484053 - Email: [email protected] - Môn học chính được vận dụng: Lịch sử - Các môn tích hợp: Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân. Học sinh: Họ và tên: Đỗ Ánh Linh Ngày sinh: 23/1/2000 Lớp: 9A Năm học: 2014 - 2015 1 1: TÊN TÌNH HUỐNG: TÌM HIỂU VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG Hồng Dương là quê hương giàu truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa. Trong xã có nhiều công trình được công nhận là Di tích lịch sử, nghệ thuật Quốc gia. Tiêu biểu nhất là Đình sàn Tảo Dương được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, nơi được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Việc phát huy giá trị di tích lịch sử địa phương góp phần tăng thêm niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước, tạo niềm tin và ý thức trách nhiệm của mối người với công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. 2: MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. Giúp chúng ta đặc biệt là với thế hệ trẻ hiểu thêm về Di tích lịch sử địa phương : Đình sàn Tảo Dương. Đây là công trình đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Đây cũng là nơi được đón Hồ Chủ Tịch về thăm. Từ đó, trong mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị của công trình kiến trúc này, trong học tập và rèn luyện dưới mái trường Hồng Dương. 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. Với việc sử dụng kiến thức liên môn vùng với việc kết hợp các phương pháp thu thập tư liệu, điều tra, tham khảo ý kiến chuyên gia, điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn,…nhằm nghiên cứu tổng quan về Đình sàn Tảo Dương qua quá trình lịch sử. nâng cao nhận thức về giá trị di tích lịch sử văn hóa. Đồng thời giáo dục cho học sinh niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước. 4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. - Tiếp cận nghiên cứu. - Biên tập tài liệu, sử lí hình ảnh. - Thuyết trình. 2 Để giải quyết tình huống trên, em đã huy động kiến thức các môn như : Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Văn học. Từ đó thuyết minh về Di tích lịch sử văn hóa đình sàn Tảo Dương nhằm làm cho các bạn hiểu và phát huy giá trị lịch sử công trình kiến trúc này vào việc tự giác học tập và rèn luyện. 5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. 5.1. THÔNG TIN VỀ DI TÍCH. 1.1 .Tên di tích: Đình Sàn Tảo Dương. 1.2 . Loại công trình: Đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1982. 1.3. Loại di tích: Công trình kiến trúc nghệ thuật thế kỷ XVII- XX, đồng thời là một di tích lịch sử và là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm ngày 10/02/1967 (tức ngày Mùng 2 Tết Đinh Mùi - 1967). 1.4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 165 ngày 21 tháng 12 năm 1985. 1.5. Địa chỉ di tích: Thôn Tảo Dương - Xã Hồng Dương - Huyện Thanh Oai - TP Hà Nội. 5.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ. - Theo cuốn “Di tích Hà Tây”, đình Tảo Dương tên thường gọi là đình sàn Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai. Di tích cách thị xã Hà Đông chừng 20km về phía Nam, đi theo quốc lộ 22 xuôi Bình Đà phố Kim Bài đi tiếp đến xã Hồng Dương, thôn Tảo Dương cạnh đường 22. 3 5.3. KIẾN TRÚC. - Đình sàn Tảo Dương là một ngôi đình cổ được kiến tạo năm Quảng Hòa ngũ niên (năm 1545- được ghi trên báng đình ở phía bắc của Đình sàn), được tu bổ vào năm Chính Hòa và sau này đã được nhiều lần tu bổ. Hiện nay cơ bản đình vẫn được giữ nguyên hiện trạng. Là nơi thờ tự các vị Thành Hoàng làng. - Đình là sản phẩm cung tiến của bà Nguyễn Thị Nguyệt - vợ vua Mạc Mậu Hợp. Đình có Đại Bái vào cung, hai bên có Tả Vu về phía sau Hậu Cung. Đình thờ 5 vị Thành Hoàng: + Đức thượng đẳng phúc thần Đồng Vĩnh: Thời Vua Hùng được phong làm Thái bảo nhiếp chính. Ông là người Khóai Châu, tỉnh Hưng Yên. + Hoàng Tế đại vương: thời nhà Đinh. Ông sinh ngày 12/3, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm quan Thái úy. + Trần Minh đại vương: Là anh em sinh đôi của ông Trần Tuệ, được phong làm “Tham tán binh sự tướng quân”. + Trần Tuệ đại vương: Ông sinh ngày 12 tháng 11, con ông Trần Kính, được vua Đinh phong làm “Thái phó đại tướng quân” + Hoàng Hựu đại vương (còn gọi là Nguyễn Hựu): Ông là người Tảo Dương, sinh ngày 7/3 con cụ Nguyễn Quang và cụ Đặng Thị Minh được vua Đinh phong làm “Điều sát binh sự tướng quân”. - Trên chiếc cọc báng có khắc 4 dòng chữ Hán tính từ phải sang trái: + Dòng 1: Chính Hòa nhị thập niên, Tuế tại Kỉ Mão, thập nhị nguyệt, tam thập nhật, Sửu thời tạo (Làm giờ sửu, ngày 30/12 Kỉ Mão Chính Hòa thứ 20). + Dòng 2: Trung (giữa). 4 + Dòng 3: Phụng sao nguyên cửu tích (Kính sao đúng theo tích cũ một chữ khó đọc). + Dòng 4: Quảng Hòa ngũ niên tuế tại Ất Tỵ, thập nguyệt tạo chí Kỉ Mão cộng chí nhất bách, lục thập bát niên (Làm tháng 10 năm Ất Tỵ - Quảng Hòa thứ 5. Tính đến năm Kỉ Mão được 168 năm). - Trước cửa đỏ hậu cung của đình có 4 chữ đại tự trên hoành phi ghi dòng chữ “Thiên Môn Tường Phượng” có nghĩa là trước cửa trời nhìn rõ phượng bay - ý nói ngôi đình cổ có tầm nhìn xa trông rộng của nhiều năm tháng trôi qua bao thời đại. - Điểm đặc biệt đáng lưu ý ở đây riêng ba chữ “Quảng Hòa Ngũ” được chạm nổi, còn tất cả các chữ khác đều được khắc chìm xuống mặt gỗ của tấm ván dày. Nghĩa là các cụ xưa đã có ý nhấn mạnh về niên đại giữa thế kỉ XVI của ngôi đình làng mình, đã trở thành một thực thể của văn hóa làng xã Việt. - Ở phần đầu dư: mang dấu ấn nhà Lê, có họa tiết hoa văn hình lá sen rất tinh xảo. Đầu bẩy ngoài đón mái có họa tiết hoa văn thời Lê. => Hình thể chung: là ngôi đình có kiến trúc nhà Mạc (mái thường thấp). - Theo giáo sư Bùi Thu Phương – Viện khảo cổ học khẳng định: Đây là đinh sàn Tảo Dương được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng bảo vệ là Di tích lịch sử đã qua nhiều lần trùng tu: Cảnh Hưng thứ 27 (1768), Cảnh Hưng thứ 48 (1787) và đợt trùng tu vào thế kỉ XIX. - Hiện nay di tích kiến trúc nghệ thuật lịch sử ngôi Đình Sàn Tảo Dương đã được nhân dân phục chế, trùng tu, nâng cấp để đảm bảo sự bền vững của khu di tích ý nghĩa lớn lao này. 5 5.4. Ý NGHĨA LỊCH SỬ. - Một sự kiện lịch sử trọng đại với Đảng bộ và nhân dân Hồng Dương nói chung, cán bộ và nhân dân Tảo Dương nói riêng, ngày mùng 2 Tết Đinh Mùi 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ đã về thăm và chúc Tết cán bộ và nhân dân Tảo Dương, nói chuyện với cán bộ Tỉnh Hà Tây tại nơi này. Cho đến bây giờ và mãi sau này, lời Bác chúc Tết và căn dặn cán bộ, nhân dân mãi mãi còn vang vọng, in đậm trong trái tim cán bộ, nhân dân thôn Tảo Dương nói riêng, cán bộ và nhân dân Hà Tây ( trước đây) nói chung. Người dã căn dặn cán bộ Đảng viên và đồng bào: “Bác mong cán bộ đảng viên và đồng bào làm 2 việc: 1: Sản xuất cho tốt. 2: Chiến đấu cho tốt….Các cháu thiếu nhi phải nhớ chăm sóc trâu bò béo khỏe”… Người còn căn dặn: “Cán bộ Đảng viên, Đoàn viên dù là chủ nhiệm phải là người đày tớ trung thành của nhân dân và phải là người đày tớ tốt”. Đặc biệt Liên đội Tảo Dương đã được thay mặt cho thiếu nhi Hồng Dương báo công với Bác về thành tích học tập và góp công chăm sóc đàn trâu, bò cho Họp tác xã nông nghiệp Tảo Dương Từ ngày Bác về thăm đến nay (Mùng 2 Tết Đinh Mùi – tức 10/2/1967), trải qua 47 năm lời dạy của người vẫn còn in sâu vào trái tim, khối óc của cán bộ Đảng viên và nhân dân Tảo Dương. - Sau thời gian Bác Hồ về đã có nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước về thăm quê hương Tảo Dương như: Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Hoàng Anh – Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, bác sĩ nông nghiệp Lương Đình Của. Ngoài ra còn có các đồng chí như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Hoàng Sâm về dự và truyền đạt lớp tập huấn sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam tại ngôi đình này trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước quyết liệt. - Đình Sàn Tảo Dương một ngôi đình cổ kính có niên đại hơn 500 năm. Chính tại ngôi đình này vào những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 6 cứu nước đã là nơi hội tụ của nhân dân tiến hành tham gia kháng chiến chống quân xâm lược, tiễn đưa bao lớp thanh niên lên đường tòng quân đánh giặc, là nơi hội họp của nhân dân để họp bàn về việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội xưa nay làm cho làng xóm ngày một phát triển bình yên, nhân dân ấm no hạnh phúc. Cũng chính nơi đây để tỏ lòng tôn kính và biết ơn các vị anh hùng đã xây dựng nên khu di tích, nhân dân Tảo Dương đã cố gắng gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước để lại. - Đình sàn Tảo Dương là ngôi đình kháng chiến vì trong những ăm kháng chiến chống Pháp xâm lược, đình là nơi ẩn chứa các cán bộ hoạt động bí mật trong thời kì địch tạm chiếm (1950, 1954). Đình còn là nơi hội tụ để tuyên truyền cho nhân dân tiến hành kháng chiến chống Pháp như: rào làng kháng chiến, phá đường để ngăn bước tiến quân thù. Tổ chức nhiều đợt tiễn đưa con em quê hương lên đường tòng quân đánh giặc. Thời chống Mỹ cứu nước sàn là nơi tạm trú cho cơ quan và các gia đình cán bộ công nhân viên nhà máy cao su Sao Vàng sơ tán tại đây. 5. PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ. - Thực hiện lời người dạy quê hương Tảo Dương đang ngày càng thay da đổi thịt, cuộc sống đã vươn lên, cảnh quan môi trường đã đổi thay, tình hình kinh tế phát triển, chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững Quê hương Tảo Dương đã ba lần được công nhận Danh hiệu “Làng văn hóa” vào các năm 1997, 2002, 2013. Hồng Dương đã phất đấu hoàn thành mô hình nông thôn mới với 19/19 tiêu chí và đã xứng đáng là đơn vị điển hình của huyện Thanh Oai. - Hàng năm, vào ngày mùng bảy tháng giêng và từ ngày mười hai đến ngày mười lăm tháng ba âm lịch, làng tổ chức lễ hội để tỏ lòng ngưỡng mộ ân đức của các bậc tiền nhân xưa đã có công dựng làng giữ nước. Nơi đây, để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ vĩ đại, sau khi Bác mất nhân dân Tảo Dương đã thờ tượng Bác Hồ trong cung. 6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. 7 - Đình Sàn Tảo Dương - đây là ngôi đình cổ kính vừa mang trong mình di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với tài hoa của các nghệ nhân xưa đã để lại những dấu ấn vừa mang tính kỹ sảo vừa mang dáng dấp kiến trúc nghệ thuật cao. Đồng thời ngôi đình sàn còn có ý nghĩa lịch sử được Bộ văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích nghệ thuật, lịch sử và là nơi đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Từ khi Người về thăm quê hương Tảo Dương đến nay, cán bộ và nhân dân thôn nhà đã luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của người để xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp hơn. Làng đã được nhà nước công nhận là làng văn hóa từ năm 1997, là làng nghề năm 2004 và hôm nay cán bộ nhân dân thôn Tảo Dương không ngừng quyết tâm học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Mỗi người dân thôn nhà vẫn luôn mang trong mình quyết tâm gìn giữ, bảo tồn khu Đình cổ của làng mình. Di tích đình Sàn Tảo Dương sẽ mãi mãi trong lòng người dân Tảo Dương. - Thực hiện phong trào “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, trường THCS Hồng Dương đã được Đảng Ủy, chi bộ, trưởng thôn Tảo Dương Hồng Dương giao nhiệm vụ chăm sóc khu di tích lịch sử đình sàn Tảo Dương một ngôi đình cổ đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích nghệ thuật lịch sử, đã được vinh dự đón Bác Hồ về thăm vào ngày 10 tháng 2 năm 1967 (tức mồng 2 Tết Đinh Mùi). Trong những năm học vừa qua trường THCS Hồng Dương đã luôn tuyên truyền cho các thế hệ học sinh về vị trí địa lí, giá trị lịch sử một cách khái quát của công trình nghệ thuật kiến trúc lịch sử này. Hơn nữa trong những buổi giáo dục truyền thống, vào dịp đầu xuân trường đã mời các vị trưởng lão, cán bộ lão thành thôn Tảo Dương giới thiệu giá trị nghệ thuật lịch sử di tích. Liên đội đã tiến hành các hoạt động chăm sóc, tiếp tục học tập và phát huy giá trị của di tích lịch sử Nhờ có sự phát huy giá trị của di tích, học sinh Hồng Dương luôn luôn chăm ngoan, học giỏi, thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. Từ năm học 2008 - 2009 đến nay trường liên tục được công nhận Danh hiệu: Trường học thân thiện - Học 8 sinh tích cực, Tập thể Lao động Xuất sắc, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Huân chương lao động Hạng ba ( năm học 2013-2014). Từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2013 - 2014 Liên đội nhà trường liên tục đạt danh hiệu “Liên đội mạnh”, được Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen, được nhận cờ dẫn đầu thi đua khối THCS Thành phố Hà Nội. ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 9 ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG MÀ EM ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 10 ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG Các đầu bẩy của đình đều được chạm khắc hoa văn mềm mại, tinh xảo mang đậm nét kiến trúc, nghệ thuật thời Mạc. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 11 ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG Các đầu cột cũng được trang trọng trang trí những hoa văn họa tiết cầu kì, huyền ảo,... MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 12 ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG Các bức chạm trổ Long, Ly, Quy, Phượng tại khu trung tâm đón mái của đình hết sức công phu, tinh xảo. Hoành phi, câu đối thể hiện tư tưởng của nhân dân đối với tiền nhân, căn dặn hậu thế. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 13 ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG Các hoa văn chạm trổ hết sức công phu, tinh xảo đặc trưng của tín ngưỡng kiến trúc phong kiến thời nhà Mạc có giá trị thẩm mỹ cao. Các cột đình bên ngoài mang đậm chất thời gian và phong cách cổ xưa. Bia hậu bằng gỗ được ông Lê Quý Sáng (bố nhà khoa học Lê Quý Đôn) khắc thảo. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 14 ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG Đình còn là nơi che giấu cán bộ…. Trích lời nói chuyện của Bác Hồ với hội nghị cán bộ Tỉnh Hà Tây Người dã căn dặn cán bộ Đảng viên và đồng bào: “Bác mong cán bộ đảng viên và đồng bào làm 2 việc: 1: Sản xuất cho tốt. 2. Chiến đấu cho tốt….Các cháu thiếu nhi phải nhớ chăm sóc trâu bò béo khỏe”… Người còn căn dặn: “Cán bộ Đảng viên, Đoàn viên dù là chủ nhiệm phải là người đày tớ trung thành của nhân dân và phải là người đày tớ tốt”. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 15 ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG Hình ảnh Bác Hồ đang căn dặn với các chiến sĩ dân quân tự Hình ảnh Bác Hồ kính yêu về vệ ở ngôi Đình sàn. thăm nhân dân thôn Tảo Dương Bác Hồ chúc Tết bà con xã viên Bác ân cần hỏi thăm cô và HTX Tảo Dương tại Đình sàn trò tại lớp học dã chiến được mở tại ngôi đình này MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 16 ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG Theo giáo sư Bùi Thu Phương - Viện khảo cổ học khẳng định: Đây là đình sàn Tảo Dương được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng bảo về là Di tích lịch sử đã qua nhiều lần trùng tu: Cảnh Hưng thứ 27 (1768), Cảnh Hưng thứ 48 (1787) và đợt trùng tu vào thế kỉ XIX. 17 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH SÀN TẢO DƯƠNG Chúng em – học sinh trường THCS Hồng Dương được lắng nghe thầy giáo Nguyễn Khắc Hùng – người thôn Tảo Dương kể về khu Di tích lịch sử. Hiểu được ý nghĩa lịch sử, em và các bạn sẽ có ý thức bảo vệ những di tích lịch sử trên quê hương mình.Và em muốn nói với các bạn của em và các bạn những người con của đất mẹ Việt rằng: Các bạn ơi!Truyền thống lịch sử dựng nước, giữ nước cha ông mình hào hùng và vĩ đại vô cùng, các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta những giá trị truyền thống vô cùng quý giá. Chúng mình hãy tìm hiểu và bảo vệ và giữ gìn cho muôn đời sau các bạn nhé. 18 Học sinh thực hiện Đỗ Ánh Linh 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan