Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống bánh kẹo xuất xứ từ trung quốc.

.DOC
10
730
53

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SÀI SƠN …… œ …… BÀI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Trường THCS Sài Sơn: Địa chỉ: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Điện thoại: 0924040769 Email: [email protected] Tên tình huống: Bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc. Môn học chính: Hóa học Các môn học tích hợp: Ngữ văn, toán, sinh học, GDCD. NHÓM THỰC HIỆN - Nguyễn Thị Thanh Mai Sinh ngày: 25/5/2000 Lớp 9A - Phan Thị Hà Trang Sinh ngày: 03/01/2000 Lớp 9A Năm học : 2014-2015 BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Tên tình huống: Bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc. 1. Tình huống cần giải quyết Hiện nay đất nước Việt Nam ta đang mở cửa thị trường, nước ta có nhập khẩu một nguồn hàng lớn nước ngoài. Vì vậy không thể tránh khỏi việc nhập khẩu hàng không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, tiêu biểu như hàng bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc. Chúng ta cần phân tích những mặt tiêu cực và tích cực về mặt hàng này. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Vận dụng kiến thức liên môn để áp dụng giải thích sự xuất hiện, tác hại của bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc và khắc phục tình trạng đó. 3. Tổng quan nghiên cứu đến việc giải quyết tình huống Cần kết hợp tri thức khách quan trong bài viết: - Tình trạng của bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc - Nguyên nhân có sự xuất hiện đó - Tác hại của nó đến đời sống - Biện pháp giải quyết 4. Giải pháp giải quyết tình huống Vận dụng các kiến thức liên môn: - Ngữ văn: sử dụng từ ngữ phù hợp để viết thành bài văn nghị luận - Toán học: số lượng, giá tiền - Hóa học: tên một số chất độc hại có trong kẹo - Sinh học: ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào ? - Giáo dục công dân: ý thức, trách nhiệm của con người đối với việc ngăn chặn bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính =>Tìm hiểu =>Trao đổi =>Viết thành bài văn. 6. Nội dung giải quyết tình huống Kẹo là thực phẩm giàu đường ăn, kẹo giàu calori nhưng nghèo dinh dưỡng. Trên xã hội hiện đại ngày nay, kẹo vốn là đồ ăn quen thuộc của trẻ em, có nhiều loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhưng bên cạnh đó vẫn còn những loai hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy không đạt tiêu chuẩn nhưng những mặt hàng này vẫn phổ biến rộng rãi trên cả nước. 6.1, Tình trạng kẹo Trung Quốc trên thị trường hiện nay a, Đặc điểm nhận dạng sản phẩm bánh kẹo Trung Quốc Kẹo Trung Quốc co vỏ bao bì in nhiều hình đẹp như hình siêu nhân, Tôn Ngộ Không,... rất bắt mắt. Bao bì in chủ yếu là chữ Trung Quốc đến người mua hàng cũng không hiểu trên đó viết gì. Sản phẩm Trung Quốc có mã vạch bắt đầu bằng đầu 69, rồi có thể là hàng chữ “Made in China”, lại không rõ nơi sản xuất, hạn sử dụng, thành phần... một số kẹo sau khi ăn còn thầy tê tê ở đầu môi hay có biểu hiện xấu như đau bụng... Cũng có những loại kẹo rất ngọt hay có những loại kẹo rất cay. Không kể đến đó là những mặt hàng có màu sắc vô cùng lòe loẹt như màu cam, xanh, đen, vàng... ăn vào rất ngon. Ngoài ra, những đồ ăn này còn tặng kèm thêm một số đồ chơi... Hiện bánh kẹo không rõ cơ sở, xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng... xuất hiện ngày một nhiều trên thị trường đặc biệt là các quầy hàng nhỏ, lẻ. Khách hàng có thể mua từng loại hoặc “bốc xô” mỗi loại một ít chỉ với gia từ 1000020000 đồng/kg mà không cần biết hạn sử dụng còn hay không, chất phụ gia ra sao, tỉ lệ phẩm màu cho phép tới đâu... Không chỉ thế, hiện nay xung quanh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở vẫn còn rất nhiều quầy bán hàng. Bánh kẹo bán ra đa số là hàng Trung Quốc so với giá hàng Việt thì rất rẻ chỉ từ 500- 2000 đồng/ chiếc. b, Nơi phân phối Bánh kẹo Trung Quốc bày bán ở rất nhiều nơi, phổ biến rộng rãi. Chúng ta có thể quan sát thấy, bánh kẹo bày la liệt bên các cổng trường, vỉa hè, một số cửa hàng không có uy tín... Điều này khiến bánh kẹo bán rất chạy vì sau mỗi giờ tan học các quầy hàng là “tâm điểm” của những bạn học sinh hay ăn quà vặt. 6.2, Một số thông tin cho thấy bánh kẹo Trung Quốc có thành phần nguy hại đến sức khỏe con người Cách đây không lâu hơn 3 tấn kẹo từ Trung Quốc đã bị cơ quan chức năng bắt giữ khi đang vận chuyển vào Việt Nam tiêu thụ. Được biết toàn bộ số hàng hóa bánh kẹo này chủ yếu là bim bim, bánh bao chay, kẹo mút và kẹo cao su dành cho trẻ em vào dip Tết Nguyên Đán. Nhìn bao bì tuy mới nhưng khi bóc vỏ và kiểm tra sản phẩm thì đều bị hỏng, không đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt trong thành phần của kẹo có chất gì đó rất độc hại vì đến những loại côn trùng như kiến, ruồi, muỗi... còn sợ mùi của nó khiến chúng phải tránh xa. Chính con người lại không nhận ra sự nguy hiểm của nó, họ vẫn ngửi và cảm nhận được vị ngon của kẹo. Đây là một câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được. Một vụ việc khác cũng quan trọng không kém vào tháng 9 năm 2008, phát hiện một số loại sữa dành cho trẻ em sản xuất tại Trung Quốc có nhiễm chất melamin. Tính đến ngày 22 tháng 9 đã có hơn 53.000 trẻ em đã lâm bệnh và hơn 12.000 em phải nhập viện, trong số đó có 4 người tử vong vì đã sử dụng các sản phẩm sữa này. Việc thêm Melamin vào sữa do nhà sản xuất có dụng ý làm tăng hàm lượng protein biểu kiến trong sữa vì melamin vốn có hàm lượng nitơ cao. Đến nay ngoài Trung Quốc, nhiều nước khác cũng đã phát hiện các sản phẩm có nguồn gốc làm từ sữa cũng bị nhiễm chất melamin. Và hầu hết các nước này đã cấm nhập khẩu sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa của Trung Quốc. Melamine (tên đầy đủ triazine-triamine) là một bazơ hữu cơ có công thức hóa học C3H6N6 tạo thành từ 3 phân tử cyanamide (CN2H2). Nếu tính tỷ lệ các nguyên tố cácbon (C), nitơ (N) và hydro (H) thì nitơ chiếm tới 66% nếu tính theo khối lượng. Melamine tan ít trong nước, có khả năng giải phóng N khi gặp nhiệt độ cao và được sử dụng làm chất chống cháy. Melamine còn là dẫn chất của thuốc trừ sâu cyromazine và có thể được hình thành trong cơ thể động vật có vú từ cyromazine. Có nghiên cứu cho rằng melamine cũng được hình thành từ cyromazine khi cyromazine có mặt trong mô thực vật. Điều gì sẽ xảy ra nếu như có hiện tượng bánh kẹo có lẫn melamine ở Việt Nam? Một số điều tra khác, có những loại bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng Pb (chì) và hàm lượng cd ( phẩm màu) vượt quá giới hạn cho phép. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. 6.3, Tác hại của bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc a. Tác hại trước mắt Bánh kẹo Trung Quốc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc ăn nhiều có thể dẫn đến đau bụng, đau đầu... Tuy hàng rẻ nên không ít số học sinh coi đó là bữa sáng của mình. Không chỉ vậy, một số học sinh không có ý thức, tự giác khi ăn xong còn vứt vỏ bánh, kẹo ra ngoài đường kể cả trong khuôn viên trường học mà không hề ngại ngùng. Điều này làm ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan. b, Ảnh hưởng lâu dài Khi ta ăn những loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng, chúng ta cảm thấy rất bình thường, hơn nữa chúng lại có thêm cả vị ngon đặc biệt nên chúng ta ngày càng ăn nhiều mà không cần quan tâm đến hậu quả của nó. Chúng ta đã quá coi thường và chủ quan. Việc ăn nhiều bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài. Căn cứ vào thông tin ở phẩn trên, chúng ta cần biết về tác hại của melamine, hàm lượng Pb ( chì ), hàm lượng cd ( phẩm màu ) , chất bảo quản và một số chất độ hại khác: -Nếu ăn thực phẩm chứa melamine có thể dẫn đến các tổn thương đường tiêu hóa, sỏi bàng quang, sỏi thận và có thể ung thư bàng quang. Melamine cũng được tìm thấy trong mô thận của mèo và chó được cho ăn thức ăn chứa melamine. Sự lắng đọng các tinh thể muối melamine có khả năng gây bệnh tích tại thận của lợn và cá tương tự như axit uric gây sỏi thận ở người. - Một nhóm các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số phẩm màu và chất bảo quản thực phẩm đối với trẻ em theo đơn đặt hàng của Chính phủ Anh và phát hiện ra rằng chúng có thể làm trẻ trở nên hung hăng hơn và lười suy nghĩ hơn. Không chỉ vậy, các hóa chất sử dụng rộng rãi trong việc bảo quản thực phẩm có thể làm cho nhiều phụ nữ khó thụ thai hơn, theo một nghiên cứu tại Mỹ. Nếu con người sử dụng thường xuyên, liều cao loại phẩm màu công nghiệp, lâu dài sẽ gây tổn thương hệ thần kinh, suy gan, suy thận, thậm chí là gây ung thư. - Trong cán cầm của kẹo mút phát quang có chứa PAH - một chất cực độc, gây ung thư, đột biến gene. Đây là kết quả xét nghiệm do Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia vừa công bố. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc. Trẻ em là tương lai của đất nước. Để những mầm non tương lai của đất nước được khỏe mạnh thì mọi người cần có định hướng, kiểm soát tốt một vấn đề trực tiếp: việc ăn uống của trẻ. Việc ăn quà vặt và xả rác bừa bãi cũng làm cho mọi người có thói quen thiếu văn hóa. 6.4,. Một số trách nhiệm của các tổ chức liên quan công dân đối với việc ngăn chặn bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc Vào hàng năm, nước ta có nguồn nhập khẩu lớn về thực phẩm. Chính vì thế không ít vụ nhập lậu bánh kẹo xuất xứ từ Trung Quốc. Điều này làm những đồ ăn nguy hại đến sức khỏe ngày càng nhiều. Vì thế, mỗi người phải có cách trách nhiệm ngăn chặn việc buôn bán những thứ kẹo nguy hiểm này: - Bên quản lí hàng nhập khẩu cần xem xét kĩ những trường hợp khả nghi buôn bán hàng nhập lậu từ Trung Quốc, phạt nặng những người tiếp tay hay trực tiếp vận chuyển, buôn bán những mặt hàng này. - Chúng ta không nên ham rẻ, thích thú những đặc điểm nổi bật của mặt hàng này. Các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh cần nhắc nhở con em mình không được ăn quà linh tinh, không rõ xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng... nên mua ở những nơi có uy tín, tốt nhất là “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và biết rằng “Của rẻ là của ôi” hay “Tiền nào của nấy”. - Nhà trường không cho phép người dân bày bán kẹo bên cổng trường. Điều này vừa giúp khuôn viên trường sạch đẹp lại đảm bảo sức khỏe cho mầm non tương lai. - Những người bán hàng không nên bán những sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc hay chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. Hành động không có ý thức này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. 7. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Việc giảm thiểu số lượng bánh kẹo độc hại từ Trung Quốc sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển. Theo chúng em, việc ngăn chặn sản xuất, bày bán kẹo Trung Quốc không đảm bảo an toàn sức khỏe là vô cùng khó. Điều này phụ thuộc vào ý thức mỗi người dân, tuy khó nhưng mang lại ý nghĩa tốt đẹp. Bánh kẹo Trung Quốc như những sát thủ áo đen đang thầm lặng trong các quán hàng. Nó đã có sức thu hút trẻ em, học sinh. Chỉ vì những thứ đồ quá rẻ tiền và bắt mắt như sản phẩm được nêu trên đã có bao nhiêu người đặc biệt là trẻ em đã mắc phải những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sưc khỏe và con người. Vì vậy, ngay từ bây giờ các bạn hãy lựa chọn đồ ăn cho thật phù hợp và bảo đảm sức khỏe để có một cuộc sống thật trong lành và tốt đẹp, các bạn nhé! HỌC SINH CHÚNG TA HÃY CÙNG CHUNG TAY VÌ MỘT NGÀY MAI TƯƠI SÁNG.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan