Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống: Bà con nông dân nhiều vùng nông thôn thường đốt rơm rạ vào vụ gặt. Điều này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng trên

.DOC
13
1138
112

Mô tả:

1. Tên tình huống: Bà con nông dân nhiều vùng nông thôn thường đốt rơm rạ vào vụ gặt. Điều này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng trên 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu: - Thực trạng sử dụng rơm rạ sau khi thu hoach lúa của các hộ nông dân - Tác hại của đốt rơm rạ đến con người, môi trường, an toàn giao thông, hỏa hoạn - Sử dụng rơm rạ để sản xuất nấm rơm, làm phân bón 3. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống: - Nghiên cứu các nội dung kiến thức có liên quan đến tình huống (ảnh hưởng của đốt rơm rạ) - Việc tận dụng rơm rạ sau thu hoạch để trồng nấm rơm, sản xuất phân bón 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: + Địa lý: Vị trí các vùng trồng lúa, tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta + Ngữ văn: Sử dụng thơ, diễn đạt ngôn ngữ, hình ảnh, phương thức thuyết minh + Lịch sử: Lịch sử xây dựng và phát triển đất nước gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước + Sinh học: Kiến thức giải phẫu sinh lý người và động vật + Giáo dục công dân: Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ + Công nghệ: Vai trò của phân hữu cơ đối với đất và cây trồng + Hóa học: Kiến thức về thành phần hóa học, tính chất vật lý của các khí sinh ra do đốt rơm rạ + Mỹ thuật: Hình ảnh về đốt rơm rạ, sản xuất nấm rơm 5. Thuyết minh tiến trình, giải quyết tình huống Tiến trình giải quyết tình huống: 1 Viết các ý chính Tìm hiểu nghiên cứu tài liệu Trao đổi nhóm Viết bài thu hoạch Tư liệu sử dụng: Sách Sinh học, sách hóa học. Ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng trang tìm kiếm Google, trang Web: caytrongvn.vn, nhanong.net. Từ các tài liệu tìm được chúng em viết thành bài “Nhớ trời mưa thuận gió hòa, Lúa vàng đầy ruộng, lời ca vang đồng” Cứ vào tháng 6 và 9 dương lịch hàng năm trên những cánh đồng của miền quê Việt Nam, ta lại nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ của bà con nông dân khi gặt hái được thành quả mà chính họ làm ra, đó là những hạt thóc thấm đẫm giọt mồ hôi của người nông dân. Tuy nhiên ngoài sản phẩm chính là thóc thì sản xuất lúa còn tạo ra lượng rơm ra khổng lồ. Trước đây sau khi thu hoạch, rơm rạ thường được các hộ nông dân mang về nhà đánh đống để đun nấu, làm thức ăn cho gia súc, lợp nhà, chất độn chuồng, làm phân bón. Tuy nhiên những năm gần đây đời sống kinh tế xã hội được tăng lên vượt bậc, nên một tỷ lệ đáng kể hộ nông dân đã không còn sử dụng rơm rạ vào những mục đích như trước nữa mà thay vào đó họ đốt rơm rạ ngay ngoài đồng ruộng, trên đường giao thông, khói rơm rạ theo gió bay đi khắp nơi làm cho nhiều nơi bị ảnh hưởng nặng nề. Việc đốt rơm rạ khiến những người dân sống quanh đó phải hứng chịu những làn khói bay mịt mù tỏa ra. Khói từ việc đốt rơm rạ với khối lượng lớn không chỉ gây ô nhiễm môi trường, còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người dân mà còn là nguyên nhân gây mất an toàn giao thông. 2 Đốt rơm gây khói bụi và ô nhiễm môi trường Đốt rơm làm tăng các khí nhà kính trong không khí 3 Theo các nhà khoa học, khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí gây ra tác hại lớn đối với sức khỏe con người. Khí đốt rơm rạ sẽ xảy ra sự nhiệt phân không hoàn toàn, do đó tạo ra ngoài các khí CO, CO 2, NO2, SO2, các chất nhựa bay hơi, các hợp chất chứa Clo và hàng trăm các hợp chất khác, khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt gây kích thích phản ứng ở họng, người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở. Khí CO ( monoxide carbon) đây là loại khí rất độc có thể gây chết người, người hít phải nhiều và kéo dài có thể làm biến đổi cấu trúc bộ máy hô hấp, dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi…CO có ái lực với huyết sắc tố (Hb, hemoglobin) trong hồng cầu, mạnh gấp 230-270 lần so với oxygen nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxygen đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim. Người bị bệnh luôn thiếu oxy dẫn đến suy giảm sức khỏe, bị viêm lâu ngày khí quản phải chống lại bằng cách tiết nhiều đờm gây cản trở lưu thông bình thường ở đường thở. Tắc nghẽn này gây khó thở và ứ đọng đờm dãi trở thành môi trường cho các vi khuẩn sinh sôi và dần đẩy người bệnh vào suy hô hấp, suy tim, nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong. 4 Đốt rơm gây hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông 5 Sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng ngày càng tăng nhanh đã tạo ra lượng khí thải khổng lồ gây ô nhiễm môi trường, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu và nhiều hậu quả khác. Tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng đã gia tăng nhanh chóng, trở thành tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Có thể nói tình trạng đốt rơm rạ sau mỗi vụ gặt là tình trạng chung của hầu hết vùng trồng lúa chính ở đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh... Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì đốt rơm rạ bừa bãi ngoài đồng ruộng sẽ tạo ra nhiều khí thải độc hại vào môi trường. Theo Streets & cs.. (2003) hàng năm lượng khí thải do đốt rơm rạ và các phế thải từ cây ngắn ngày khác ngoài đồng ruộng ở châu Á ước tính đạt 100 ngàn tấn SO 2, 960 ngàn tấn NO2, 379 triệu tấn CO2, 23 triệu tấn CO và 680 ngàn tấn CH 4. Rất nhiều các khí thải từ đốt rơm rạ là những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, N2O. Ngoài ra các loại khí thải đó có thể tích tụ trong khí quyển gây ra tình trạng mưa axít. Những loại khí thải này sẽ tích tụ trong khí quyển và phá hủy tầng ôzôn, làm cho trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu. Chính vì vậy giảm lượng khí thải nhà kính vào môi trường đã và đang được kêu gọi thực hiện trên toàn cầu. Tác hại của việc đốt rơm rạ không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, nguy hiểm đến tính mạng con người mà nó còn là tác nhân gây mất an toàn giao thông tại nhiều tuyến đường. vào vụ thu hoạch, việc tuốt lúa, phơi rơm, thóc đã gây cản trở và mất an toàn cho người tham gia giao thông. Một số tuyến đường liên huyện, liên xã… người dân phơi rơm trùm kín mặt đường nên người điều khiển phương tiện không biết đi đường nào. Không chỉ vậy, một số nơi, người dân đã dùng gạch, đá xếp thành hàng dọc tuyến đường để chắn không cho các phương tiện giao thông đi vào khu vực phơi thóc. Khi đi qua những vùng có phơi thóc, lúa, rơm rạ trên đường, người điều khiển phương tiện không quan sát được mặt đường, đâm vào ổ trâu, ổ gà hoặc gạch, đá xếp trên đường gây tai nạn. Đặc biệt vào lúc trời chập choạng tối, khi người dân mang xe trâu xe bò ra để ở 6 giữa đường thu dọn rơm, các phương tiện giao thông đi qua thiếu chú ý quan sát rất dễ gây tai nạn. Bên cạnh đó, nhiều người dân thu gom rơm lại rồi đốt ngay bên lề đường, khói bay lên làm khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.Việc lấn chiếm lòng đường để tuốt lúa phơi rơm, thóc gây tắc nghẽn và nguy hiểm đối với các phương tiện giao thông khi lưu thông qua. Bên cạnh đó, người phơi rơm, thóc trên đường cũng có nguy cơ gây hỏa hoạn, chập điện do nhiều nơi đốt rơm rạ ngay dưới hệ thống đường điện. 7 8 Đốt rơm dưới đường điện gây nguy cơ chập cháy điện Đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tạo ra lượng khí thải khổng lồ, gây thiệt hại môi trường và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Chính vì vậy giảm lượng khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Kết quả của một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra các biện pháp có hiệu quả trong việc giảm thiểu lượng khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng. Những biện pháp này bao gồm: - Vùi rơm rạ vào đất: Biện pháp này nhằm bổ sung cho đất nguồn Nitơ và cacbon trong đất. Biện pháp này đem lại lợi ích bền vững, lâu dài - Làm thức ăn cho gia súc: Nhiều nơi rơm rạ có thể được tận dụng làm thức ăn dự trữ cho gia súc nhất là vào mùa đông giá rét - Sản xuất ethanol từ rơm rạ: Các hộ nông dân có thể tích trữ rơm rạ cung cấp cho các nhà máy sản xuất ethanol 9 - Sử dụng rơm rạ để trồng nấm rơm: Trồng nấm rơm được coi là một trong những phương pháp sinh học tận dụng nguồn rơm rạ có hiệu quả nhất. Việc trồng nấm từ rơm rạ đã được thế giới khuyến cáo như một trong những phương pháp thay thế để giảm nhẹ các vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến các phương pháp xử lý hiện nay như đốt ngoài trời hay cầy xới với đất. Trồng nấm từ rơm rạ còn mang lại những lợi ích về mặt kinh tế đối với nghề nông, theo ước tính ở nước ta mỗi năm nguồn thu từ sản xuất nấm rơm đạt khoảng 7 triệu USD. Do vậy tăng cường sử dụng nguồn rơm rạ để phát triển ngành trồng nấm là hướng đi thích hợp để góp phần giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng của các hộ nông dân, đồng thời làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Ngoài ra rơm rạ sau khi được sử dụng làm nấm rơm thì đã bị hoai mục và lại được tận dụng làm phân bón cho đất và cây trồng 10 Nông dân đang thu hoạch nấm rơm 11 Mô hình sản xuất nấm rơm từ rơm rạ - Sử dụng rơm rạ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh: Hiện nay tại nhiều tỉnh thành trong cả nước đã ứng dụng công nghệ vi sinh phân hủy rơm rạ để làm phân bón. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ cho thấy cây phát triển tốt, ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt, làm tăng độ phì nhiêu, đất tơi xốp hơn và không bị chua như bón phân hóa học đặc biệt là đã hạn chế được nấm bệnh cho cây trồng. Chính vì vậy việc áp dụng phương pháp này không chỉ giúp cho đồng ruộng tăng được độ phì nhiêu rất nhiều, giảm chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận trong sản xuất lúa mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ rơm rạ. - Sử dụng rơm rạ để sản xuất giấy: Hiện nay ở một số quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu để sản xuất giấy từ nguồn nguyên liệu rơm rạ Như vậy để hạn chế hiện tượng đốt rơm rạ vào mùa thu hoạch thì cần phải tuyên truyền sâu rộng cho người dân tác hại của việc đốt rơm rạ đối với môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó các nhà khoa học, cơ quan quản lý cần hỗ trợ kỹ 12 thuật, có biện pháp hướng dẫn bà con nông dân tận dụng rơm rạ để sản xuất nấm rơm hay sản xuất phân bón 6. Ý nghĩa giải quyết tình huống Việc vận dụng kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Sinh học, công nghệ, hóa học, giáo dục công dân đã tạo được sự hứng thú trong quá trình học tập của học sinh, làm tăng thêm vốn hiểu biết. Vận dụng kiến thức liên môn đã tạo điều kiện cho học sinh tích cực chủ động, sáng tạo giải quyết các tình huống thực tế phát sinh trong đời sống hàng ngày, làm tăng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống trong đời sống, học sinh ý thức hơn trong việc “học đi đôi với hành”. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan