Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (sinh học 8) giải thích...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (sinh học 8) giải thích hiện tượng béo phì ở trẻ em

.DOC
15
1870
74

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ÁI MỘ ************ Năm học 2014 2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ÁI MỘ ************ Thông tin về nhóm học sinh 1) Họ và tên: Nguyễn Trang Nhung (18/05/2001) E-mail: [email protected] Lớp: 8C 2) Họ và tên: Đinh Nguyễn Lan Nhi (09/08/2001) E-mail: [email protected] Lớp: 8C BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN I. Tên tình huống: “Giải thích hiện tượng béo phì ở trẻ em” Thời kỳ chuyển tiếp về kinh tế với kiểu sống công nghiệp hóa đang diễn ra ở các nước đang phát triển kéo theo những thay đổi trong cách ăn uống và lối sống đã ảnh hưởng không ít đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt ở các nước châu á, mặc dù tỉ lệ béo phì trong số người lớn còn thấp nhưng xu hướng gia tăng của béo phì trẻ em rất rõ rệt. Vì vậy, hiện nay mập phì trẻ em đang là một trong những vấn đề sức khỏe ưu tiên trong chiến lược dự phòng tại các nước này và đang được xem là một trong những thách thức của vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. II. Mục tiêu giải quyết tình huống - Sử dụng kiến thức các môn học và kiến thức thực tiễn để: + Định nghĩa “béo phì” + Xác định, phân loại tình trang béo phì ở trẻ em + Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng béo phì ở trẻ em + Hậu quả, tác hại của bệnh béo phì + Điều trị, phòng chống bệnh béo phì  Biện pháp điều trị  Phòng tránh bệnh béo phì III. Vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết tình huống - Môn Sinh học: Đặc điểm các chất trong khẩu phần ăn khi ăn nhiều Nguyên tắc lập khẩu phần ăn trong ngày cho trẻ em. +Bài 24 Sinh học 8: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa +Bài 25 Sinh học 8: Tiêu hóa ở khoang miệng +Bài 27 Sinh học 8: Tiêu hóa ở dạ dày +Bài 28 Sinh học 8: Tiêu hóa ở ruột non +Bài 36 Sinh học 8: Tiêu chuẩn ăn uống Nguyên tắc lập khẩu phần ăn - Môn Toán học: Tính toán chỉ số BMI +Phần đọc thêm Bài 2 Chương IV Toán Đại số 7 “Giá trị của một biểu - - thức đại số”: Toán học với sức khỏe con người Môn Thể dục: Sự vận động, luyện tập thể dục thể thao +Bài thể dục phát triển chung dành cho từng độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 9 Môn Hóa học: Quá trình biến đổi các chất Phản ứng các chất trong cơ thể +Bài 12 Hóa học 8: Sự biến đổi chất +Bài 13 Hóa học 8: Phản ứng hóa học Môn Giáo dục công dân: tâm lí, ý thức của trẻ +Bài 3 Giáo dục công dân 7: Tự trọng +Bài 11 Giáo dục công dân 7: Tự tin Môn Công nghệ: Xây dựng bữa ăn hợp lí +Bài 21 Công nghệ 6: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 1. Định nghĩa “béo phì” Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là một tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Béo phì ở trẻ em là sự tăng quá mức của lượng mỡ dự trữ dẫn đến cân nặng bất thường, quá mức só với chiều cao của trẻ em. 2. Xác định, phân loại tình trạng béo phì ở trẻ em Có nhiều phương pháp để xác định tình trạng béo phì, tuy nhiên ở trẻ em tốt nhất vẫn sử dụng bảng BMI theo giới và theo tuổi của Tổ Chức Y tế Thế Giới cung cấp (2005 - 2007) BMI = Tình trạng Thiếu cân Trọng lượng khỏe mạnh Thừa cân Béo phì Phạm vi < 5th 5th- 85th 85th – 95th ≥ 95th Theo Hội Liên Hiêp Béo phì của Mỹ (The American Obesity Association) năm 2006: Trẻ được gọi là béo phì khi ≥ 95th percentile 3. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em a) Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống Năng lượng (calo) đưa vào cơ thể qua thức ăn thức uống được hấp thụ và được oxi hóa để tạo thành nhiệt lượng. Năng lượng ăn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới dạng triglyxerit, trong khi đó đường cần năng lượng để chuyển thành axit béo tự do trước khi dự trữ. Chế độ ăn giàu chất béo (lipid) hoặc đậm độ nhiệt độ cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỉ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon nên trẻ em ăn quá thừa mà không hay biết. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây ra thừa calo và tăng cân. Không chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn cả nhiều chất bột đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Việc thích ăn nhiều đường, ăn nhiều món xào, rán, những thức ăn nhanh nấu sẵn và miễn cưỡng ăn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì. Thói quen ăn nhiều vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa trẻ béo và không béo. b) Hoạt động thể lực kém Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn. Kiểu sống tĩnh tại cũng giữ vai trò quan trọng trong béo phì. Những trẻ hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động vẫn giữ thói quen ăn nhiều nên bị béo. Hoạt động thể dục kém sẽ làm cho trẻ bị thụ động, làm trẻ mắc bệnh béo phì. c) Yếu tố di truyền Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo. d) Tâm lí, ý thức của trẻ em Khi bị béo phì, trẻ sẽ bị đặt cho các biệt danh gắn với “béo”, “béo phì”, “mập”. Béo phì do ảnh hưởng đến tâm lí. Trẻ béo phì tự ti, cô độc với suy nghĩ bị phân biệt đối xử. Nguyên nhân: Người béo thường nghĩ mình bị nhìn nhận chung là những người lười biếng, thiếu ý chí, hoặc không có khả năng chăm sóc bản thân đúng cách và chỉ biết ăn nhiều. Khi đứa trẻ có tâm trạng buồn, không vui cũng dẫn đến việc them ăn uống ở trẻ, làm cho trẻ béo phì. Béo phì còn bắt nguồn từ việc thiếu ý thức, ăn một cách “vô tội vạ” của trẻ em và một phần thanh niên hiện nay. 4. Hậu quả, tác hại của bệnh béo phì a) Béo phì không tốt đối với sức khỏe, trẻ càng béo nguy cơ về bệnh tật càng cao. Trước hết, trẻ dễ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch (bệnh mạch vành: tăng gấp đôi),xơ vữa mạch máu: tăng gấp 7 lần, tai biến mạch máu não: tăng gấp 13 lần, tiểu đường không phụ thuộc insulin, rối loạn dạ dày, ruột, sỏi, mật, đau xương khớp, khó thở khi ngủ,… Tỉ lệ tử vong cao hơn, sau khi hiệu chỉnh tác động của các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, dày thất trái, nguy cơ suy tim tăng thêm 5% ở nam và 7% ở nữ nếu BMI tăng thêm 1kg/m2. Do vậy, bệnh tim mạch rất dễ xảy ra ở người béo phì, nó ảnh hưởng đáng kể tới suy tim, nguy cơ suy tim tăng gần gấp đôi so với những người không béo phì. b) Mất thoải mái trong cuộc sống Trẻ béo phì thường có cảm giác bức bối, khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành như một hệ thống cách nhiệt. Trẻ béo phì cũng mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. c) Giảm hiệu suất lao động Trẻ béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nặng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường. d) Kém lanh lợi Trẻ béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn trẻ bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động. Béo phì khiến trẻ kém thông minh, ảnh hưởng đến việc học tập. 5. Điều trị, phòng chống bệnh béo phì 5.1. Điều trị a) Chế độ ăn - Chuẩn bị thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng năng lượng thấp. - Tránh thức ăn béo và ngọt. - Tránh dùng những nước uống nhiều chocolat sữa, năng lượng cao. - Nếu trẻ > 2 tuổi nên sử dụng sữa gầy ít chất béo. - Giới hạn thực phẩm giàu năng lượng. - Tránh mua thức ăn nhanh giàu chất béo như khoai tây chiên, thức ăn chế biến. - Ví dụ: + Ðừng cho ăn theo một chế độ ăn đặc biệt làm giảm cân. Thay vào đó, hãy sửa đổi chế độ ăn của trẻ với các thức ăn ít chế biến, giàu chất xơ hơn như bột còn nguyên cám, gạo lức, trái cây và rau tươi. Giảm bớt bột, đường tinh luyện trong nấu ăn. Tránh bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường. + Cố gắng đừng chiên thức ăn. Thay vào đó nên nướng hoặc hấp. Lạng bỏ phần mỡ của các miếng thịt trước khi nấu. Ðừng cho bé ăn vặt, bánh mì ngọt nướng. Thay vào đó cho trẻ ăn bánh mì nướng giòn, cần tây hay táo. - Khẩu phần ăn cho trẻ trong 1 ngày, ví dụ: 1. Bữa sáng: - Bánh mì: 65gam - Sữa đặc có đường: 15gam 2. Bữa trưa: - Cơm(gạo tẻ): 200gam - Đậu phụ: 75gam - Thịt lợn ba chỉ: 100gam - Dưa cải muối: 100gam 3. Bữa tối: - Cơm(gạo tẻ): 200gam - Cá chép: 100gam - Rau muống: 200gam b) Tập thể dục - Hãy tạo tập thể dục như là hoạt động vui chơi cho tất cả thành viên trong gia đình. - Tăng cường phối hợp tập thể dục và giúp trẻ tự làm. - Chỉ cho trẻ thấy nhiều họat động của tập thể dục như : đi bộ, bơi lội, nhảy đầm, đi xe đạp, chạy,.... - Chủ yếu làm cho trẻ vui và cảm thấy khỏe mạnh, không sụt cân. - Sử dụng như bậc thang thay vì là thang máy. - Nên cho trẻ đi bộ trên đường. - Bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. * Một số bài tập thể dục cho trẻ bị béo phì: 1. Đạp xe: Trẻ em thường rất thích chạy xe đạp và nó cũng là một công cụ hữu ích góp phần giúp bé giảm cân. Bạn nên tìm những chiếc xe đạp có chiều cao và trọng lượng phù hợp với trẻ để tránh những nguy hiểm không cần thiết cũng như làm cho trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn khi tập lái xe. Tư thế lái xe cũng rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng trẻ đặt chân đúng bàn đạp và có thể cho chân chạm mặt đấy. Khi lái xe, lưng trẻ phải thẳng, không được cúi thấp hoặc gập người. Nhiều đứa trẻ thừa cân thích tập với xe đạp vì với chúng đây không hẳn là một bài tập mà còn là một cách thức để chúng có thể sử dụng một phương tiện đi lại. 2. Đi bộ và chạy Để giảm cân, bạn nên cho trẻ đi bộ hoặc chạy thường xuyên. Đi bộ là một cách nhẹ nhàng để giúp trẻ giảm cân, ngoài ra đây còn là khoảng thời gian giúp trẻ thư giãn sau những giờ học căng thẳng tại trường. Chạy hoặc đi bộ đều giúp cơ thể dễ dàng đốt cháy lượng calo không cần thiết và giúp trẻ béo phì tạo lập được cơ bắp rắn chắc hơn. 3. Nhảy dây Nhảy dây đối với trẻ em là một trò chơi, bạn nên tận dụng lợi thế này để khuyến khích trẻ tập nhiều hơn. Nhảy dây không chỉ giúp trẻ đốt cháy năng lượng rất nhanh, nó còn giúp trẻ phát triển chiều cao và sự nhanh nhẹn, nhạy bén. 4. Bơi lội Cũng giống như nhảy dây, bơi lội là một môn thể thao thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ và nó cũng làm tiêu hoa một lượng calo lớn, qua đó giúp trẻ giảm cân. Ngoài ra, bơi lội còn là một kỹ năng cần thiết mà cha mẹ nên chú trọng cho trẻ học tập từ khi bé còn nhỏ không chỉ để đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn giúp trẻ rèn luyện thể chất, phát triển cơ bắp. Bơi lội còn giúp cho trẻ trở nên năng động, linh hoạt, sáng tạo hơn. c) Kiểu sống - Giới hạn thời gian xem Tivi và thời gian cho vi tính. Khuyến khích trẻ làm vài việc gì đó năng động nhiều hơn như trò chơi chụp bắt, giúp trẻ đi vòng quanh nhà. - Ăn ở tại bàn, tránh ăn khi xem Tivi. - Giới hạn thời gian chơi games. - Không được trêu chọc và dùng tên khác với cân nặng. - Trẻ béo phì có nguy cơ chán nản rất cao. Hãy tìm và giúp trẻ có những hoạt động và sở thích để trẻ làm tốt hơn. - Khuyến khích đứa trẻ năng hoạt động: Ðừng nhốt một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi vào một cái cũi hoặc một chiếc ghế đẩy. Hãy để cháu tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối với các cháu lớn, nên tập cho các cháu chơi những trò chơi sống động. 5.2. Phòng chống - Khi còn nhỏ trẻ em thường bị thu hút bởi những gì chúng nhìn thấy, mùi vị và tính tò mò vì thế những năm đầu là thời gian tốt nhất để tạo cho trẻ thói quen ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. - Khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn tốt cho sức khỏe như các thực phẩm cung cấp prôtêin, lipit, chất bột, chất xơ, các loại hoa quả… - Tạo cho trẻ khẩu phần tinh bột trong bữa ăn chính.Những thức ăn có tinh bột gồm bánh mì, khoai tây,các loại mì,cơm …sẽ là thành phần chính trong bữa ăn của trẻ. Chất bột cung cấp glucose giúp tăng cường năng lượng và là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin B. Nên sử dụng các loại sản phẩm chưa qua tinh chế nhiều lần vì nó sẽ giữ lại được nhiều vitamin và những chất cần thiết cho cơ thể mà qua quá trình tinh chế chúng bị mất đi. - Nên động viên và khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và hoa quả hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp chất xơ và nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại hoa quả hay rau xanh đều chứa vô số các chất dinh dưỡng nhỏ như những loại rau và hoa quả có màu sắc chứa nhiều vitamin A, trong khi đó các loại hoa quả thuộc giống cam quít hay các loại rau lá xanh sẫm cung cấp cho trẻ nhiều vitamin C - Đưa vào thực đơn của trẻ những thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thường có trong các loại thịt, cá, thịt gà, trứng, đậu nành, lạc... Những thực phẩm này là nguồn cung cấp dồi dào protein ,vitamin B và chất sắt cũng như nạp thêm năng lượng và tăng cường khả năng tập trung của trẻ. Các loại quả đậu là nguồn cung cấp protein lớn khác cho trẻ.Trong trứng có nhiều canxi giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương nhất là trong giai đoạn trẻ phát triển nhiều về xương. V. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống 1. Việc kết hợp kiến thức liên môn: Sinh học, Thể dục, Toán học, Hóa Học,GDCD, Công nghệ làm cho khả năng thuyết minh, trình bày của nhóm học sinh có tính thuyết phục cao. 2. Việc vận dụng kiến thức liên môn để thuyết minh tiến trình tạo cho trẻ em thói quen ăn có lợi cho sức khỏe, giúp chúng nhận thức được những loại thực phẩm cần thiết và tốt sẽ rất có lợi cho sức khỏe lâu dài của thế hệ tương lai. 3. Phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, vì một tương lai tiến bộ. Ngày 21 tháng 12 năm 2014 * Tư liệu tham khảo: a) Sách giáo khoa & chương trình học ở trường Tiểu học: Thể dục Lớp 6: Công nghệ, Thể dục Lớp 7: Toán, Giáo dục công dân, Thể dục Lớp 8: Sinh học, Hóa học, Thể dục Lớp 9: Thể dục b) Nguồn Internet: theducgiamcanbestslim.com tusach.thuvienkhoahoc.com vi.wikipedia.org suckhoe9.com hoahocsupham.co sankom.vn ycantho.com luanvan.co Ngoài ra còn có sự giúp đỡ của cô giáo Lê Thị Loan – giáo viên bộ môn SinhHóa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan