Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (hóa học 8) vận dụng ki...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (hóa học 8) vận dụng kiến thức liên môn nêu rõ tác hại của túi ni lông

.PDF
15
1603
59

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SÀI ĐỒNG BÀI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIÀI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS I, Thông tin :  Trường Trung học Cơ sở Sài Đồng  Địa chỉ : Số 11 ngõ 567 – Đường Nguyễn Văn Linh Phường Sài Đồng  Email: [email protected]  Tên tình huống : Vận dụng kiến thức liên môn nêu rõ tác hại của túi ni lông  Các môn học tích hợp : Hóa học – Sinh học – Giáo dục công dân – Tin học  Thông tin học sinh : - Họ và tên : Nguyễn Phương Uyên - Lớp 8A1 Ngày sinh : 27 – 4 - 2001 II, NỘI DUNG : 1, Tên tình huống Vận dụng kiến thức môn Lịch sử - Hóa học - Sinh học - Tin học để nêu rõ những tác hại của túi ni lông. 2, Mục tiêu giải quyết tình huống: Từ khi ra đời, túi ni lông đã có mặt trong cuộc sống hiện đại, thay thế cho những loại lá gói truyền thống của người Việt xưa như lá chuối, lá sen, lá dong,...Thời gian trước đây, có thể mọi người coi những chiếc túi ni lông ấy là thứ sản phẩm rất tiện dụng của xã hội văn minh. Bây giờ cũng vậy, hầu như đâu đâu ta cũng thấy sự xuất hiện của chiếc túi ấy, có thể nói nó là thứ vật dụng phổ biến quen thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống con người. Bên cạnh những tiện ích của những chiếc túi ni lông thì có lẽ, ít ai biết được những mặt trái của chúng đối với môi trường và với chính bản thân người đang và tiếp tục sử dụng loại túi này. Vì lí do đó, em xin trình bày những tác hại và những biện pháp có thể giảm thiểu tối đa việc sử dụng túi ni lông để qua đó có thể nâng cao ý thức cho mỗi học sinh chúng ta về cộng đồng và góp phần thiết thực giảm thiểu tác hại của túi ni long làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp. Cụ thể bài viết phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về: + Lịch sử ra đời của túi ni lông + Những nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng túi ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người : nguồn gốc, chất liệu, tính chất,... + Các biện pháp hạn chế sử dụng túi ni lông. 3, Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giái quyết tình huống: “Ô nhiễm trắng” là cái tên mà các nhà khoa học và chuyên gia về môi trường đặt ra để nói về sự lạm dụng quá mức túi nilon trong đời sống hiện nay.Với người dân thì dường như chuyện ô nhiễm môi trường do túi nilông không phải chuyện mới được biết nhưng họ vẫn “vô tư sử dụng”. Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng, thể hiện sự dễ dãi của cả người cung cấp cũng như người sử dụng; người bán sẵn sàng đưa thêm một hoặc vài chiếc túinilon cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn…) vì họ biết chắc chắn rằng khi mua hàng sẽ luôn có túi nilon kèm theo để xách về. Sự tiện dụng cao làm cho túi nilon trở thành vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân. Giá thành thấp không chỉ thúc đẩy việc sản xuất và tiêu dùng túi ni lông nhiều hơn mà còn làm cho việc hạn chế, giảm thiểu, thu gom, sử dụng lại và tái chế túi nilon ít mang ý nghĩa về kinh tế, không có động cơ thúc đẩy.Những tác động tiêu cực nhiều mặt từ chất thải túi nilon khó phân hủy không được quản lý tốt đang tăng lên ở tất cả các địa bàn, đặc biệt là những nơi có đông dân cư sinh sống.Thực vậy,hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta rất nghiêm trọng và đang được toàn xã hội quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do ý thức của người dân còn kém, họ không biết rằngnhững việc làm thông thường như đốt, chôn,...để tiêu hủy túi ni lông không đúng cách sẽ sinh ra những chất độc hại.. Nếu bao bì nylon bị lẫn vào đất thì sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của cá loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở vùng đồi núi. Còn trên các dòng kênh, con rạch đều bắt gặp những chiếc túi nylon đang dập dềnh trôi nổi trên mặt nước. Từ đây, túi nylon sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và dịch bệnh phát sinh.Còn nếu bao bì nylon bị trôi ra biển sẽ làm các sinh vật chết khi nuốt phải.Trong một số loại túi ni lông có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit có hại cho người và động vật. Tệ hơn nữa, túi ni lông làm bằng nhựa PVC khi cháy sẽ tạo ra chất điôxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ... Đặc biệt, dùng túi ni lông màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. 4, Giải pháp giải quyết tình huống: - Vận dụng kiến thức của một số môn học để giải quyết vấn đề trên như : + Môn Lịch sử: Nguồn gốc ra đời của túi ni lông. + Môn Hóa học :Biết được các chất hóa học phản ứng với nhaucó thể gây hại có trong túi ni lông . + Môn Sinh học :Biết được ảnh hưởng của túi ni lông đối với môi trường và con người. + Môn Giáo dục công dân: Giáo dục về ý thức việc sử dụng và loại thải túi ni lông. + Môn Tin học:Sử dụng mạng, sưu tầm ảnh và soạn bài bằng các phần mềm. 5-Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: a, Tìm hiểu chung về túi ni lông : - Túi ni lông được biết đến lần đầu tiên vào những năm 50 của thế kỉ XX, được phát minh bởi nhà hóa học người Anh có tên là Alexander Parkes . Sự ra đời của loại tui này bước đầu được đánh giá là một phát minh mang tính ứng dụng cao trong đời sống bởi đặc tính nhẹ, chắc chắn, không thấm nước, tiện lợi và giá thành cũng rất rẻ so với túi sách được sử dụng thông dụng thời đó. Nhưng cho đến nửa thế kỉ sau, con người phải bắt đầu trả giá cho những tiện lợi mà túi ni lông mang lại,cụ thể là hiểm họa về ô nhiểm môi trường vì đặc tính lâu phân hủy của chúng. b, Thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay: - Với những ưu điểm về tính tiện dụng, bền và giá thấp, túi ni lông hiện đang được sử dụng rộng rãi và được phát miễn phí tại hầu hết các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà sách, cửa hàng bán lẻ… Kết quả khảo sát của các cơ quan cho thấy lượng túi ni lông sử dụng tăng từ khoảng 40 tấn/ngày vào năm 2008 lên 50 - 70 tấn/ngày vào năm 2012; lượng túi ni lông thải bỏ chiếm 1% tổng lượng chất thải rắn đến bãi chôn lấp năm 2008 tăng lên 2,3% vào năm 2012. Túi ni lông mỏng, rẻ tiền nên không được các đơn vị thu gom, tái chế. Bên cạnh đó, túi ni lông khi bị thải bỏ bừa bãi rất dễ phát tán nhưng lại rất khó phân hủy trong môi trường, gây ra nhiều tác động tiêu cực về mặt môi trường và kinh tế - xã hội. - Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình mỗi ngày, một gia đình Việt Nam sử dụng và thải ra ít nhất 1 túi ni lông. Con số đó thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ ngày. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, với sức ép của gần 3 triệu dân (đứng thứ 2 cả nước), hàng ngày thủ đô thải ra khoảng trên 1.000 tấn rác, trong đó có khoảng 13 tấn là nhựa và túi ni lông. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại. Tuy nhiên, chính sự “tiện dụng” này mà mỗi năm số tiền bị lãng phí lên tới 648 tỉ đồng cho việc sử dụng túi nilon của hơn 800.000 hộ gia đình tại thành phố Hà Nội. - Mỗi lần mọi ngườiđi chợ về với những bó rau, những miếng thịt, những túi hoa quả đều được gói gọn trong túi ni long. Từ những khu thương mại lớn, những siêu thị đến những cửa hàng, kể cả những nơi bán cháo dinh dưỡng cho trẻ em, những gánh hàng rong, Những gói hàng của học đều được bọc trong chiếc túi ni long. Đến những căng tin của các trường học, ta cũng dễ bắt gặp vỏ bao bì ni lông trên hàng kẹo bánh. Ngày nay, việc sử dụng túi ni-lông rất phổ biến - Tác hại của túi ni lông:  Đối với môi trường : - Quá trình sản xuất túi ni lông được đánh giá là một trong những quá trình gây ô nhiễm không khí với lượng CO2 thải ra lớn. Các nhà khoa học đã chứng minh cứ sản xuất ra hai chiế túi ni lông thì sẽ tạo ra 0,1g chất gây ô nhiễm khí quyển. - Khi được thải bỏ, sau một thời gian tồn lưu trong môi trường, túi ni lông sẽ phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn với mức độ độc hại không đổi, nhưng khả năng xâm nhập vào môi trường sống, thực phẩm lại tăng thêm nhiều lần, từ đó mức độ gây hại cho con người rất lớn. Sự có mặt trong môi trường gây cản trở các quá trình hoạt động của vi sinh vật ,sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp,làm giảm độ dinh dưỡng của đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, mùa màng. Túi ni lông dạng rác thường nỗi lềnh bềnh ở sông, suối, cống rãnh gây tắc nghẽn đường ống dẫn thải, làm tăng khả năng ngập lụt đô thị về mùa mưa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các nguyên nhân căn bản khiến các loại dịch bênh thương xảy ra vào mùa mưa như sốt xuất huyết, kiết lị, tiêu chảy,…. Do vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để có thể phát triển mạnh mẽ.  Đối với con người : - Theo phân tích của các chuyên gia về lĩnh vực khoa học và công nghệ hóa học thì túi ni lông được làm từ nhựa PE không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi ni lông mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hạimNếu đựng đồ từ 70 đến 80 độ C thì những chất phụ ga đó sẽ có phản ứng phụ và tạo thành những chất độc hại cho cơ thể con người. Những tui ni lông nhuộm màu, nếu sử dụng đững thực phẩm đxa chế biến gây độc hco thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi. Đây là những chất gây hai cho bộ não con người và là nguyên nhân chính gây ra ung thư. Nếu chúng ta xử lí túi ni lông bằng cách đốt cũng không nên vì trong túi ni lông chứa hai chất là PP và PE, khi đốt chúng sẽ tạo thành khí đi-ô-xin và Fura cực độc hại. Các chat này có thể gây ngộ độc, ngất xỉu, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh,… và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.  Những giải pháp làm giảm tác hại của túi nilon đối với sức khỏe và môi trường : 1. Ban lệnh cấm sử dụng túi nilon và đánh thuế cao với mặt hàng túi nilon - Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; - Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng lệnh cấm đối với túi ni lông. Điển hình như Trung Quốc đã cấm sử dụng túi ni lông đựng hàng hóa trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1-6. Đây là biện pháp mà Trung Quốc tin rằng cần thiết để giảm bớt ô nhiễm và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Tại Canada, một số vùng cấm dùng túi ni lông và yêu cầu thay thế bằng túi vải hoặc túi giấy, nếu vi phạm sẽ bị phạt 1.000 đô la Canada. Bangladesh cũng áp dụng lệnh cấm từ tháng 3-2002, giảm được tới 90%. 2. Yêu cầu người mua phải trả tiền túi nilon, để tạo nguồn tài chính cải tạo môi trường Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania… cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. - Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, dẫn đầu là các nước châu Âu: Đức, Hà Lan, Pháp…, đang thực hiện việc thay thế túi ni lông thông thường bằng cách dùng túi chế tạo từ tinh bột khoai tây hoặc giấy. Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, lục địa này sản xuất 3,4 triệu tấn túi nilon trong năm 2008, tương đương khối lượng của hai triệu xe hơi. Mỗi người dân châu Âu dùng 500 túi nilon mỗi năm. Điểm đến cuối cùng của túi nilon thường là biển. Ngày nay khoảng 250 tỷ túi nilon đang trôi nổi trong biển Địa Trung Hải và chúng chỉ phân hủy sau vài trăm năm. Ngoài ra những động vật biển có thể mất mạng nếu nuốt túi nilon, AFP đưa tin. - Một số nước thuộc EU đã cấm sử dụng túi nilon trong các cửa hàng, siêu thị. Nếu người dân muốn sử dụng chúng, họ phải trả tiền thuế. 3. Mọi người đi chợ nên mang làn, giỏ, hộp đựng rau, củ, quả. - Còn thịt, cá có thể để vào các hộp nhựa, sau đó về cất vào tủ lạnh luôn, rất tiện dụng. - Các nước như Thụy Điển, Anh cũng có những biện pháp khuyến khích người dân tái sử dụng túi vải khi đi mua sắm. 4. Nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư, hạn chế sử dụng túi nilon - Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cộng đồng đã và đang rất quan tâm tới vấn đề chất thải túi nilon với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như các chiến dịch truyền thông “nói không với túi nilon”,“ngày không túi nilon” và đặc biệt vào sáng ngày 16/9/2011 tại TP Hồ Chí Minh, có cuộc Hội thảo “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì nilon khó phân huỷ”. 5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hại của túi nilon (Dùng một, hại mười!) - Tuy nhiên chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này.Trong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi nilon, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống. 6. Sử dụng các loại lá gói truyễn thống thân thiện môi trường - Người tiêu dùng nên trở lại với các loại lá gói truyền thống của người Việt xưa: như lá chuối, lá sen, lá dong. 7. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất túi giấy, túi dễ phân hủy và thân thiện với môi trường. 8. Không đốt túi nilon làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng - Khi xử lý rác thải là túi ni lông, chúng ta không nên đốt vì túi ni lông chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonnic, mê tan và khí dioxin cực độc. - Chúng ta nên phân loại, bán cho những người thu mua vật liệu tái chế hoặc gói gọn lại mang tới các điểm đổ rác. 9. Nói không với túi nilon - Việc loại bỏ túi nilon khỏi cuộc sống của chúng ta là một cách hữu hiệu để kéo dài nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt trên Trái đất. Theo thống kê của trang Clean Air, cứ mỗi phút lại có một triệu túi nilon được sử dụng và chỉ có 1% trong số đó sẽ được tái chế. - Theo ước tính, tiết kiệm 8 chiếc túi nilon có thể đủ năng lượng cho một chiếc xe ô tô chạy trong 1km. Vậy mà cả thế giới lại đang lãng phí tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ để sản xuất túi nilon? - Như vậy, với giá trị khoảng 200 đồng/túi nilon, xã hội đã lãng phí tới 288 tỷ đồng/ngày vì sản phẩm độc hại này. Nếu không có túi nilon, số tiền đó hoàn toàn đem lại cuộc sống mới cho khoảng 1 tỷ người thiếu lương thực kinh niên trên toàn cầu. 10. Không xả rác bừa bãi để bảo vệ môi trường nước - Chúng ta biết rằng, 3/4 Trái đất bao phủ bởi nước. Nhưng theo ước tính của các chuyên gia, cứ 1km vuông đại dương lại có khoảng 17.692 mẩu rác (gồm túi nilon và các phế phẩm từ nhựa). - Chỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong hơn 40 năm qua lượng túi nilon thải ra đây đã gia tăng tới 100 lần. Nếu con người xóa sổ loại chất thải này, đại dương sẽ được trả lại sự trong sạch và tươi đẹp. Chúng ta có thể phân biệt được đâu là rác… … nhưng rùa biển thì không. - Nguyên nhân là bởi trong đại dương, túi nilon lơ lửng và có hình dạng giống loài sứa. Theo các chuyên gia sinh vật học, túi nilon là thủ phạm gây ra cái chết của rùa biển vì chúng không phân biệt được đâu là túi rác, đâu là con mồi thật sự. - Việc ngừng sử dụng túi nilon trong tương lai sẽ tạo điều kiện cho chúng ta bảo tồn được nhiều loài sinh vật biển hơn hiện nay. 6, Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống : - Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học sinh chúng em học tập biết vận dụng học đi đôi với hành. Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn, …. - Các biện pháp được thực hiện sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mang lại môi trường xanh sạch đẹp, sức khỏe của mọi người dân được bảo vệ, động vật và thực vật có môi trường sống tốt để sinh trưởng và phát triển. Và một phần nào có thể tiết kiệm tài nguyên của đât nước. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống cho mỗi học sinh,, bắt đầu ngay từ việc làm rất nhỏ: “ MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO NI LÔNG ”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan