Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (hóa học 12) hãy đề xuấ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (hóa học 12) hãy đề xuất phương án tối ưu để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày của bạn và thuyết phục mọi người cùng tham gia.

.PDF
8
1476
64

Mô tả:

1. Tên tình huống Hãy đề xuất phương án tối ưu để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày của bạn và thuyết phục mọi người cùng tham gia. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Đưa ra một chuỗi giải pháp để mỗi học sinh cùng các thành viên trong gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung có thể thực hiện hàng ngày. Từ những hành động nhỏ đó, mỗi người góp một phần nhỏ bé vào công cuộc bảo vệ môi trường chung. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Sử dụng kiến thức tổng quan các môn học để đưa ra những lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục nhằm đạt hiệu quả cao. - Sử dụng kiến thức môn Ngữ Văn phần văn học nghị luận và vận dụng kĩ năng bài “Phát biểu theo chủ đề” - Ngữ văn 12 cho phần phát biểu chặt chẽ, thuyết phục. - Sử dụng kiến thức các môn Vật lí, Hóa học để đưa ra những cơ sở lí thuyết xác thực. - Sử dụng kiến thức môn Địa lí để đưa ra những giải pháp phù hợp với những đặc điểm địa lí đặc trưng của nước ta – cơ sở để tăng tính hiệu quả của dự án. - Sử dụng kiến thức môn Giáo dục công dân về trách nhiệm của học sinh với xã hội. - Sử dụng những kĩ năng môn Tin học để sử dụng phần mềm trình chiếu trong khi thuyết trình. 4. Giải pháp giải quyết tình huống a. Môi trường là gì? 1 Trước khi đưa ra những giải pháp cụ thể cải thiện hiện trạng môi trường, chúng ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường là tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Tuy nhiên ở đây, chúng ta đi sâu hơn vào môi trường tự nhiên hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng. Như vậy, môi trường có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của mỗi chúng ta, môi trường cung cấp mọi yếu tố cần thiết cho cuộc sống. 2 b. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường * Nguyên nhân chủ quan: - Xây dựng các khu công nghiệp xả thải không qua xử lí ra môi trường. - Các khu dân cư để rác thải bừa bãi, không đúng khu vực qui định, gây ô nhiễm môi trường khu vực. - Các phương tiện giao thông xả khí thải gây ô nhiễm không khí và tiếng động cơ, tiếng còi gây ô nhiễm tiếng ồn. - Một số thành phố phát triển, các biển báo, biển quảng cáo bằng đèn quá nhiều dẫn đến hiện tượng ô nhiễm ánh sáng. - Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi, không theo kế hoạch vừa khai thác vừa tái tạo nên rừng bị tàn phá trầm trọng, làm lượng CO2 trong không khí tăng cao mà không được chuyển hóa thành O2 gây ô nhiễm không khí. - Sử dụng nhiều bao nilon – loại nguyên liệu khó phân hủy, thậm chí khi phân hủy tạo thành những chất gây ô nhiễm môi trường đất nước, gây hại tới sức khỏe con người và một số loài sinh vật khác. - Ý thức mọi người chưa cao, vứt rác thải bừa bãi trên đường phố, những địa điểm công cộng. 3 * Nguyên nhân khách quan: - Thiên tai tạo lũ ống, lũ quét, vòi rồng... tạo nhiều khói bụi, cuốn trôi nhiều rác bẩn gây ô nhiễm lan từ vùng này sang vùng khác. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức mỗi cá nhân chưa tốt, luôn coi thường, cho rằng những hành động nhỏ của mình như vứt một mẩu rác ra đường chẳng có gì to tát. Chính cái “tẹo” nhỏ nhoi đã dần tích lũy trở thành mối lo ngại cho môi trường. c. Giải pháp Hiện chúng ta đang là học sinh trên ghế nhà trường, chúng ta chưa thể có những hành động tác động to lớn, trực tiếp tới việc cải thiện vấn đề môi trường như đưa ra những chính sách về môi trường nhưng chúng ta vẫn có thể góp phần làm môi trường xung quanh chúng ta trở nên xanh hơn, đẹp hơn bằng những hành động nhỏ hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tuyên truyền, kêu gọi bạn bè, người thân, những người xung quanh chúng ta cùng thực hiện. Đầu tiên là thói quen sử dụng túi nilon. Túi nilon là vật dụng rất đỗi quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Phần lớn đồ dùng, thực phẩm, hàng hóa khi mua về hay bảo quản trong gia đình đều sử dụng túi nilon thay thế những chất liệu truyền thống như các loại lá, giấy,... Tuy nhiên như đã nêu trên, túi nilon khó phân hủy mà khi phân hủy tạo chất gây hại, do vậy, hiện nay chúng ta cần 4 giảm thiểu sử dụng chất liệu này để giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta có thể tái sử dụng lại những túi nilon sạch đựng hàng hóa khô, đồ dùng bằng việc giữ lại để đựng các loại đồ dùng khác hoặc dùng làm túi đựng rác trong gia đình. Bên cạnh đó, có thể giảm thiểu việc mua hàng bằng túi nilon bằng cách sử dụng túi thân thiện môi trường khi đi siêu thị. Khi đi chợ, nên sử dụng làn để đựng những loại hàng khô như rau, củ, quả, không nhất thiết dùng túi, với thực phẩm có nước như thịt,... có thể sử dụng hộp đựng thức ăn mang theo. Như vậy, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể lượng túi nilon tiêu thụ trong gia đình. Tiếp theo là thói quen vứt rác của chúng ta. Mặc dù đã được nghe tuyên truyền, nhắc nhở về việc vứt rác đúng nơi qui định nhưng nhiều bạn vẫn bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở ấy, cho rằng một cái rác nhỏ xíu vứt ra rồi sẽ có người đi dọn, chẳng ảnh hưởng gì tới môi trường chung cả. Một người làm vậy đúng là không ảnh hưởng gì lớn lao cả nhưng khi có thêm nhiều người nữa, hành động ấy sẽ gây tác hại thực sự không chỉ đến cảnh quan công cộng mà còn ảnh hưởng tới môi trường không khí, nước. Bởi một phần như nước ta là nước có khí hậu nóng ẩm, nên rác thải trên đường nhiều sẽ dễ bốc mùi khó chịu gây ô nhiễm không khí và dễ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, gây nguy hiểm tới sức khỏe của chính chúng ta. Tuy nhiên, thói quen suy nghĩ này cũng có một phần nguyên do khách quan như vấn đề thùng rác không được đặt ở nơi cần thiết, khiến suy nghĩ “tiện cho mình” có cơ hội thể hiện ra hành động thực. Do vậy, nếu trong nhà 5 trường, là một học sinh khi nhận thấy bất cập ấy, bạn có thể đề nghị nhà trường bổ sung thêm thùng rác ở nơi cần thiết. Trong khu dân cư mà bạn sinh sống, bạn có thể đề nghị trưởng khu, kêu gọi mọi người đóng góp để đặt thùng rác ở nơi cần thiết như gần quán ăn, bến xe, khu vui chơi... để khu dân cư thêm sạch đẹp. Bên cạnh đó, khu phố của bạn có tồn tại hiện tượng bỏ rác gia đình trên đường phố trước giờ vứt rác không? Nếu có, bạn hãy đề nghị trưởng khu nhắc nhở mọi người vứt rác vào giờ quy định, cũng có thể đề nghị công ti môi trường trong khu vực điều chỉnh giờ làm việc của người gom rác tạo điều kiện cho mọi người vứt rác đúng giờ. Từ đó, bạn cùng mọi người đã góp một chút nhỏ để giữ không gian xung quanh mình thêm xanh rồi! Bên cạnh đó, thông qua những hoạt động tình nguyện, bạn đang cùng nhiều bạn trẻ khác trực tiếp tuyên truyền cho mọi người và có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường. 6 Trên đây là một số giải pháp đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể vận dụng cùng bạn bè và gia đình. Nhiều hành động nhỏ như vậy sẽ tạo nên tác động to lớn tới môi trường chung! 7 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Chuẩn bị chu đáo phần thuyết trình bằng lời lưu loát để tăng tính thuyết phục của phần nói, chuẩn bị dàn ý theo ý chính, sau đó triển khai bằng các ý nhỏ hơn sau. - Chuẩn bị thiết bị trình chiếu, bài trình chiếu trên máy cẩn thận. - Sau khi thuyết trình về chuỗi giải pháp, cùng các bạn ứng dụng vào thực tế ngay. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống * Với học tập: - Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thiết thực trong cuộc sống tăng kĩ năng thực hành và ứng dụng lí thuyết vào thực tế. - Thông qua việc vận dụng giúp em nắm chắc, sâu các kiến thức đã học, từ đó là cơ sở ứng dụng nhiều hơn nữa kiến thức vào cuộc sống sau này. * Với xã hội: - Những giải pháp trên phần nào góp phần cải thiện hiện trạng môi trường hiện nay. - Cùng các bạn học và mọi người trong xã hội chung tay bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hàng ngày. Nguyễn Bích Ngọc 12 Hóa B 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan