Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài của lực lượng công an ...

Tài liệu Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài của lực lượng công an nhân dân việt nam trong giai đoạn hiện nay

.PDF
180
371
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN VĨNH DIỆN VÊN §Ò THùC THI QUYÒN Së H÷U TRÝ TUÖ Cã YÕU Tè N¦íC NGOµI CñA LùC L¦îNG C¤NG AN NH¢N D¢N VIÖT NAM TRONG GIAI §O¹N HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN VĨNH DIỆN VÊN §Ò THùC THI QUYÒN Së H÷U TRÝ TUÖ Cã YÕU Tè N¦íC NGOµI CñA LùC L¦îNG C¤NG AN NH¢N D¢N VIÖT NAM TRONG GIAI §O¹N HIÖN NAY CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ Mà SỐ: 62 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS. PHÙNG THẾ VẮC 2. PGS.TS. HOÀNG PHƯỚC HIỆP HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực, khách quan và những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả của luận án Nguyễn Vĩnh Diện MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1 01 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CÁC 06 NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới 06 1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 11 1.3 Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài Luận án 19 Chương 2 NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU 26 TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN 2.1 Một số vấn đề lý luận về quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu 26 trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 2.2 Một số vấn đề lý luận về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và thực 51 thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 2.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân 64 trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Chương 3 THỰC TIỄN THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ 78 YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN 3.1 Thực trạng pháp luật và vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí 78 tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 3.2 Thực tiễn hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố 111 nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng Công an nhân dân Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 132 THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN 4.1 Dự báo về tình hình quốc tế và trong nước liên quan đến thực 132 thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng Công an nhân dân 4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở 144 hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng Công an nhân dân KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANQG ANND BLDS BLTTDS BLHS BLTTHS CHXHCN CAND CSND CQHQ ĐƯQT NXB NN&PTNN QTG QLQ QSHCN QĐVGCT QLTT SHTT SHCN WTO WIPO TAND TPHN TPHCM TTATXH TNHH UBND VH -TT-DL An ninh quốc gia An ninh nhân dân Bộ luật Dân sự Bộ luật Tố tụng dân sự Bộ luật Hình sự Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Công an nhân dân Cảnh sát nhân dân Cơ quan Hải quan Điều ước quốc tế Nhà xuất bản Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quyền tác giả Quyền liên quan Quyền sở hữu công nghiệp Quyền đối với giống cây trồng Quản lý thị trường Sở hữu trí tuệ Sở hữu công nghiệp Tổ chức Thương mại thế giới Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Trật tự an toàn xã hội Trách nhiệm hữu hạn Ủy ban nhân dân Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Luận án Trong tác phẩm “Sở hữu trí tuệ - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phát hành, Kamil Idris khẳng định: “Tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn đã từng là tiêu chuẩn so sánh tình trạng kinh tế, điều đó nay không đúng nữa. Động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội đương thời là tài sản dựa trên trí thức...” [63, tr.7]. Nhận định trên đây đã phản ánh chân thực về vai trò của tài sản trí tuệ đối với đời sống vật chất và tinh thần của con người, đồng thời tác giả cũng dự báo về xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người dựa trên nền tảng kinh tế trí thức. Với vị trí, vai trò quan trọng của tài sản trí tuệ như đã nêu, nên từ rất lâu nhiều nước trên thế giới, nhất là các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ… đã dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), coi đây là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, vấn đề thực thi pháp luật, chống lại hành vi xâm phạm quyền SHTT luôn được các quốc gia chú trọng khi thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế. Từ một nước có xuất phát điểm thấp khi tham gia hội nhập quốc tế, Việt Nam muốn phát triển nhanh, bền vững về mọi mặt, từng bước khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, thì cần phải đặc biệt quan tâm đến thị trường khoa học, công nghệ, phải đẩy mạnh các hoạt động thực thi quyền SHTT, trong đó có cả quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để vừa giữ vững an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), tiếp thu được trí tuệ nhân loại để phát triển đất nước… là những vấn đề lớn đặt ra đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn, với vai trò lãnh đạo toàn diện đối với đất nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết định hướng chiến lược, chỉ đạo hoạt động thực thi quyền SHTT ở nước ta. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 nhấn mạnh: “Việc hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, hình thành và phát triển thị trường khoa học, công nghệ theo hướng phù hợp yêu cầu của WTO và các điều ước quốc 2 tế mà Việt Nam là thành viên là việc làm cấp bách” [60]. Nghị quyết số 20NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cũng khẳng định: “Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị trường khoa học và công nghệ. Có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong giao dịch, mua bán các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ…” [62]. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực SHTT, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan, như: Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Hải quan, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), Luật Xử lý vi phạm hành chính... Đồng thời, nước ta cũng ký kết và tham gia vào nhiều điều ước quốc tế (ĐƯQT) về bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Ngoài ra, Nhà nước cũng chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật, thành lập các cơ quan chuyên trách về SHTT và áp dụng những biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quyền SHTT… Tuy nhiên, trong thực tiễn, tình hình xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát triệt để, hành vi xâm phạm quyền tác giả (QTG), quyền liên quan (QLQ), quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN) và quyền đối với giống cây trồng (QĐVGCT) vẫn diễn ra thường xuyên và có xu hướng ngày càng phức tạp, gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích của chủ thể quyền SHTT, ảnh hưởng đến ANQG, TTATXH và làm giảm sút lòng tin của đối tác nước ngoài khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Là một cán bộ công tác trong ngành Công an, tác giả nhận thức rằng: vấn đề thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân (CAND); đây là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà lực lượng CAND hiện vẫn chưa phát huy được tối đa được hiệu quả các mặt công tác trong thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 3 Vì những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” để làm Luận án Tiến sĩ Luật học, nhằm đáp ứng những yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án - Về mục đích nghiên cứu, Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND; trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay. - Về nhiệm vụ nghiên cứu, Luận án đặt ra các nhiệm vụ chủ yếu như sau: + Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài và thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài để từ đó tìm ra những nội dung cần tiếp tục làm rõ trong Luận án; + Phân tích, đánh giá dưới góc độ khoa học pháp lý nhận thức chung về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam và thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND; + Khảo sát tình hình vi phạm pháp luật về SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật đó; + Phân tích, đánh giá hoạt động thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND để từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án - Về đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND. - Về phạm vi nghiên cứu: Nội hàm của khái niệm thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài khá phức tạp, nhưng trong khuôn khổ của Luận án, tác giả chỉ tập trung: + Nghiên cứu những hoạt động của lực lượng CAND trong thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thông qua việc áp dụng các biện pháp hành chính và hình sự theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. Việc áp dụng 4 biện pháp dân sự và các biện pháp nghiệp vụ khác của lực lượng CAND không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án này. + Địa bàn nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, tập trung ở một số địa phương được chọn tiêu biểu, như: Thành phố Hà Nội (TPHN), Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu. + Thời gian nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2014, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu của Luận án Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến đề tài Luận án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội học, lịch sử. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án Luận án có một số đóng góp mới về mặt khoa học như sau: - Làm rõ thêm nội hàm khái niệm quyền SHTT có yếu tố nước ngoài và thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện lý luận khoa học pháp lý ở nước ta về lĩnh vực đã nêu; - Làm rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND và yêu cầu đặt ra đối với CAND trong thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay; - Dự báo tình hình quốc tế và trong nước có liên quan đến thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, đề xuất những giải pháp mang tính khoa học, tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND trong những năm tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể làm luận cứ đề xuất, bổ sung những vấn đề lý luận về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước 5 ngoài ở Việt Nam, đặc biệt là lý luận về phòng, chống tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Về mặt thực tiễn, Luận án có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học; làm tài liệu để bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế cho cán bộ, chiến sĩ CAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài nghiên cứu, Luận án được cấu trúc bởi 4 chương như sau: - Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đề tài Luận án; - Chương 2. Nhận thức chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng Công an nhân dân; - Chương 3. Thực tiễn thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng Công an nhân dân; - Chương 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng Công an nhân dân. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới Quyền SHTT và thực thi quyền SHTT luôn là vấn đề nóng hổi, được đặc biệt quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Bill Gates, Chủ tịch tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới - Microsof, từng phát biểu: “Cuộc đấu tranh về quyền sở hữu trí tuệ trong tương lai đã bắt đầu” [96, tr.5]. Cho đến nay đã có hàng trăm công trình, tác phẩm của nước ngoài nghiên cứu về quyền SHTT và thực thi quyền SHTT. Trong phạm vi Luận án này, tác giả chỉ xin nêu một số công trình, tác phẩm tiêu biểu như sau: - Cuốn chuyên khảo “Luật sở hữu trí tuệ” của T.Hart và L.Tina được Công ty Macmillan Press Ltd phát hành tại London năm 1997; Cuốn chuyên khảo này không chỉ giới thiệu các vấn đề lý luận về quyền SHTT đối với phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại, QTG mà còn hướng dẫn cả cách thức bảo vệ quyền SHTT, thực thi quyền SHTT, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến biện pháp hành chính và biện pháp hình sự kèm theo các chế tài nghiêm khắc đối với việc vi phạm các quyền đó. Tuy nhiên, cuốn sách cũng khuyến cáo chủ sở hữu quyền SHTT nên chủ động bảo vệ lợi ích của mình bằng cách tự bảo vệ, để vừa mang tính chủ động, vừa tránh tình trạng “quá tải” cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp về quyền SHTT. - Cuốn chuyên khảo “Hệ thống thương mại toàn cầu” của Hoekman, Bernard, do Viện nghiên cứu Tauris phát hành tại New York vào năm 2002; Trong nội dung cuốn chuyên khảo, tác giả đã phân tích các quy định của Hiệp định TRIPS/WTO, trong đó có phần thực thi quyền SHTT và các biện pháp hình sự được áp dụng đối với vi phạm quyền SHTT ở quy mô thương mại. Từ nội dung cuốn chuyên khảo này, người đọc có thể liên tưởng tới khả năng phát triển của quan hệ thương mại quốc tế trong tương lai, nhất là ở các châu lục và các quốc gia đang có nhu cầu vốn và nhân lực, hé mở những tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia thông qua chính sách bảo hộ và thực thi quyền SHTT. 7 - Cuốn “Vòng đàm phán GATT Uruguay” của tác giả Stewart, Terence do NXB Kluwer law and Taxation phát hành tại Boston vào năm 1993; Nội dung cuốn chuyên khảo này giúp cho người đọc có cái nhìn tổng thể về những khả năng tranh chấp có thể xảy ra đối với quyền SHTT và thực thi quyền SHTT, cho thấy sự liên quan giữa quyền SHTT với các khía cạnh thương mại quốc tế, đòi hỏi mỗi quốc gia phải hoạch định chính sách thương mại một cách hài hòa, đặc biệt về chiến lược tổng thể trong thực thi quyền SHTT. - Cuốn chuyên khảo “Quyền sở hữu trí tuệ, thương mại và đa dạng sinh học” của tác giả Dutfield, do Nhà xuất bảnb (NXB) Graham IUCN phát hành tại London vào năm 2000; Tác giả đã đề cập những ĐƯQT liên quan đến sinh học, như: Công ước về đa dạng sinh học (CBD), Hiệp định TRIPS của WTO, Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC); xem xét đến sự kết hợp nội dung của CBD với quy định về quyền SHTT mang tính toàn cầu và lưu ý sự quan tâm của mỗi quốc gia đối với vấn đề môi trường, ảnh hưởng xã hội, chuyển giao công nghệ và tri thức truyền thống. Vấn đề thực thi quyền SHTT cũng được đề cập đến trong một mức độ nhất định. - Cuốn chuyên khảo “Sở hữu trí tuệ và pháp luật về cạnh tranh: quan hệ đổi mới” của tác giả Ghidini, Gustavo do NXB Edward Elgar, Cheltenham, phát hành tại Northampton vào năm 2006; Tác giả đã dành phần lớn nội dung cuốn sách phân tích về sự bảo hộ của chính phủ các nước đối với những đổi mới về độc quyền kháng thể của sức khỏe con người, về nghệ thuật và khoa học, công nghệ với sự phát triển bản quyền, phân biệt chức năng và giá trị quảng cáo của từng hãng và tập đoàn trong hoạt động kinh doanh, đánh giá điểm giao thoa giữa pháp luật về SHTT với pháp luật về cạnh tranh của các nước. Thông qua tác phẩm này, người đọc sẽ học hỏi được kinh nghiệm của các nước trong thực thi quyền SHTT, đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp thực thi quyền SHTT, quan hệ tương tác giữa thực thi quyền SHTT và pháp luật về cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển song song, không trùng lặp và phát triển tương hỗ lẫn nhau giữa các quy định của pháp luật, thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển một cách toàn diện. - Cuốn sách “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ” của Giáo sư Michael Blakeney thuộc Viện nghiên cứu Queen Mary, do trường Đại học London xuất bản tại London năm 2008; 8 Tác giả ngoài việc giới thiệu khá cụ thể nội dung pháp luật về SHTT của một số nước như Anh, Mỹ, Trung Quốc…, còn có những phân tích các hình thức thực thi quyền SHTT theo quy định của Hiệp định TRIPS (về nghĩa vụ thực thi chung của tất cả các nước thành viên; thủ tục, chế tài dân sự và hành chính dành cho các chủ thể vi phạm pháp luật về quyền SHTT; quy định thủ tục và chế tài hình sự trong trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm bản quyền ở quy mô thương mại; quy định chế độ kiểm soát biên giới đối với hàng hóa giả mạo SHTT…). - Cuốn sách “Sở hữu trí tuệ và chiến lược cạnh tranh trong thế kỷ 21” của tác giả Shahid Alikhan, Raghunath Mashelkar do NXB Kluwer Law International phát hành tại The Hague năm 2004; Nội dung cuốn sách giới thiệu về các vấn đề lý luận chung về quyền SHTT và thực thi quyền SHTT; toàn cầu hoá chiến lược phát triển kinh tế quốc gia liên quan đến SHTT và vấn đề thực thi quyền SHTT; bảo vệ di sản văn hoá; tri thức truyền thống và hiện đại; văn hoá dân gian và phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Ngoài ra, sách còn nêu rõ tầm quan trọng của thực thi quyền SHTT đối với sự cạnh tranh công bằng của doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích nghiên cứu và phát triển, vai trò của chính phủ, lĩnh vực tư nhân, xã hội và những thách thức đối với hệ thống SHTT trên toàn thế giới. - Tập bài giảng “Chuyên đề về quyền sở hữu trí tuệ dành cho các nước ASEAN” của giáo sư Cho Un Young, thuộc Học viện SHTT của Hàn Quốc (IITPI). Chuyên đề này được trình bày tại khóa học đặc biệt dành cho học viên đến từ 10 nước ASEAN [96]; Giáo sư Cho Un Young đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của hệ thống Tòa án SHTT ở Hàn Quốc; nêu rõ chủ trương của Hàn Quốc trong thực thi quyền SHTT, coi đây nhiệm vụ cần thiết cho sự phồn vinh về công nghệ của quốc gia cũng như quan hệ hợp tác với các đối tác kinh doanh, thương mại lớn trên thế giới. Chuyên đề này của giáo sư Cho Un Young, kết hợp với việc tham quan, nghiên cứu về hệ thống Tòa án SHTT đã giúp cho tác giả học tập được những kinh nghiệm của nước bạn trong thực thi quyền SHTT; hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tính ưu việt của hệ thống Tòa án SHTT cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp về quyền SHTT của Hàn Quốc. 9 - Cuốn “Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất của mọi thời đại” của tác giả Brand Failures, do Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM dịch và xuất bản năm 2005, cho thấy sự thất bại của 100 thương hiệu lớn, trong đó có những thất bại điển hình như: New Coke, Edsel của Ford; Beatamax của Sony; Arch Deluxe của McDonald’s… một phần có sự tham gia của vấn đề bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Cuốn sách cũng đề cập đến những thất bại khác nhau nhưng cũng gợi mở cho người đọc, doanh nhân, người quản lý QSHCN rút ra những bài học quý báu trong bảo hộ và thực thi quyền SHTT. - Chuyên khảo “Tình báo công nghiệp” của tác giả Jacques Bergier, NXB CAND dịch và phát hành năm 2005, đề cập đến những hoạt động thu thập bí mật khoa học kỹ thuật của các cơ quan tình báo nước ngoài và vấn đề thực thi quyền SHTT. Nội dung cuốn sách cho người đọc thấy tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo hộ quyền SHTT, gợi mở những ý tưởng về thực thi quyền SHTT liên quan đến công nghiệp an ninh, quốc phòng, nhằm giữ vững ANQG và bảo đảm TTATXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Trang thông tin điện tử về SHTT của khối ASEAN (http://www. aseanip.org) giới thiệu hệ thống cơ quan thực thi quyền SHTT ở các nước trong khu vực. Theo đó, cơ quan chuyên trách thực thi quyền SHTT ở các nước không giống nhau về tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ. Chẳng hạn: Brunei Darussalam có những cơ quan thực thi quyền SHTT là: Cảnh sát, Hải quan, Cục Thuế, Phòng Tư pháp hình sự của Tổng Chưởng lý; ở Campuchia có: Ủy ban bản quyền và vi phạm bản quyền, Cảnh sát, Hải quan, Tòa án SHTT; ở Indonesia, có: Tòa án tối cao, Tổng hội Luật sư, Cảnh sát, Hải quan (thuộc Bộ Tài chính)… - Trang thông tin điện tử về thực thi quyền SHTT của các nước châu Âu (http://www.ec.europa.eu); Vấn đề thực thi quyền SHTT cũng được Ủy ban châu Âu (EC) đặc biệt quan tâm. Từ năm 2004, EC đã ban hành Chỉ thị về việc thực thi QTG và QLQ, nhãn hiệu hàng hóa, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, sáng chế; đồng thời yêu cầu tất cả các nước thành viên áp dụng biện pháp khắc phục và xử phạt đối với những người tham gia sản xuất, tiêu thụ hàng giả, vi phạm bản quyền để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho chủ sở hữu quyền SHTT trong khối Liên minh Châu Âu (EU). Để thực thi quyền SHTT một cách hiệu quả, EC tìm kiếm sự hợp tác mạnh mẽ giữa 10 các cấp hành chính ở mọi quốc gia, kêu gọi thành lập một Đài quan sát Châu Âu về hàng giả và vi phạm bản quyền. Đài quan sát có chức năng như một trung tâm thu thập, theo dõi và báo cáo thông tin về thực thi quyền SHTT, góp phần nâng cao kiến thức của cộng đồng về tính nguy hiểm của hàng giả và vi phạm bản quyền… Tóm lại, qua tìm hiểu các công trình, tác phẩm nghiên cứu về quyền SHTT và thực thi quyền SHTT ở các nước trên thế giới cho thấy: từ lâu các nước đã xây dựng được hệ thống pháp luật quốc nội tương đối hoàn chỉnh về quyền SHTT và thực thi quyền SHTT, thành lập các cơ quan chuyên trách để thực thi quyền SHTT một cách hiệu quả. Về cơ bản, cơ quan thực thi quyền SHTT của các nước gồm nhiều loại khác nhau, trong đó xu hướng thành lập các Tòa án SHTT là một mô hình tương đối phổ biến; bên cạnh đó, quá trình thực thi quyền SHTT ở nhiều nước cũng được biết đến với vai trò của lực lượng Công an (Cảnh sát). Trong hoạt động thực thi quyền SHTT, các nước đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ những thành quả SHTT của các tổ chức, cá nhân nước mình, đặc biệt là những sản phẩm trí tuệ liên quan đến ANQG và TTATXH, thuần phong, mỹ tục và đạo đức. Ngoài ra, các nước cũng cố gắng khai thác các thành tựu trí tuệ của quốc gia khác bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả bằng hoạt động tình báo, gián điệp nhằm tranh thủ tối đa các giá trị quyền SHTT vào hoạt động riêng của mình. Trong phần lớn các công trình, tác phẩm nêu trên, đã phản ánh vai trò quan trọng của các ĐƯQT về SHTT, hình thành nên các chuẩn mực chung về bảo hộ và thực thi quyền SHTT của cộng đồng quốc tế mang tính khu vực và phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Trong số các ĐƯQT đa phương về thực thi quyền SHTT, các tác giả nhấn mạnh đến nội dung và sự ảnh hưởng của Hiệp định TRIPS trong khuôn khổ WTO. Đây là một hiệp định có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm đối với tất cả thành viên WTO, ngay cả trong quá trình xây dựng luật pháp của mỗi quốc gia về quyền SHTT cũng phải tuân theo các chuẩn mực này. Đồng thời, thông qua nội dung của các công trình nghiên cứu trên đây, cũng cho thấy vai trò của các tổ chức quốc tế (như EU, ASEAN, WTO…) trong việc hình thành nên cơ chế thực thi quyền SHTT trên thế giới và trong khu vực, giám sát và giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT giữa các nước thành viên của tổ chức trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế. 11 Mặc dù với số lượng rất đa dạng các công trình, tác phẩm nghiên cứu về quyền SHTT ở các nước trên thế giới, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ công trình nào đề cập trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của Luận án. Sở dĩ có hiện tượng này là vì, nội dung đề tài liên quan đến hoạt động mang tính nội bộ của ngành Công an, mà không phải phương tiện thông tin nào hay tác giả nào cũng có thể tiếp cận được. Bởi vậy, quá trình triển khai nghiên cứu đề tài Luận án, ngoài việc kế thừa những kiến thức của các công trình, tác phẩm trên đây, tác giả cũng cần phải chú ý tiếp tục bổ sung, khai thác những điểm mới, mang tính đặc thù về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, số lượng các công trình nghiên cứu về thực thi quyền SHTT nói chung, thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài của lực lượng CAND có liên quan đến đề tài Luận án cơ bản chưa nhiều. Tuy vậy, có một số công trình sau đây đáng chú ý: - Cuốn chuyên khảo“Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS. Lê Hồng Hạnh và ThS. Đinh Thị Mai Hương, NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2004; Cuốn chuyên khảo có nội dung khá đầy đủ, toàn diện về lý luận và thực tiễn trong bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở Việt Nam, bao gồm các vấn đề: thực trạng bảo hộ và thực thi quyền SHTT; những yêu cầu hoàn thiện đối với các quy định pháp luật dân sự liên quan đến quyền SHTT trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế; kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan tới quyền SHTT… - Cuốn chuyên khảo “Quyền sở hữu trí tuệ” của tác giả Lê Nết, NXB Đại học Quốc gia TPHCM xuất bản năm 2005; Nội dung chuyên khảo đề cập đến quyền SHTT dưới góc độ của một quốc gia đang phát triển, phân tích các mặt thuận lợi, khó khăn của việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT tại Việt Nam, cam kết quốc tế mà Việt Nam cần thực hiện trong bảo hộ quyền SHTT. Tác giả cũng phân tích việc thực thi quyền SHTT về từng đối tượng cụ thể, những khó khăn chủ quan và khách quan trong hoạt động thực thi, đồng thời đề ra những kiến nghị nhằm đưa đến một hệ thống cơ quan thực thi 12 quyền SHTT một cách cân bằng cho chủ sở hữu và cho người tiêu dùng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Cuốn chuyên khảo “Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, của TS. Phan Xuân Dũng, NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2004; Nội dung chuyên khảo phản ánh vấn đề chuyển giao công nghệ là một hình thức phổ biến để các đối tượng QSHCN được sử dụng hiệu quả trong cuộc sống; đề cập một số thông tin về tình hình chuyển giao công nghệ trên thế giới và thực trạng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trong những năm đổi mới. Vấn đề đặt ra được đề cập từ hai góc độ: chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài vào Việt Nam; chuyển giao các công nghệ ngay từ các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân cũng như vấn đề bảo hộ và thực thi quyền SHTT trong quá trình chuyển giao công nghệ. - Cuốn “Cẩm nang sở hữu trí tuệ” do Cục SHTT biên soạn, NXB Văn hoá Thông tin xuất bản năm 2005; Sách được phát hành nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Cục SHTT, đề cập toàn diện đến các quy định của WIPO về quyền SHTT, những khái niệm cơ bản nhất về quyền SHTT của Việt Nam và thế giới; cung cấp cho công chúng kiến thức tham khảo về các lĩnh vực khác nhau của quyền SHTT và thực thi quyền SHTT, qua đó góp phần thúc đẩy việc áp dụng hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền SHTT trong các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất, kinh doanh. - Cuốn chuyên khảo “Giải pháp của lực lượng An ninh nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ bí mật Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế trọng điểm ở Việt Nam hiện nay”, Viện Chiến lược và Khoa học Công an biên soạn, NXB CAND xuất bản năm 2007; Cuốn chuyên khảo được biên soạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Đỗ Hữu Vấn. Nội dung cuốn chuyên khảo này đề cập đến thực trạng tổ chức công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế trọng điểm của lực lượng ANND; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế trọng điểm ở nước ta sau khi gia nhập WTO. 13 - Cuốn chuyên khảo “Tư pháp quốc tế Việt Nam, quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài” của TS. Đỗ Văn Đại, PGS.TS. Mai Hồng Quỳ, NXB Chính trị quốc gia phát hành năm 2010; Nội dung cuốn chuyên khảo đề cập đến ba vấn đề lớn là: quan hệ lao động, quan hệ dân sự và quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Bằng việc đi sâu phân tích quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến ba lĩnh vực nói trên, các tác giả đưa ra luận giải về các vấn đề: xung đột thẩm quyền, xung đột pháp luật, công nhận và cho thi hành quyết định của Tòa án hay Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp các thông tin về pháp luật nước ngoài để người đọc tham khảo, so sánh khi nghiên cứu về pháp luật Việt Nam. Mặc dù nội dung công trình này không trực tiếp đề cập đến thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài, nhưng thông qua khái niệm về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà các tác giả bàn luận, có thể vận dụng bổ sung vào phần lý luận về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. - Cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ, đẩy mạnh thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội”, của Trường Đại học Luật Hà Nội, thực hiện năm 2006; Nội dung cuốn kỷ yếu này đăng tải các bài viết của các tác giả là những nhà khoa học, những cán bộ làm công tác thực tiễn về thực thi quyền SHTT trên địa bàn TPHN. Khi tham gia hội thảo, các tác giả đã thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về SHTT, đặc biệt trong lĩnh vực QTG, QSHCN ở nước ta; đồng thời các tác giả cũng chỉ rõ thực trạng công tác thực thi pháp luật về SHTT của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó đưa ra các giải pháp về đẩy mạnh thực thi quyền SHTT trong những năm tiếp theo. - Cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO” do trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn phối hợp với Viện Konrad Adenauer Stiftung (Cộng hòa Liên bang Đức), tổ chức tại Hà Nội năm 2011; Nội dung của cuốn kỷ yếu đăng tải nhiều bài viết của các tác giả, bàn luận đối với vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực thi quyền SHTT ở Việt Nam từ sau thời điểm tháng 01/2007, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Những vấn đề được bàn thảo bao gồm: vai trò của nhà nước trong việc thực thi QTG và QLQ; 14 bài học kinh nghiệm của các nước thành viên WTO, tiêu biểu là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc về thực thi quyền SHTT theo quy định của Hiệp định TRIPS, thực thi quyền SHTT ở các trường đại học - kinh nghiệm của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; các biện pháp bảo hộ SHTT; định giá tài sản SHTT trong hoạt động thương mại… - Cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học “Bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, quan điểm, nhận diện và khuyến nghị”, do Bộ Công an tổ chức tại Học viện CSND tháng 5 năm 2013; Kỷ yếu gồm những bài viết của lãnh đạo Bộ Công an, chuyên gia thực tiễn, nhà khoa học… phản ánh nội dung về sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong bảo đảm ANQG, TTATXH trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thực thi quyền SHTT, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề chung về TTATXH, chiến lược quản lý nhà nước về TTATXH, lý luận về đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Trong nội dung của cuốn kỷ yếu, một số bài viết trực tiếp đề cập đến đề tài Luận án, có thể được sử dụng nghiên cứu để bổ sung, như: “Hoàn thiện pháp luật trong đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế” của TS. Phạm Công Nguyên; “Thực trạng vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay và giải pháp phòng, chống” của TS. Lê Hoài Nam… - Luận án Tiến sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh trong lĩnh vực xuất bản ở nước ta hiện nay” của tác giả Trần Anh Vũ, thực hiện tại Học viện ANND năm 2007; Tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản về: quyền SHTT và QTG; quản lý nhà nước về xuất bản; chức năng, nhiệm vụ của lực lượng ANND trong quản lý nhà nước về xuất bản; thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về hậu quả của việc in lậu và xuất bản sách là các tác phẩm có nội dung xâm hại đến chủ quyền, ANQG và TTATXH ở Việt Nam; thực trạng công tác của lực lượng ANND về thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực xuất bản. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng ANND trong quản lý nhà nước về xuất bản, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực xuất bản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan