Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (có đáp án chi tiết)...

Tài liệu Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (có đáp án chi tiết)

.PDF
83
5146
55

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN THI: NGỮ VĂN 7 Ngày thi: 3/4/2015 Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (2,0 điểm) Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết: Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao? - Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy. - Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy. Câu 2. (4,0 điểm) Cho hai câu thơ sau: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước) Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên. Câu 3. (4,0 điểm) Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Theo em, “thế giới kì diệu” đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về “thế giới kì diệu” đó. Câu 4. (10,0 điểm) Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo. Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam. ------ HẾT -----Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ..........................................Số báo danh:.................................. Giám thị 1 (Họ tên và ký)..................................................................................... Giám thị 2 (Họ tên và ký)...................................................................................... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT YÊN Câu HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014-2015 MÔN THI: NGỮ VĂN 7 Ngày thi: 3/4/2015 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Đáp án Điểm Học sinh có thể khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp sau đó giải thích lý do lựa chọn hoặc có thể giải thích lý do sau đó khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp: - Nêu khái quát về cách ngắt nhịp: Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm 0.5 riêng. - Giải thích lý do và khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp: 1.5 + Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy), câu thơ được 1 (2.0 điểm) hiểu: Trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng. + Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó chất đầy lúa. + Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên. Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn. (Nếu học sinh lựa chọn cách ngắt nhịp thứ hai mà lý giải hợp lý cũng vẫn được chấp nhận) * Quan hệ từ có trong hai câu thơ: Mặc dầu, mà. 1.0 * Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ: 3.0 - Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của 1.0 chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó. Chiếc bánh trôi nước có thể rắn hay 2 (4.0 điểm) nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. - Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son 0.5 sắt của người phụ nữ. - Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và dứt khoát thể 0.5 hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực 1.0 người phụ nữ của Hồ Xuân Hương. * Về hình thức: Học sinh diễn đạt một đoạn văn. 0.5 * Về nội dung: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo các ý sau: - Thế giới sau cánh cổng trường là cả một khung trời mơ ước của tuổi trẻ. 0.5 - Ngày mai, con sẽ bước qua cánh cổng trường, bước vào một thế giới khác, thế 2.0 giới mà ở đó có biết bao điều mới mẻ đang chờ đợi con khám phá và chinh phục: 3 (4.0 điểm) + Thế giới của tri thức, của vốn sống, của môi trường nhân cách,… + Thế giới của những buồn vui, ngây thơ và những kỉ niệm tinh nghịch tuổi học trò, có những cảm xúc xao xuyến tuổi mới lớn, có niềm vui khi được điểm cao, và cả những giọt nước mắt khi không thuộc bài, bị phạt đứng xó lớp,… + Có tình cảm gắn bó với thầy cô, bạn bè,… - Bước qua cánh cổng trường là con sẽ bước vào và đi trên một hành trình khác, 1.0 nhiều điều thú vị và bí ẩn đang đón chờ. Điều đó có nghĩa là con đang đi đến con đường của những khát khao và ước mơ. Bước qua cánh cổng trường là con đang bước đến một tương lai tươi sáng. Đó là một thế giới kì diệu mở ra trước mắt con. 1. Yêu cầu chung: Học sinh thực hiện các yêu cầu sau: - Đúng kiểu văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học). - Biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó kết hợp giải thích, phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ mở rộng bằng một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác. 4 - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn. (10.0 2. Yêu cầu cụ thể: điểm) a. Mở bài: 1.0 - Giới thiệu khái quát thơ trữ tình trung đại Việt Nam rất phong phú nhưng tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo. - Giới thiệu khái quát các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước của dân tộc. b. Thân bài: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: 8.0 - Giải thích nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam: 2.0 + Là nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng. Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú. + Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. - Bài thơ Sông núi nước Nam: 3.0 + Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là của người Nam, đó là điều đã được “sách trời” định sẵn: Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở + Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại: Giặc giữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. => Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. - Bài thơ Phò giá về kinh: 3.0 + Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân MôngNguyên xâm lược: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. + Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước: Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. => Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến niềm tin vào chiến thắng, ý thức xây dựng, bảo vệ và lòng yêu quê hương đất nước. c. Kết bài: Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói chung và hai bài thơ nói riêng. 1.0 Ubnd huyÖn ®«ng h−ng Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ®Ò chÝnh thøc ®Ò kh¶o s¸t chän nguån häc sinh giái N¨m häc 2013 – 2014 M«n : ng÷ v¨n 7 Thêi gian lµm bµi: 120 phót Câu 1( 5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót. ( Trích Thăm lúa –Trần Hữu Thung) Câu 2( 3 điểm) Ở phần cuối truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, nhân vật Thuỷ khi đã trèo lên xe theo mẹ, bỗng tụt xuống, đi nhanh về phía giường và: “ đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ ”. Bằng một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu), hãy trình bày suy nghĩ của em về chi tiết này. Câu 3( 12 điểm) Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------------HÕt------------------ Hä vµ tªn……………………………………. Sè b¸o danh ……………. Ubnd huyÖn ®«ng h−ng Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: Ngữ Văn 7 Câu1( 5 điểm) 1. Về kĩ năng: - HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, thể hiện chất văn, biết cách dùng từ đặt câu - Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. 2. Về kiến thức: Học sinh có những cảm nhận khác nhau song cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Chỉ với 6 câu thơ 5 chữ và bằng vài nét phác họa, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh đồng quê quen thuộc, bình dị vào mùa lúa chín. - Vào buổi sớm mai, khi mặt trời đã lên cao, ánh nắng chan hòa khắp không gian như nhuộm thêm sắc vàng cho những bông lúa. - Trên đầu ngọn cỏ, những hạt sương mai trong ánh mặt trời càng thêm lóng lánh như muôn ngàn hạt ngọc. - Bức tranh không chỉ có màu sắc ( màu vàng của nắng, của lúa; màu xanh của da trời) mà còn có âm thanh của tiếng chim chiền chiện vang xa khuấy động cả không gian, tiếng hót gợi ra niềm vui của thiên nhiên, đất trời và của lòng người trước mùa vàng bội thu. * Bằng bút pháp tả thực và việc sử dụng các từ ngữ “ càng”, “ thêm” mang ý nghĩa nhấn mạnh làm cho bức tranh thiên nhiên như được mở ra theo chiều rộng của cánh đồng và chiều cao của trời xanh, khung cảnh thật khoáng đạt, nên thơ và đầy sức sống. * Đoạn thơ cho ta thấy được một hồn thơ dân dã và tấm lòng gắn bó với quê hương. CÁCH CHO ĐIỂM - Điểm 4- 5: đủ nội dung, diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, biết chỉ ra được các nét đặc sắc của bài thơ, có sự sáng tạo trong cách thể hiện. - Điểm 2- 3: nội dung chưa thật đầy đủ, cách viết đôi chỗ còn lúng túng, thiếu sự sáng tạo, cảm xúc chưa rõ. - Điểm 1: Bài quá sơ sài, chưa có cảm xúc. 2 Câu2( 3 điểm) 1. Về hình thức - HS biÕt c¸ch viÕt mét ®o¹n v¨n hoµn chØnh. - Lời văn chuẩn xác, không m¾c lỗi chính tả. 2. Về nội dung. HS nêu được những cảm xúc và suy nghĩ của mình nhưng phải phù hợp với chi tiết truyện. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu sau: - Chi tiết tưởng như gây bất ngờ nhưng lại phï hợp trong sù ph¸t triÓn t©m lÝ nh©n vËt vì có liên quan đến viÖc bé Thủy tru tréo lên giận dữ khi Thành chia con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ - Chi tiết nµy cho ta thấy Thủy là một em bé rất thương anh, thương những con búp bê, chÊp nhËn chia lìa chứ không để búp bê phải chia tay, muốn anh luôn có con Vệ Sĩ gác cho giấc ngủ được ngon lành. Người đọc vừa mến yêu trân trọng vừa xót xa thương cho cô bé có lòng vị tha nhân hậu mà chịu nỗi đau quá lớn khi tuổi còn nhỏ đã phải chịu cảnh chia lìa… - Chi tiết truyện còn mang thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc: cuộc chia tay của các em nhỏ là rất vô lí, là không nên có, không nên để nó xảy ra, chi tiết đó cũng gợi nỗi khát khao cháy bỏng của tuổi thơ chúng ta, đó là tuổi thơ cần được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, sống trong tình cảm đầm ấm của gia đình. 3. C¸ch cho ®iÓm. - Tõ 2-3 ®iÓm víi bµi viÕt ®¶m b¶o c¸c yªu cÇu trªn, bµi viÕt m¹ch l¹c, cã c¶m xóc - 1®iÓm cho bµi cã néi dung quá s¬ sµi, cßn m¾c lçi chÝnh t¶. C©u 3( 12 ®iÓm) Học sinh có thể triÓn khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Về hình thức - Bµi lµm cã bố cục rõ ràng, luËn ®iÓm ®Çy ®ñ chÝnh x¸c. - Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả, c¶m xóc s©u s¾c 2. Về nội dung. *Giải thích: HS cần giải thích được: + Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên. + Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ. * Chứng minh: Học sinh cần làm sáng tỏ hai luận điểm cơ bản: Luận điểm 1: Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ - Đó là sự say mê trước vẻ đẹp của âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại. - Là sự rung cảm trước cảnh đẹp của đêm trăng : 3 + Trong bài thơ Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có tầng bậc, giao hòa quấn quýt + Trong bài Rằm tháng giêng: vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại 3 lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân. HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm ->Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh. Luận điểm 2: Cốt cách chiến sĩ - Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước : + Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vân mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm) - Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác: + Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung : + Thể hiện ở những rung cảm tinh tế dồi dào trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng. + Bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng đầy sức sống trong trẻo rộng lớn tươi sáng vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, một phong thái bình tĩnh ung dung của Bác. + Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên. * Khái quát: hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ Người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người của Bác. Đó là một phong cách thanh cao khiến chúng ta thêm ngưỡng mộ, kính yêu Bác. 3. C¸ch cho ®iÓm. - Tõ 10-12 ®iÓm víi bµi viÕt cã ®ñ néi dung, lËp luËn chÆt chÏ, thuyÕt phôc, c¶m xóc s©u s¾c. - Tõ 7-9 ®iÓm cho bµi cßn thiÕu 1-2 ý, c¶m xóc ch−a s©u. - Tõ 5-6 ®iÓm cho bµi tá ra hiÓu ®Ò song cßn ch−a trän vÑn vÒ néi dung, lËp luËn ch−a chÆt chÏ, cßn m¾c nhiÒu lçi chÝnh t¶ - Tõ 1-4 ®iÓm cho bµi viÕt yÕu. * L−u ý: Trªn ®©y lµ ®Þnh h−íng chÊm, trong qu¸ tr×nh chÊm gi¸m kh¶o cÇn linh ho¹t vËn dông biÓu ®iÓm, tr©n träng nh÷ng s¸ng t¹o cña häc sinh. --------------------- HÕt--------------------------4 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HÓA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 NĂM HỌC: 2014 -2015 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 17/3/2015 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang Câu 1 (4.0 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I) Câu 2 (6.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng) Câu 3 (10 điểm): Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vônga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.” Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước. ------------------ Hết -----------------------Họ tên thí sinh :…………………… Giám thị số 1 :……………………… Số báo danh : …………………… Giám thị số 2: ………………………. * Giám thị không giải thích gì thêm. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HOÁ HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 7 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN 7 Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: - Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo... II. Yêu cầu cụ thể Câu Nội dung cần đạt Thang điểm HS chỉ ra được các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ. - Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm 0,5 1,0 thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. - Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh Câu 1 đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà (4.0 đ) còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên 1,0 một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… - Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung 1.0 động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước. => Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng 0.5 thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người. a. Yêu cầu về kỹ năng: 0,5 HS viết thành bài văn biểu cảm ngắn, bố cục mạch lạc, cảm xúc trong sáng, diễn đạt lưu loát. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể cảm thụ theo ý kiến chủ quan, tuy nhiên bài làm cần đảm Câu 2 bảo các ý cơ bản sau: (6.0 đ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn 1.0 chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. - Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là 0,5 một tình cảm rất tự nhiên. - Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng) 2.0 - Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được....Chữ thương được 2.0 nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. * Yêu cầu về kỹ năng: 1.0 - Làm đúng kiểu bài nghị luận (Giải thích nội dung và trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội), bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… * Yêu cầu về kiến thức: - Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc. - Nêu vấn đề: + Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hằng ngày. 0.5 + Trích dẫn câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua: 1. Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua: - Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren- 1.0 bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu Câu 3 bằng hình ảnh so sánh: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở (10 đ) nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống như “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”. Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy? + Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,… + Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương. + Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy. 2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước: + Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc. 1.5 + Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, 3.0 mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh. + Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên… 3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh: + Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,… + Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung 2.0 quanh,… + Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội… 4. Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân. * Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh để cho các mức điểm phù hợp. Trân trọng những bài viết thể hiện sự sáng tạo và có sức thuyết phục. 1.0 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HÒA AN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: ( 5 điểm) Bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan có câu: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.” Em hãy chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy ấy? Câu 2: ( 5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (có độ dài khoảng 8 đến 10 câu) nêu lên suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân” Câu 3: (10 điểm) Cảm nghĩ của em về mái trường em yêu. ***********Hết********** ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ văn lớp 7. Năm học: 2011-2012 Đề số 1 Câu 1: có 2 ý - Ý 1 (1,0đ) Các từ láy trong 2 câu thơ: lom khom, lác đác. - Ý 2 (4,0đ) Tác dụng của việc sử dụng các từ láy:Cái hay của các từ ngữ trên là gợi hình: - Lom khom: từ gợi tả tư thế cúi người nhưng luôn chuyển động, đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu, gợi nên cảm giác buồn bã về đời sống lam lũ của người dân nơi đây. ( 2,0 đ ) - Lác đác: từ gợi tả sự thưa thớt, vắng vẻ của con người nơi Đèo Ngang. Cùng với các từ chỉ số lượng ít ỏi như “vài”, “mấy”, các từ láy trên tô đậm ấn tượng về 1 vùng Đèo Ngang bát ngát, hoang sơ, vắng vẻ giữa cảnh chiều tà. (2,0 đ ) Câu 2.( 5đ) Hình thức: Học sinh viết thành một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đúng chính tả. (1,0đ) - Nội dung: + Khẳng định được đây là một câu tục ngữ hay, ngắn gọn, có tính giáo dục con người. (0,5đ) + Giải thích được: Đây là câu tục ngữ dùng cách nói so sánh cụ thể. “Thương người” là thương yêu đồng loại. “Thương thân” là thương chính mình.(1,0đ) + Câu tục ngữ khuyên răn người đời phải biết đồng cảm, thương xót người bất hạnh; biết an ủi động viên, nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh đau ốm, bệnh tật, hoạn nạn; biết giúp đỡ những người sống xung quanh mình với tấm lòng chân thành...(1,0đ) + Người biết yêu thương đồng loại sẽ được mọi người yêu mến và ngược lại...(0,5đ) + Câu tục ngữ dạy cho ta bài học về lòng nhân ái cao cả...(1,0đ) Câu 3 (10đ) Bài viết của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau: * Hình thức: - HS viết được một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, logic. Đúng chính tả. - Lời văn trong sáng, có cảm xúc, có chất văn. - Yếu tố biểu cảm phải nổi bật - đóng vai trò chủ đạo trong bài văn * Nội dung: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về ngôi trường và tình cảm của em đối với ngôi trường đó. ( 1,0đ) 2. Thân bài: - Những suy nghĩ, tình cảm cảm xúc của em về ngôi trường: về lớp học, sân bãi, vườn hoa, cây cảnh... ( Em đã có những kỉ niệm gì với chúng? ) (2,0đ) - Những suy nghĩ, cảm xúc về thầy cô, bè bạn, tình cảm thầy trò: + Kính yêu, ngưỡng mộ và biết ơn thầy cô, ấn tượng về những bài giảng, về giọng nói của thầy cô...(2,0đ) + Yêu mến, trân trọng bạn bè, những đứa bạn vô tư, nghịch nhợm nhưng cũng rất đáng yêu...(2,0đ) - Nhắc lại một vài kỉ niệm sâu sắc nhất của em với ngôi trường, qua đó thể hiện sự gắn bó tha thiết.(2,0đ) 3. Kết bài :(1,0đ) - Khái quát những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho mái trường. - Suy nghĩ về trách nhiệm học tập, rèn luyện để xứng đáng với mái trường em yêu. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HÒA AN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề bài: Câu 1: (4,0 điểm) Bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan có câu: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.” a) Em hãy chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ trên? b) Nói rõ cái hay của việc sử dụng các từ láy ấy Câu 2: (4,0 đ) Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng phát biểu cảm nghĩ về mùa xuân, trong đó sử dụng ít nhất một cặp từ đồng nghĩa và một cặp từ trái nghĩa. Câu 3: (12,0đ) Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất. Hết Đáp án chấm: ngữ văn 7 Câu 1: có 2 ý (a, b) a, (1,0đ) Các từ láy trong 2 câu thơ: lom khom, lác đác. b, (3,0đ) Cái hay của các từ ngữ trên là gợi hình: - Lom khom: từ gợi tả tư thế cúi người nhưng luôn chuyển động, đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu, gợi nên cảm giác buồn bã về đời sống lam lũ của người dân nơi đây. - Lác đác: từ gợi tả sự thưa thớt, vắng vẻ của con người nơi Đèo Ngang. Cùng với các từ chỉ số lượng ít ỏi như “vài”, “mấy”, các từ láy trên tô đậm ấn tượng về 1 vùng Đèo Ngang bát ngát, hoang sơ, vắng vẻ giữa cảnh chiều tà. Câu 2: (4,0đ) - Yêu cầu: Biết viết đoạn văn biểu cảm thể hiện cảm xúc cá nhân về mùa xuân, biết dùng từ, đặt câu, hành văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành (2,0đ) - Sử dụng hợp lý cặp từ đồng nghĩa (1,0đ) - Sử dụng hợp lý cặp từ trái nghĩa (1,0đ) *Lưu ý: - Không tính điểm những cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa, học sinh không gạch chân. - Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn không đảm bảo kiểu bài biểu cảm và độ dài là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn không đúng về ý là 1.0 điểm. Câu 3: (12,0đ) Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, hành văn lưu loát. Về cơ bản phải nêu bật được các nội dung sau: a, Mở bài: (1,0đ) - Giới thiệu người thân mà em yêu quý nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị…) - Cảm xúc chung của em về người thân đó. b, Thân bài: (10,0đ) Bày tỏ tình cảm của em đối với người thân dựa vào một số ý sau: - Hình ảnh người thân trong khoảnh khắc em có ấn tượng sâu sắc nhất. - Vật kỉ niệm (món quà, tấm ảnh, vật dụng) khơi gợi hình ảnh của người thân. - Kỉ niệm đáng nhớ nhất với người thân. - Tình cảm với người thân hiện tại. c, Kết bài: (1,0đ) Điều mong ước cho người thân trong tương lai. *Lưu ý: - Điểm trừ tối đa bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn biểu cảm là (4,0 điểm) - Bài viết không đúng ý, lập luận trừ (2,0 điểm) - Mắc nhiều lỗi chính tả, đặt câu, diễn đạt trừ (2,0điểm) => Giáo viên cần linh hoạt trong lúc chấm bài trừ 1 điểm. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) C©u 1 (3,0 ®iÓm): “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam) Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân. C©u 2 (7,0 ®iÓm): Cảm nhận của em về hình ảnh vÇng tr¨ng chiÕn khu vµ tÊm lßng chiÕn sÜ - nghÖ sÜ Hå ChÝ Minh qua hai bài thơ “C¶nh khuya” (1947) vµ “R»m th¸ng Giªng” (1948). -------------Hết------------ Họ và tên thí sinh:………………….………………………Số báo danh:………………… Chữ ký của giám thị số 1:………………………………….………………………………. Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan