Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005 luận văn ths. luật

.DOCX
124
194
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUỲNH ANH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 Chuyên ngành : Luật Dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Am Hiểu Hà Nội - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUỲNH ANH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 Chuyên ngành : Luật Dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Am Hiểu Hà Nội - 2011  MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA 7 1.1. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự 7 1.1.1. Trách nhiệm dân sự 7 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 12 1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 15 1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 19 1.2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 22 1.2.2. Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 40 1.3. Lịch sử pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. 1.3.1. Trước khi có BLDS 1995 1.3.2. Từ năm 1995 đến nay 49 43 43  Chương 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 2.1. 53 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 53 2.1.1. Người tiêu dùng và hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 53 2.1.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. 60 2.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi làm ô nhiễm môi trường 64 2.2.1. Môi trường và hành vi gây ô nhiễm môi trường 64 2.2.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường 2.3. 68 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm mồ mả 2.3.1. Mồ mả và hành vi xâm phạm mồ mả 81 2.3.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 85 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 91 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra 91 3.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 91 3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 95 81 3.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 102  3.2. Hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể. 107 3.2.1. Đối với hành vi xâm phạm quyên lợi người tiêu dùng 107 3.2.2. Đối với hành vi xâm phạm mồ mả 111 3.2.3. Đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường 113 KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123  LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình khoa học của riêng tôi, không sao chép. Kết quả nghiên cứu được công bố trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để cho tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Quỳnh Anh  DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo vệ môi trường BVMT Bộ luật Dân sự BLDS Bồi thường thiệt hại BTTH Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng BTTHNHĐ Người tiêu dùng NTD Tòa án nhân dân tối cao TANDTC Trách nhiệm bồi thường thiệt hại TNBTTH Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng TNBTTHNHĐ Trách nhiệm dân sự TNDS MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Ở các quốc gia khác nhau, qua các thời kỳ lịch sử, quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có sự khác nhau về cách thức bồi thường, mức độ bồi thường, cách xác định thiệt hại cũng như việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế để xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại trong quan hệ dân sự mà không có hợp đồng là rất khó khăn, nó liên quan nhiều đến các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật - người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Thực tế cho thấy vẫn đang tồn tại những cách hiểu khác nhau về lỗi và hành vi có lỗi nên việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, phát sinh nhiều vụ việc do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại nặng nề đến lợi ích của cá nhân, tổ chức trong xã hội như: san lấp mồ mả của người khác, vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, các vụ việc gây ô nhiễm môi trường có quy mô lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của con người bị phát hiện. Việc xử lý các vụ việc nêu trên ngoài chế tài hình sự còn dựa trên căn cứ của pháp luật về dân sự và hành chính nhưng những chế tài này còn yếu, chưa đủ sức răn đe. Để tăng tính khả thi của pháp luật, cần phải có quy định thống nhất về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để từ đó xác định trách nhiệm bồi thường một cách chuẩn xác. Trên cơ sở đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2005” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật Dân sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra gồm có: Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh “Những vấn đề vơ bản về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, luận văn thạc sỹ luật học của Lê Thị Bích Lan “Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Minh Châu “Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, một số vấn đề lí luận và thực tiễn” - là một trường hợp của trách nhiệm này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 đã được luận văn phân tích, đánh giá khái quát và có phân tích cụ thể 3 trường hợp BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra đó là: BTTH do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTT do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống và chi tiết. Ngoài ra, cũng có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như “Bàn về lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. Phùng Trung Tập -Trường Đại học Luật Hà Nội (Tạp chí Luật học Số 10/2004); sách chuyên khảo của tác giả, TS. Phùng Trung Tập “BTTH ngoài hợp đồng do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm” do NXB Hà Nội xuất bản năm 2009… Tuy nhiên các công trình trên chỉ nghiên cứu chuyên sâu về phần chung trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hoặc chỉ chọn một khía cạnh nhất định của vấn đề để nghiên cứu mà trên thực tế còn rất nhiều khía cạnh khác của vấn đề chưa được khai thác, nghiên cứu. Nhận thức được vấn đề này, đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật Dân sự 2005” lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ một cách chuyên sâu, đầy đủ, đảm bảo tính lô gíc, hệ thống. Đặc biệt có nghiên cứu một số trường hợp cụ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. Bên cạnh đó, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, luận án, luận văn và các bài viết đã đạt được cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn thạc sỹ luật học, tôi tập trung nghiên cứu về một số trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra bao gồm: bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả, BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường, BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Luận văn đi sâu tìm hiểu thực trạng của các hành vi vi phạm và việc bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể theo pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật, góp phần nâng cao tính hiệu quả của việc giải quyết trách nhiệm bồi thường trong thực tiễn. Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý Việt Nam nói riêng đều có chung quan điểm về trách nhiệm dân sự. Về nguyên tắc, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý. Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật chỉ ra rằng: “trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu” [1]. Theo đó trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ dân sự phải gánh chịu. Hậu quả bất lợi trong trách nhiệm dân sự được xác định bởi đối tượng điều chỉnh của nó. Đó là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản. Xem xét dưới góc độ này, BLDS Pháp quy định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết”, tức là nghĩa vụ hợp đồng cũng có giá trị như luật [10]. Vì vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự – một loại trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm dân sự có những đặc điểm riêng biệt thể hiện bản chất của các quan hệ dân sự trong xã hội đó là: - Trách nhiệm dân sự là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, và bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước hoặc người khác, trừ trường hợp chế tài vô hiệu hợp đồng do chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội; - Trách nhiệm dân là trách nhiệm tài sản; - Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu; - Trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Một số quan điểm cho rằng cần phải đưa cả những tổn thất về tinh thần là một trong những đặc điểm của trách nhiệm dân sự. Nhưng trên thực tế, mức độ tổn thất về tinh thần rất khó vật chất hoá, do đó, khó có thể xác định được mức độ tương xứng về bồi thường vật chất và hầu như chỉ đề cập đến trong việc xâm phạm các quyền về nhân thân, bởi vậy trong những trường hợp cụ thể thì mới đặt ra vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần. Có thể khẳng định, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụ thể. Trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậu quả ở mức độ nhất định. Trong trách nhiệm dân sự đôi khi người ta cũng chỉ chú ý tới hành vi trong một dạng trách nhiệm nhất định nào đó. Trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ phạm tội trên cơ sở suy diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của cộng đồng. Ngược lại, trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối với người vi phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm gây ra để khôi phục lại tình trạng tài chính như khi không có sự vi phạm. Vì vậy các chế tài dân sự mang tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế tài hình sự. Dù sao cũng có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm. Trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm theo hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các qui định của pháp luật. Tuy nhiên cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng là một nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý. Còn trách nhiệm hợp đồng là nghĩa vụ bồi thường phát sinh ngoài ý chí của đương sự, do luật định, tức là dù các bên không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, nhưng khi xảy ra tình huống được quy định trong văn bản quy phạm liên quan thì bên có lỗi vẫn phải bồi thường thiệt hại. Do hợp đồng là sự thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên cho nên khi hợp đồng bị vi phạm mà không dự tính được và không có quy định trong hợp đồng thì người vi phạm không mong muốn phải gánh chịu chế tài như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu các bên đặt ra các giải pháp và tự thi hành trong việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thì không dẫn tới tranh chấp pháp lý. Pháp luật phải bảo vệ quyền và lợi ích chung của các bên trong quan hệ xã hội dựa trên những nguyên tắc chung, bởi vậy, nếu các bên có thỏa thuận và tự nguyện thi hành là một điều tốt, nhưng có những trường hợp pháp luật phải can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của một bên cũng như bảo vệ trật tự trong xã hội. Nói tóm lại, có thể khẳng định: trách nhiệm dân sự là một chế định lớn, vô cùng quan trọng, chứa đựng nhiều kỹ thuật pháp lý phức tạp. Đây cũng chính là chế định nền tảng của chế định bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, xuất phát từ nguyên tắc: Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại mà pháp luật gọi đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đây là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm riêng sau đây: - Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Hậu quả pháp lý khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI cùng các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS 2005. - Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. - Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại. - Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề… Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hạiđược phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ: có hợp đồng hay không có hợp đồng chính là yếu tố quan trọng để từ đó có thể xác định cơ chế giải quyết bồi thường.Trách nhiệm bồi thường thiệt hạido vi phạm hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thìphải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Việc phân biệt giữa trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng có một ý nghĩa pháp lý quan trọng, nhất là trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh. Đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bị đơn đã gây thiệt hại cho nguyên đơn. Khác hơn, trong trách nhiệm hợp đồng, nguyên đơn không phải chứng minh lỗi của bị đơn. Ngược lại, bị đơn phải chứng minh sự vi phạm hợp đồng không do lỗi của bị đơn nếu bị đơn không muốn gánh chịu chế tài. Trong đời sống xã hội, khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, mỗi người phải tôn trọng và không được xâm phạm tới lợi ích của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước và phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền dân sự của mọi người và mỗi người. Khi các quyền dân sự bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Hệ quả tất yếu của các nguyên tắc này là: “Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”(Điều 604, khoản 1, BLDS 2005)[14].Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng bao gồm:-Trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng luôn dựa trên cơ sở một hợp đồng có trước tức là giữa người được hưởng bồi thường và người gây ra thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng. Nếu giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy ra bao giờ cũng sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại chỉ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng. Chính vì vậy, bồi thường thiệt hạitrong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và vi Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nàođócó hành vi vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp đồng do pháp luật quy định,xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hạido mình gây ra. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng đối vớihành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.So với trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng có một số khác biệt như sau:-Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định. Khác với các loại trách nhiệm pháp lý khác thì trách nhiệm dân sự có thể phát sinh trên cơ sở sự thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, trách nhiệm phát sinh trên cơ sở thoả thuận của các bên chỉ có thể là trách nhiệm theo hợp đồng ví dụ như buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, phạt vi phạm và/ hoặc bồi thường thiệt hại.-Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Các điều kiện đó là: Cóthiệt hại xảy ra, có hành vi trái phát luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Tuy nhiên, bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng, do cơ sở phát sinh trách nhiệm là do các bên bên thoả thuận nên các bên cũng có thể thoả thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể không bao gồmđầy đủ những điều kiện trên như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại.-Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoàihợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụngđối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề...Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia hợp đồng mà không thể áp dụng đối với người thứ ba. Hay nói các khác, các chủ thể trong hợp đồng không thể thoả thuận bất kỳ ai không tham gia hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạimà không được sự đồng ý của họ.-Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng về nguyên tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quálớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Còn đối với bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng thì các bên có thoả thoả thuận ngay trong hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra và khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạithì mức bồi thường sẽ áp dụng mức do các bên thoả thuận.Một vấn đề được đặt ra là trong trường hợp một bên có nghĩa vụ theo hợp đồng nhưng nghĩa vụ đó cũng được pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng quy định thì khivi phạm những nghĩa vụ đó sẽ phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng và người bị thiệt hại có thể lựa chọn một trong hai loại trách nhiệm để kiện yêu cầu bồi thường hay không? Ví dụ theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh(có hiệu lực từ 01/01/2011)thì một trong những nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là:“Tôn trọng quyền của người bệnh,giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án...”[15], trừ trường hợp được người bệnhcho phép công bố thông tin. Nhưng trên thực tế, có khá nhiều trường hợp bác sỹ chữa bệnh cho bệnh nhân rồi lại vi phạm quy định về mổ xẻ hoặc bảo mật thông tincủa bệnh nhân.Hay trường hợpngười điều khiểnphương tiện giao thông gây tai nạn, làm thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cho hành khách đi trên phương tiện vận chuyển...Trong trường hợp này,rõ ràng đã có căn cứ để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng vì bên gây thiệt hại đã có hành vivi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Do đó,bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng trên cơ sở thoả thuận của các bên, điều đó có nghĩa rằng,các chủthể trong quan hệ pháp luật dân sự đã cụ thể hoá những nghĩa vụ do pháp luật quy định vào trong hợp đồng và thoả thuận đó có thể khác pháp luật thì pháp luật vẫn sẽ tôn trọng sự thoả thuận của họ nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Chính vì vậy khi phát sinh trách nhiệm thì các bên cũng chỉ có thể áp dụng một phương thức là kiện yêu cầu bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng chứ không thể tự do lựa chọn phương thức có lợi nhất cho mình. Ví dụ hành khách bị thiệt hại về tính mạng mà theo hợp đồng vận chuyển hành khách các bên có thoả thuận mức bồi thường thấp hơn mức bồi thường do pháp luật quy định về bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng trong trường hợp bị xâm phạm về tính mạng thì bên bị thiệt hại cũng chỉ có thể yêu cầu bồi thường theo hợp đồng mà thôi.Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hai chức năng chính:Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm hại.Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt hại.Tuy nhiên, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là các quy tắc nhằm khôi phục thiệt hại, bởi khi thiệt hại đã xảy ra thì không còn cơ hội để khắc phục, bù đắp được nữa.Thực chất, chế định bồi thường thiệt hại là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể có liên quan (tức là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hay mộtbên thứ ba nào khác). Chế định này còn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật (chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, không những họ sẽ không được khuyến khích mà còn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngdo hành vi trái pháp luật gây raTrách nhiệm BTTH được phân chia thành trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra và trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra.Sự phân chia này căn cứvào nguyên nhân gây ra thiệt hại.Trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi của con người gây ra.Trường hợp này người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại như hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, cây cối đổ gẫy gây ra thiệt hại, nhà công trình xây dựng bị sụt, đổ gây thiệt hại, gia súc gây thiệt hại...Mặc dùtrong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ làm rõ về trường hợp trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra.Song để thấy rõ được sự khác biệt thì tác giả cũng xin được đề cập một vài điểm cơ bản nhất về trường hợp trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra qua hai trường hợp cụ thể:Thứ nhất,BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 20Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 623, BLDS 2005:“Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thườngthiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”[14].Như vậy thiệt hại xảy ra do hoạt động của chính nguồn nguy hiểm cao độ mà không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của con người. Ví dụ trường hợp xe máy bị đứt phanh gây tai nạn, gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính mạng, sức khỏe... Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được quy định đối với những ngườixung quanh mà không có liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Trên thực tế, việc xác định chính xác đối tượng bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý. Liên quan tới khái niệm “người xung quanh” và việc xác định đúng “người xung quanh” có ý nghĩa quan trọng trong việc khoanh vùng đối tượng hưởng bồi thường theo trách nhiệm dân sự hay theo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm dân sự cho người thứ ba liên quan. Ví dụ trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ lại gây thiệt hại cho chính đối tượng sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thí có thể được xem xét bồi thường theo chế độ bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm dân sự.Một điểm đặc biệt trong trường hợp BTTHNHĐ do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đó là vấn đề liên quan tới điềukiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Có ba điều kiện bao gồm: có thiệt hại xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra, việc gây thiệt hại là trái
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan