Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong luật hình sự việt nam

.PDF
115
9
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THIẾT HÙNG TỘI XÂM PHẠM CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THIẾT HÙNG TỘI XÂM PHẠM CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt HÀ NỘI - 2011 môc lôc Trang Trang phô b×a Lêi cam ®oan Môc lôc Danh môc c¸c b¶ng Danh môc c¸c h×nh 1 më ®Çu Ch-¬ng 1: c¸c vÊn ®Ò chung vÒ téi x©m ph¹m chç ë 10 cña c«ng d©n trong luËt h×nh sù viÖt nam 1.1. Kh¸i niÖm quyÒn con ng-êi, quyÒn c«ng d©n, quyÒn tù do, 10 d©n chñ cña c«ng d©n vµ quyÒn bÊt kh¶ x©m ph¹m vÒ chç ë cña c«ng d©n 1.1.1. Kh¸i niÖm quyÒn con ng-êi 13 1.1.2. Kh¸i niÖm quyÒn c«ng d©n 17 1.1.3. Kh¸i niÖm quyÒn tù do, d©n chñ cña c«ng d©n 20 1.1.4. Kh¸i niÖm quyÒn bÊt kh¶ x©m ph¹m vÒ chç ë cña c«ng d©n 25 1.2. 29 Kh¸i niÖm téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n vµ ý nghÜa cña viÖc quy ®Þnh téi ph¹m nµy trong luËt h×nh sù ViÖt Nam 1.2.1. Kh¸i niÖm téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 29 1.2.2. ý nghÜa cña viÖc quy ®Þnh téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 34 trong luËt h×nh sù ViÖt Nam 1.3. Kh¸i qu¸t lÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña luËt h×nh sù ViÖt Nam vÒ téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n tõ sau C¸ch m¹ng th¸ng T¸m n¨m 1945 ®Õn nay 35 1.3.1. Giai ®o¹n tõ sau C¸ch m¹ng th¸ng T¸m n¨m 1945 cho ®Õn tr-íc ph¸p ®iÓn hãa lÇn thø nhÊt - Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1985 25 1.3.2. Giai ®o¹n tõ khi ban hµnh Bé luËt h×nh sù n¨m 1985 ®Õn tr-íc ph¸p ®iÓn hãa lÇn thø hai - Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1999 42 Ch-¬ng 2: téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n theo QUY 45 §Þnh Cña Bé LuËt H×nh Sù viÖt nam N¡M 1999 vµ thùc tiÔn xÐt xö 2.1. Téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n theo quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1999 45 2.1.1. C¸c dÊu hiÖu ph¸p lý h×nh sù 45 2.1.2. H×nh ph¹t 49 2.1.3. Ph©n biÖt téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n víi mét sè téi ph¹m kh¸c cã liªn quan trong luËt h×nh sù ViÖt Nam 50 2.2. Thùc tiÔn xÐt xö téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 53 2.2.1. T×nh h×nh xÐt xö téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 53 2.2.2. Mét sè tån t¹i trong thùc tiÔn vµ nh÷ng nguyªn nh©n 69 Ch-¬ng 3: hoµn thiÖn ph¸p luËt vµ Nh÷ng gi¶i ph¸p 82 n©ng cao hiÖu qu¶ ¸p dông c¸c quy ®Þnh cña bé luËt h×nh sù viÖt nam n¨m 1999 vÒ téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 3.1. Sù cÇn thiÕt vµ ý nghÜa cña viÖc hoµn thiÖn ph¸p luËt c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1999 vÒ téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 82 3.1.1. Sù cÇn thiÕt cña viÖc hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1999 vÒ téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 82 3.1.2. ý nghÜa cña viÖc hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1999 vÒ téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 85 3.2. Hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1999 vÒ téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 86 3.2.1. NhËn xÐt chung 86 3.2.2. Néi dung kiÕn nghÞ söa ®æi, bæ sung 88 3.3. 91 Nh÷ng gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ ¸p dông c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam n¨m 1999 vÒ téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 3.3.1. Tuyªn truyÒn, phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt trong nh©n d©n 91 3.3.2. Xö lý nghiªm minh, kÞp thêi vµ ®óng ph¸p luËt ng-êi ph¹m téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 93 3.3.3. T¨ng c-êng phèi hîp gi÷a c¸c c¬ quan b¶o vÖ ph¸p luËt vµ Tßa ¸n víi c¸c c¬ quan nhµ n-íc, tæ chøc x· héi vµ c«ng d©n trong ph¸t hiÖn, xö lý vµ c¶i t¹o, gi¸o dôc ng-êi ph¹m téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n 94 3.3.4. Qu¶n lý hµnh chÝnh vÒ trËt tù x· héi, nh©n khÈu, ®Êt ®ai t¹i ®Þa bµn phøc t¹p vÒ an ninh trËt tù vµ cã m©u thuÉn, tranh chÊp vÒ chç ë 96 3.3.5. Hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh cña Bé luËt tè tông h×nh sù liªn quan ®Õn qu¶n lý, kh¸m xÐt chç ë cña c«ng d©n 97 kÕt luËn 100 danh môc tµi liÖu tham kh¶o 102 Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu b¶ng Tªn b¶ng Trang 2.1 Sù kh¸c nhau gi÷a téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n víi téi x©m ph¹m an ninh l·nh thæ 51 2.2 Sù kh¸c nhau gi÷a téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n víi téi x©m ph¹m bÝ mËt hoÆc an toµn th- tÝn, ®iÖn tho¹i, ®iÖn tÝn cña ng-êi kh¸c 52 2.3 Sù kh¸c nhau gi÷a téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n víi téi c-íp tµi s¶n 53 2.4 Tû lÖ tæng sè vô vµ tæng sè bÞ c¸o ®· ®-a ra xÐt xö trªn tæng sè vô vµ tæng sè bÞ c¸o bÞ ®-a ra xÐt xö theo §iÒu 124 Bé luËt h×nh sù (2000-2010) 66 2.5 Tæng sè vô, sè bÞ c¸o bÞ Tßa ¸n xÐt xö vÒ téi x©m ph¹m chç ë cña c«ng d©n trong 10 n¨m (2000-2010) 56 Danh môc c¸c h×nh Sè hiÖu h×nh Tªn h×nh Trang 1.1 QuyÒn con ng-êi, quyÒn c«ng d©n, quyÒn tù do, d©n chñ cña c«ng d©n vµ quyÒn bÊt kh¶ x©m ph¹m vÒ chç ë cña c«ng d©n 13 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, công cuộc đổi mới đất nước chính thức được đặt ra với nội dung cơ bản là chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa đời sống xã hội trên cơ sở xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, mở rộng tăng cường giao lưu hợp tác. Với việc đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển thì công cuộc đổi mới từ đó đến nay không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội, văn hóa, mà còn chi phối cả nhận thức, hành động và cả thực tế bảo đảm quyền con người ở nước ta trong thời gian vừa qua cùng với xu thế chung của nhân loại trên toàn thế giới. Theo định nghĩa chung của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về quyền con người thì: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người. Quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người [74, tr. 4]. Hay nói cách khác, khái niệm quyền con người có ý nghĩa chính trị xã hội rất quan trọng ở chỗ nó là - một phạm trù lịch sử - cụ thể, là giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại và là đặc trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thể bị tước đoạt của bất kỳ 1 cá nhân con người nào sinh ra trên trái đất, đồng thời phải được bảo vệ bằng pháp luật bởi các quốc gia - thành viên Liên hợp quốc, cũng như bởi cộng đồng quốc tế. Hiện nay, nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân, quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung và vấn đề bảo vệ các quyền này nói riêng đã và đang là vấn đề được Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, cũng như thực thi các cơ chế để bảo đảm ngày càng được chú trọng. Bởi lẽ, cùng với quá trình giải phóng dân tộc, sự thắng lợi của nhân dân toàn thế giới trong việc bảo vệ các quyền của con người tồn tại ở các Nhà nước độc lập, đồng thời cụ thể hóa các tư tưởng tiến bộ trong Bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền vào ngày 10/12/1948 của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được thông qua tháng 11/1946 đã có đến 11 điều ghi nhận các quyền cơ bản của công dân, trong đó có các quyền tự do, dân chủ như: quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín... Những quyền này cùng với hệ thống các quyền khác tạo nên quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ bằng các ngành luật khác nhau. Theo đó, quyền con người, quyền công dân, quyền tự do, dân chủ của công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thể hiện các mức độ khác nhau của nội hàm của khái niệm nhân quyền. Nếu quyền con người là khái niệm ở nghĩa rộng nhất thì quyền công dân hẹp hơn, quyền tự do, dân chủ của công dân thuộc nội dung quyền công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân lại thuộc quyền tự do, dân chủ của công dân. Đến lượt mình, quyền công dân lại cũng thuộc nội dung quyền con người. Cho nên, suy cho cùng, việc làm rõ khái niệm các quyền này cũng chính là góp phần nghiên cứu việc bảo vệ quyền con người, đồng thời phản ánh sự ghi nhận, thể hiện nội dung các quyền đó trong pháp luật của Nhà nước ra sao. Đặc biệt, hiện 2 nay cùng với nhiều thiết chế khác, quyền con người đã được nghiên cứu ở mức độ và biên độ rộng thể hiện tính đa ngành, liên ngành không chỉ trong nghiên cứu, giảng dạy, mà còn trong cả việc thực thi và bảo đảm các quyền này, trong đó, luật học đi tiên phong và chính là ngành khoa học đem lại sự bảo đảm và cơ chế, biện pháp thiết thực và hữu hiệu nhất trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, trong đó có quyền công dân, quyền tự do, dân chủ của công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Về cơ bản, các quyền công dân, quyền tự do, dân chủ của công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đã được cụ thể hóa và ghi nhận trong một số điều luật của Chương V Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện một bước phát triển mới trong việc tiếp tục pháp điển hóa các quyền con người, cùng với việc khẳng định khái niệm và sự tôn trọng các quyền con người (Điều 50), cũng như bổ sung thêm nhiều các quyền và tự do mới trên các lĩnh vực. Ngoài ra, Quốc hội cũng đã ban hành nhiều Bộ luật, Luật để tạo hệ thống công cụ pháp lý đầy đủ và cần thiết nhằm bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Đặc biệt, những quy định về các tội xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự năm 1985 đã không còn phù hợp và chúng đã được thay thế bằng các quy định mới của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành (Chương XIII) và đang tiếp tục ngày càng được hoàn thiện hơn nữa. Như vậy, một mặt điều này thể hiện rõ Nhà nước ta không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, mặt khác, còn làm hết sức mình để bảo đảm và thực hiện quyền con người trên thực tế, cụ thể là thông qua việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi các biện pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa để mọi người dân có cuộc sống ngày càng đầy đủ, ấm no về vật chất, phong phú và hạnh phúc về tinh thần, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo đảm thực hiện, tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn đất nước Việt Nam. 3 Hai nhóm quyền tự do và dân chủ của công dân là khách thể chung của nhóm tội xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân được quy định tại Chương XIII Bộ luật hình sự năm 1999. Do đó, trường hợp các hành vi phạm tội xâm phạm tới các quyền tự do, dân chủ của công dân cũng có nghĩa là đã trực tiếp xâm hại tới các quy định của Hiến pháp và pháp luật hình sự, đồng thời thông qua việc gây thiệt hại cho công dân, các hành vi phạm tội này còn gián tiếp gây thiệt hại cho việc thực hiện các đường lối, chủ trương và chính sách xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước của Đảng và Nhà nước. Như đã đề cập, chủ trương đổi mới toàn diện đất nước được đặt ra và triển khai từ Đại hội lần thứ VI (năm 1986) của Đảng ta, trong đó có đề cập đến việc "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách hành chính nhà nước". Do đó, cùng với cải cách hành chính, cải cách kinh tế, thì cải cách tư pháp cũng là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết và mang tính quy luật để có thể thích ứng với những đổi mới về văn hóa, kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị... Do đó, vấn đề này đã chính thức được đặt ra tại các Đại hội sau đó của Đảng, đồng thời đã được đánh dấu và ghi nhận trong các Nghị quyết 8 Trung ương khóa VII, Nghị quyết 3 và 7 Trung ương khóa VIII, đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Cụ thể hóa điều này, đòi hỏi hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật hình sự (và cả pháp luật tố tụng hình sự) nói riêng phải ngày càng hoàn thiện và thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước ta để bảo vệ một cách tối đa và đầy đủ nhất các quyền, tự do của con người và của công dân. Tuy nhiên, cùng với các quá trình này, bên cạnh những ưu điểm tích cực, chúng ta cũng có không ít những thách thức, trong đó cũng phát sinh ra hàng loạt các loại vi phạm pháp luật và tội phạm kéo theo, trong số các tội phạm nói chung, có nhóm tội phạm mặc dù tính chất, mức độ nguy hiểm cho 4 xã hội không cao, nhưng tác động và sự ảnh hưởng lại nghiêm trọng vì đó là các hành vi xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân, rộng hơn nữa là các quyền con người. Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu năm 2000, tổng số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân là 93 vụ và 177 bị cáo, thì năm 2006 tổng số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân là 134 vụ và 275 bị cáo, năm 2007, tổng số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân là 115 vụ và 272 bị cáo, năm 2008, tổng số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân là 95 vụ và 249 bị cáo, năm 2009, tổng số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân là 95 vụ và 269 bị cáo và năm 2010 tổng số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân là 105 vụ và 260 bị cáo... Như vậy, các tội phạm này đã có sự thay đổi và trong những năm gần đây, nhất là số bị cáo đã gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ và ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Đặc biệt, thực tiễn xã hội lại cho thấy đã tồn tại hiện tượng vi phạm và phổ biến ở một số địa phương dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau, đó có thể là hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật, hành vi đối xử bất bình đẳng đối với phụ nữ, xâm phạm chỗ ở của công dân, xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; v.v... Ngoài ra, ở một số nơi trên phạm vi cả nước, còn nhiều nơi, nhiều chỗ các quyền tự do, dân chủ của công dân cũng chưa được phát huy và coi trọng, còn bị xâm phạm dưới nhiều hình thức, cách thức khác nhau và khó nhận diện xử lý. Điều này đòi hỏi Nhà nước, xã hội và các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật cần có những biện pháp phòng, chống có hiệu quả hơn nữa về mặt thực tiễn - xã hội, chứ không chỉ riêng biện pháp về mặt pháp luật. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, nơi sinh sống của công dân cũng là một quyền rất cần thiết cho tự do cá nhân của mỗi công dân trong xã hội. Chính vì vậy, quyền này cũng được Hiến pháp bảo đảm. Điều 73 Hiến pháp 5 năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "... Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép...". Trong nhóm các tội xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, các hành vi phạm tội đã nêu diễn ra tương đối phổ biến, trong đó đáng chú ý là hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân trong thực tiễn nhưng việc điều tra, truy tố và xét xử loại tội phạm này còn chưa nhiều. Chẳng hạn, trong mấy năm gần đây cho thấy, nếu năm 2007 là 07 vụ, 12 bị cáo; năm 2008 là 08 vụ, 17 bị cáo; năm 2009 là 09 vụ, 19 bị cáo và năm 2010 là 06 vụ và 08 bị cáo... Ngoài ra, việc áp dụng cũng chưa triệt để và quyết liệt với trường hợp một số khó khăn, vướng mắc vì, một mặt nếu áp dụng không đúng dễ xâm phạm, động chạm đến quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, nhưng mặt khác, nếu không áp dụng cũng rất dễ bỏ lọt hành vi phạm tội và người phạm tội. Đặc biệt, một số dấu hiệu định tội, định khung đối với tội phạm này cũng cần được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thống nhất trong thực tiễn xét xử. 2. Tình hình nghiên cứu Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung bắt đầu đã được nghiên cứu, còn nghiên cứu riêng rẽ và độc lập về tội xâm phạm chỗ ở của công dân mới chỉ được đề cập gián tiếp qua phân tích chung về cả nhóm tội thông qua các yếu tố cấu thành tội phạm (khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm) và hình phạt trên ba bình diện khoa học: * Ở cấp độ giáo trình đại học, sách tham khảo, chuyên khảo hay sách bình luận: 1) PGS.TS. Phạm Hồng Hải & GS.TSKH. Lê Cảm, Chương 5 Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập thể tác giả do GS. TSKH. Lê 6 Cảm chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; 2) GS.TS. Hồ Trọng Ngũ, Chương IV - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập thể tác giả do GS. TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; 3) TS. Trương Quang Vinh, Chương XIX - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập I, Tập thể tác giả do GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; 4) TS. Trần Minh Hưởng, Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003; 5) TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên), TS. Đỗ Đức Hồng Hà, TS. Trịnh Tiến Việt và tập thể tác giả, Chương XIX - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Trong sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2010; 6) TS. Trần Văn Luyện, Chương XIII - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm), Tập thể tác giả, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; 7) ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Phần các tội phạm, Tập III - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh, 2002; 8) TS. Trịnh Tiến Việt (chủ biên), Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân theo luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. * Ở cấp độ khác: Qua nghiên cứu cho thấy, trong khoa học luật hình sự Việt Nam trước đây và hiện nay chưa có khóa luận, luận văn hay luận án tiến sĩ luật học nào đề cập đến tội phạm này. Còn dưới góc độ bài viết chỉ có công trình của TS. Trịnh Tiến Việt, Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân: Một số khía cạnh pháp lý hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6 (tháng 3)/2007. Tuy nhiên, bài viết này cũng chỉ đề cập chung đến cả nhóm tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. 7 Như vậy, qua nghiên cứu nội dung các công trình trên cho thấy: một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng và chung cả nhóm tội, trong đó vấn đề về tội xâm phạm chỗ ở của công dân chỉ là một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của các tác giả trong các giáo trình, sách bình luận, nên chưa được phân tích sâu về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là nghiên cứu độc lập và đánh giá thực tiễn xét xử của Tòa án ở nước ta từ năm 2000-2010. Do đó, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống và ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học dưới góc độ pháp lý hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của công dân. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lý luận để hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội xâm phạm chỗ ở của công dân, phân tích thực tiễn xét xử tội phạm này từ năm 20002010, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm này rõ ràng vẫn có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội và thực tiễn - pháp lý quan trọng. Từ những lý do trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài "Tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản của tội xâm phạm chỗ ở của công dân như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý và hình phạt đối với người phạm tội, phân biệt tội xâm phạm chỗ ở của công dân với một số tội phạm khác có liên quan trong Bộ luật hình sự, đồng thời đi sâu vào phân tích thực tiễn xét xử tội xâm phạm chỗ ở của công dân từ năm 2000-2010. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, định tội để đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm này. 8 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong luật hình sự Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn; điều tra án điển hình... để phân tích và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn này. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố, các đánh giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn là các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong luận văn. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5.1. Về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về tội phạm nói chung, tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong khoa học luật hình sự Việt Nam nói riêng. Cụ thể, đã làm rõ các vấn đề chung về tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong luật hình sự Việt Nam, phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự nước ta về tội phạm này từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, phân biệt tội này và một số tội khác hay 9 có sự nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội xâm phạm chỗ ở của công dân; phân tích thông qua nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn toàn quốc từ năm 2000-2010 và nghiên cứu thông qua các bản án hình sự của Tòa án để đánh giá, đồng thời qua đó chỉ ra một số mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành; chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó, cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của công dân ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn (đó là giải pháp về mặt tội phạm học). 5.2. Về thực tiễn Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập. Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội xâm phạm chỗ ở của công dân, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này ở nước ta hiện nay và sắp tới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Các vấn đề chung về tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong luật hình sự Việt Nam Chương 2: Tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn xét xử Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về tội xâm phạm chỗ ở của công dân. 10 11 Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI XÂM PHẠM CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN, QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN VÀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, quyền con người là một trong những giá trị tinh thần cao quý nhất, cao cả nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay. Quyền con người là kết tinh của những giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới, thông qua một quá trình đấu tranh lâu dài của toàn nhân loại, trong đó tất cả các dân tộc, giai cấp và xã hội đều có phần đóng góp. Nghiên cứu lịch sử cho thấy, mặc dù "quyền con người" mãi sau này (thế kỷ 18) mới được khẳng định, nhưng những ý tưởng về nó lại ra đời rất sớm cùng với sự phân chia giai cấp trong xã hội và hình thành Nhà nước. Khi mà trong các Nhà nước chiếm hữu nô lệ, người nô lệ bị coi là những "công cụ biết nói" thì những tiếng kêu cứu đòi quyền được sống, được tự do, được quyền làm người... cũng xuất hiện. Xã hội loài người ngày càng phát triển, các trường phái triết học, pháp luật dần hình thành, lớn mạnh. Các trường phái này đi vào nghiên cứu giải thích các vấn đề tự nhiên, xã hội, con người. Đáng chú ý là thế kỷ 17 - 18 trường phái pháp luật tự nhiên với các đại diện như: Spinoda, Hobbes, Kant... đã mở ra một trang mới cho sự phát triển tư tưởng bảo vệ quyền cá nhân chống lại sự vi phạm từ phía quyền lực, tức là bảo vệ các quyền hiển nhiên, có sẵn của con người, không phải quyền do Nhà nước, pháp luật ban phát. Tư tưởng này góp phần thắng lợi vào cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến tàn bạo, thiết lập Nhà nước mà ở đó con người với những giá trị đích thực của 12 nó được nâng lên một bước - công dân của xã hội Nhà nước chứ không phải thần dân của ông vua. Khác với các Nhà nước phong kiến và tư bản phương tây, chế độ Nhà nước phong kiến Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nói chung vẫn mang tính hà khắc. Song, thời kỳ đó "phép vua" và "lệ làng" có tính dân tộc, nhân đạo, tiến bộ và được thể hiện rõ nét trong Quốc triều Hình luật là Bộ luật do Nguyễn Trãi soạn thảo, được ban hành năm 1843 có kế thừa, bổ sung những luật lệ được ban hành từ rất nhiều năm trước và được nhiều Bộ luật, luật sau này tiếp thu những tư tưởng tiến bộ. Và suốt các triều đại phong kiến Việt Nam, vua mệnh danh là con trời, cai trị trên nền tảng tư tưởng nho giáo bị các triết lý nho giáo, điều chỉnh hành vi của mình. Vua là cha mẹ của dân, buộc phải thích cái dân thích, ghét cái dân ghét bởi "ý trời là lòng dân". Do đó, vương quyền của vua bị hạn chế, dân cũng có được một số yếu tố về các quyền dù còn nhỏ nhặt mang tính cộng đồng. Như vậy, trong các thời kỳ cổ đại và phong kiến, tư tưởng về quyền con người đã được đề cập đến nhưng còn rời rạc. Khi cách mạng tư sản nổ ra thắng lợi với những tiền đề tư tưởng và thành tựu của khoa học tự nhiên thì vấn đề quyền con người mới được đặt ra như một học thuyết, hay nói cách khác, quyền con người bắt đầu được chính thức công khai thừa nhận. Có thể nói rằng, sự kiện này được đánh dấu bằng Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 và sau đó là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789. Theo đó, "lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, quyền con người chuyển từ phạm vi thỉnh cầu, yêu sách sang phạm vi thực hiện, từ lĩnh vực triết học sang lĩnh vực pháp lý thực tiễn" [31, tr. 27]. Quyền con người, quyền công dân, quyền tự do, dân chủ của công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (hay còn gọi là quyền tự do chỗ ở) thể hiện các mức độ khác nhau của nội hàm của khái niệm nhân quyền. Do đó, việc làm sáng tỏ bốn khái niệm này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, 13 qua đó không chỉ nâng cao nhận thức về quyền con người, mà còn bảo đảm cho các quyền này được thực thi và bảo vệ một cách tốt nhất trong thực tiễn, mà dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét. 1.1.1. Khái niệm quyền con người Khát vọng về nhân quyền là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản của toàn thể nhân loại. Quyền con người được sinh ra và đồng thời cũng phải bảo đảm thực hiện như một lẽ tự nhiên. Quyền con người - nhân quyền, dưới góc độ chung nhất được hiểu là những quyền tự nhiên, vốn có của con người. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta khó có thể tìm thấy một định nghĩa truyền thống hay kinh điển nào về quyền con người giống như cách làm thông thường đối với nhiều khái niệm khác. Vì vậy, vấn đề quyền con người không chỉ là vấn đề trọng yếu trong luật pháp quốc tế mà còn là chế định pháp lý cơ bản trong pháp luật của các quốc gia. Ý thức về tôn trọng quyền con người và việc bảo vệ nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu dài, liên tục và gắn với lịch sử phát triển của loài người, cũng như sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người qua các hình thái kinh tế - xã hội, các giai đoạn đấu tranh giai cấp khác nhau, qua đó quyền con người dần trở thành giá trị cao quý chung của toàn thể nhân loại và cộng đồng quốc tế. Xét riêng trong khoa học pháp lý Việt Nam, khi bàn về nhân quyền và bảo vệ quyền con người luôn là vấn đề nóng hổi và có tính thời sự. Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người theo thống kê của Liên Hợp quốc, song về khái niệm này, trước đây và hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, mặc dù nội hàm của khái niệm "quyền con người" về cơ bản là thống nhất với nhau. Có quan niệm cho rằng: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan