Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự việt nam luận ...

Tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự việt nam luận văn ths. luật

.DOCX
142
172
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ KIỀU MY TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONGLUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ KIỀU MY TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONGLUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ KIỀU MY TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONGLUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Quốc Toản HÀ NỘI-2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ KIỀU MY TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONGLUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Quốc Toản HÀ NỘI-2012 MỤC LỤC TrangMục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng mở đầu1 Chương 1: Những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng9 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam 9 1.1.1.Khái niệm tội phạm về chức vụ 9 1.1.2.Khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 11 1.1.3. ý nghĩa của việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọngtrong luật hỡnh sự Việt Nam14 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêmtrọng 16 1.2.1. Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 17 1.2.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 23 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 32 1.3. Các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự một số nước 34 41.3.1.Luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 34 1.3.2. Luật hình sự của Liên bang Nga 37 1.3.3. Luật hình sự Bungary 39 Chương 2: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thựctiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phốHà Nội từ năm 2001 đến năm 201142 2.1. Nhũngdấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999và phân biệt tội này với một số tội phạm khác42 2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 199942 2.1.2. Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với một số tội phạm khác 54 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thànhphố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011) 60 2.2.1.Khái quát tình hình xét xử các tội phạm hình sự của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11năm (2001-2011) 60 2.2.2. Thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11năm (2001-2011) 63 2.3. Những tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và những nguyên nhân của nó 87 2.3.1. Một số tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian qua87 52.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội 92 Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội thiếu tráchnhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công Tác Đấu TRANH Phòng, Chống Tội Phạm Này TRÊN Địa Bàn Thành Phố Hà nội95 3.1. Những yêu cầu hoàn thiện các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam vànângcao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này95 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 97 3.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 104 3.4.Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòngchống tội phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 105 Kết luận 112 Danh mục tài liệu tham khảo 114 Danh mục các từ viết tắt BLHS: Bộ luật hình sự TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao UBND: ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tàinghiên cứuTrong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức vàđạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng, tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Đời sống văn hóa, xã hội tiến bộ trên nhiều mặt, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhândân được cải thiện;chương trình xóa đói, giảm nghèo được thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói chung, cáctội phạm về chức vụ và tội thiếu trách nhiệmgây hậu quảnghiêm trọng nói riêng diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp, trên nhiều lĩnh vực vàgây hậu quả nghiêm trọng hơn. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ ngày càng tăng và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, các vụ án ngày càngkhó khăn phứctạp hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Điều này xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm ngày càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ khá cao tại các cơ quan nhà nước, bản thân đội ngũ cán bộ chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ phận bị tha hóa, biến chất hoặc trình độ chưa đáp ứng với năng lực chuyên môn v.v... Thực tế áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nộicho thấy, phần lớn bị cáo bị đưa ra xét xử về tộithiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng là cán bộ lãnh đạo và chủ yếu trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước...Trong Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Namnăm 1999, khái niệm các tội phạm về chức vụ được qui định tại Điều 227, Chương XXI BLHS là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, xâm phạm hoạtđộng đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Việc qui định khái niệm tội phạm chức vụ trong BLHS là cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan trong phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với các hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ quyền hạn nhằm xử lý đúng đắn, chính xác đối với tội phạm này.Việc làm sáng tỏ để áp dụng một cách chính xác các quy phạm này là rất cần thiết và cấp bách, góp phần hoàn chỉnh thêm các vấn đề liên quan đến các tội phạm về chức vụ. Bởi lẽ, việc áp dụng đúng đắn và hiệu quả các quy phạm chương tội phạm về chức vụ trong BLHS năm 1999 vào thực tiễn sẽ mang lại những lợi ích thiết thân cho Nhà nước, cho mỗi công dân và cho toàn xã hội. Đối với Nhà nước, mà trực tiếp là các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền sẽ nâng cao uy tín của mình trước nhân dân, làm cho nhân dân tin vào tính công minh và sức mạnh của pháp luật, qua đó khuyến khích người dân tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Đối với mỗi công dân sẽ an tâm về hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền mà toàn tâm toàn ý hỗ trợ, cùng với các cơ quan tư pháp này giải quyết thấu đáo, triệt để vấn đề. Còn đối với toàn xã hội sẽ có được một pháp chế vững mạnh và chắc chắn -đó chính là nền tảng cơ bản để chúng ta xây dựng thành công một Nhà nước pháp quyền.Tuy nhiên, đâylà một đối tượng nghiên cứu rất phức tạp, bởi lẽ: Thứ nhất,các qui phạm về tội về chức vụ quy định trong pháp luật hình sự thực định của nước ta còn thiếu rõ ràng và cụ thể, đôi khi chưa có sự thống nhất như giữa các văn bản quy phạm pháp luật như: khái niệm chứcvụ quy định tại BLHS, Luật cán bộ công chức và Luật phòng chống tham nhũng không thống nhất; bản chất pháp lý của các tội phạm về chức vụ cũng như của tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng,v.v... Thứ hai,đây là vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực về phòng chống tham nhũng, về cán bộ công chức...do đó việc làm rõ vấn đề này cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ của các luật liên quan. Tuy nhiên, dấu hiệu định lượng về thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng...lại chưa có sự thống nhất về mặt quan điểm cũng như sự nghiên cứu rõ ràng của các nhà lý luận. Vì vậy, việc nghiên cứu về chương tội phạm về chức vụ là rất cần thiết, nhưng cũng không thể có sự hoàn thiện ngay bởi điều đó cần đến sự giúp đỡ đồng bộ và toàn diện của các phạm trù có liên quan nữa.Ngoài ra, do các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ; đặc biệt là thiếu các quy định liên quan đến các yếu tố định lượng và định khung hình phạt nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất trong việc nhận thức các dấu hiệupháp lý, việc định tội danh và đường lối xử lý đối với các tội phạm này. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng nói chung và thực tế áp dụng tại TANDthành phốHà Nộinói riêng, qua đó đánh việc xétxử trong thực tiễn để đưa ra kiến giải lập pháp là mô hình lý luận và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy phạm của tội phạm này trong giai đoạn hiện nay không những có ý nghĩa lý luận -thực tiễn và pháp lýquan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài "Tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng trong luậthình sự Việt Nam"làm luận văn thạc sĩluật học là cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứuđề tàiDướigóc độ thực tiễn:Tòa án nhân dân tối cao(TANDTC)đã cóvăn bản hướng dẫn việc xử lý một số khía cạnh liên quan đến các tội này như Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướngdẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHSnăm 1985.Tuy nhiên,tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản nào của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết các dấu hiệu về định lượng "hậu quả nghiêm trọng","hậu quả rất nghiêm trọng"hay "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng"trong tội phạm này.Cũng như các tiêu chí đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tiêu chí về để định tội danh, tiêuchí để phân biệt với các tộiphạm khác có cùng tính chất.Dưới góc độ khoa học pháp lý:Việc nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo luật học như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật -Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Namvà một số cơ sở đào tạo khác. Trong đó phải kểđến một số giáo trình, sách chuyên khảo hay những bài viết như: GS.TSNguyễnNgọc Hòa-Các tội phạm về chức vụ, trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam(Phần các tội phạm), tập thể tác giả do TSKH.GS Lê Văn Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên),Giáo trình Luật hình sự Việt Nam(Phần các tội phạm),Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Ngoài ra, các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử còn được nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu của ThS. Đinh Văn Quếnhư Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 -Phần chung, Nxb Thành phốHồ Chí Minh, 2000; Bình luận chuyên sâu Bộ luật hình sự, tập V, các tội phạm về chức vụ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học chuyên ngành Tư pháp hình sự nghiên cứu các tội phạm về chức vụ. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử đối với tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứuLuận vănnghiên cứu và làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Namcụ thể là: khái niệm chức vụ, khái niệm tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng, nguyên nhân, điều kiện củatội phạm, những đặc trưng của tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng, so sánh vớicác tội thiếu trách nhiệm khác vàtội phạm với các tội phạm khác cùng chương, kết hợp với thực tiễn áp dụng, xétxử để qua đó chỉ ra những nguyên tắc cơ bản và đề xuất các kiến giải lập pháp cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứuTrong khuôn khổ của mộtluận văn thạc sĩluật học, luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Namdưới góc độ của luật hình sự, thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2001-2011, đồng thời cũng có đề cập đến một số quy phạm của luật tố tụnghình sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1.Mục đíchnghiên cứuMục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Namvà việc áp dụng các quy định của BLHSnăm 1999 về tội này trong thực tiễn xét xử, từ đó rút ra những tồn tại, bất cập để đề xuất kiến giải lập pháp bằng việc đưa ra mô hình lý luận của quy phạm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theoluật hình sự nước ta, cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quảáp dụng các quy định của BLHShiện hành về tội phạm này trong thực tiễn xét xử. 4.2.Nhiệm vụ nghiên cứuVề mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách hình sự của Nhà nước về của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam, phân tích khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, đặcđiểm của tội phạm, phân biệt tội phạm với các tội phạm khác cùng chương, phân biệt tội phạm với các tội về quản lý kinh tế, phân tích nội dung và điều kiện áp dụng tội phạm, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự của tội phạm trong BLHSnăm 1999 hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của quy phạm theo luật hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng quy phạm pháp luật hình sự của tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn xét xử tại TAND thành phốHà Nội, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc lập pháp và áp dụng pháp luật nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy phạm pháp luật về tội này trong pháp luật hình sự Việt Nam. 5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở lý luận của luậnvănlà quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Namvà nước ngoài. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thểLuận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp xã hội học như thống kê, định lượng, định tính...để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1.Về mặt lý luậnLuận văn nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Namở cấp độ một luận văn thạc sĩluật học. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học -luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứusinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như góp phần phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay. 6.2.Về mặt thực tiễnLuận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của các trường hợp phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"trong thực tiễn điều tra, truy tố, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự ở khía cạnh lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật nước ta về tội này để rút ra những nhận xét, đánh giá. Phân tích thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn của cơ quan TAND thành phốHà Nội từ năm 2001 đến năm 2011, qua đó góp phầnđánh giá đúng thực trạng phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"tại địa bàn thành phố Hà Nội, những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những khó khăn khi xét xử loại tội phạm này trên thực tế. Đặc biệt, luận văn còn chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và những nguyên nhân của thực trạng này để đề xuất nhữnggiải pháp khắc phục. 7. Kết cấucủa luận vănNgoài phần mở đầu, kết luậnvàdanh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văngồm 3 chương: Chương 1:Những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng. Chương 2:Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòaán nhân dân thành phố Hà Nội trong 11năm (2001-2011). Chương 3:Những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 1Những vấnđề chung về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng 1.1.Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật hình sự Việt Nam 1.1.1.Khái niệm tội phạm về chức vụTheo quan điểm của triết học Mác -Lênin, tội phạm là một hiện tượng xã hội có nguyên nhân phát sinh do những điều kiện kinh tế -xã hội nhất định, gắn liền với sự phát triển của xã hội.Tại Điều 8 BLHSnăm 1999 thìkhái niệm về tội phạmđược quy địnhnhư sau:Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa[42].Là một loại tội phạm nên về bản chất cáctội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng nói riêng thống nhất với bản chất được nêu trong khái niệm chung về tội phạm.Tội phạm về chức vụ theo pháp luật Việt Namlà những hành vi vi phạm pháp luật do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi đang thực hiện nhiệm vụ của mìnhhoặc người khác thực hiện liên quan đến công vụ một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm chế độ quy định về hoạt động đúngđắn của cơ quan, tổ chức, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Theo quy định của BLHS năm 1999,các tội phạm về chức vụquy định tại Chương XXI và được chiara hai mụclà: Mục A-các tội phạm về tham nhũng và Mục B-các tội phạm khác về chức vụ.Trong đó, tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trong nằm trong Mục B của chương này. Do vậy, trước khi tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của việc ghi nhận tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong BLHSViệt Nam, cần nghiên cứu về các đặc điểm chung các tội phạm về chức vụ.Từ khi thành lập nước cho đến trước khi BLHSđầu tiên được chính thức thông qua, khái niệm tội phạm về chức vụ chưa được qui định cụ thể trong các văn bản pháp luật hình sự. Những hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn cụ thể để làm những việc sai trái đều bị xử lý bằng các biện pháp kỷ luật của Đảng, kỷ luật của Nhà nước hay bằng các biện pháp hành chính. Chỉ sau khi BLHS năm1985 ra đời, khái niệm tội phạm về chức vụ mới được qui định tại Điều 219 và hiện nay được qui định tại Điều 277 BLHS năm 1999; cụ thể là:Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện công vụ.Người có chức vụ quyền hạn nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ[42].Tuy nhiên, theo khái niệm tội phạm về chức vụ này thì có những tội không quy định tại chương các tội phạm về chức vụ nhưng lại là những tội do người có chức vụ quyền hạn thực hiện, ví dụ như tội cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai...Mặt khác, có những tội được qui định tại chương các tội phạm về chức vụ nhưng lại do người không có chức vụ quyền hạn thực hiện như tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ, tội lợi dụngảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi... Do vậy, có thể thấy khái niệm tội phạm về chức vụ được qui định tại Điều 227 BLHS trong mục Các tội phạm về chức vụ chưa thật sự đầy đủ. Đặc điểm chung của cỏc tội phạm về chức vụ là những hành vi (hành động hoặc không hành động) của người có chức vụ quyền hạn xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Mọi hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức đều có thể gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đó có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất. Về hậu quả được chia thành hai nhóm: nhóm tội bắt buộc phải gây hậu quả nghiêm trọng và nhóm tội không cần dấu hiệu hậu quả. Về chủ thể, hầu hết các tội phạm trong nhóm tội phạm này có chủ thể đặc biệt là người có chức vụ quyền hạn, một số tội phạm có chủ thể chung (vừa là người có chức vụ quyền hạn, vừa có thể là người khác), có một tội chủ thể không phải là người có chức vụ quyền hạn.Về lỗi, hầu hết tội về chức vụ được thực hiện với lỗi cố ý (tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ v.v...), chỉ có ba tội được thực hiện với lỗi vô ý (tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội vô ý làm lộ bí mật công tác và tội làm mất tài liệu bímật công tác). Về động cơ phạm tội, chỉ có tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ và tội giả mạo trong công tác là những tội phạm đòi hỏi dấu hiệu động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác là dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ quan của tội phạm. Về mục đích, chỉ có một số tội quy định mục đích là dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ quan của tội phạm 1.1.2.Khái niệm tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọngTội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được qui định trong chương các tội phạm chức vụ, nó được tách ra với phần các tội phạm về tham nhũng để phân biệt với các tội phạm về chức vụ có liên quan đến tham nhũng, và cũng để phân biệt với các tội phạm thiếu trách nhiệm khác liên quan đến chức vụ, quyền hạn đặc biệt (như được giao quản lý vũ khí, vật liệu nổ, được giao quản lý tài sản của Nhà nước, được giao quản lý người bị giam, giữ...).Bản chất của tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng không khác với bản chất chung của tội phạm. Điểm đặc trưng làm cơ sở để xây dựng khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm ba yếu tố: 1) Dongười có chức vụ quyền hạn thực hiện; 2) Do thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao;3) Gây hậu quả nghiêm trọng.Trước hết, người thực hiện tội phạm phải là người cóchức vụ,quyền hạn. Chỉ những người được giao nhiệm vụ mà không thực đúng nhiệm vụ được giao mới là chủ thể của tội phạm. Theo Từ điển Tiếng Việt "Chức"có nghĩa là "Danh vị thể hiện cấp bậc, quyền hạn và trách nhiệm của một người trong hệ thống tổ chức của Nhà nước hay đoàn thể" và "chứcvụ"được hiểu là "nhiệm vụ tương ứng với chức" [31, tr. 185]. Bản thân một người có chức vụ là người phải có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao tương ứng với chức vụ của mình.Thứ hai,người có chức vụ này đã không làm hoặc làm không đúng nhiệm vụ của mình. Cũng theo Từ điển Tiếng Việt thì "Trách nhiệm"là "phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả" [31, tr. 885]. Như vậy, "Thiếu trách nhiệm"có thể hiểu là người có chức vụ đã không làm, làm không đúng, làm dưới mức yêu cầu công việc tương ứng với nhiệm vụ được giao. Thứ ba, là hậu quả của hành vi thiếu trách nhiệm. Người có chức vụ quyền hạn đã không làm đúng nhiệm vụ được giao nếu việc không làm, hoặc làm không đúng này gây ra hậu quả nghiêm trọng.Nếu không có hậu quả hoặc hậu quả không liên quan đến hành vi của người có chức vụ thì không phải là tội phạm này.Dưới góc độ khoa học, hiện nay chỉ tồn tại một số quan điểm khoa học địnhnghĩa tội phạm này trong sách báo pháp lý, nhưng về cơ bản đều thống nhất nội hàm khái niệm này.Tác giả Đinh Văn Quế đưa ra định nghĩa: "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng"[35, tr. 243].Thạc sĩluật Vũ Mạnh Thông và thạc sĩluật Đoàn Tấn Minh có quan điểm: "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, được hiểu là hành vi của người có chức vụ quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao (dẫn đến) gây hậu quả nghiêm trọng"[30, tr. 497].Tóm lại, trên cơ sở khái niệm chung về tội phạm và các đặc điểm vừa phân tích có thể đưa ra khái niệm tội phạm này như sau: Tội thiếu trách nhiệm gâyhậu quả nghiêmtrọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trongBLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do bổ nhiệm, bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không được hưởng lương được giao một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thi hành công vụ đã không thực hiện hay thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức gây hậu quả nghiêm trọng.Từ khái niệm nêu trên, có thể nhận thấy tội phạm này có một số đặc điểm cơ bản như sau Một là, tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định tại BLHS, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.Hai là,tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.Ba là,tội phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn. 1.1.3. ý nghĩa của việc qui định tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọngtrong luật hỡnhsự Việt NamTội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được qui định tại Điều 285 BLHSnăm 1999 -điều đầu tiên của Mục B, phần các tội phạm khác về chức vụ; do đó, vị trí thể hiện nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của qui định về tội phạm này.Việc qui định tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để đấu tranh chống lại hành vi vô trách nhiệm, tắc tráchcủa những người có chức vụ, quyềnhạn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân; bảo vệ tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tài sản của Nhà nước,có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, cụ thể là:Thứ nhất,qui định tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng là sự ghi nhận và bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, là một biểu hiện của bảo vệ phápchế xã hội chủ nghĩa. Điều 12 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định: Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật[41].Nhà nước ta làcủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do vậy cán bộ, công chức, những người được giữ chức vụ, quyền hạn nhất định phải làm tròn nhiệm vụ của mình để phục vụ Nhà nước và nhân dân. Ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến hoạt động của cơ quan nhà nướcbằng pháp luật hình sự là phương pháp bảo đảm hữu hiệu nhất, mang lại hiệu quả mà vẫn có tác dụng giáo dục.Thứ hai,việc qui định tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Điều 8 Hiến pháp năm 1992 qui định: "các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức phải tôn trọng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng" [41]. Đồng thời Điều 9 Luật cán bộ công chức cũng qui định rừ về nghĩa vụ của cán bộ công chức trong khi thi hành công vụ phải "thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao" [46]. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang chú trọng cải cách hành chính, đơn giản hóa và công khai minh bạch các thủ tục hành chính, điều đó cũng có nghĩa là người cán bộ công chức phải nâng cao trách nhiệm của mình trong công tác. Cụ thể hóa nội dung này, Nghị quyết 48/NQ-TWngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị "Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng 2020"đã chỉ rõ quan điểm này. Nghị quyết nhấn mạnh định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật"về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân"[15].Thứ ba,quy định về tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng là nội dung cụ thể hóa nhiệm vụ của BLHSViệt Namđã được ghi nhận tại Bộ luật này, đó lànhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Bảo vệ hoạt động bình thường,đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước chính là bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là bảo vệ đến tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Với những ý nghĩa nêu trên, tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả nghiêm trọng cần phải được các nhà làm luật nước ta qui định một cách chính xác, khoa học, đầy đủ và áp dụng nghiêm minh, hiệu quả trên thực tế. 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt Namtừ thời kỳ phong kiến đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọngTừ khi hình thành nhà nước, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào cũng quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy của mình, bởi lẽ "Nhà nước là hìnhthức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất xã hội" [38, tr. 87]. Vì vậy, trong quá trìnhdựng nước và giữ nước, xây dựng,việchoàn thiện và bảo vệ bộ máy nhà nướcnói chung và đội ngũ cán bộ, công chức nóiriêng luôn là nhiệm vụ quan trọng. Nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự của mỗi thời kỳ không thể không nghiên cứu các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá của từng thời kỳ ban hànhcác văn bản pháp luật đó. Pháp luật hình sự luôn thể hiện hai mặt cơ bản:Một là, sự kết tinh những giá trị phổ biến, những kinh nghiệm về đấu tranh phòng chống các tội phạm qua các giai đoạn phát triển của thời kỳ.Hai là, pháp luật hình sự ban hành để bảo vệ lợi ích giai cấp và trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị.Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự phải nghiên cứu đồng thời cả hai mặtcơ bản đó để rút ra những giátrị hợp lý nhằm kế thừa và phát triển, từ đó mới thấy rõ vaitrò, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật hình sự trong từng giai đoạn lịch sử. Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự Việt Namvề các tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệmgâyhậu quả nghiêm trọng nói riêng, có thể chia thành các giai đoạnsau đây. 1.2.1. Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến Việt Namđến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945-Thờikỳ nhàLê:Nghiên cứu pháp luật thời kỳ Lê,điển hình là Bộ luật Hồng Đức được soạn thảo dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàn thành năm1483, gồm 6 quyền với 13 chương, 722 điều qui định tất cả các mối quan hệ pháp luật có trong thời bấy giờ. Đa phần các điều luật được xây dựng theo phương thức cả ba bộphận là giả định, qui định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí ngay trong một điều luật.Bộ luật Hồng Đức đặc biệt lưu ý đến việc giữ gìn kỷ cương phép nước: Người xưa có nói: mọi sự rối loạn đều bắt đầu từ sự rối loạn về kỷ cương. Giữ nghiêm kỷ cương là phải giữ gìn từ những kỷ cương hàng ngày, từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất. Kỷcương nhỏ nhặt nhất không giữ được thì làm sao giữ nổi kỷ cương phép nướcBộ luật Hồng Đức đó dành một chương riêng, chương Vi chế để qui định các qui tắc dành cho các quan trong Triều đình, trong đó có khá nhiều điều điều chỉnh về việc trách nhiệm thực hiện công vụ của quan lại. Điều 27 chương Vi chế (Điều 123 Quốc triều hình luật) qui định về việc Soạn thảo chiếu chế có lầm lẫn có nội dung như sau: Phàm phải theo chiếu chế mà lại quên, nhầm hay viết chiếu chế mà sai chữ thì xử phạt 30 trượng, thảo sai ý chỉ nhà vua thì xử tội biếm hay đồ tuỳ theo trường hợp nặng, nhẹ. Vì người khác truyền đạt lại cho mà thảo sai thì được giảm tội một bậc"[59, tr. 17].Điều luật cho thấy kỹ thuật lập pháp của người xưa làrất chặt chẽ, đã phân ra các khung khoản khác nhau trong một điều luật, trong đó có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt là "vì người khác truyền đạt lại mà thảo sai thì được giảm tội một bậc". Về nội dung, đây là điều luật qui định về trách nhiệm của quan lại trong việc soạn thảo các chiếu chỉ, công văn của nhà vua, theo đó thì người nào quên, nhầm mà viết sai thì bị phạt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan