Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ...

Tài liệu Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 - một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an

.PDF
83
233
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1999 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRấN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Giáo viên hướng dẫn: TS. Trịnh Quốc Toản Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Khánh Ly Lớp : K53 Tư pháp hình sự Hà Nội - Năm 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY4 1.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy .................................. 4 1.1.1. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ..................................................................... 4 1.1.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ........................................................ 6 1.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS) ....................................... 7 1.2.1. Khách thể của tội phạm ....................................................................... 8 1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm ........................................................... 13 1.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm ............................................................... 17 1.2.4. Chủ thể của tội phạm......................................................................... 18 1.3. Đường lối xử lý đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự hiện hành ............................... 21 1.3.1. Khung cơ bản (Khoản 1 Điều 194 BLHS) đối với trường hợp phạm tội không có các tình tiết là yếu tố định khung.................................................. 21 1.3.2. Phạm tội trong trường hợp có các tình tiết khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 194 BLHS ......................................................................... 21 1.3.3. Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm ( Khoản 3 Điều 194) ...................................................................................... 31 1.3.4. Khung tăng nặng thứ 3 có mức phạt tù từ 20 năm , tù chung thân hoặc tử hình ......................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN .................................................................................................... 35 2.1. Khái quát những đặc điểm cơ bản về địa lý, văn hóa, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An. ........................................................................................................ 35 ii 2.2. Phân tích, đánh giá tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011. ...................................................................................................... 38 2.2.1. Thực trạng tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011 ............................................................................................................ 38 2.2.2. So sánh tỷ lệ tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với các tội phạm về ma túy nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011.................................................... 40 2.2.3. So sánh tỷ lệ tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2007 đến năm 2011 ........................................................................ 41 2.2.4. So sánh tỷ lệ tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với các tội phạm về ma túy nói chung trên toàn quốc từ năm 2007 đến năm 2011 ......................................................................... 42 2.2.5. Tính chất tội phạm, phương thức, thủ đoạn hoạt động ...................... 43 2.2.6. Hình phạt áp dụng đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ........................................................ 45 2. 2.7. Nhân thân người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An................................. 46 2.3. Một số kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại tỉnh Nghệ An ..... 48 2.3.1. Công tác tuyên truyền vận động phòng, chống ma túy . ..................... 49 2.3.2. Công tác chống tái trồng cây có chất ma túy ..................................... 49 2.3.3. Công tác cai nghiện........................................................................... 50 2.3.4. Kết quả điều tra, triệt phá tội phạm ma túy của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An................................................................... 50 2.3.5. Các lực lượng chức năng thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng, chống ma túy với nước bạn Lào. ........................ 53 2.4. Những khó khăn và vướng mắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........................................................................ 54 2.4.1. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về định lượng ma túy để xét xử tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo Điều 194 BLHS .............................................. 54 iii 2.4.2. Tổ chức và lực lượng phòng chống ma túy chưa đồng bộ và đủ mạnh trong khi tình hình tội phạm ma túy ngày càng diễn biến phức tạp.............. 60 2.4.3. Phương tiện, kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm soát và đấu tranh triệt nguồn ma túy còn rất thiếu thốn và lạc hậu ......................................... 60 2.4.4. Công tác kiểm soát và phòng ngừa, đấu tranh triệt nguồn ma túy còn nhiều tồn tại ................................................................................................ 61 2.4.5. Khó khăn trong hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ......................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN .......................................................................................... 64 3.1. Dự báo tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới ............ 64 3.2. Các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực phòng chống các tội phạm về ma túy................................................................................... 65 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tội phạm ma túy trong BLHS năm 1999 ............................................................................................................ 65 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy.. 66 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống cơ quan pháp luật hỗ trợ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ................................................................................. 66 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Nghệ An ......................................................................................................... 67 3.3.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội .............................................................. 67 3.3.2. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ...................... 68 3.3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy ................................. 70 3.3.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xét xử các tội phạm ma túy 74 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 77 iv Lời cảm ơn Để hoàn thành Khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ nhiều phía. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tư pháp Hình sự và các Thầy, Cô trong Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Khoa. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới Thầy giáo - TS.Trịnh Quốc Toản - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Cảm ơn Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đó giỳp tụi cung cấp các số liệu liên quan có trong khóa luận. Cuối cùng, con xin bày tỏ sự biết ơn sâu đậm nhất đến Bố, Mẹ - những người đã cho con tất cả. Trong khóa luận của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp của Thầy, Cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên. Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Ly v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội thì các tệ nạn xã hội cũng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, trong đó có tệ nạn ma túy. Nú đó và đang trở thành nỗi nhức nhối của cả quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ma túy là nguồn gốc dẫn đến tội phạm, là nguyên nhân của sự bần cùng hóa gia đình, làm băng hoại đạo đức, nhân cách con người, là bạn đồng hành của thảm họa HIV/AIDS, đồng thời nú cũn tác động xấu tới an ninh, trật tự, sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Đặc biệt, tệ nạn ma túy có sức hút, cám dỗ và lây lan rất nhanh đến tầng lớp thanh thiếu niên – thế hệ tương lai của đất nước, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của dân tộc và giống nòi. Ở Việt Nam, các tội phạm ma túy ngày càng gia tăng cả về số vụ phạm tội cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, đặc biệt là các tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy. Hành vi phạm tội ma túy nói chung cũng như phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy nói riêng bị pháp luật nghiêm cấm, bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Song do ham lời bất chính, coi thường pháp luật và đạo lý, vẫn có rất nhiều người hàng ngày, hàng giờ dùng mọi thủ đoạn để buôn bán thứ hàng hóa chết người đó. Ma túy đã và đang trở thành “quốc nạn” tác động trực tiếp vào từng cá nhân, từng gia đình, xã hội. Từ nhiều năm nay, tỉnh Nghệ An được xem là “điểm núng” của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Làm thế nào để có giải pháp cấp bách, hữu hiệu nhằm từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống đang là câu hỏi lớn đối với toàn xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy để tìm ra giải pháp phòng chống là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 1 Vỡ các lý do trờn, tụi quyết định chọn để tài “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong Bộ luật hình sự 1999 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ của khóa luận là : - Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy. - Phõn tớch các khía cạnh pháp lý của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy. - Phân tích tình hình tội phạm, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật, các báo cáo tổng kết xét xử, các tài liệu trong nước có liên quan. Khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, xã hội học để thực hiện nhiệm vụ của đề tài. 4. Kết cấu của khóa luận Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận được chia thành 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề chung về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. - Chương 2: Tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2 - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 1.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 1.1.1. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 3/9/1945, một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong bài về “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hũa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chế độ thực dõn đó đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nú đó dựng mọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta…Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện”. Chính vì vậy mà khi mới thành lập chính quyền nhân dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã coi thuốc phiện là thuốc độc và đó cú chủ trương xóa bỏ việc trồng cây thuốc phiện, động viên người nghiện hút thuốc phiện thực hiện phong trào “khụng nghiện và không trồng cây thuốc phiện” 1. Nghị định 150/TTg, ngày 5/3/1952 đã ấn định tạm thời về chế độ thuốc phiện. Nghị định 225/TTg ngày 22/12/1952 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi định mức thuốc phiện, những nguyên tắc bán thuốc phiện sau khi đã nộp thuế và xác định các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, lưu thông thuốc phiện, quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý như: tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép; phạt tiền từ một đến năm lần trị giá số thuốc phiện lậu; người vi phạm có thể bị truy tố trước Tòa án nhõn dân. 1 Xem: Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 10 năm ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6/2001 – 26/6/2011, Liên đoàn Lao động Việt Nam. 4 Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Sau khi hòa bình lập lại và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật mới, trong đó có công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc phiện và các chất ma túy khác. Ngày 15/09/1955, Chính phủ ban hành nghị định số 580/TTg quy định các trường hợp có thể đưa ra tòa án để xét xử với mức phạt tù từ ba tháng đến năm năm, bị tịch thu tang vật, bị phạt tiền từ một đến năm lần giá trị thuốc phiện lậu gồm : - Buôn thuốc phiện có nhiều người tham dự và có thủ đoạn để gian lận, tang vật có giá trị trên một triệu đồng; - Buôn nhỏ hoặc làm môi giới có tổ chức thường xuyên, đã thành chuyên môn hoặc đã bị phạt tiền nhiều lần; - Các vụ liên quan đến chính quyền hoặc bộ đội; - Không thi hành quyết định phạt tiền của cơ quan thuế vụ hoặc hải quan. Bộ tư pháp còn ban hành Thông tư số 635/VVH-HS ngày 29/3/1945 và Thông tư số 33/VHH-HS ngày 5/7/1958 hướng dẫn đường lối truy tố và xét xử những vụ án về buôn lậu thuốc phiện. Sau khi miền Nam giải phóng, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/CP ngày 25/3/1977 về chống buôn lậu thuốc phiện.Trên cơ sở nghị định này, Tòa án nhõn dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ra Thông tư liên nghành hướng dẫn áp dụng pháp luật trong cả nước. Năm 1982, Hội đồng Nhà nước đã thông qua pháp lệnh chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả và kinh doanh trái phép. Trong đó có điều khoản quy định: “Buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội, mức áp dụng hình phạt tối đa là 20 năm tù giam”. Trước tình hình tội phạm ma túy ngày có xu hướng diễn biến phức tạp, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có thái độ kiên quyết hơn trong đấu tranh phòng, chống ma túy, trước hết thể hiện trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985. 5 1.1.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 BLHS năm 1985 có quy định các tội có liên quan đến ma túy. Tuy nhiên, trong BLHS này chỉ có điều luật duy nhất quy định trực tiếp là Điều 203 quy định về tội tổ chức dùng ma túy. Ngoài ra, cũn có Điều 97 quy định tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và Điều 166 quy định tội buôn bán hàng cấm (Chương các tội phạm về kinh tế) mà trong đó ma túy được coi là một loại hàng cấm. Trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 vào năm 1989, Điều 96A quy định tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy đã được bổ sung vào Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đặc biệt, Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định: “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ,sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác”. Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư năm 1997, trong đó đã dành một chương riêng (chương VIIA) quy định về các tội phạm về ma túy, theo hướng cụ thể hóa, hình sự hóa một số hành vi và tăng nặng hình phạt đối với các tội phạm về ma túy với 14 điều luật, quy định 13 tội danh khác nhau liên quan đến ma túy gồm : - Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cõy khỏc cú chứa chất ma túy; - Tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy; - Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; - Tội mua bán trái phép chất ma túy; - Tội chiếm đoạt chất ma túy; - Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; - Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; 6 - Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; - Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; - Tội sử dụng trái phép chất ma túy; - Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; - Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác. Ngày 21/12/1999, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua BLHS năm 1999, có hiệu lực từ 0h00 ngày 01/07/2000. BLHS năm 1999 quy định riêng chương XVIII về các tội phạm về ma túy. So với BLHS năm 1985 thì các quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong BLHS năm 1999 có một số điểm mới: - Ghép bốn tội danh độc lập quy định tại Điều 185c, Điều 185d, Điều 185đ của BLHS năm 1985 vào Điều 194 với tiêu đề: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất các ma túy. - Trong BLHS năm 1985 có nhiều điều luật cho phép chuyển lên khung hình phạt nặng hơn khi có nhiều tình tiết định khung tăng nặng của khung tăng nặng thấp hơn.Ví dụ: Điểm c khoản 3 Điều 185đ BLHS năm 1985 quy định : “Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 điều này”. Tại BLHS năm 1999, tình tiết này bị xóa bỏ. - BLHS năm 1985 không có điều luật nào quy định về tỉ lệ thương tật, còn BLHS năm 1999 có quy định tình tiết này. - BLHS năm 1985 có tình tiết định khung tăng nặng “ Sử dụng người chưa thành niên vào việc phạm phỏp”. BLHS năm 1999 đã sửa thành “ Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội” - Về tội mua bán trái phép chất ma túy, BLHS năm 1985 có tình tiết định khung tăng nặng “thu lợi bất chính lớn” và “cú tính chất chuyên nghiệp”. Tuy nhiên ở Điều 194 BLHS năm 1999, hai tình tiết này đã bị loại bỏ. 1.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS) Điều 194 BLHS năm 1999 đã quy định bốn tội danh độc lập, đó là : 7 - Tội tàng trữ trái phép chất ma túy - Tội vận chuyển trái phép chất ma túy - Tội mua bán trái phép chất ma túy - Tội chiếm đoạt chất ma túy. 1.2.1. Khách thể của tội phạm “ Khách thể của tội phạm là yếu tố không tách rời của tội phạm, tội phạm bao giờ cũng xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được Nhà nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự”.1 Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về ma túy, trực tiếp là chế độ quản lý của Nhà nước về tàng trữ, vận chuyển, mua bán các chất ma tỳy.Việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy không chỉ vi phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về ma túy mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiện trong xã hội, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của xã hội. Ma túy là loại độc dược gây nghiện nguy hiểm. Theo quy định của Nhà nước, chỉ một số cơ quan nhà nước mới được phép sản xuất ma túy nhằm mục đích phục vụ cho y học và cho nghiên cứu khoa học. Hoạt động này được quy định chặt chẽ từ khâu quản lý, sản xuất đến buôn bán và sử dụng. Sự thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng ma túy, bảo vệ sức khỏe người dân và ngăn ngừa các tội phạm về ma túy. “Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động tới bộ phận này người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ”2 Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy. Theo từ điển tiếng Việt (Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Trung tâm Từ điển học 1996, trang 583) thì “Ma túy là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện”. 1 2 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.137 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.141 8 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý”1. Ở nước ta, việc xác định các chất ma túy được dựa trên cơ sở tham khảo các bảng quy định về các chất ma túy và các chất hướng thần của 3 công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát chất ma túy là Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất gây nghiện và các chất hướng thần 1988. Mặc dù từ giữa thế kỷ VII, thuốc phiện đã thâm nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng, vua Tự Đức một số đạo luật đầu tiên về cấm trồng, hút và buôn lậu thuốc phiện đã được ban hành, nhưng trong pháp luật Việt Nam cụm từ “chất ma túy” xuất hiện khá muộn 2. Mãi sau khi đất nước thống nhất, vẫn chỉ duy nhất thuốc phiện bị đặt dưới sự kiểm soát, các chất ma túy khác như cần sa, cocain vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh. Cụm từ “chất ma túy” chỉ được chính thức sử dụng lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam tại BLHS năm 1985 với việc quy định tội danh “Tội tổ chức, sử dụng trái phép chất ma tỳy” (Điều 203). Sau khi được BLHS năm 1985 sử dụng, cụm từ này tiếp tục dùng rộng rãi trong các văn bản pháp luật khác như Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Nghị định số 142/HĐBT năm 1991 về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiờn, điều đáng chú ý là trong các văn bản pháp luật này, cụm từ chất ma túy không được định nghĩa3. Để tháo gỡ các vướng mắc trong việc thi hành BLHS năm 1985, Bộ Nội Vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành một số thông tư hướng dẫn; nhưng các thông tư này cũng không đưa ra khái niệm chất ma túy mà áp dụng phương pháp liệt kê để chỉ ra các chất thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ma_t%C3%BAy ngày 20/04/2012 Xem: Vũ Ngọc Bừng, Phòng chống ma túy trong nhà trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1997, tr. 121 3 Th.s. Nguyễn Thị Phương Hoa, Hoàn thiện khái niệm ”chất ma túy” trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí khoa học pháp luật số 3 (34/2006) 2 9 Danh mục các chất ma túy được liệt kê trong các văn bản này thiếu khoa học và không đầy đủ nên phải liên tục bổ sung. Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 đánh dấu một bước tiến rõ nét trong pháp luật Việt Nam về phòng chống ma túy nói chung và khái niệm chất ma túy nói riêng. Lần đầu tiên khái niệm chất ma túy và cỏc khỏi niệm liên quan, như tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần được chính thức định nghĩa. Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về ma túy hay chất ma túy. Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 không đưa ra khái niệm chất ma túy, mà thay vào đó áp dụng phương pháp liệt kê đã xác định trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy thì “Chất ma túy bao gồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành”. Để làm rõ hơn khái niệm này, Luật Phòng chống ma túy cung cấp thêm định nghĩa chất gây nghiện và chất hướng thần. Theo đó “Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng” và “Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Như vậy, trong luật pháp Việt Nam, cụm từ chất ma túy được định nghĩa một cách gián tiếp qua cỏc khỏi niệm chất gây nghiện và chất hướng thần1. Ngoài ra, bên cạnh khái niệm chung tổng quát, các chất ma túy cụ thể và còn được liệt kê trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Theo Nghị định 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 và Nghị định 133/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy bao gồm 228 chất chia thành 3 danh mục và 40 hóa chất không thể thiếu 1 Th.s. Nguyễn Thị Phương Hoa, Hoàn thiện khái niệm “chất ma túy” trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí khoa học pháp luật số 3 (34/2006) 10 trong quá trình sản xuất, điều chế ma túy. Hiện tại các chất ma túy bị kiểm sát tại Việt Nam được liệt kê trong 3 Danh mục : - Danh mục I gồm các chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Danh mục này bao gồm các chất ma túy trong Danh mục IV của công ước 1961 và Danh mục I của công ước 1971 và muối của chúng. - Danh mục II gồm các chất ma túy độc hại, được dung hạn chất trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị. Danh mục này bao gồm các chất ma túy trong Danh mục I và II của Công ước 1961 và các chất hướng thần được dùng trong Danh mục II của Công ước 1971 và muối của chúng. - Danh mục III gồm các chất ma túy độc dược được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị. Danh mục này bao gồm các chất hướng thần trong Danh mục III và IV của công ước 1971 và muối chúng. Ở Việt Nam, các chất ma túy thường gặp là đối tượng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy bao gồm :  Thuốc phiện (nhựa thuốc phiện hay còn gọi là nhựa đặc của cây anh túc);  Cần sa (phần ngọn mang hoa và quả của cây cần sa mà nhựa chưa được chiết ra);  Lỏ cụca (lỏ của cây cooca lá chưa dùng để chiết xuất);  Moocphin (chất chiết từ thuốc phiện);  Coocain;  Hờrụin;  Chất hướng thần như amphetamine… Có nhiều chất ma túy nhưng có thể phân loại các chất ma túy như sau: - Theo nguồn gốc, cách thức tạo ra chất ma túy, ma túy được chia thành ba nhóm: 11  Ma túy tự nhiên: là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần sa, coca…  Ma túy bán tổng hợp: các chất ma túy được điều chế từ sản phẩm tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hóa chất để thu được chất ma túy tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu (ví dụ Hờrụin là chất ma túy bán tổng hợp từ morphine bằng cách axetyl hóa morphine…)  Ma túy tổng hợp: là các chất ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ các chất (gọi là tiền chất). Các chất ma túy tổng hợp có tác dụng mạnh và nhanh hơn ma túy bán tổng hợp (methadone, dolargan, mathamphetamine) - Theo đặc tính và mức độ tác động của chất gây nghiện, ma túy được chia thành ba nhóm:  Ma túy mạnh: Loại ma túy gây phản ứng dược lý mạnh, chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ là có thể tạo ra sự biến đổi trạng thái tâm lý của con người và vài lần sử dụng là có thể gây nghiện.  Ma túy trung bình: Loại ma túy gây phản ứng tâm lý là chủ yếu, đồng thời có cả phản ứng sinh học (amphetamine…)  Ma túy nhẹ: Loại ma túy không gây nghiện nặng, gây ra phản ứng tâm lý là chủ yếu (seduxen,…) - Theo nguồn gốc và tác động dược lý ma túy được chia thành năm loại:  Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates)  Ma túy là các chất từ cần sa (cannabis)  Ma túy là các chất kích thích (stimuland)  Ma túy là các chất ức chế (depressants)  Ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens) Theo thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Cỏc tội phạm về ma tỳy” của BLHS năm 1999 quy định: - Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch (như dung dịch thuốc phiện, dung dịch hờrụin dùng để tiêm, chích) hoặc chất ma túy ở thể 12 lỏng đã được pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moocphin trong dung dịch để tính trọng lượng của chất ma túy đó. - Đối với xái thuốc phiện thỡ khụng coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện. 1.2.2 . Mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan 1. Những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với hành vi như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội 2. Các loại hành vi khách quan của tội phạm này là: - Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy; - Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy; - Hành vi mua bán trái phép chất ma túy; - Hành vi chiếm đoạt chất ma túy. * Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chon dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người..) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này3. * Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma tỳytừ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các 1 2 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.145 Xem: Mục 3.1, Phần II « Về các tội phạm cụ thể », Thông tư liên tịch của Bộ Công an – VKSNDTC TANDTC - Bộ tư pháp số 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VII “Các tội phạm về Ma túy” của BLHS năm 1999 3 13 phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy..,trờn cỏc tuyến đường đường khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…, có thể có trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác1. Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đú, thỡ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm. Điều luật không quy định hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy với số lượng là bao nhiêu thì cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, tại Mục 3.6 Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định ôNgười nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khỏc thỡ áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đú khụng truy cứu TNHS nhưng phải bị xử lý hành chính: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cụca có trọng lượng dưới một gam; b) Hờrụin hoặc cụcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam; c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cụca có trọng lượng dưới một kg; d) Qủa thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilụgam; đ) Qủa thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới 1 kilụgam; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam f) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười ml trở xuốngằ Và mức xử phạt trong trường hợp này là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm2. 1 Xem: Mục 3.2, Phần II « Về các tội phạm cụ thể », Thông tư liên tịch của Bộ Công an – VKSNDTC TANDTC - Bộ tư pháp số 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VII “Các tội phạm về Ma túy” của BLHS năm 1999 2 Xem: Khoản 4 Điều 23 Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. 14 Tuy nhiên cần lưu ý ở chỗ hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng như đã trích dẫn ở trên phải không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khỏc thỡ mới có thể bị xử lý về mặt hành chính. * Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây: - Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác ; - Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác ; - Xin chất ma túy nhằm bán cho người khá ; - Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có ; - Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toỏn…lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; - Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác ; - Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.1 * Chiếm đoạt chất ma túy là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác. Trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với tội danh đầy đủ đối với hành vi đã thực hiện theo Điều 194 BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt.2 Xét về mặt khách quan, hành vi chiếm đoạt chất ma túy bao gồm nhiều hành vi của các tội xâm phạm sở hữu, như hành vi trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, lừa đảo, cướp giật, cưỡng đoạt và có cả hành vi cướp chất ma túy. Như vậy, hành vi để cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy rất đa dạng, từ hành vi ít 1 2 Xem: Mục 3.3; 3.4 Phần II, Thông tư liên tịch của Bộ Công an – VKSNDTC - TANDTC - Bộ tư pháp số 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VII “Các tội phạm về Ma túy” của BLHS năm 1999 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan