Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự việt nam luận văn ths. luậ...

Tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự việt nam luận văn ths. luật

.DOCX
101
161
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ KHÁNH TOÀN Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ KHOA LUẬT PHẠM THỊ KHÁNH TOÀN Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫnkhoa học: TS. Trần Quang Tiếp Hà nội-2010 Mục lục của luận văn TrangTrang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Mở đầu1 Chương 1: Một số vấn đề chung về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hìnhsự việt nam8 1.1Khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết và ý nghĩa của việc quy định tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam8 1.1.1.Khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết 8 1.1.2.ý nghĩa của việc ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam14 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phá hoại chính sách đoàn kết17 1.2.1.Giai đoạn từ năm 939 TCN đến trước Cách mạng tháng Tám năm 194518 1.2.2.Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 198521 1.2.3.Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự Việt Nam từ khi pháp điển hoá hình sự năm 1985 đến nay27 1.3.Những quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới29 1.3.1.Cộng hoà nhân dân Trung Hoa29 1.3.2.Vương quốc Thuỵ Điển31 1.3.3Liên bang Nga33 Chương 2:Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng35 2.1.Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự năm 199935 2.1.1.Khách thể của tội phạm35 2.1.2.Mặt khách quan của tội phạm36 2.1.3.Chủ thể của tội phạm43 2.1.4.Mặt chủ quan của tội phạm45 2.2.Hình phạt đối với phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự năm 199948 2.3.Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết53 Chương 3:hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc áp dụngnhững quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết68 3.1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết68 3.2.Hoàn thiện những quy định pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết71 3.3.Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phá hoại chính sách đoàn kết73 3.3.1.Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi phá hoại chính sách đoàn kết73 3.3.2.Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết và các tội phạm khác có liên quan78 3.3.3.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phá hoại chínhsách đoàn kết và các âm mưu, phương thức thủ đoạn phá hoại chính sách đoàn kết81 3.3.4.Nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng cho cán bộ tư pháp84 Kết luận87 Danh mục tài liệu tham khảo89 Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài"Đoàn kết"là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tinh thần dân tộc và sức mạnh của dân tộc là điểm tựa vững chắc cho mọi quyết sách mà ông cha ta bao đời đã vận dụng để đánh thắng mọi kẻ thù. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn luôn coi trọng, củng cố và mở rộng khối đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân Việt Nam liên tiếp giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ dân tộc, phá hoại nền độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đó làmột sự thật lịch sử mà cho đến hôm nay, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu và hành động chống phá. Những năm đầu thế kỷ XXI, chiêu bài dân chủ, tôn giáo gắn với nhân quyền vẫn được coi là lá bài để bọn phản động lợi dụng chống phá công cuộc xâydựng và phát triển đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng của các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các hành vi gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, chia rẽ người dân tộc và người Kinh..., góp phần tích cực vào cuộc đấu tranhphòng, chống tội phạm nói chung, tội phá hoại chính sách đoàn kết. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, cuộc đấu tranh phòng và chống tội phá hoại chính sách đoàn kết càng được coi trọng và đưa lên hàng đầu. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết cho thấy, còn có nhiều bất cập, vướng mắc, đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu sắc những vấn đề lý luận về tội phá hoại chính sách đoàn kết và thực trạng quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong thực tiễn không những có ý nghĩa lý luận -thực tiễn và pháp lýquan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng là lý do luận chứng cho việc tác giả quyết định chọn đề tài "Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam"làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứuở Việt Nam, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tội phá hoại chính sách đoàn kết, mà chỉ có một số công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung. Có thể nhắc đến một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau: GS.TSKH Lê Văn Cảm (chủ biờn):"Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sựtrong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền", Nxb Tưpháp, Hà Nội, 2007; Bạch Thành Định: "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong luật hình sự Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; GS.TSKH Lê Cảm:"Những vấn đề lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền",Tạp chí Tòaánnhân dân,số 7,2007; GS.TSKH Lê Cảm:"Nhà nước pháp quyền trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự",Tạp chí kiểm sát; PGS.TS Kiều Đình Thụ:"Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, lịch sử, thực trạng và phương hướng hoàn thiện", Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tưpháp, 1994; "Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia",Tạp chí Nhà nước và pháp luật,1995); "Về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia",Tạp chí Công an nhân dân, 1995... Ngoài ra, một số giáo trình do tập thể tác giả của trường, khoa Luật biên soạn phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu trong các trường đại học có đề cập đến tội phá hoại chính sách đoàn kết như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (tập 1), do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòachủ biên, Nxb Công annhân dân, Hà Nội, 2006; Bình luận các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự năm 1999, do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003...Tuy nhiên, các công trình nói trên mới chỉ dừng lại ở việc đề cập dấu hiệu cấu thành các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, chưacó công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về tội phá hoại chính sách đoàn kết, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về nó từ thời kỳ trước Cách mạng tháng Támđến nay, tổng kết đánh giá thực tiễn áp dụng, cũng như chỉ ra các tồn tại, vướng mắc trong thực tế để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm pháp luật về tội phạm này. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứuMục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn về tội phá hoại chính sách đoàn kếttheo luật hình sự Việt Nam, chỉra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định này trong thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định pháp luật hình sự đối với tội phạm này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đặt cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:-Về mặt lý luận:Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về tội phá hoại chính sách đoàn kết, lịch sử hình thành và phát triển của tội phá hoại chính sách đoàn kết trong sự phát triển chung của pháp luật hình sự Việt Nam, ý nghĩa của việc ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam. -Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh thực tiễn áp dụng, đề xuất hoàn thiện và đưa ra các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này ở nước ta hiện nay. 3.3. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam. 3.4. Phạm vi nghiên cứuLuận văn nghiên cứu tội phá hoại chính sách đoàn kết dưới góc độ pháp lý hình sự, trong thời gian từ năm 1985 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứuCơ sở lý luận của luận văn là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống về tội phạm nói chung, quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh chống tội phạm trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, cũng như thành tựu của các ngành khoa học pháp lý nhưlý luận chung nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự và tội phạm học như: phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích và so sánh, phương pháp tổng hợp, thống kê... đồng thời, việc nghiên cứu đề tàicòn dựa vào các văn bản pháp luật của nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự của Tòaán nhân dân tối cao, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương có liên quan đến tội phá hoại chính sách đoàn kết, những số liệu thống kê, tổng kết hằng năm trong các báo cáo của ngành Tòaán nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao và địa phương và các tài liệu vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử, cũng như thông tin trên mạng Internet...Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt và đan xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận vănĐây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng đối với tội phá hoại chính sách đoàn kếtở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. Trong luận văn này, tác giả luận văn đã giải quyết về mặt lý luận một số vấn đề sau:1-Nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận chung về tội phá hoại chính sách đoàn kết.2-Hệ thống hóalịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về giá trị lập pháp truyền thống của cha ông về tội phạm này. 3Phân tích những quy định cụ thể của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết với những tình tiết định tội, định khung giảm nhẹ, đồng thời nghiên cứu so sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới để đưa ra những kết luận khoa học về việc tiếp tục hoàn thiện tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 1999. Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng, luận văn đã đề xuất hoàn thiện và đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phá hoại chính sách đoàn kết để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trong phạm vi của mình, đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phá hoại chính sách đoàn kết ở Việt Nam.-Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phá hoại chính sách đoàn kết ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. Luận văn cung cấp các luận cứ khoa học nhằm góp phần hoàn thiện quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự năm 1999(về tội phá hoại chính sách đoàn kết), đồng thời nó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự.-Về mặt thực tiễn: từ những khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn áp dụng pháp luật đang gặp phải, những đề xuất giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng. Đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết ở khía cạnh lập pháp, cũng nhưviệc áp dụng chúng trong thực tiễn. Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các lực lượng tham gia đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này ở Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩalàm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học-luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tưpháp hình sự, cũng nhưphục vụ cho công tác lập phápvà hoạt động thực tiễnáp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng nhưcông tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấucủa luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận vàdanh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2:Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng. Chương 3:Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết Chương 1Một Số Vấn Đề CHUNG Về Tội Phá Hoại Chính SáchĐoàn Kết TRONG Luật Hình Sự Việt NAM 1.1. Khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết và ý nghĩacủa việc quy định tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kếtĐể có thể làm rõ khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết, trước hết cần làm rõ khái niệm đoàn kết, chính sách đoàn kết.TheoTừ điển tiếng Việt thì "đoàn kết là sự đồng thuận và đóng góp của mỗi cá nhân trong một nhóm vì một mục đích hay một công việc chung nào đó mà không làm phương hại đến lợi ích của người khác" [25]. Trong thực tế lịch sử dân tộc ta, "đoàn kết" không chỉlà cái gốc, là động lực; mà đoàn kếtcòn là mục tiêu của cuộc sống nữa: thương yêu, đùm bọc trong tình đồng loại, trong "tình làng nghĩa xóm",... vốn là truyền thống nhiều đời của con người Việt Nam. Đó chính là tầm cao hơn của đoàn kết; là tính xã hội rộng nhất, tính nhân văn sâu sắc nhất, tính không vụ lợi rõ rệt nhất và cũng là tình người cao cả nhất!Nhưvậy, đoàn kết là nền tảng của sự phát triển bền vững. Có đoàn kết mới có dân chủ. Trong xu thế hội nhập hiện nay của thế giới, đoàn kết càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng hướng tới một sự phát triển bền vững.Tưtưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tưtưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người đã sử dụng khoảng 2.000 lần cụm từ "đoàn kết", "đại đoàn kết"trong các văn bản viết. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dântộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng.Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,Thành công, thành công, đại thành công!"Năm 1951, Hồ Chí Minh thay mặt đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc nhân buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc". Như vậy, đoàn kết toàn dân là một đường lối lãnh đạo của đảng. Không dừng lại ở việc xác định đại đoàn kếtlà mục tiêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định nhiệm vụ của toàn Đảng là giữ gìn sự đoàn kết. Trong Di chúc, người dặn lại chúng ta:"Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng nhưgiữ gìn con ngươi của mắt mình"[23].Nước ta là một cộng đồng gồm 54 dân tộc anh em. Ngay từ những ngày đầuCách mạng Tháng Tám, Bác Hồ đãnói: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...Giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta". Dân tộc Việt Nam được hiểu là người dân Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và những người Việt sinh sống, làm ăn ở nớc ngoài có gốc gác là người Việt Nam, không phân biệt họ là dân tộc thiểu số hay đa số, họ theo hoặc không theo tín ngỡng, tôn giáo, không phân biệt họ giàu hay nghèo, họ là nam hay nữ, già hay trẻ. Đại đoàn kết toàn dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một mục tiêu chung. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ". Để đoàn kết tôn giáo, Hồ Chủ tịch có thái độ ứng xử rất mềm dẻo, tế nhị với các chức sắc tôn giáo, quan tâm đến cuộc sống đời thường của tín đồ. hơn ai hết, Người luôn hiểu rằng: chức sắc các tôn giáo là những người thay mặt ĐứcChúa, Đức Phật... "chăn dắt"phần hồn tín đồ các tôn giáo, giáo dân tin họ, nghe theo họ tức là tin và nghe theo đức Chúa, đức Phật; vì vậy, uy tín và tiếng nói của họ đối với tín đồ tôn giáo là rất lớn. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn bày tỏ tháiđộ thân thiện, đoàn kết thân ái và cộng tác khá chặt chẽ với nhiều vị Giám mục, Linh mục, Hòathượng, Thượng tọa, Chưởng quản... [22, tr. 497].Đối với Phật giáo, nhân những ngày lễ lớn như ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gửi thưchúc mừng, điều đó làm cho các tín đồ phật giáo rất phấn khởi vì Cụ Chủ tịch mặc dù rất bận song vẫn quan tâm đến ngày vui của họ. Lời lẽ, ngôn từ trong thư rất giản dị, mộc mạc nhưng lại hết sức gần gũi với kinh sách nhà Phật. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Các vị tăng ni và các tín đồ thân mến. Nhân dịp lễ Đức Phật Thích Ca thành đạo, tôi thân ái gửi đến các vị tăng ni và đồng bào tín đồ lời chào đại hòahợp" [22, tr. 498].Đối với tín đồ các tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến đời sống tâm linh của họ mà trên cương vị Chủ tịch nước, người đặc biệt quantâm đến đời sống hằng ngày của người dân có tôn giáo. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ cấp cơ sở phải thường xuyên chăm lo đời sống mọi mặt của đồng bào, từ ăn, mặc, ở, đi lại, học hành đến khi ốm đau phải được chữa bệnh. Người đã nói: giáo dân không thể chịu đói, chịu rét đi lễ nhà thờ, do vậy phải chăm lo cho họ "phần xác" no ấm, "phần hồn" vui vẻ; các cơ sở thờ tự của các tôn giáo như đình chùa, miếu mạo, thánh thất, nhà thờ phải được tu sửa, bảo vệ.Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân rộng rãi nhưng phải xác định lực lượng nào là nền tảng của khối đại đoàn kết. Người chỉ rõ:"Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết".Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc chính là mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt trong nước và ngoài nước phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn mọi người phải khắc phục đoàn kếtxuôi chiều, hình thức, đoàn kết thiếu đấu tranh với những mặttốt. Người viết: "Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bìnhnhững cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân". Người cổ vũ mọi người vào mặt trận Việt Minh: dân ta phải nhớ chữ đồng: "đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh".Là tổ chức chính trị to lớn nhất, cách mạng nhất, Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất đồng thời cũng là một thành viên của Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta".Đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế và là cơ sở cho việcthực hiện đoàn kết quốc tế. Ngược lại, đại đoàn kết quốc tế là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội [23].Lịch sử đã chứng minh, đoàn kết, thống nhất các dân tộc là yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân Việt Nam liên tiếp giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập của tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích của các dân tộc được Đảng ta xác định là sứ mệnh trọng đại, một nhiệm vụ chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Khối đại đoàn kết keo sơn -nhân tố phá vỡ âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch.Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, người Kinh chiếm 86,2%; 53 dân tộc anh em khác, với khoảng 14 triệu người, chiếm 13,8% dân số cả nước. các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng, chủ yếu ở miền núi, vùng cao, vùng trung du, nơi có khoảng 3.000 km đường biên giới giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, được coi là "phên dậu" của quốc gia, có ý nghĩa quantrọng đối với phát triển kinh tế -xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước. Truyền thống đoàn kết của dân tộc ta được hình thành từ trong cội nguồn lịch sử sâu xa. Người Việt Nam ý thức rằng, mình sinh ra cùng một bọc trứng, gắn với nhau bởi nghĩa "đồng bào", dù sống ở đâu đều có chung một cội nguồn, một ngày giỗ tổ Hùng Vương. Truyền thống đó được hun đúc qua bề dày lịch sử chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, đã tồn tại nhưmột quy luật sinhtồn của dân tộc. ở thời kỳ nào nhân dân đoàn kết "trên dưới một lòng"thì đất nước hưng thịnh, thời kỳ nào "lòng người ly tán, chia rẽ và loạn ly"là lúc dân tộc suy vong, thù trong giặc ngoài, có nguy cơ mất nước. Học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 đã khẳng định: "Đoànkết là truyền thống quý báu và bài học lớn của cách mạng nước ta".. Đại hội ixcủa Đảng nhấn mạnh: "Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần,... giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc". Những thành tựu nước ta gặt hái được trong những năm qua, với sự phát triển về kinh tế -xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, có điều kiện tiên quyết từ chiến lược đoàn kết các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đoàn kết thể hiện qua những vấn đề sau: 1-Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần, mọi giới, mọi lứa tuổi, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay định cưở nước ngoài.2-Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, đồng thời tôn trọng những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai.3-Củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận tổ quốc trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.4Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnhđạo của đảng. Thực hiện dân chủ trên tất cả cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v... ở tất cả các cấp các ngành [55].Theo Từ điển tiếng Việt thì phá hoại là "hành vi cố ý không làm hoặc àm cho hưhỏng, cho bị thiệt hại nặng nề" [25]. ở Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc nhằm chống chính quyền nhân dân là tội phạm mang tính phá hoại và được quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự. Tiếp theo đó cần làm rõ khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết. Tội phá hoại chính sách đoàn kếtlà một trong mười bốn tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, được quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Do vậy, tội phá hoại chính sách đoàn kết thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu pháp lý cấu thành cơ bản tội phạm. Trong công trình nghiên cứu pháp lý "Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)", GS.TSKH Lê Cảm cho rằng, tội phạm phải đầy đủ ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu của nó) là: (1) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; (2) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật; (3) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [4, tr. 297].Khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết cũngđã được một số sách, báo pháp lý nước ta đề cập. Trong công trình nghiên cứu pháp lý "Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự, đưa ra định nghĩa pháp lý tội phá hoại chính sách đoàn kết là "bất kỳ hành vinào (được liệt kê tại điều luật đó nờu) xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến việc thực hiện chính sách đoàn kết được pháp luật hình sự bảo vệ nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân theo quan điểm của nhà làm luật [5]hay trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Trường Đại học Luật HàNội (2006): "Tội phá hoại chính sách đoàn kết là hành vi tuyên truyền, kích động hoặc bằng thủ đoạn khác chia rẽ sự đoàn kết thống nhất toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đoàn kết quốc tế với mục đích chống chính quyền nhân dân"[18, tr.351].Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm tội phá hoại chính sách đoàn kết nhưsau: Tội phá hoại chính sách đoàn kết là những hành vi tuyên truyền, kích động hoặc bằng thủ đoạn khácchia rẽsự đoàn kết thống nhất toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đoàn kết quốc tế, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân. 1.1.2. ý nghĩa của việc ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự Việt NamQua nghiên cứu tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam, chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa cơ bản của việc ghi nhận tội danh này trong luật hình sự như sau:Thứ nhất, việc ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh phòng, chống các tội phạm nói chung và tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng. Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phá hoại chính sách đoàn kết là một bộ phận của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung nhằm bảo vệ sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh này không chỉ là một cá nhân, cơ quan, tổ chức, công dân nhất định mà là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nghị quyết ix Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: "Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân". Để làm thất bại mọi âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch, bên cạnh những nhiệm vụ kinh tế, mở rộng dân chủ, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, còn phải thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.Trên cơ sở quy định của pháp luật hình sự hiện hành, các cơ quan áp dụng pháp luật căn cứ vào quy định của luật để tiến hành xử lý nghiêm minh những người thực hiện hành vi phá hoại sự đoàn kết dân tộc, đoàn kếttôn giáo, đoàn kết quốc tế. Việc xử lý trên không chỉ mang ý nghĩa giáo dục, răn đe mà còn thể hiện thái độ nghiêm trị của Đảng và Nhà nước ta trong việc trấn áp tội phạm nói chung và tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng. Thứ hai,việc ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam thể hiện quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lớn của dân tộc ta trong từng thời kỳ cách mạng. Hiện nay các thế lực thù địch thường lợi dụng tôn giáo và các vấn đề về dân tộc để nhằm chống phá nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Vì vậy, việc ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự sẽ giúp cho nhân dân nhận rõ và đập tan âm mưu, phương thức thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ix đã nêu rõ Đảng và Nhà nước ta:Thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật; đoàn kết và chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, phát triển đời sống của đồng bào. Từng bước hoàn thiện về luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và trái chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia[9]. Nhưvậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng khối đại đoàn kết dân tộc, điều này đã được thể hiện ngay từ những ngày đầu thành lập và trải qua các cuộc kháng chiến và hiện nay quan điểm đó vẫn tiếp tục được thực hiện một cách nhất quán.Thứ ba, việc ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, tiến tới mục tiêu chung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Từ khi đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, diễn biến của tình hình tội phạm nói chung, cũng như tình hình các tội phạm phá hoại chính sách đoàn kết có những diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về tính chất, hậu quả ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của nước ta trên trường quốc tế. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn, lật đổ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân tộc. Chúng triệt để lợi dụng khó khăn của các địa bàn trọng điểm, vùng tập trung đồng bào tôn giáo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; lợi dụng mặt trái của nền kinh tế thị trờng và những sơ hở, thiếu sót, yếu kém của ta trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội để chống phá, xuyên tạc đường lối của Đảng, Nhà nước ta và kích động, lôi kéo quần chúng. Trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc này, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động xây dựng và triển khai các đối sách đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một trong những chiến lược quan trọng đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Do vậy, việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự Việt Nam đã một phần đáp ứng được yêu cầu này trong giai đoạn hiện nay. Thứ tư, việc ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự còn mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Những thànhtựu to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được trong những năm vừa qua đã tạo cơ sở và niềm tin cho các thế hệ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết là một trong cáctội xâm phạm an ninh quốc gia, có khách thể đặc biệt quan trọng được pháp luật hình sự bảo vệ với chế tài rất nghiêm khắc đã một lần nữa khẳng định và thể hiện quyết tâm bảo vệ thành quả đã đạt được trong những năm vừa qua của Đảng và Nhà nước ta. 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phá hoại chính sách đoàn kếtNghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự không thể tách rời nghiên cứu nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể cũng nhưcác quan hệ xã hội được pháp luật hình sự ghi nhận bảo vệ, càng không thể thoát ly các đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng thời kỳ lịch sử mà trong đó các văn bản pháp luật hình sự được ban hành. Pháp luật hình sự luôn luôn thể hiện hai mặt cơ bản: trước hết đó là sự kết tinh những giá trị phổ biến, những kinh nghiệm về đấu tranh phòng chống tội phạm của các giai đoạn, thời kỳ trước đó và từ giai đoạn nó được ban hành; mặt khác, pháp luật hình sự được ban hành để bảo vệ lợi ích giai cấp và trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị. Do vậy, cả hai mặt đó đều phải được nghiên cứu đồng thời để rút ra những giá trị hợp lý nhằm kế thừa và phát triển. Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự trên cơ sở những quan điểm nêu trên, chúng ta mới thấy rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật hình sự trong từng giai đoạn lịch sử, mới có thể hiểu đầy đủ, đúng đắn nội dung của các quy phạm và chính sách hình sự của nhà nước. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội phá hoại chính sách đoàn kết từ luật Hồng Đức đến nay có thể chia thành các giai đoạn sau đây. 1.2.1.Giai đoạn từ năm 939 TCN đến trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945Thời kỳ này bắt đầu từ khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939. Theo sử sách ghi lại, việc quy định hành vi nào là tội phạm và hình phạt được áp dụng dưới thời Đinh, Lê đều phụ thuộc vào ý chí chủ quan của vua hay các viên quan đứng đầu khu vực. Mặc dù chưa có tài liệu chứng minh pháp luật thời kỳ này đã quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết hay chưa? nhưng các nhà sử học đã ghi lại trong thời kỳ này, Đinh Bộ Lĩnh rất nghiêm khắc với những hành vi phản lại hoặc trái với vua, quan quân triều đình (vua thời kỳ này được coi là con trời) và quy định hình phạt rất nghiêm khắc, tương ứng với những hành vi mà Vua và những quan lại coi là trái phép: "Người nào trái phép sẽ bị bỏ vạc dầu hay cho hổ ăn". Thời vua Lê Đại Hành vẫn giữ nguyên hình phạt và cách thức thi hành các hình phạt đó. Theo lời sớ của Tổng Cảo, thì cách xử tội của Lê Hoàn nhưsau: "Tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi hoặc đánh từ 100 đến 200 roi. Bọn giúp việc, ai hơi có điều gì làm phật ý cũng bị đánh từ 30 đến 50 roi, truất làm tên gác cổng, khi hết giận lại gọi về làm chức cũ". Có điều thời kỳ này chúng ta chưa thể xác định đã cóluật thành văn hay chưa. Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, thời kỳ này, quyền thống trị của giai cấp phong kiến đã được xác lập, tổ chức cai trị có quy củhơn. Đểcủng cố quyền hành của mình, ổn định tình hình xã hội, năm 1042, Lý Thái Tôngđã xuống chiếu ban hành bộ Hình thư, gồm có 03 quyển, nhằm tránh sự tùy tiện của các quan khi xét xử, tránh cho dân chúng bị xét xử oan sai. Đây là Bộ luật hành văn đầu tiên nước ta, nhưng rất tiếc hiện nay bộ Hình thưkhông còn nữa. Theotácgiả Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, dưới thời Lý, chế định về "Thập ác tội" đã được công nhận trong luật, trong đó có quy định về tội mưu phản,tội đại mưu nghịch, nhưng nội dung như thế nào thì chúng ta không nắm bắt được. Dưới thời Trần, cóhai bộ luật được ban hành dưới thời vua Trần Thái Tông và Trần Dụ Tông có tên gọi là Hình Luật thư, nhưng cũng như Hình thưthời nhà Lý, hai bộ luật nhà Trần cũng bị thất lạc, cho nên chúng ta cũng không thể biết về từng điều khoản của hai bộ luật đó. Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật hình sự nước ta thời kỳ này đã từng bước hình thành và phát triểnDưới thời Lê, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng của nhà Lê được tiến hành thành công nhất dưới đời vua Lê Thánh Tông với sự rađời của Quốc triều Hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng vào năm 1483.Theo Bộ luật Hồng Đức, tội phạm là việc xâm hại đến sự an toàn, bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ triều Lê, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hoàng cung, xâm phạm trật tự kỷ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản của con người. Bộ luật Hồng Đức nói riêng và luật phong kiến nói chung luôn coi trọng nguyên tắc đạo đức, do đó, có nhiều hành vi mà theo luật hình sự hiện nay chỉ có thể là hành vi vi phạm đạo đức, hoặc vi phạm pháp luật khác đãđược quy định trong Bộ luật Hồng Đức là tội phạm. Bộ luật Hồng Đức đã xây dựng được những quy định như: Điều 132 quy định: "Những người chỉ trích vua màtình lý rất tệ hại (lời chỉ trích nguy hại đến nhà vua thì bị xử tội chém, không gây nguy hại cho nhà vua thì bị xử đồ làm phường binh)". Nhỡ miệng nói càn thì giảm tội một bậc... [32,tr. 73]; Điều 133 Bộ luật Hồng Đức: Những kẻ nào dâng thưnặc danh phạm đến việc lớn của quốc gia thì bị xử tội chém; không phải việc đại sự thì xử tội lưu đi châu gần; gia sản bị tịch thu sung công; người tố cáo ra thì được thưởng tước tùy theo nặng nhẹ. Thưnặc danh phỉ báng chính sự thời hiện thời, tình lý nặng thì xử tội lưu đi châu gần, nhẹ thì xử đồ làm tượng phương binh; cáo giác tội người khác xử tội biếm ba tư. Người chủ ty nhận được thưnặc danh cáo giác mà không đốt đi, lại đem nộp quan hay tâu vua hay đem truyền tụng, thì xử phạt 50roi, biếm một tư...[32, tr.73-74].Nhưvậy, mặc dù Bộ luật Hồng Đức chưa xây dựng định nghĩa pháp lý cụ thể, nhưng cũng đã quy định về hành vi tuyên truyền, kích động chống lại lợi ích của giai cấp thống trị nhà nước phong kiến tập quyền...và hậu quả pháp lý tất yếu là các chế tài tương ứng nghiêm khắc nhất. Dưới thời nhà Nguyễn, sau khi lên ngôi vua vào năm 1802, Vua Gia Long đã giao cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành là tổng tài soạn thảo Bộ luật Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật GiaLong). Bộ luật được biên soạn trong thời gian khá dài, đến năm 1811 thì hoàn thành và năm 1812 được khắc in lần đầu ở Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1813 trên phạm vi toàn quốc. Bộ luật gồm 02 phần, 22 quyển với 398 điều luật. Tương tự nhưpháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê, pháp luật hình sự thời kỳ nhà Nguyễn ngoài việc quy định trách nhiệm hình sự tập thể đối với một số loại tội xâm hại đến sự tồn tại của chế độ phong kiến, trong đó có tội mưu phản; so với pháp luật hìnhsự thời kỳ nhà Lê, pháp luật hình sự triều Nguyễn có sự nghiêm khắc hơn, tàn ác hơn nhiều bởi nó chịu ảnh hưởng của chính sách hình phạt nghiêm khắc của nhà Thanh nhằm đẩy mạnh việc thi hành chính sách áp bức cao độ về tưtưởng chính trị.Điều thứ 104: Đối với Hoàng đế, Hoàng hậu, Hoàng thái tử mà người nào giám dùng lời nói, hoặc cách cử động, để vụ mạn trước công chúng, sẽ xử tội câu cấm tự 05 năm đến 10 năm không phân biệt chính yếu phạm và tùng phạm.Phàm dùng các giấy má, như là yết thị, sách báo và các thứ giấy in hoặc giấy viết, hay là dùng bức ảnh, hình vẽ hoặc cách gì (không phải lời nói và cách cử động) mà vụ mạn có phạm đến sự tôn kính đối với Liệt thánh, Hoàng đế, Hoàng hậu, Hoàng thái tử, và những sự vụ mạn có phạm đến thể thống và quyền pháp của nhà vua, thời những ngời phạm ấy đều xử tội phạt giam tự 03 năm đến 05 năm không phân biệt chính phạm và tùng phạm.Người nào vụ mạn đến Hoàng thân, Vương công, các Hoàng tử, Hoàng nữ và người nào vụ mạn, xỉ mạ, phỉ báng đến Chính phủ bản quốc, tội phạm ấy bất câu là dùng cách gì đều phạt giam tự 01 năm đến 02 năm, cũng không phân biệt chính phạm, đồng phạm và tùng phạm [20].Thời kỳ này, chúng ta chịu ảnh hưởng của pháp luật hình sự phong kiến Trung Quốc rất nặng nề, nhưng Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) cũng đã kế thừa và tiếp thu giá trị lập pháp hình sự của thời kỳ Lê sơ và bên cạnh đó, có những sáng tạo nhất định, thể hiện kỹ thuật lập pháp hình sự ở trình độ cao so với các nước trong khu vực. 1.2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985* Giai đoạn năm 1945 đến 1960Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ, quân và dân ta phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách,ở miền Bắc, nhân dân ta vừa phải chống chọi với hậu quả của nạn đói, hậu quả của lụt lội gây ra, vừa phải đối phó với 20 vạn quân Tưởng và bè lũ tay sai lợi dụng danh nghĩa đồng minh hòng thực hiện âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng; ở miền Nam, thực dân Anh và quân đội Pháp kéo đến chiếm Nam Bộ, mưu toan dùng địa bàn này làm bàn đạp chiếm lại toàn bộ nước ta. Trước âm mưu thâm độc của kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu của toàn dân ta là sử dụng mọi lực lượng, biện pháp và hình thức đấu tranh để bảo vệ chính quyền cách mạng, chống lại những âm mưu đen tối của kẻ thù bên trong và thế lực đế quốc, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến dành độc lập, thống nhất dân tộc. Mặc dù chưa đưa ra quy phạm định nghĩa về tội phá hoại chính sách đoàn kết, nhưng các văn bản pháp luật được ban hành đã đề cập đến hành vi "làm phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"chính là hành vi cấu thành tội phá hoại chính sách đoàn kết nhưcách hiểu trong luật hình sự Việt Nam hiện hành. Năm 1953, tình hình và nhiệm vụ cụ thể của cách mạng có những thay đổi nhất định, trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh chống bọnphản cách mạng, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 133 ngày 20-01-1953 nhằm trừng trị bọn việt gian, phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc. Điều 12 Sắc lệnh nêu rõ: Kẻ nào vì mục đích phản quốc, gây hiềm khích để phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước, các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các đảng phái và đoàn thể dân chủ, chia rẽ nhân dân với Chính phủ, chia rẽ nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước bạn Miên, Lào, phá hoại tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống. Nếu tội trạng nặng, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị xử tử hình[33]. Điểm mới của Sắc lệnh 133/SL thể hiện ở chỗ, Điều 2 Sắc lệnh quy định: "Đề cao nguyên tắc trừng trị có phân hóa, nghiêm trị bọn chủ mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố, khoan hồng đối với những người bị lừa phỉnh, bị ép buộc, lầm đường". Lần đầu tiên tội phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc... được quy định tại một điều cụ thể trong một văn bản pháp luật (Điều 12). Điều này thể hiện một bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật lập pháp của nhà nước ta. Nhưvậy, tội phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc... làmộttrong những tội uy hiếp sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, hành vi khách quan có đặc điểm giống với các hành vi cấu thành của các tội phạm khác, vì vậy để phân biệt với chúng, các nhà làm luật đã nêu ra dấu hiệu "mục đích phản quốc"hoặc "cho địch"trong cấu thành tội phạm. Ngoài Sắc lệnh 133/SL, trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, còn có hàng loạt văn bản pháp luật hình sự khác được ban hành nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của Cách mạng Việt Nam, đồng thời thể hiện thái độ của nhà nước ta kiên quyết trừng trị những hành vi "phản cách mạng". Có thể liệt kê một số văn bản pháp lý hình sự tiêu biểu giai đoạn này như: Với mục đích phân hóa triệt để kẻ thù, Nhà nước đã khẳng định chính sách khoan hồng đối với ngụy quyền và nhân viênngụy quyền bỏ hàng ngũ địch trở về với nhân dân; đồng thời, ban hành Chính sách dân tộc (Thông tư 281-TTg ngày 22-6-1953) và Chính sách tôn giáo (Thôngtư số 315 ngày 04-10-1953); Điều 5 Sắc lệnh số 151/ SL ngày12-41953 quy định nếu địa chủ nào mà "bịa đặt tin bậy để gây dư luận chống Chính phủ, chống pháp luật"hoặc "dùng thủ đoạn gây xung đột trong nội bộ nông dân, làm tổn hại đến sự đoàn kết của nhân dân"thì "sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, phải bồi thường thiệt hại cho nông dân và bị tịch thu một phần hay tất cả tài sản"; hay ngày 14-6-1955, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 234 về Chính sách tôn giáo. Điều 7 của Sắc lệnh quy định: "Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩavụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác, hoặc làm những việc khác trái pháp luật". Như vậy, qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hình sự giai đoạn này, chúng ta có thể thấy rằng: pháp luật hình sự trong giai đoạn này mang tính chất thời chiến, nhưng lần đầu tiên cũng đã có quy định về tội phá hoại đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước, các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các đảng phái và đoàn thể dân chủ, chia rẽ...Đây là một bước tiến vượt bậc của pháp luật hình sự. * Giai đoạn 1960-1975Sau những thắng lợi cơ bản của thời kỳ khôi phục và cải tạo nên kinh tế, miền Bắc bắt tay vào việc xây dựng những cơ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan