Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nghiên cứu so sánh và kinh ...

Tài liệu Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
92
1
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH LÊ VIẾT HÙNG TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ TP. HỒ CHÍ MINH: NĂM 2022 vbc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Định hướng nghiên cứu Mã số: 8380104 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Học viên: Lê Viết Hùng Lớp: Cao học luật – Khóa 30 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa. Các trích dẫn nguồn trong luận văn có độ tin cậy khoa học, trung thực và chính xác. Những tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn được liệt kê đầy đủ và chi tiết. Luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2022 Tác giả LÊ VIẾT HÙNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ đầy đủ Ký hiệu viết tắt Bộ luật hình sự BLHS MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI ........ 11 1.1. Khái niệm về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ..... 11 1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ........................................................................................................................ 17 1.2.1. Dấu hiệu định tội ..................................................................................... 17 1.2.2. Dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt ............................................... 24 1.2.3. Hình phạt ................................................................................................. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................... 35 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ TRUNG HOA VÀ LUẬT HÌNH SỰ LIÊN BANG ÚC VỀ TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI ........................................................................................... 36 2.1. Quy định của luật hình sự Trung Hoa về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ..................................................................................... 36 2.1.1. Dấu hiệu định tội ..................................................................................... 36 2.1.2. Dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt ............................................... 40 2.1.3. Hình phạt ................................................................................................. 43 2.2. Quy định của luật hình sự Liên bang Úc về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ..................................................................................... 44 2.2.1. Dấu hiệu định tội ..................................................................................... 45 2.2.2. Dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt. .............................................. 48 2.2.3. Hình phạt. ................................................................................................ 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG II .......................................................................................... 53 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM, TRUNG HOA VỚI LIÊN BANG ÚC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ................................................................................................................. 54 3.1 Tương đồng trong luật hình sự Việt Nam, Trung Hoa với Liên bang Úc về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ................................ 54 3.2 Khác biệt trong luật hình sự Việt Nam, Trung Hoa với Liên bang Úc về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ..................................... 56 3.3 Kiến nghị hoàn thiện đối với quy định trong bộ luật hình sự Việt Nam về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ................................ 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ........................................................................................ 76 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Ghép nội tạng, mô hay các bộ phận cơ thể người được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của nền y học nhân loại trong Thế kỷ 20 cho đến nay. Nhờ những tiền đề về phát triển y khoa vượt bậc, ngành ghép tạng đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân được cứu sống hàng năm trên toàn thế giới. Lịch sử ghép tạng Việt Nam được đánh dấu vào ngày 04/06/1992, bằng ca ghép thận thành công đầu tiên tại Học viện Quân y thuộc Bệnh viện 103 cho bệnh nhân thiếu tá Vũ Mạnh Đoan, bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Sự kiện này tạo bước ngoặc phát triển mới cho nền y học nước nhà, đồng thời mở ra triển vọng cho việc điều trị bệnh bằng phương pháp ghép tạng, mô hoặc bộ phận cơ thể người. Cũng như những hiện tượng mới trong xã hội ngày nay, luôn tồn tại hai mặt của vấn đề: tích cực và tiêu cực. Việc giúp đạt được nhiều hiệu quả trong điều trị liên quan đến việc cấy ghép nội tạng, mô hoặc bộ phận cơ thể người là điều rất thành công cũng là mong muốn của nhiều người từ giới y khoa, bệnh nhân, người thân và của toàn xã hội. Bên cạnh đó, việc lợi dụng những thành tựu này nhằm mục đích trục lợi như: mua bán, chiếm đoạt tạng, mô hoặc bộ phận cơ thể người với mục đích thương mại bằng cách nâng giá giao dịch, tạo sự gián đoạn giữa người thật sự cần tạng, mô hoặc bộ phận cơ thể người với những người hiến tặng hay người bán để trục lợi. Thực tế các hoạt động mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người diễn biến phổ biến, phức tạp hơn, bởi nhu cầu về ghép tạng, mô hay bộ phận cơ thể người hiện nay là rất lớn, cả trong nước lẫn nước ngoài, đặc biệt vỏ bọc cho hoạt động này khá tinh vi dưới sự “hiến – tặng”. Qua rà soát các quy định liên quan về nhóm hành vi: mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của Việt Nam thì: Quy định chuyên ngành y học: Trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 quy định tại Điều 30: "Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ bộ phận cơ thể người sống hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho, của thân nhân người chết hoặc người chết có di chúc để lại. Việc ghép mô hoặc một bộ phận cơ thể người cho người bệnh phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa thành niên". Ngày 29/11/2006, Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006. Luật này được xây dựng trên những nguyên tắc như sau: Thứ nhất, tôn trọng sự tự nguyện của người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người; Thứ hai, vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; Thứ ba, không nhằm mục đích thương mại; Thứ tư, giữ bí mật về thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; Thứ năm, phù hợp với Hiến pháp, Bộ luật dân sự năm 2005 1. 2 và điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Nhìn chung, những nguyên tắc chủ đạo của nhóm quy định trên là tự nguyện, nhân đạo, chỉ dùng cho hoạt động y khoa và cấm các hành vi thương mại. Cả trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 (sửa đổi bổ sung năm 1991) và năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đều không quy định các hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người một cách độc lập, mà chỉ xử lý tương ứng về các hành vi xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác hoặc lồng ghép vào định khung tăng nặng hình phạt trong các tội như: tội giết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác; tội mua bán người và mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép…Việc bổ sung, xây dựng quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS Việt Nam) xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm mới, nhất là trong bối cảnh các hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hay bộ phận cơ thể người diễn ra tràn lan, tinh vi, có yếu tố nước ngoài, gây tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân, sự cao cả của nền y học đã đạt được và tạo hệ lụy xấu đến đời sống xã hội. BLHS Việt Nam tạo một khung pháp lý cơ bản và tương đối đầy đủ để xử lý các hành vi nói trên, cũng như đảm bảo được tính chính xác, đúng bản chất, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm gây ra. Như đã trình bày, xử lý hình sự đối với hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người hiện nay ở nước ta tương đối mới, phát sinh một số bất cập và chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Việc cần có một công trình nghiên cứu các quy định hiện nay trong BLHS Việt Nam, bên cạnh tham khảo các quy định tương tự ở các quốc gia có nền thể chế chính trị, tư pháp tương đồng với Việt Nam như nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hay các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Liên bang Úc là thật sự cần thiết, nhằm đánh giá và có cơ sở để hoàn thiện các thiếu sót trong quy định hiện nay của nước ta. Đây cũng là tinh thần của Nghị quyết số: 48-NQ/TW ngày 25/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về việc hoàn thiện pháp luật về chính sách hình sự, bảo đảm yêu cầu hiệu quả phòng ngừa tội phạm và phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từ các lý do trên, tác giả mong muốn thực hiện đề tài: “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam”, cấp luận văn thạc sĩ, để có một đánh giá tổng thể các quy định pháp luật về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của BLHS Việt Nam, cũng 3 như nghiên cứu những quy định tương ứng trong pháp luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (BLHS Trung Hoa) và Liên bang Úc (BLHS Liên bang Úc), nhận định được các điểm tương đồng, điểm khác biệt trong quy định giữa các nước, trình bày các vấn đề vướng mắc, cần khắc phục từ đó có các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện và kinh nghiệm phụ hợp hơn thực tiễn trong xã hội Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trước khi chọn lựa đề tài và trong quá trình nghiên cứu, khảo sát các tài liệu tham khảo để thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến đề tài cũng như tài liệu có liên quan khác dưới nhiều cấp độ nghiên cứu khoa học khác nhau như: Luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu khoa học, sách giáo trình, sách bình luận, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, bài viết công bố trên mạng máy tính, các quy định quốc tế và báo cáo của nước ngoài liên quan đến đề tài. Bao gồm:  Về sách giáo trình, sách chuyên khảo: - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm quyển 1, Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên), NXB Hồng Đức; - Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần các tội phạm quyển 1, Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), NXB Công an nhân dân Hà Nội. - Nguyễn Thị Phương Hoa (2017), Bình luận những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức; - Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, phần thứ hai các tội phạm Chương XIV xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội; Các sách giáo trình, sách bình luận trên có những đóng góp trong việc phân tích các lý luận, quy định, bình luận có giá trị khoa học của BLHS Việt Nam nói chung và quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người nói riêng một cách sâu sắc và được xem là nguồn tài liệu tham khảo uy tín giúp tác giả thực hiện đề tài.  Các bài viết trên tạp chí khoa học: - Lê Xuân Lục (2013), “Sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự hiện hành liên quan đến hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Số 9), tr. 50. Bài viết phân tích về tính cần thiết phải quy định các hành vi liên quan đến mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người từ rất sớm, trước cả quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 có giá trị thi hành. Tác giả có nhiều phân tích, lập luận về sự cần thiết của việc bổ 4 sung quy định có liên quan vào Bộ luật hình sự nhằm đảo bảo xử lý hình sự đối với các hành có liên quan một cách khách quan, chính xác và đúng bản chất mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm. - Đồng Nông Phúc (2019), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và một số bất cập”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử1. Tác giả bài viết đã chỉ ra vài hạn chế của quy định hiện nay đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người như: không nên xem mô là đối tượng tác động của quy định này, vì tác giả dẫn chứng cơ sở khoa học y khoa cho rằng mô là tập hợp nhóm tế báo có thể tái tạo lại của cơ thể, việc mua bán trao đổi mô không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thay vào đó là tập trung vào đối tượng bộ phận cơ thể người; tác giả cũng cho rằng hành vi trung gian môi giới chưa được quy định. Từ đó, tác giả bài viết kiến nghị, cập nhật lại quy định để phù hợp với thực tiễn. - Nguyễn Thành Trung (2022), “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử2. Bài báo tác giả có những phân tích về tính thực tiễn và kịp thời khi quy định tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người vào BLHS Việt Nam. Tác giả có những kiến nghị như: đối tượng mô là không cần thiết vì mô có tính tái sản xuất trong cơ thể người, bổ sung đối tượng thai nhi vì cho rằng thai nhi cũng có thể là đối tượng có thể bị tác động của việc mua bán, chiếm đoạt. - Nguyễn Thanh Ngân (2022), “Nâng cao hiệu quả phòng, ngừa đấu tranh với tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 6), tr. 43. Tác giả bài viết đã đưa ra những tổng hợp và đánh giá về một số phương thức, thủ đoạn của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người hiện nay, đặc biệt là các thủ đoạn đưa nạn nhân đi nước ngoài để thực hiện việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người chủ yếu là Trung Quốc và Châu Âu. Từ đó tác giả trình bày một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này tại Việt Nam trong thời gian tới. Các giải pháp của tác giả mang tính nghiệp vụ quản lý tình hình tội phạm, công tác tuyên truyền, hợp tác quốc tế… thay vì các đóng góp vào quy định tại Điều 154 BLHS Việt Nam.  Về luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu khoa học:: Đường dẫn truy cập: https://tapchitoaan.vn/toi-mua-ban-chiem-doat-mo-hoac-bo-phan-co-the-nguoi-vamot-so-bat-cap (truy cập ngày 01/09/2022). 2 Đường dẫn truy cập https://tapchitoaan.vn/toi-mua-ban-chiem-doat-mo-hoac-bo-phan-co-the-nguoi-trongbo-luat-hinh-su-nam-2015-va-nhung-van-de-can-hoan-thien5799.html (truy cập này 11/09/2022). 1 5 Đồng Nông Phúc (2019), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong Bộ luật Hình sự năm 2015, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu cấp luận văn thạc sĩ từ rất sớm về quy định tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo Bộ luật hình sự năm 2015 trên cả nước, đề tài tập trung nghiên cứu các lý luận chung, các dấu hiệu pháp lý, cung cấp các khó khăn và một vài kiến nghị của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Bên cạnh, công trình còn khảo sát quy định tương ứng trong quy định quốc tế, trong BLHS Trung Hoa và BLHS Liên bang Nga, từ đó có những so sánh mang tính tham khảo, đánh giá chủ quan và kiến nghị hoàn thiện của tác giả. - Vũ Thị Thái Anh và Bùi Thị Thùy Linh (2019), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người – Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới3, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội. Đề tài tập trung phân tích quy định của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo quy định BLHS Việt Nam, đồng thời khảo sát rất nhiều quy định tương ứng của một số nước trên thế giới về cùng tội danh, kết hợp phân tích từ một số vụ án thực tế của Việt Nam để nhóm tác giả chỉ ra những bất cập, hạn chế của BLHS Việt Nam và có cơ sở để trình bày các kiến nghị, sửa đổi của tác giả để phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở các nước và các tài liệu quốc tế có liên quan - Aidana Shyngysbayeva (2020), Bảo vệ nạn nhân của buôn bán nội tạng theo luật quốc tế, luận văn thạc sĩ, Trường đại học Åbo Akademi (Phần Lan)4. Luận văn tập trung cung cấp một khuôn khổ pháp lý quốc tế cho hai hoạt động vừa khác biệt, vừa liên quan mật thiết đến nhau là: hoạt động buôn bán người và hoạt động buôn bán nội tạng. Tác giả cũng cung cấp nhiều kiến nghị đối với các quy định quốc tế; thêm vào đó, để đạt được hiệu quả của phòng chống vấn nạn buôn bán người và buôn bán nội tạng thì công cụ hữu hiệu là sự nội luật hóa quy định trong luật hình sự tại mỗi quốc gia và các vùng lãnh thổ, cũng như sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa cộng đồng quốc tế đối với tội phạm có tính toàn cầu cao này. - Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia năm 20005. Nghị định thư là một - Tác phẩm tham dự Giải thưởng Eureka năm 2019 do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 4 Nguyên văn: Aidana Shyngysbayeva (2020), The protection of victims of organ trafficking under international law, Åbo Akademi University, Master’s Thesis in Public International Law. 5 Việt Nam phê chuẩn và ký kết vào ngày 08/06/2012. 3 6 - - trong những văn bản quốc tế đầu tiên quy định nhiều nhóm hành vi liên quan đến hoạt động mua bán người, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em, là cơ sở chính để rất nhiều nước tham gia nội luật hóa hình sự6 các quy định cho quốc gia của mình. Tại điểm a, Điều 3 có quy định về hành vi:“Buôn bán người là có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể”. Từ đó, Nghị định thư phần nào đóng góp nguồn pháp lý nhất định vào công cuộc đấu tranh, ngăn chặn và trừng phạt đối với tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của các quốc gia thành viên. Công ước của Hội đồng Châu Âu về chống buôn bán bộ phận cơ thể người, số hiệu 216, ngày công bố: 25/03/20157. Đây là công ước mở, cho phép quốc gia thành viên thuộc Liên minh Châu Âu, các quốc gia có tư cách quan sát viên của Hội đồng Châu Âu và các quốc gia không phải thành viên khác tham gia ký kết. Hiện nay, Việt Nam chưa tham gia công ước trên với bất cứ vai trò quan sát viên hay ký kết chính thức. Tuy nhiên công ước là tiếng nói quốc tế và khung pháp lý mạnh mẽ kêu gọi mọi chính phủ của các quốc gia, vùng lãnh thổ xem hoạt động cắt bỏ, chiếm đoạt bất hợp pháp bộ phận cơ thể người từ những người hiến tặng còn sống hoặc đã qua đời như một tội hình sự, hình sự hóa các hành vi đổi lấy, mua bán nội tạng của người hiến tặng còn sống hoặc đã chết, để nhận được lợi ích tài chính hoặc lợi thế tương đương. Ngoài ra, Công ước cũng đưa ra các biện pháp bảo vệ và bồi thường cho các nạn nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo tính minh bạch và tiếp cận công bằng với các dịch vụ cấy ghép. Australian Government (2021), “Compassion, Not Commerce: An Inquiry into Human Organ Trafficking and Organ Transplant Tourism8” [Dịch: Báo Theo khoản 1 Điều 5 của Nghị định thư quy định về hình sự hóa: “Mỗi quốc gia thành viên sẽ áp dụng những biện pháp lập pháp cũng như các biện pháp khác khi cần thiết để hình sự hóa những hành vi nêu tại điều 3 Nghị định thư này khi những hành vi này được thực hiện một cách cố ý” 7 Nguyên văn công ước: Council of Europe Convention against Trafficking in Human Organs, (CETS No. 216, signed 25/03/2015). Đường dẫn truy cập https://www.coe.int/en/web/conventions/fulllist?module=treaty-detail&treatynum=216 (truy cập 21/08/2022). 8 Đường dẫn truy cập: https://www.homeaffairs.gov.au/reports-and-pubs/files/australian-governmentresponse-to-organ-trafficking-inquiry.pdf (truy cập 19/07/2022). 6 7 - cáo phản hồi của Chính phủ Liên bang Úc đến Thường trực Ủy ban Đối ngoại, Quốc Phòng và Thương mại (Tháng 02/2021) về: Sự trắc ẩn, không thương mại9: về một cuộc điều tra mua bán nội tạng và du lịch ghép tạng]. Báo cáo là tiếng nói mạnh mẽ và kiên quyết của Chính phủ Liên bang Úc trong việc nghiêm cấm và đấu tranh ngăn chặn đối với hoạt động mua bán người và nội tạng, đặc biệt là hình thức du lịch ghép tạng trong và ngoài lãnh thổ Liên bang Úc. Báo cáo cung cấp và giải trình 12 kiến nghị mà Chính phủ Liên bang Úc đã thực hiện và cam kết thực hiện nhằm ngăn chặn hoạt động mua bán người và mua bán nội tạng. Trong kiến nghị thứ 7 (trang 12): Chính phủ Liên bang Úc khẳng định có đủ công cụ về pháp luật hình sự và các pháp luật có liên quan để xử lý các hành vi mua bán nội tạng với 4 điều luật (Điều 271.7B, 271.7C, 271.7D và 271.7E), có phạm vi áp dụng trong và ngoài lãnh thổ Liên bang Úc dù hành vi phạm tội chỉ xảy ra toàn bộ hoặc một phần trên nước Úc, cũng như áp dụng cho hành vi xảy ra hoàn toàn ở nước ngoài đối với công dân Úc. Quy chế về cấy ghép bộ phận cơ thể người của Trung Quốc năm 200710. Ngày 21/03/2007, tại Hội nghị lần thứ 171 của Hội đồng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thông qua Quy chế về cấy ghép bộ phận cơ thể người, có hiệu lực từ ngày 01/05/2007. Quy chế gồm 5 chương, với 32 điều, đây khung pháp lý đầu tiên của Trung Quốc nhằm tiêu chuẩn hóa việc cấy ghép bộ phận cơ thể người, các quy định đảm bảo chất lượng về mặt y tế, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong hoạt động cấy ghép tạng người. Quy chế có nhiều điều khoản được xem là cơ sở cho các quy định về mua bán nội tạng người trong Bộ luật hình sự Trung Hoa sau này như: Điều 3: “Không một tổ chức hay cá nhân nào được phép buôn bán nội tạng người dưới mọi hình thức hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc buôn bán đó.” hay Điều 9: “không tổ chức, cá nhân nào được lấy bộ phận cơ thể người của người dưới 18 tuổi để cấy ghép”. Bằng việc ban hành Quy chế, Trung Quốc đã nhận được lời khen ngợi từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nội dung báo cáo: xem xét mức độ phổ biến toàn cầu của nạn buôn bán nội tạng người và phạm vi tham gia của Liên bang Úc trong các hoạt động chống lại. Báo cáo cũng xem xét thêm các khuôn khổ quốc tế để chống buôn bán nội tạng và du lịch cấy ghép nội tạng và đặc biệt khuyến nghị Chính phủ Liên bang Úc ký và phê chuẩn Công ước chống buôn bán bộ phận cơ thể người của Hội đồng Châu Âu (Council of Europe Convention against Trafficking in Human Organs 2015), nguyên bản báo cáo đăng tải: https://apo.org.au/sites/default/files/resource-files/2018-12/apo-nid208086.pdf. (truy cập ngày 15/07/2022). 10 Nguyên văn quy chế: “The Regulation on Human Organ Transplantation in China 21/03/2007”. Đường dẫn: https://world.moleg.go.kr/cms/commonDown.do?DLD_CFM_NO=XAVRJPD7P5JWUJFDYAL4&FL_SEQ =49634 (truy cập ngày 16/09/2022). 9 8 Tuyên bố Istanbul về chống mua bán tạng và du lịch ghép tạng năm 2008. Vào tháng 4/2008 bản Tuyên bố Istanbul về chống mua bán nội tạng và du lịch ghép tạng, được xuất bản lần đầu tiên sau Hội nghị thượng đỉnh do Hội ghép tạng (TTS) và Hội thận học Quốc tế (ISN) tổ chức tại tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, phiên bản cập nhật gần nhất của tuyên bố vào năm 201811. Tuy chỉ là một tuyên bố của Hội ghép tạng và Hội thân học quốc tế không phải là một điều ước quốc tế mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng tính kêu gọi và truyền thông giáo dục của tuyên bố rất cao trong giới y học, có ảnh hưởng sâu sắc đến khung pháp lý nguyên tắc nghề nghề nghiệp trong lĩnh vực ghép tạng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bản Tuyên bố này được lập ra dựa trên các nguyên tắc của Bản tuyên bố quốc tế về nhân quyền, nhằm đại diện cho cộng đồng ghép tạng Quốc tế chống lại các hành vi vi phạm các quyền cơ bản đối với những người yếu thế trong xã hội và những hành vi làm phai mờ đi những thành tựu mà ngành ghép tạng đã đạt được từ trước đến nay. Tuyên bố cũng cung cấp các định nghĩa liên quan hoạt động ghép tạng dựa trên cơ sở của những phát triển về lâm sàng y học, về pháp lý và xã hội, nên mang tính chuyên môn cao như: hành vi buôn bán nội tạng, hành vi mua bán người nhằm mục đích lấy nội tạng, hành vi du lịch ghép tạng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và so sánh về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong quy định của luật hình sự Việt Nam, Trung Hoa và Liên bang Úc, nhằm trình bày các nhận định về điểm tương đồng và khác biệt của các quy định trong luật hình sự các nước trên, từ đó làm cơ sở đưa ra các kiến nghị hoàn thiện đối với quy định của BLHS Việt Nam phù hợp với thực tiễn hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, đề tài phân tích các vấn đề lý luận và quy định của luật hình sự Việt Nam về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người như khái niệm về đối tượng mô, bộ phận cơ thể người, các hành vi mua bán, chiếm đoạt. Phân tích các dấu hiệu pháp lý, về định tội danh, các dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt và chế tài hình phạt; - Nguyên văn tuyên bố Instanbul phiên bản 2018: https://doi.tts.org/images/documents/doi_2018_English.pdf. (truy cập ngày 22/08/2022). 11 9 Thứ hai, đề tài phân tích làm rõ các quy định của luật hình sự Trung Hoa và Liên bang Úc về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người như dấu hiệu định tội, các dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt và chế tài hình phạt; Thứ ba, thông qua so sánh pháp luật, đề tài phát hiện và trình bày các đánh giá về sự tương đồng và khác biệt trong luật hình sự Việt Nam, Trung Hoa với Liên bang Úc. Từ đó, cung cấp các kiến nghị hoàn thiện đối với quy định trong BLHS Việt Nam phù hợp với thực tiễn và tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định tương ứng của hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong quy định của BLHS Việt Nam, BLHS Trung Hoa với BLHS Liên bang Úc. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ khoa học luật hình sự và luật hình sự so sánh, trong đó, tập trung nghiên cứu các quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của BLHS Việt Nam, so sánh với các quy định tương ứng trong BLHS Trung Hoa và BLHS Liên bang Úc. - Về thời gian và không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017); Bộ luật hình sự Trung Hoa năm 1979 (sửa đổi bổ sung ngày 25/02/2011); và Đạo luật Bộ luật hình sự của Liên bang Úc năm 1995 (Commonwealth Criminal Code hay Criminal Code Act 1995), có hiệu lực từ ngày 01/01/1997, điều khoản sửa đổi hiện nay theo Đạo luật số 30/2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, nhằm làm sáng tỏa các nội dung cần nghiên cứu và mục đích hướng đến, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau, vừa độc lập, lẫn kết hợp như: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích, đánh giá, tổng hợp và so sánh trên cơ sở của nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng. Các phương pháp nói trên giúp cho việc lý giải sự phù hợp, tính đúng đắn và hợp lý của các quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của BLHS Việt Nam, BLHS Trung Hoa với BLHS Liên bang Úc. Đồng thời, những phương pháp này cũng giúp xác định những tương đồng, khác biệt của các quốc gia trên trong nghiên cứu so sánh. Các phương pháp cụ thể được vận dụng ở các chương như sau: Chương I: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp phân tích và tổng hợp được sử dụng để tập trung làm rõ các vấn đề nền tảng lý luận, các khái niệm, kỹ - 10 thuật lập pháp, tình tiết định khung tăng nặng hình phạt của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong luật hình sự Việt Nam. Chương II: Phương pháp phân tích và tổng hợp được vận dụng để tiến hành phân tích và tổng hợp các quy định có liên quan trong luật hình sự Trung Hoa và Liên bang Úc về quy định tương ứng với tội mua bán mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, giúp tác giả có cái nhìn toàn diện dưới góc độ khoa học pháp lý hơn của các quy định trên. Chương III: Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh được phối hợp sử dụng để làm sáng rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định của luật hình Việt Nam với các nước, từ đó đề xuất các kiến nghị mang giá trị khoa học, nhằm hoàn thiện quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của luật hình sự Việt Nam. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài là một trong những công trình nghiên cứu so sánh luật cấp độ luận văn đầu tiên đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong BLHS Việt Nam, BLHS Trung Hoa với BLHS Liên bang Úc; đây là một tội danh mới quy định trong luật hình sự của nước ta, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu trực tiếp, dự kiến khi hoàn thành đề tài có những đóng góp sau: Thứ nhất, đề tài góp phần làm sáng tỏa những vấn đề mang tính lý luận và quy định trong BLHS Việt Nam, BLHS Trung Hoa với BLHS Liên bang Úc về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người; Thứ hai, thông qua việc đánh giá các quy định của các nước trên, đề tài so sánh, trình bày các điểm tương đồng và khác biệt, làm sơ sở cho những kiến nghị hoàn thiện mang tính thực tế, chính xác và phù hợp với tình hình của Việt Nam; Thứ ba, các kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo khoa học trong công tác nghiên cứu, học thuật, giảng dạy và hoàn thiện pháp luật hình sự của nước nhà. 7. Bố cục của luận văn Bên cạnh các phần: Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục thì nội dung của đề tài được chia thành 3 chương sau: Chương I: Lý luận và quy định của luật hình sự Việt Nam về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Chương II: Quy định của luật hình sự Trung Hoa và luật hình sự Liên bang Úc về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Chương III: Đánh giá sự tương đồng và khác biệt trong luật hình sự Việt Nam, Trung Hoa với Liên bang Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam. 11 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN, CHIẾM ĐOẠT MÔ HOẶC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI 1.1. Khái niệm về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người Khái niệm về mô, bộ phận cơ thể người Khái niệm mô hoặc bộ phận cơ thể người xuất hiện từ rất sớm tại nước ta, chủ yếu quy định trong luật chuyên ngành về sức khỏe, các hoạt động khám chữa bệnh. Tại khoản 1 Điều 30 Luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HĐNN8 do Quốc hội ban hành ngày 30/06/1989 đã nêu: “Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận cơ thể người sống hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho, của thân nhân người chết hoặc người chết có di chúc để lại.”. Đây có thể coi là quy định về mô và bộ phận cơ thể người đầu tiên trong một văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Về khái niệm mô: Ngày 29/11/2006, tại kỳ hợp thứ 10, Quốc hội khóa XI của nước ta đã thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 định nghĩa về mô:“Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.”. Theo từ điển Tiếng Việt, mô là tập hợp những tế bào có cùng một chức năng như mô xương, mô thần kinh và mô thực vật12. Theo định nghĩa của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ thì, mô cơ thể là: “một nhóm tế bào có cấu trúc tương tự và cùng hoạt động như một đơn vị… Có bốn loại mô chính trong cơ thể: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh. Mỗi loại được thiết kế cho các chức năng cụ thể”13. Qua các định nghĩa cơ bản trên, có thể xác định mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau hoặc khác nhau nhưng cùng thực hiện chức năng nhất định trong cơ thể con người14. Trong cơ thể người gồm bốn loại mô chính: Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2005, tr 616. Nguyên văn: Body Tissues: Tissue is a group of cells that have similar structure and that function together as a unit. A nonliving material, called the intercellular matrix, fills the spaces between the cells…. There are four main tissue types in the body: epithelial, connective, muscle, and nervous. Each is designed for specific functions. Đường dẫn truy cập: https://training.seer.cancer.gov/anatomy/cells_tissues_membranes/tissues/#:~:text=Tissue%20is%20a%20gro up%20of,tissues%20and%20minimal%20in%20others. (truy cập ngày 01/07/2022). 14 Vũ Thị Thái Anh (2019), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người – Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội. 12 13 12 Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, xen kẽ là tế bào tuyến, chất gian bào rất ít hoặc không đáng kể, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái,... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và bài tiết. - Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô, để liên kết các mô lại với nhau, ngoài ra chúng vừa có chức năng vận chuyển dinh dưỡng, vừa có chức năng cơ học. Có hai loại mô liên kết gồm: mô liên kết dinh dưỡng và mô liên kết đệm cơ học. Mô liên kết cấu tạo chủ yếu là phi bào, các tế bào nằm rải rác. Máu là một loại mô liên kết đặc biệt, một mô lỏng, gồm chất cơ bản là chất lỏng (huyết tương) và phần tế bào (huyết cầu), máu thực hiện chức năng dinh dưỡng, vận chuyển các chất như glucoz, các axit amin, các axit béo, các vitamin… đến cung cấp cho các tổ chức tế bào15. Máu chính là mô liên kết dinh dưỡng. - Mô cơ: gồm tế bào có hình dạng kéo dài, có chức năng co giãn tạo nên sự vận động. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim. - Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng là tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường. Hiện nay, trong các quy định của luật hình sự Việt Nam không quy định thế nào là mô, do đó đây được xem là một khái niệm mới, điều này có thể gây lên một sự khó khăn nhất định đối với người tiến hành tố tụng và các cơ quan tiến hành tố tụng trong tiến trình giải quyết vụ án, cơ sở để xác định đối tượng là mô cần tham khảo nguồn từ các quy định về chuyên ngành y khoa. Trong trường hợp không thể xác định, có mâu thuẫn ý kiến hoặc các quan điểm khác nhau về mô trong quá trình giải quyết vụ án, buộc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trưng cầu giám định pháp y16. Về khái niệm bộ phận cơ thể người: Trái lại với khái niệm mô, khái niệm về bộ phận cơ thể người có tính dễ hiểu hơn và không quá mới lạ, căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 thì: “bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”17. Bộ phận cơ thể người là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trên cơ thể người, bao gồm các phần cơ thể, hay còn - Phạm Đình Lựu (2008), Sinh lý hóa y khoa, tập 1 – Bộ môn sinh lý học - Trường đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Y học, tr. 56. 16 Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật hình sự 2015, Phần thứ hai, các tội phạm, NXB Thông tin và truyền thông, tr. 389. 17 Quy định này tương tự định nghĩa về bộ phận cơ thể người tại khoản 6 Điều 2 của Nghị quyết 02/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của bộ luật hình sự. 15 13 gọi là các khoang cơ thể, các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan của con người. Đây là bộ phận không thể tách rời với cơ thể con người nếu không xảy ra các yếu tố tác động từ bệnh lý hay ngoại lực18. Do vậy các bộ phận cơ thể người là vô cùng quan trọng, có tính hợp nhất với nhau, là tài sản bất khả xâm phạm của mỗi người. Cũng tương tự như đối tượng mô, trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, trường hợp có những bất đồng quan điểm về đối tượng bộ phận cơ thể người được quy định tại Điều 154 BLHS Việt Nam, thì người tiến hành tố tụng hay các cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu trưng cầu giám định pháp y để có kết luận chuẩn xác, vì đây là khái niệm y khoa, có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Khái niệm về hành vi mua bán: Mua bán hay mua bán hàng hóa nói chung là những khái niệm khá quen thuộc từ trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là lĩnh vực hợp đồng, đến các hoạt động trực tiếp trong đời sống xã hội hàng ngày. Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019) định nghĩa về mua bán hàng hóa như sau: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Theo nguyên tắc mua bán trong giao dịch dân sự, việc mua bán dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tự do thỏa thuận theo ý chí của các bên. Hàng hóa được mua bán, trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường. Phương thức mua bán, trao đổi có thể là trực tiếp tiến hành bởi các bên hoặc thông qua trung gian, bên thứ ba. Tuy nhiên đứng dưới góc độ luật hình sự quy định tại Điều 154 BLHS Việt Nam, hành vi mua bán được giới hạn bởi đặc điểm và đối tượng đặc thù của điều luật, không mang hàm ý rộng lớn như trong hoạt động dân sự. Trong đó nổi bật ba yếu tố sau: Thứ nhất, đối tượng được mua bán ở đây là mô hoặc bộ phận cơ thể người. Đây là những đối tượng đặc biệt, gắn liền với tính mạng, sức khỏe của con người, quyền bất khả xâm phạm. Bên cạnh BLHS Việt Nam xác định mô và bộ phận cơ thể người là những đối tượng bị cấm thực hiện hành vi mua bán thì tại khoản 3 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 cũng quy định các hành vi cấm: “Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác”; Thứ hai, đặc điểm mua bán theo Điều 154 BLHS Việt Nam, là hoạt động gắn liền với mục đích sinh lợi, lợi ích đạt được có thể là tiền, tài sản hoặc vật chất khác, lợi ích có giá trị tương đương, nhìn chung đặc điểm này tương đồng với mục đích mua bán hàng hóa thông thường; 18 Đinh Văn Quế, tlđd 16, tr. 389. 14 Thứ ba, ý chí hay tâm lý của các chủ thể trong thực hiện giao dịch tuy mang tính tự nguyện, nhưng không hoàn toàn bình đẳng, hoàn toàn tự thỏa thuận; bởi đặc thù giữa các bên trong hoạt động mua bán này là bên rất cần mua do tính khan hiếm của đối tượng mua bán trên thị trường là mô hoặc bộ phận cơ thể người, với tâm lý của bên mua muốn được nhanh khỏi bệnh hay cải thiện sức khỏe, có thể bên mua buộc phải chấp nhận các ý chí, yêu cầu, điều kiện của bên bán đặt ra hay “bị động chấp nhận”. Thực tiễn các hoạt động mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người hiện nay chủ yếu thông qua trung gian môi giới, với các điều kiện đặt sẵn, do đó không hoàn toàn đạt được tính bình đẳng hay tự thỏa thuận trong việc mua bán. Khái niệm về hành vi chiếm đoạt: Chiếm đoạt hay chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. Chiếm đoạt là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản (mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu của mình) vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó (có khả năng thực tế thực hiện việc chiếm hữu, việc sử dụng và việc định đoạt tài sản). Hành vi chiếm đoạt có thể được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau như lén lút, lừa dối, dùng vũ lực, lợi dụng chức vụ quyền hạn. Tài sản trong thực tế bị chiếm đoạt có thể rất đa dạng: là vật, tiền, giấy tờ có giá trị, quyền tài sản, hoa lợi hay lợi tức hình thành trong tương lai. Dưới góc độ của quy định tại Điều 154 BLHS Việt Nam thì hành vi chiếm đoạt có một số đặc điểm mang tính đặc thù sau: Thứ nhất, đối tượng của hành vi chiếm đoạt cụ thể là mô hoặc bộ phận cơ thể người; Thứ hai, hành vi chiếm đoạt có thể thực hiện một cách lén lút, thông qua việc lừa dối, dùng vũ lực hay lợi dụng chức vụ quyền hạn đối với chủ sở hữu mô hoặc bộ phận cơ thể người. Tương tự, hành vi mua bán đối với mô hoặc bộ phận cơ thể người là hành vi cấm trong BLHS Việt Nam. Tại Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 hành vi chiếm đoạt cũng xem là hành vi cấm nhưng được mô tả nhiều cách khác nhau như: - Tại khoản 1: “Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác” (Tương tự như hành vi chiếm đoạt); - Tại khoản 2: “Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến” (Tương tự hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt); - Tại khoản 4: “Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại” (Chuyển hóa hành vi chiếm đoạt sau đó thực hiện hành vi mua bán); 15 Tại khoản 5: “Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi” (Tương tự như hành vi chiếm đoạt, như đối tượng là mô và bộ phận cơ thể người của người dưới 18 tuổi). Thứ ba, hành vi chiếm đoạt làm cho chủ sở hữu mất khả năng thực tế đối với quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu đối với mô hoặc bộ phận cơ thể người của mình, không thực hiện việc hoàn trả và chuyển dịch quyền sở hữu trái pháp luật đối với mô hoặc bộ phận cơ thể người, chủ sở hữu bị mất vĩnh viễn quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với mô hoặc bộ phận cơ thể người; Thứ tư, hành vi chiếm đoạt bắt đầu khi người chiếm đoạt bắt đầu thực hiện việc chiếm hữu của chủ sở hữu mô hoặc bộ phận cơ thể người, để tạo khả năng sở hữu đó cho mình. Hành vi này hoàn thành khi người chiếm đoạt đã làm chủ được mô hoặc bộ phận cơ thể người bị chiếm đoạt, tức đã chiếm đoạt được. Khái niệm về tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người: Như đã trình bày bên trên, bổ sung quy định về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong BLHS Việt Nam xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là trong bối cảnh các hành vi mua bán nội tạng, mô hoặc bộ phận cơ thể người diễn ra tràn lan gây tác động tiêu cực tới sức khỏe con người và đời sống xã hội. Quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người tại Điều 154 là một quy định mới, lần đầu tiên trong bộ luật hình sự, do đó, chưa có một văn bản định nghĩa hay hướng dẫn áp dụng thống nhất và cụ thể của tội danh này trong thực tiễn. Qua tham khảo, có một số quan điểm sau: - - - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm – Quyển 1, Trường Đại học Luật Hà Nội nêu: “Hành vi mua bán, mô hoặc bộ phận cơ thể người của người khác được hiểu là hành vi mua hoặc hành vi bán các đối tượng này; hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người của người khác là hành vi có các đối tượng này bằng các thủ đoạn khác nhau tương tư như thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn gian dối v.v..19” Quan điểm này, tác giả cho rằng đối tượng tác động của hành vi phạm tội phải là mô hoặc bộ phận cơ thể người của người khác, đây cũng là mô tả hành vi được quy định trong Điều 154 BLHS Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả không trình bày chi tiết về bản chất việc mua bán, chiếm đoạt một cách cụ thể và năng lực chủ thể thực hiện hành vi. Quan điểm của tác giả Đồng Nông Phúc cho rằng: Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm quyển 1, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân Hà Nội, Hà Nội, trang 142. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan