Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tohinhlon...

Tài liệu Tohinhlon

.DOC
17
291
143

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 I.Một số vấn đề chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại...1 1.Khái niệm...........................................................................................................1 2.Ý nghĩa...............................................................................................................2 II.Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại...........3 1.Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại............................3 a) Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố.....................................................................3 b) Những trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại....5 c) Hình thức và thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.....................................7 d) Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự..................................8 2.Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại...........................................8 a) Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.........................................8 b) Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự....................................................9 c) Hâụ quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.............................9 III. Hoàn thiện quy định......................................................................................10 KẾT LUẬN.........................................................................................................14 0 MỞ ĐẦU Khi có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự để mọi tội phậm đều bị phát hiện và xử lí kịp thời. Việc khởi tố vụ án hình sự khong phụ thuộc vào ngừoi có quyền lợi bị xâm phạm có đồng ý hay không. Nhà nước không cho phép một cá nhân, tổ chức nào được can thiệp để tội phạm xảy ra mà không bị khởi tố. Tuy nhiên trong thực tế, không ít những trường hợp tộip hạm xảy ra gây thiệt hại cho người bị hại cả về vật chất, tinh thần và việc khởi tố vụ án hình sự để truy cứu trách nhiệm người thực hiện tội phạm trong trường hợp này có thể lại gây thêm những tổn thất về tinh thần cho người bị hại. Vì thế, để hạn chế những trường hợp khởi tố vụ án có thể gây thêm tổn thất cho người bị hại, pháp luật quy định trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tạo khả năng và điều kiện cho người bị hại được tự do lựa chọn cách giải quyết thích hợp. I. Một số vấn đề chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại 1. Khái niệm Khởi tố VAHS là giai đoạn đầu tiên của hoạt động tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố VAHS hoặc quyết định không khởi tố VAHS nhằm làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết VAHS. Khoản 1 Điều 51 BLTTHS năm 2003 quy định: “người bị hại làngười bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại là một quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta, dược quy định lần đầu tiên trong BLTTHS năm 1988. 1 BLTTHS hiện hành chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại. Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định: “những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.” Như vậy, có thể hiểu, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp mà do tính chất của vụ án và lợi ích của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền không được tự ý quyết định việc khởi tố vụ án hình sự mà việc khởi tố vụ án được thực hiện theo yêu cầu của người bị hại. 2. Ý nghĩa Khởi tố vụ án đảm bảo cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội. bởi vì, chỉ thong qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin vè tội phạm mới có điều kiệnlàm rõ sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không. Khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu cho các hoạt động điều tra. Chưa khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số trường hợp đặc biệt. Do đó, không thể xem khởi tố vụ án hình sự như một hoạt động trong giai đoạn điều tra. điều tra. Khởi tố vụ án được tiến hành trong thời gian không quá 2 tháng, có nhiệm vụ riêng, chủ thể và các hoạt động tố tụng độc lập với các giai đoạn tố tụng khác nên được coi là giai đoạn tố tụng độc lập. Khởi tố vụ án tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt độgn tố tụng tiếp theo. Sau khi đã khởi tố vụ án, hoạt động điều tra không còn phải kiểm tra, xác minh 2 để xác định dấu hiệu tội phạm nữa màchỉ tập trung vào điều tra làm rõcác hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm. Khởi tố vụ án góp phần bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân được pháp luật bảo hộ. Nếu không thực hiện các hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm mà tiến hành ngay các hoạt độgn điều tra, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng sẽ dẫn đến nhiều trường hợp sau một thời gian điều tra không xác định được dấu hiệu của tội phạm không chứng minh được người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi nguy hiểm cho xã hội nên phải quyết định đình chỉ điều tra thì người này đã bị xâm phạm quyền tự do thân thể. II. Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại 1. Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại a) Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố  Người bị hại Trong VAHS, người bị hại là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại; đồng thời, người bị hại cũng là người biết rõ các tình tiết của sự việc. Sự tham gia của người bị hại vào quá trình giải quyết vụ án là cần thiết. Vì vậy, pháp luật dành cho họ những quyền đồng thời cũng quy đinh một số nghĩa vụ nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, cũng như tạo thuận lợi cho việc giải quyêt vụ án. Ngoài các quyền và nghĩa cơ bản quy định ở điều 51 BLTTHS năm 2003, người bị hại còn có một số quyền đặc thù đó là quyền yêu cầu khởi tố VAHS. Đây là quyền đặc thù của người bị hại, vì trong các chủ thể tham gia tố tụng chỉ có người bị hại có quyền này; nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất thì người đại diện hợp pháp của người bi 3 hại có quyền yêu cầu khởi tố VAHS. Điều này một phần cũng bởi trong những người tham gia tố tụng, người bị hại là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất, là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Có thể nói “quyết định khởi tố VAHS; nói chung là hàn hvi mà cơ quan có thẩm quyền phảithực hiẹn khi xác định có dấu hiệu tội phạm, không một ai có thể can thiệp để không khởi tố và không phụ thuộc vào việc người có lợi ích bị xâm hại đồng ý hay không 1”. Tuy nhiên đối với các tội quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003, xuất phát từ tính chất vụ án, và từ chính lợi ích của người bị hại, pháp luật dành cho người bị hại được thể hiện ý chí cá nhân của mình, quyết định việc yêu cầu khởi tố hay không. Đối với những tội phạm này, trong trường hợp người bị hại không có yêu cầu khởi tố, cơ quancó thẩm quyền không được phép tự ý khởi tố VAHS.  Người đại diện của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất So với Điều 88 BLTTHS năm 1988, Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định thêm một chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố VAHS, đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại là ngươi chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thê chất. như vậy, không phải bất kì người đại diện hợp pháp nào của người bị hại cũng có quyền yêu cầu khởi tố VAHS, người đại diệnhợp pháp của người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố VAHS khi người bị hại là người chưathành niên, có nhược điểm về tâm thần, thể chất. Đây là một quy định mới, tiến bộ so với BLTTHS năm 1988, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất. Người bị hại là người chưa thành niên là người chưa đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền chủ thể của mình. Họ có thể chưa ý thức được một 1 PGS TS.Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân 2004. 4 cách đầy đủ về những thiệt hại mà hànhvi phạm tội gây ra cho họ và thiếu các điều chủ quan để tự bảo vệ những lợi ích của mình. Do vậy, việc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên tham gia tố tụng có quyền yêu cầu khởitố VAHS là cân thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 chưa có quy định thế nào người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, nhưng có thể hiểu “người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất được nói đến trong điều luật là người mà do những khuyết tật , bệnh lý, bị tàn phế, thương tật mà dẫn đến không có khả năng thể hiện được tự do ý chí của mình hoặc nhận thức được hoặc không tự điều chỉnh được hành vi do đó cũng không có khả năng tự thể hiện yêu cầu và bảo vệ được lợi ích của mình trước pháp luật2.” Người đại diện của người chưa thành niên và người có nhược điểm vè thể chất hoặc tâm thần có thể là cha, mẹ, anh em ruột, người nuôi dưỡng của họ… b) Những trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003,việc khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại được áp dụng đối với những trườnghợp sau: - Khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác; - Khoản 1 Điều 105 BLHS năm 1999: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái bị kích động mạnh; 2 Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, 2004 5 - Khoản 1 Điều 106 BLHS năm 1999: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; - Khoản 1 Điều 108 BLHS năm 1999: tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác; - Khoản 1 Điều 109 BLHS năm 1999: tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngừoi khsc do vị phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; - Khoản 1 Điều 111 BLHS năm 1999: tội hiếp dâm; - Khoản 1 Điều 113 BLHS năm 1999: tội cưỡng dâm; - Khoản 1 Điều 121 BLHS năm 1999: tội làm nhục người khác; - Khoản 1 Điều 122 BLHS năm 199: tội vu khống; - Khoản 1 Điều 131 BLHS năm 1999: tội xâm phạm quyền tác giả; - Khoản 1 Điều 171 BLHS năm 1999: tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ngày 19/6/2009, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 1999, theo Luật sửa đổi bổ sung BLHS, điều 131 BLHS năm 1999 đã bị bãi bỏ, thay vào đó, tội xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan được quy định bổ sung ở điều 170a, đồng thời Điều 171 BLHS năm 1999 cũng đã được sửa đổi. Ta thấy khách thể bị xâm phạm trong 11 trường hợp phạ mtội trên là sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tác giả, quyền liên quan quyền tác giả, và quyền sở hữu công nghiệp của ngừoi bị hại. Đây là các quyền nhân thân của người bị hại. 6 Các trường hợp phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003 chủy yếu là các tội có tính chất ít nghiêm trọng (trừ tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, mức nguy hiểm cho xã hội thấp; việc truy tố, xét xử chủ yếu nhằm mục đích giáo dục người phạm tội. Hơn nữa, có nhiều trường hợp giữa người bị hại và người thựchiện hành vi phạm tội có mối quan hệ đặc biệt, bản thân ngừoi bị hại không muốn đưa vụ việc ra xét xử. Vì vậy, nhìn chung việc quyđịnh khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại đối với những trường hợp trên là phù hợp, có tính đến yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm, vừa đảm bảo được quyền và lợi ích cho người bị hại. c) Hình thức và thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự  Hình thức yêu cầu khởi tố VAHS Thông tư 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQPngày 7/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy dịnh của BLTTHS năm 2003 quy định: “yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc người đại diện thể hiện bằng đơn yêu cầu có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ; nếu người bị hại hoặc người đại diện trực tiếp trình bày thì CQĐT, VKSphải lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố và yêu cầu họ ký hoặc điểm chỉ vào biên bản. Biên bản do VKS lập phải được chuyển ngay cho CQĐT để xem xét việc khởi tố VAHS và đưa vào hồ sơ vụ án.” Như vậy, yêu cầu khởi tố VAHS của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại có thể được thể hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp. với quy định về hình thức yêu cầu khởi tố VAHS, có thể hiểu pháp luật muốn người có quyền yêu cầu khởi tố phải thể hiện ý chí của mình, hạn chế trường hợp yêu cầu khởi tố bị làm sai lệch và cũng nhằm đề cao trách nhiệm cua người 7 bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại khi yêu cầu, tránh trường hợp người bị hại phủ nhận việc yêu cầu khởi tố.  Thời điểm yêu cầu khởi tố VAHS Khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định: “… chỉ được khởi tố VA khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại…”. như vậy, theo tinh thần của Khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003 thì thời điểm xuất hiện yêu cầu của ngời bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết địnhkhởi tố VAHS. d) Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Theo khoản 3 Điều 51 BLTTHS năm 2003: “trong trườnghợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại điều 105 thì người bị hại hoặc ngườiđại điện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa”. Lời buộc tội của người bị hại vàngười đại diện hợp pháp của người bị hại là việc họ bày tỏtâm tư, nguyện vọng của mình, họ tự phán xét hành vi phạ mtội và mong muốn kẻ phạm tội phải bị trừng phạt ở mức độ phù hợp với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Đây là một quy định phù hợp và rất có ý nghĩa, góp phần giúp người bị hại bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của họ. BLTTHS năm 2003 không quy định về thời điểm người bị hại trinfh bày lời buộc tội tại phiên tòa, nhưgn mục I.7 Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTHS năm 2003 quy định: “việc người bị hại hoặc ngoừi đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa pahri thực hiện theo đúng quy định chung của BLTTHS về phiên tòa sơ thẩm; do đó việc ngừoi bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tại phiên tòa được thực hiện 8 theo trình tự phát biểu khi tranh luậ ntại phiên tòa theo quy định tại Đièu 217 BLTTHS”. Như vậy, người bị hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa sau khi Kiểm sát viênt trình bày lời luận tội và bị cáo hoặc người bào chữa trình bày lời bào chữa. 2. Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại a) Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định “trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khở tố truóc ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”. Như vậy, chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố là ngời bị hại; người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên,người có nhược điểm vè tâm thần hoặc thể chất đã nộp đơn yêu cầu khởi tố. b) Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003, thời điểm rút yêu cầu khởi tố VAHS là trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm. trước đây, BLTTHS năm 1988 quy định “trong trường hợp người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ”. Như vậy, theo quy định này, thời điểm rút yêu cầu khởi tố là “trước khi mở phiên tòa” mang tính chất chung chung, gây khó khăn cho việc áp dụng. Quy định của BLTTHS năm 2003 đã khắc phục được tồn tại về thời điêmrút yêu cầu khởi tố VAHS, giúp aáp dụng thống nhất quy định của pháp luật. c) Hâụ quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 9  Trường hợp không có căn cứ để xác định việc rút yêu cầu khởi tố vụ án là do bị ép buộc, cưỡng bức Người đã yêu cầu khởi tố VAHS mà rút đơn yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ và người bị hại phải nộp tiền án phí theoquy định tại Khoản 3 Điều 99 BLTTHS năm 2003. Vụ án được đình chỉ mọi hoạt động tố tụng sẽ chấm dứt. Viẹc vụ án được đình chỉ khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ rút yêu cầu vừa thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với ý chỉ của người bị hại, vừa thể hiện sự tha thứ của người bị hại đốivới người phạm tội. Căncứ vào điểm a Khoản 2 Điều 164, Khoản 1 Điều 169, Điều 180 BLTTHS năm 2003, mục 7.2 thông tư số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, nếu rút yêu cầu ngay sau khi khởi tố vụ án thì CQĐT ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố VAHS, tronong khi đang điều tra hoặc đã kết thúc điềutra thì CQĐT ra quyết dịnh đình chỉ điều tra, nêu đã chuyển hồ sơ cho VKS thì VKS ra quyết định đình chỉ vụ án, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án.  Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố trong trường hợp có căn cứ để xác định việc rút yêu cầu là trái ý muốn do bị ép buộc, cưỡng bức. Khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại lấy lợi ích của người bị hại làm trung tâm nên trong trường hợp việc rút yêu cầu khởi tố của người bị hại không đảm bảo lợi ích cho họ, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể tiến hành các hoạt động tố tụng để đảm bảo quyền lợi cho họ. Khi xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu rút yêu cầu, CQĐT, VKS, tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Như vậy, có thể hiểu, khi cơ quan tiến hành tố tụng xác định được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu trái với ý muốn chủ quan của họthì các cơ quan này vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt 10 độgn của mình. Khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2005 cũng quy định người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án có quyền yêucầu lại nếu việc rút yêu cầu là do bị ép buộc, cưỡng bức. Như vậy, việc người bị hại rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức vừa là căn cứ để CQĐT, VKS , Tòa án tiếp tục tiến hành tố tụng đốivới vụ án, vừa là điều kiện để người bị hại được yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự. Bên cạnh những ưu điểm, quy định này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, điều luận đã quy định quyền yêu cầu lại trong trường hợp việc rút yêucầu do bị ép buộc, cưỡng chế chỉ thuộc về người bị hại. Như vậy, trong trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu do bị ép buọc, cưỡng bức thì họ lại không có quyền yêu cầu lại. III. Hoàn thiện quy định Trong 11 trường hợp khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại, các vụ án về tội cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Đối với tội này, việc xác định hậu quả có ý nghĩa rất lớn để xem xét hành vi phạm tội thuộc khoản nào của điều luật. Nhưng khi chưa khởi tố VAHS thì không có căn cứ để tiến hành các hoạt động điều tra, tiến hành trưng cầu giám định; do đó, không thể xác định được hậu quả của tội phạm nên không thể xác định được hành vi tộ phạm thuộc Khoản 1 hay Khoản 2 của điều luật. Bởi vậy, để khởi tố vụ án không vi phạm Khoản 1 Điều 105 BLTTHS, trên thực tế, cơ quan điều tra phải tiến hành hoạt động điều tra, xác định hậu quả của tội phạm để xem xét có thuộc trường hợp chỉ được khởi tố VAHS khi có yêu cầu của người bị hại hay không, sau đó mới khởi tố vụ án. Làm như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng đã hoạt động trái với pháp luật tố tụng hình sự, tiến hành hoạt động điều tra rồi mới khởi tố vụ án. 11 Khoản 1 Điều 104 quy định chủ thế có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, ngươi có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Vậy, trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không? Khoản 5 Điều 51 BLTTHS năm 2003 quy định: “trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại điều này”. Từ quy định trên, cso thể hiểu là khi người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có đầy đủ quyền của ngừoi bị hại quy định tại Khoản 2 Điều 51 BLTTHS năm 2003. Quy định này không bao gồm quyền được yêu cầu khởi tố VAHS theo Khoản1 Điều 105 BLTTHS năm 2003. Vậy, trong những vụ án khởi tố theo yều cầu của người bị hại, mà người bị hại chết, người đại diện hợp pháp của họ muốn yêu cầu khởi tố VAHS để trừng trị kẻ phạm tội, bảo vệ quyền lợi cho người bị hại nhưng luật lại không quy định. Theo tôi, nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi cho người bị hại nên bổ sung thêm trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp người bị hại chết tại Khoản 1 Điều 105. Ngoài ra, trên thực tế còn tồn tại trường hợp người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất nhưng không có nugời đại diện hợp pháp, như trẻ mồ côi, trẻ lang thang cơ nhỡ, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất sống một mình, không có họ hàng thân thích… Khi bị xâm hại, họ không thể làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án vì pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định, dẫn đến thực trạng là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất nhưng không có người đại diện hợp pháp không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. Theo quan điểm cá nhân, tôi đề xuất việc bổ sung quyền được yêu cầu khởi tổ của các tổ chức xã hội, ví dụ: 12 Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội người mù Việt Nam, Hội bảo vệ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam,… Với những kiến nghị sửa đổi về chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố VAHS như trên, theo quan điểm cá nhân, Điều 105 BLTTHS năm 2003 cần được đổi tên thành “khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu”. Hơn nữa, theo quy định của luật thì chỉ người đã nộp đơn yêu cầu khởi tố mới được phép rút đơn. Vậy trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tinh thần, thể chất lâm vào tình trạng mât năng lực hành vi dân sự, hoặc chết thì ai là người sẽ có quyền rút đơn? Theo quy định của luật,khi người đại diện hợp pháp này chết đi, dù người bị hại (là người chưa thành niên, có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất) mong muốn rút đơn yêu cầu khởi tố thì cũng không thể nào thực hiện được, bởi họ không đủ điều kiện để thực hiện hành vi này, còn người đại diện hợp pháp có quyền được rút đơn cũng không còn khả năng rút đơn nữa. Quy định như vậy là chưa hợp lý, sẽ xâm phạm đến quyền lợi của người bị hại, cũng như không thực hiện đúng mục đích cửa điều luật này là khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Như vậy, luật cần bổ sung thêm quy định này. Khoản 2 Điều 105 BLTTHS quy định: “người bị hại đã rút đơn yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.” theo quy định này quyền yêu cầu khởi tố lại trong trường hợp việc rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức chỉ thuộc về người bị hại. Như vậy, trong trường hợp người đại diện hợp pháp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức thì họ lại không có quyền yêu cầu lại. Để đảm bảo quyền tự do lựa chọn cách thức giải quyết đối với các vụ án về các tội quy định tại Khoản 1 Điều 105 BLTTHS, tôi đề xuất sửa đổi điều luật này theo hướng mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu lại sau khi rút yêu cầu khởi tố trong trường hợp rút yêu cầu là do bị ép buộc, cưỡng bức. 13 Ngoài ra, thực tế hiện nay cho thấy có nhiều trường hợp người bị hại rất muốn yêu caàu khởi tố vụ án để đảm bảo quyền lợi cho mình nhưng lại bị người phạm tội đe dọa, cưỡng bức làm họ không thể hiện được ý chí của mình. Do đó, mặc dù đã phát hiện hànhvi có dấu hiệu tội phạm nhưng cơ quan có thẩm quyền cũng không được khởi tố. Như vậy là vừa không đảm bảo được quyền lợi của người bị hại, vừa là mcho người phạm tội có thể lợi dụng kẽ hở của pháp luật để phạm tội và trốn tránh sự trừng trị của pháp luật. Khoản 4Điều 20 BLTTHS Nga quy định: “Kiểm sát viên cũng như Dự thẩm viên hoặc nhân viên điềutra ban đầu sau khi được sự đồng ý của Kiểm sát viên, có quyền khởi tố VAHS về bất kỳ tội phạm nào được nêu tại khoản 2 và khoản 3 điều này mặc dù không có yêu cầu của người bị hại, nếu nhưtội phạm đó xâm hại đến người đang ở tình trạngbị lệ thuộc hoặc do những nguyên nhân khác mà người đó không có khẳ năng sử dụng quyền của mình”. Quy định của BLTTHS Nga ũng có những điểm hợp lý, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Như vậy, Khoản 2 Điều 105 BLTTHS cần phải sửa đổi, bổ sung trường hợp này nhằm tăng cường thẩm quyền của CQĐT. Khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định: khi người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.Tuy nhiên, đốivới vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà người bị hại chỉ rút yêu cầu khởi tố đối với một hoặc một số mà không phải là tất cả bị can, bị cáo thì luật chưa có quy định dẫn đến việc gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. BLTTHS năm 2003 có quy định về việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, tuy nhiên việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa thì chưa có quy định xử lý thế nào. Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Thái, VKS tỉnh Bình Thuận thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục tiến hành xét xử và kết luận bị cáo phạm tội nhưng không áp dụng hình phạt tù đối với họ nếu có đủ những điều 14 kiện khác (có thể phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ nếu tội đó có quy định loại hình phạt này, cũng có thể miễn hình phạt hoặc cho hưởng án treo nếu cso nhiều tình tiết giảm nhẹ). KẾT LUẬN Quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, do vậy, BLTTHS cần sửa đổi, bổ sung những điểm hạn chế để chế định này thực sự có ý nghĩa hơn. Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện quy định này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 2. Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2014 3. Bộ Tư pháp - Viện khoa học nghiên cứu pháp lý, Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự Việt Nam 1999, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004. 4. http://www.dhluathn.com/2014/09/quy-inh-cua-bo-luat-to-tung-hinh-suve.html 15 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan