Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kiểm toán Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống tài khoản tại công ty tnhh hưng phát....

Tài liệu Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống tài khoản tại công ty tnhh hưng phát.

.DOC
51
294
97

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD Lời nói đầu N gày nay, nền kinh tế thế giới đang phát triển theo xu thế khu vực hóa, toàn cầu hoá là một tất yếu khách quan. Nền kinh tế nước ta mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường nhưng đã và đang tham gia vào quá trình đó. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt. Thực tiễn đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoàn toàn chủ động trong sản xuất kinh doanh, phải đững vững và khẳng định mình trên thị trường. Để đảm bảo vấn đề này thì trước hết các doanh nghiệp phải đưa cho mình một cơ cấu kinh tế, một cơ chế quản lý và cách thức tổ chức bộ máy phù hợp với hướng phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác kế toán là một khâu không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dự lớn hay nhỏ. Là sinh viên được đào tạo trên ghế nhà trường, thông qua thời gian thực tập tốt nghiệp với mong muốn được áp dụng những kiến thức đã học được trang bị, khi tiếp cận thực tế hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán kế toán em có thể gắn lý luận với thực tiễn giúp em có thể nhanh nhạy hơn khi xử lý các thông tin kế toán, áp dụng chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập của cơ sở thực tập. Trên cơ sở đó nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và thực hành. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán trong mỗi doanh nghiệp, em đã xin đi thực tập tại Công ty TNHH Hưng Phát. Qua tìm hiểu thực tế và vận dụng những kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS Đinh Thế Hùng và anh chị phòng kế toán đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này . Báo cáo được chia làm 3 phần: SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 1 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Phát. Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống tài khoản tại Công ty TNHH Hưng Phát. PhầnIII: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về mặt trình độ và thời gian nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo khoa kế toán để báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực tập Đoàn Thị Châm SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT 1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT. 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Hưng Phát. - Tân công ty : Công ty TNHH Hưng Phát - Địa chỉ : Đoàn Đào – Phù Cừ – Hưng Yên - ĐT  : 03213.892.868 - Giám đốc : Phạm Văn Tiệp - Email : [email protected] - Website : - Fax: 03213.892.856 www.hungphathungyen.com. - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi ABC (gia súc – gia cầm và thuỷ sản). - Giấy chứng nhận kinh doanh số 0502000593 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 22/08/2003 - Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH Hưng Phát là công ty TNHH có hai thành viên trở lên. 1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển của công ty TNHH Hưng Phát SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 3 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD Xuất phát từ đặc điểm địa lý Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng Sông Hồng, gần kề thủ đô Hà Nội và các trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Là tỉnh có tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp có nhiều vùng trồng trọt thâm canh hiệu quả cao, trở thành mô hình đặc điểm cho cả nước. Hưng Yên là tỉnh cũng có nghề chăn nuôi phát triển. Các loại vật nuôi: Trâu, bị, lợn, gà, vịt các loại thuỷ sản khác. Do có môi trường tự nhiên thuận lợi, Hưng Yên đã thu hút nhiều ngành công nghiệp, nhiều nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế đầu tư về địa phương. Dự án có công nghệ tiên tiến và lớn nhất phải kể đến công ty Cargil vủa Hoa Kỳ, các dự án trung bình và nhỏ có Thành Lợi, Thái Dương Ausfeet. Ngày 22/8/2003 công ty được cấp giấy phép kinh doanh, cuối năm 2003 các thủ tục thuê đất được hoàn tất. Bắt đầu tháng 1/2004 công việc san lấp mặt bằng và xây dựng nhà xưởng được triển khai đến tháng 3/2004 thì hoàn tất công việc lắp đặt dây chuyền sản xuất Cám. Ngày 15/3/2004 tiến hành sản xuất chạy thử. Với đội ngũ chuyên gia lành nghề có nhiều kinh nghiệm công việc chạy thử nhanh chóng hoàn thành. Đầu tháng 4/2004 công ty bước vào SXKD chính thức. Công ty TNHH Hưng Phát sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản với công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi nâng cao chất lượng thịt gia súc, gia cầm góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay, Công ty đang đúng trên địa bàn thôn Khả Duy, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích mặt bằng 17.220 m2. SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 4 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD Tuy mới bắt đầu thâm nhập vào thị trường nhưng Công ty TNHH Hưng Phát cũng đã gặp không ít khó khăn và thử thách. Nhưng bằng chất lượng và uy tín trong nhiều năm qua Công ty đã vững vàng đi lên, xây dựng được mối quan hệ bền chặt với qúy khách hàng và đã có một vị thế trên thị trường. Từ đó làm nên thương hiệu thức ăn chăn nuôi ABC lớn mạnh như ngày nay. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Hưng Phát Công ty TNHH Hưng Phát có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi cao cấp: gia súc – gia cầm - thuỷ sản. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kinh doanh để đảm bảo có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. - Khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả, tuân thủ các chính sách về quản lý kinh tế của nhà nước hiện hành - Thực hiện ổn định đời sống, đảm bảo ngày công lao động, thu nhập và tiền lương ổn định cho CBCNV trong tồn công ty. - Thực hiện công tác phân phối theo lao động để khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình - Thâm nhập vào thị trường Hưng Yên nói chung và thị trường cả nước để đưa đội ngũ tiếp thị phân bổ đi khắp các bộ phận để đem sản phẩm của Công ty đi cả nước để phục vụ bà con chăn nuôi và các đại lý cấp I trên thị trường. Như vậy, Công ty đã góp một phần nhỏ của mình đưa nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú. SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 5 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Phát Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0502000593 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 22/08/2003, với mục tiêu xây dựng Công ty TNHH Hưng Phát ngày càng vững mạnh liên tục phát triển. Dựa trên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: + Xay xát chế biến lương thực. + Kinh doanh vật tư nông nghiệp. + Sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm. + Sản xuất thức ăn chế biến cho thuỷ hải sản. - Công ty TNHH Hưng Phát là đơn vị trực tiếp sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu cho các đơn vị khác. Sản phẩm của Công ty có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Với sản phẩm chủ yếu là các loại Cám có trọng lượng, chất lượng, kích cỡ đa dạng với nhiều chủng loại đáp ứng kịp thời của người tiêu dùng. * Các sản phẩm chủ yếu: - Các loại thức ăn dùng cho heo (gia súc): + Đậm đặc cao cấp dùng cho heo: Đậm đặc cao đạm H547, đậm đặc cao đạm H545, đậm đặc N500. + Hỗn hợp cao cấp dùng cho heo siêu nạc: Hỗn hợp cao cấp H55, hỗn hợp cao cấp H56S, hỗn hợp cao cấp H575, hỗn hợp cao cấp H58S, + Hỗn hợp cao cấp dùng cho heo lai: Hỗn hợp cao cấp H55L, hỗn hợp cao cấp H56, hỗn hợp cao cấp H57, hỗn hợp cao cấp H58, hỗn hợp cao cấp H585, hỗn hợp H59, hỗn hợp H60. - Các loại thức ăn dùng cho gà (gia cầm): SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 6 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD + Hỗn hợp cao cấp dùng cho gà siêu thịt (gà trắng): Hỗn hợp cao cấp G81, hỗn hợp cao cấp G82, hỗn hợp cao cấp G83, hỗn hợp cao cấp G84. + Hỗn hợp cao cấp dùng cho gà tam hồng, lương phương (gà đỏ): Hỗn hợp cao cấp G71, hỗn hợp cao cấp G72, hỗn hợp cao cấp G74, hỗn hợp cao cấp G75, đậm đặc cao cấp G160. - Các loại thức ăn cao cấp dùng cho vịt (gia cầm): Sản phẩm hỗn hợp cao cấp VN61, sản phẩm hỗn hợp cao cấp VN62, Sản phẩm hỗn hợp cao cấp VN63, sản phẩm hỗn hợp cao cấp VN66, sản phẩm hỗn hợp cao cấp VN68, sản phẩm đậm đặc cao cấp dạng viên VN69. - Các loại thức ăn cao cấp dùng cho cút (gia cầm): Hỗn hợp cao cấp C33, Hỗn hợp cao cấp C34, Hỗn hợp cao cấp C35, Hỗn hợp cao cấp C36 - Các loại thức ăn cao cấp dùng cho cá (thủy sản): + Thức ăn cao cấp dùng cho cá có vảy (rô phi, chép, trắm…): Hỗn hợp cao cấp C3, Hỗn hợp cao cấp C4, Hỗn hợp cao cấp C5, Hỗn hợp cao cấp C6, Hỗn hợp cao cấp C7. + Thức ăn cao cấp dùng cho cá da trơn (trờ, basa…): Hỗn hợp cao cấp C8, Hỗn hợp cao cấp C9. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi ABC chất lượng cao, phù hợp với môi trường và điều kiện chăn nuôi Việt Nam đó góp phần đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty đó được người tiêu dùng tin cậy và lựa chọn. * Thị trường hoạt động: - Khu vực Hà Nội (gồm cả Hà Tây cũ), Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Nam là thị trường lớn cho thức ăn hỗn hợp heo, vịt, gà công nghiệp, gà ta. SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD - Các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa… đặc trưng bởi 2 nhóm sản phẩm: đậm đặc và hỗn hợp heo, hỗn hợp vịt đẻ. - Các tỉnh thành như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh với quy mô chăn nuôi tương đối lớn, tập trung các hộ có quy mô và trình độ tiên tiến là nơi tiêu thụ mạnh thức ăn chăn nuôi cao cấp: đậm đặc heo, hỗn hợp heo (cho trang trại), hỗn hợp gà, vịt… Các tỉnh thành này là khu vực trọng điểm có số lượng tiêu thụ lớn. Hầu hết các nhà sản xuất đều phải tập trung cho các khu vực này nên có sự đầu tư và cạnh tranh lớn. Các tỉnh còn lại có sự đầu tư và cạnh tranh lớn chủ yếu là heo lai, vịt đẻ, chay đồng, gà thả vườn. Các công ty cám ngoại chủ yếu bán mạnh các sản phẩm cho gà, vịt các loại, 1 ít cám đậm đặc cho heo thịt phần còn lại là thị phần các công ty nội địa. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Hưng Phát Sản phẩm tạo ra là thức ăn chăn nuôi nên nguyên vật liệu chiếm một vị trí quan trọng để cấu thành nên sản phẩm. Để sản xuất được các sản phẩm Cám hoàn thành Công ty cần rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau khô đỗ, khô đậu, cám mỳ, bột cá, thịt… cùng với quy trình công nghệ sản xuất của Công ty đã làm nên sản phẩm có chất lượng cao và được khách hàng tin dùng ngày càng nhiều. Việc tổ chức sản xuất sản phẩm được Công ty đặc biệt quan tâm và do giám đốc trực tiếp điều hành. Sơ đồ 1-1: Quy trình công nghệ sản xuất cám Nguyên liệu Trộn NL SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C Đóng bao Làm NL TH Tạo cám GVHD: TS Đinh Thế Hùng 8 HT May Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD (Nguồn: Phòng sản xuất Công ty TNHH Hưng Phát) Công suất hoạt động của dây chuyền trong điều kiện lý tưởng là 160 tấn/ngày. Trên thực tế sản phẩm sản xuất ra cú rất nhiều loại hàng trờn cùng một ngày lờn cụng nhõn phải phân ra theo từng quy trình. Để vận hành được dây chuyền này nhu cầu nhân công cụ thể như sau:  Nhu cầu nạp nguyên liệu: 8 người  Nhu cầu công nhân chia tay: 7 người  Nhu cầu ra bao: 7 người  Tổ trưởng: 4 người  Nhu cầu may bao: 2 người  Nhu cầu KCS: 7 người  Nhu cầu bốc vác: 8 người Sơ đồ 1-2: Dây chuyền sản xuất cám NL thụ nạp liệu và chia tay nạp Hàng nghiền trên bin Thuốc KCS ĐK trung tâm (Nguồn: Phòng sản xuất Công ty TNHH Hưng Phát) Đối với mặt hàng cám, công suất hoạt động của máy là 500 yard/ngày máy (8h). Do đặc tính của mặt hàng này nên thời gian hoạt động thực tế của SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD máy trong một ca 8h vào khoảng 6h. Máy móc phải đảm bảo bảo dưỡng định kỳ thì máy mới dừng hoạt động, chính sách bình quân 1 ca làm việc của máy 240 Yard (1yard =0.914m). * Quá trình sản xuất của doanh nghiệp Sơ đồ 1-3: Sơ đồ quá trình sản xuất cám Chuyền trưởng Chuyền phó Các tổ trưởng Công nhân (Nguồn: Phòng sản xuất Công ty TNHH Hưng Phát) - Chuyền trưởng là người chịu trách nhiệm chính của dây chuyền sản xuất, tiếp theo là chuyền phó và các tổ trưởng phụ trách và trực tiếp sản xuất. - Khi nhận được kế hoạch sản xuất chuyền trưởng, chuyền phó và các tổ trưởng cùng bàn bạc và đưa ra những cách hợp lý, hiệu quả nhất. - Tổ trưởng nhận kế hoạch sản xuất, phổ biến những nguyên liệu cần dùng cho người phụ trách để đưa vào dây chuyền sản xuất. Tổ trưởng là người khởi động dây chuyền sản xuất, khi nguồn điện được cung cấp vào dây chuyền thì lần lượt các vị trí cần khởi động trong dây chuyền cũng được đặt lên. Trước khi cho ra sản phẩm sản xuất không thể bỏ qua khâu vệ sinh để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra không có bụi bẩn bám vào. - Bộ phận đóng bao nhận kế hoạch kiểm tra loại sản phẩm để chuẩn bị túi nylon đóng bao sản phẩm cho phù hợp. NVL dùng cho sản xuất được lấy từ kho đưa đến bộ phận thụ NVL. Tất cả NVL lấy ra sản xuất đều phải qua bộ phận kho, khi xuất NVL để sản xuất có phiếu xuất kho và phải có chữ ký của thủ kho người nhận thì mới mang ra khỏi kho. SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 10 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD Những NVL như túi nylon công nhân có thể dựng xe đẩy để lấy. Buổi sáng xe nâng sẽ đưa NVL từ kho sang nhà máy cho công nhân tháo bỏ bao bì bảo quản và đưa vào dây chuyền. Công nhân lái xe nâng luôn luôn chú ý và đảm bảo NVL cung cấp đủ cho nhà máy. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT 1.3.1. Bộ máy tổ chức quản lý Xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, Công ty TNHH Hưng Phát đã đưa ra sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sau: Sơ đồ 1-4: Bộ máy tổ chức của Công ty Giám đốc Giám đốc sản xuất Trợ lý BGĐ Hành chính nhân sự Kinh doanh Tài chính kế toán Tổ lái xe Tổ bảo vệ xuất nhập khẩu Thiết kế Phìng sản xuất Xưởng sản xuất Tập ăn Hỗn hợp Tập ăn SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 11 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH Hưng Phát) * Mô hình bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ: - Giám đốc – Người có quyền lực cao nhất đồng thời chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước, tập thể công nhân viên trong công ty cũng như các khách hàng trong sản xuất kinh doanh. Là người đưa ra kế hoạch tài chính, sản xuất kinh doanh, đối nội, đối ngoại. - Giám đốc sản xuất là người phụ trách các vấn đề liên quan đến sản xuất và kỹ thuật. - Trợ lý BGĐ: Nhiệm vụ chính Công ty TNHH Hưng Phát của trợ lý BGĐ là tham mưu cho ban giám đốc trong các luật pháp, các vấn đề liên quan đến đầu tư, tài chính, hành chính. 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong Công ty * Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận trong Công ty - Phòng thiết kế: Đảm nhận việc thiết kế các mẫu mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm của công ty đồng thời trợ gúp bộ phận sản xuất trong việc đưa mẫu lên máy tính. - Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách hành chính, tổ chức nhân sự cụ thể: Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự trong mùa vụ trình ban giám đốc công ty, theo dõi quá trình thực hiện công việc của các phòng ban và xưởng sản xuất, đảm bảo và thực hiện các chế độ cho người lao động, thực hiện việc tính lương, BHXH, thực hiện công tác xét duyệt thi đua khen thưởng, xử phạt do vi phạm kỷ luật lao động, đăng ký khai báo tạm vắng, tạm trú cho người SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 12 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD nước ngoài đồng thời bố trí xe đưa đón để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công ty trong việc đi lại. - Phòng kinh doanh: Thực hiện và tìm kiếm các khách hàng mới cùng với việc duy trì khách hàng hiện tại và quản lý công nợ của khách hàng. Phòng kinh doanh được chia thành 3 bộ phận: Đội ngũ Marketing Đội ngũ chăm sóc khách hàng quản lý công việc Quản lý theo dõi, giám sát hoạt động các đại lý phân phối, đại lý bán lẻ của công ty. - Phòng xuất nhập khẩu: Phụ trách hàng nhập khẩu thanh khoản xin hạn ngạch. - Phòng tài chính kế toán: Chức năng chính là quản lý thu, chi hạch toán kế toán và lập các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán của Bộ Tài Chính trình ban giám đốc công ty và cơ quan thuế để kiểm tra và theo dõi. - Phòng sản xuất: Có nhiệm vụ nhận các đơn hàng từ phòng kinh doanh và lên kế hoạch sản xuất cũng như tiến độ giao hàng cho khách hàng. - Xưởng sản xuất: Nhiệm vụ là thực hiện lệnh sản xuất của phòng sản xuất. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những khó khăn sẽ phối hợp với phòng sản xuất và ban giám đốc công ty cùng giải quyết. * Mối quan hệ giữa các phòng ban và bộ phận trong công ty Mối quan hệ giữa bộ phận Maketing và bộ phận bán hàng: Khi nhân viên Marketing nhận sự cộng tác của khách hàng lập tức thông báo cho bộ phận bán hàng để nắm được tình hình và yêu cầu của khách về các loại sản SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 13 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD phẩm đã mang đi giới thiệu cho họ. Sau khi nắm được thông tin yêu cầu của khách hàng bộ phận bán hàng sẽ tập trung thông tin báo cáo lại cho giám đốc sản xuất ký duyệt rồi đưa sang bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất lập kế hoạch đưa yêu cầu xuống phòng thiết kế. Phòng thiết kế tính làm mẫu đưa lại về bộ phận sản xuất viết kế hoạch xuống xưởng sản xuất. Khi sản xuất xong gửi tới khách hàng và đưa xưởng sản xuất và văn phòng công ty. Giám đốc sản xuất là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc sản xuất sản phẩm cung cấp cho khách hàng từ khâu tạo mẫu đến khi sản xuất hàng loạt sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Nhiệm vụ và trách nhiệm của giám đốc sản xuất phụ thuộc rất nhiều nhân viên của các bộ phận kinh doanh, Marketing, sản xuất và xưởng sản xuất. Các bộ phận này hoàn thành tốt thì hiệu quả công việc sẽ cao. Các bộ phận đều không thể tách rời nếu thiếu một bộ phận nào đó thì quá trình hình thành sản phẩm có thể không được hoàn thiện với kết quả khả quan nhất. Chính vì vậy các bộ phận phải có sự liên kết chặt chẽ và nhịp nhàng với nhau. Các bộ phận trợ lý giám đốc, nhân sự, xuất nhập khẩu, cũng như bộ phận kế toán tuy không trực tiếp làm ra sản phẩm và bán sản phẩm nhưng họ cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban trợ lý đã giúp đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời giúp cho công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tham mưu cho giám đốc đưa ra những quyết định thu về hàng nghìn đô cho Công ty. Bộ phận hành chính nhân sự quan tâm đến đời sống công nhân viên Công ty giúp cho công nhân làm việc nhiệt tình, không phải lo lắng đến nơi ăn chốn ở, dẫn đến năng suất lao động được nâng cao. Bộ phận kế toán đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, cân đối tài chính chi tiêu đúng mục đích và hợp lý. Bộ phận xuất nhập khẩu quan tâm SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 14 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD đến việc nhập khẩu NVL, đảm bảo NVL nhập kho kịp thời không làm gián đoạn quá trình sản xuất của phân xưởng. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT 1.4.1. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây Là một Công ty TNHH sản xuất thức ăn gia súc - gia cầm - thuỷ sản nên Công ty cũng có nhiều lợi thế trong sản xuất. Bảng 1-1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Phát qua 2 năm 2009 – 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. ĐVT: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 1. Doanh thu thuần 95.337.650.899 104.966.528.202 58.332.501.245 2. Giá vốn hàng bán 87.983.737.363 94.801.396.623 51.115.302.704 3. Lợi nhuận gộp 7.353.913.536 10.165.131.579 7.217.198.513 4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 3.069.974.254 4.855.196.248 3.225.702.112 5. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -1.064.738.013 -1.381.727.419 -854.723.006 6. Lợi nhuận khác 60.000.082 501.733.876 300.112.508 7. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.129.974.336 5.356.930.124 4.213.578.561 8. Lợi nhuận sau thuế 2.347.480.752 4.017.697.593 7.246.661.342 (Nguồn: Phòng Tài chớnh Kế toán Công ty TNHH Hưng Phát) Qua bảng phân tích trờn ta cú thể thấy tổng doanh thu của Cụng ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 96.288.877.303 đồng tương ứng với 10,10 %, 6 tháng đầu năm 2011 đạt 58.332.501.245 đồng. Như vậy, tổng doanh thu của Cụng ty cú xu hướng tăng lờn. Giỏ vốn hàng bán năm 2010 so với năm 2009 tăng lờn 6.817.859.260 đồng tương ứng 7,25%, 6 tháng đầu năm 2011 đạt 51.115.302.704 đồng. Giỏ SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 15 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD vốn hàng bán cú xu hướng tăng lờn. Mặt khác, ta thấy tốc độ tăng giỏ vốn hàng bán năm 2010 so với năm 2009 cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều này, chứng tỏ Cơng ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất để hạ giỏ thành, dự kiến tăng doanh thu trong năm 2011. Chỉ tiâu lợi nhuận gộp của Cụng ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 2.811.218.043 đồng tương ứng 38,23%. 6 tháng đầu năm 2011 đạt 7.217.198.513 đồng. Dự đoán năm 2011 chỉ tiâu này tăng so với 2 năm 2009 và 2010. Đó là do Cơng ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất. Đõy cú thể coi là một thành cụng của Cụng ty. Tóm lại, qua bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Phát, ta có thể thấy Công ty đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đang có những bước phát triển vững chắc. 1.4.2. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty TNHH Hưng Phát Bảng 1-2: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của Công ty TNHH Hưng Phát qua 2 năm 2009 - 2010 – 6 tháng đầu năm 2011 Chỉ tiêu 1. Giá vốn / Doanh thu (%) 2. LN gộp / Doanh thu (%) 3. LN trước thuế / Doanh thu (%) 4. LN sau thuế/ Doanh thu (%) Năm 2009 Năm 2010 92,29 7,71 3,28 2,36 90,32 9,68 5,1 3,67 6 tháng đầu năm 2011 87,62 12 7,22 6,04 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty TNHH Hưng Phát) Ta thấy các chỉ tiêu LN gộp / Doanh thu, LN trước thuế / Doanh thu hay LN sau thuế / Doanh thu đều có xu hướng tăng lên. Chỉ tiêu Giỏ vốn / SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 16 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD Doanh thu năm 2010 có giảm một phần nhỏ so với năm 2009 giảm còn 90,32%. Đây là một xu hướng tốt chứng tỏ việc mở rộng quy mô SXKD của doanh nghiệp bước đầu có hiệu quả đem lại lợi nhuận cho Công ty. Ban giám đốc cần duy trì và phát huy để tiếp tục tăng chỉ tiêu LN sau thuế / Doanh thu cao hơn nữa. * Tình hình lao động của công ty Để tiến hành hoạt động SXKD cần có sự tham gia của nhiều nhân tố khác nhau trong đó lao động là một trong những nhân tố không thể thiếu của quá trình sản xuất. Một doanh nghiệp được thành lập có đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại, tự động mà không có con người điều khiển nó thì doanh nghiệp đó cũng không thể vận hành và tồn tại được. Số lao động trực tiếp của Công ty phần lớn được tuyển dụng từ con em địa phương nơi doanh nghiệp đặt địa điểm và một số xã lân cận và công nhân có tay nghề được công ty mời về truyền đạt kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc. Trong quá trình làm việc công ty luôn luôn luân chuyển lao động để đảm bảo khi đứng ở bất kỳ dây chuyền nào công nhân cũng không bị lúng túng mà thành thạo trong từng thao tác kỹ thuật. Dưới đây là tình hình lao động của công ty qua 3 năm : SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 17 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD Bảng 1-3: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2009-2010-2011 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2009 2010 2011 Chênh lệch % Năm Năm 2010/2009 2011/2009 1. Phân theo trình độ - ĐH trở lên - CĐ & TC - Lao động phổ thông 2. Phân theo giới tính - Nữ - Nam 3. Phân theo tính chất - LĐ trực tiếp - Lao động gián tiếp 180 230 265 32 50 98 46 83 101 60 92 113 180 230 265 83 97 106 124 113 152 180 230 265 105 145 75 85 43,75 66 3,06 87,5 84 15,31 27,71 27,84 36,14 56,7 169 38,01 60,95 96 10 28 Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động của công ty qua 3 năm đều tăng lên, cụ thể là: - Về trình độ, lao động có lao động có trình độ Đại học trở lên tăng. Cụ thể: năm 2010 so năm 2009 tăng 43,75%; năm 2011 so với năm 2009 tăng 87,5%, lao động có trình độ Cao đẳng và Trung cấp năm 2010 so với năm 2009 tăng 66%, năm 2011 so với năm 2009 tăng 84%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang nâng cao chất lượng lao động thông qua tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Một số cán bộ công nhân viên đang làm việc trong công ty SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 18 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD có tham gia học thêm để nâng cao trình độ của mình. Lao động phổ thông cũng tăng nhưng tăng ít năm 2010 so với năm 2009 tăng 3,06%, năm 2011 so với năm 2009 tăng 15,31%. - Về giới tính, lao động nữ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 27,71% nhưng đến năm 2011 so năm 2009 tăng 36,14%, còn lao động nam có xu hướng tăng cao cụ thể là năm 2010 tăng so với năm 2009 là 27,84%, năm 2011 tăng so với năm 2009là 56,7%, chứng tỏ công ty cần nhiều lao động nam hơn lao động nữ, do tính chất của công việc cần nhiều lao động có sức khỏe để làm công việc nặng như: bốc vác, chuyên chở Cám… - Về tính chất, lao động trực tiếp đều tăng lên qua các năm. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 38,01%, năm 2011 so với năm 2009 tăng 60,95%. Đó là do Công ty mở rộng SXKD, lắp đặt thêm 1 dây chuyền sản xuất Cám cá. Trong đó tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn lao động gián tiếp và có xu hướng tăng. Lao động gián tiếp năm 2010 so với năm 2009 tăng 10%, năm 2011 tăng so với năm 2009 là 28% do đây là doanh nghiệp sản xuất nên cần số lao động trực tiếp nhiều hơn lao động gián tiếp. PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 19 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐHKTQD 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT 2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của công ty TNHH Hưng Phát được tổ chức theo mô hình tập trung: Toàn bộ các nghiệp vụ kế toán của công ty được thực hiện tại phòng Tài chính kế toán. Các phòng ban khi phát sinh chứng từ hoặc nhận được chứng từ từ đơn vị bán hàng thì phải kiểm tra xác nhận và xử lý sơ bộ sau đó chuyển sang bộ phận kế toán tương ứng để phòng kế toán nhập số liệu. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 5 người được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 2-1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán hàng kho Kế toán tổng hợp 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác + Kế toán trưởng: Là người giám sát, chỉ đạo các kế toán viên nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán và chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu công việc của kế toán. Hàng tháng còn có trách nhiệm cung cấp các báo cáo tài chính và SV: Đoàn Thị Châm - Kế toán C GVHD: TS Đinh Thế Hùng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan