Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kiểm toán Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại côn...

Tài liệu Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt may á châu

.DOC
122
728
137

Mô tả:

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán NHậN Xét của đơn vị thực tập ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………… ………………………………………… …… Ngày ……. tháng ….. năm …… Giám đốc NHậN Xét của giáo viên hướng dẫn Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………… …… Ngày ……. tháng ….. năm …… Giáo viên Mục lục trang - Lời mở đầu  Mục đích lựa chọn đề tài Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 10 10 2 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu  Bố cục luận văn - CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP 11 11 12 13 CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1. SỰ CẦN THIẾT KHACH QUAN PHẢI TỔ CHỨC CÔNG 13 TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1.1. Khái niệm , đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản 13 phẩm. 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi phí sản xuất. 1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tính giá thành sản phẩm. 1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của kế toán giá thành sản phẩm. 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản 13 14 14 15 15 phẩm. 1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 16 SẢN PHẨM. 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của 16 16 chi phí. 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí. 1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với 17 18 khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. 1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ với quá trình sản 18 xuất. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 1.2.2.1. Xét theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành. 1.2.2.2. Xét theo phạm vi tính toán chi phí. 1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ 18 19 20 21 THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.3.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 1.3.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 1.3.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 21 22 22 23 Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 3 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24 b)Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 25 c) Kế toán chi phí sản xuất chung 27 d)Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 1.3.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.3.2.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm. 1.3.2.3. Phương pháp xác định giá thành sản xuất trong doanh nghiệp 29 30 30 31 35 sản xuất. 1.3.2.4. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính 36 giá thành sản phẩm 1.4. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG TRONG DOANH 36 NGHIỆP SẢN XUẤT 1.4.1. Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm dở dang 1.4.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.4.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật 36 37 37 liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.4.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản 37 phẩm hoàn thành tương đương. 1.4.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. 1.5. HÌNH THỨC SỔ SÁCH KẾ TOÁN 1.5.1. Khái niệm. 1.5.2. Trình tự ghi sổ của các hình thức ghi sổ kế toán. 1.5.2.1. Hình thức chứng từ ghi sổ 1.5.2.2. Hình thức nhật ký chung 1.5.2.3. Hình thức nhật ký chứng từ. 1.5.2.4. Hình thức nhật ký sổ cái 1.5.2.5. Hình thức kế toán máy. - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 38 39 39 39 40 42 44 46 48 51 VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY Á CHÂU. 2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH 51 DỆT MAY Á CHÂU 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt May 52 Á Châu. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dệt May 54 Á Châu. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 2.1.2.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa 56 các bộ phận trong Công ty TNHH Dệt May Á Châu. 2.1.2.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ 56 cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dệt May Á Châu. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dệt 57 May Á Châu 2.1.3.1. Chức năng chủ yếu của công ty 2.1.3.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty. 2.1.3.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3.4. Đặc điểm quy trình công nghệ 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Dệt 57 57 58 59 61 May Á Châu. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty. 2.1.4.2. Chế độ chính sách kế toán công ty áp dụng. 2.1.4.3. Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. 2.1.4.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ 61 63 66 66 68 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY Á CHÂU. 2.2.1.Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản 68 69 phẩm tại Công ty TNHH Dệt May Á Châu . 2.2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành 2.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản 69 69 70 phẩm tại Công ty TNHH Dệt May Á Châu. 2.2.3.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty. 2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 2.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 2.2.5. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang. 2.2.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm. 2.2.6.1. Đối tượng tính giá thành. 2.2.6.2. Phương pháp tính giá thành 70 70 71 71 91 102 109 115 115 115 115 Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 5 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ 120 THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DỆT MAY Á CHÂU 3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ 120 TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản 120 xuất và tính giá thành sản phẩm. 3.1.2. Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty 3.1.2.1. Ưu điểm 3.1.2.2. Nhược điểm 3.1.3. Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính 121 122 123 124 giá thành sản phẩm tại công ty. 3.1.3.1. Ưu điểm 3.1.3.2. Nhược điểm 3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ 125 126 127 TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY Á CHÂU - KẾT LUẬN - TÀI LIỆU THAM KHẢO 132 133 Phụ lục STT 1.1 1.2 1.3 1.4 Sơ đồ Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Kế toán chi phí sản xuất chung. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai Trang 24 25 27 29 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 thường xuyên Kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái. 30 41 43 45 47 2.1 2.2 2.3 Kế toán hạch toán theo hình thức phần mềm kế toán 50 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 56 Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất của công ty 59 6 Thẩm Thị Huyền Luận văn tốt nghiệp Lớp: LTTC§H KT3 – K3 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội 2.4 2.5 2.6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ ghi 60 61 68 sổ của công ty. 2.1 2.2 2.3 2.4 Biểu Các chỉ tiêu kinh tế của 03 năm gần đây Hoá đơn GTGT của nguyên vật liệu mua về Biên bản kiểm nghiệm của nguyên vật liệu mua vê. Phiếu nhập kho của nguyên vật liệu. 53 74 76 79 2.5 2.6 Bảng giá thành đoen vị sản phẩm Phiếu xuất kho của nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. 80 82 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 Thẻ kho Sổ chi tiết nguyên vật liệu. Bảng nhập xuất tồn của nguyên vật liệu. Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chứng từ ghi sổ Sổ cái chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bảng chấm công của công nhân. Bảng thanh toán lương của phân xưởng. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. 83 85 86 88 89 85 96 97 98 99 2.17 2.18 2.19 2.20 2.21 Chứng từ ghi sổ Sổ cái chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Bảng tính khấu hao Tài sản cố định. Bảng phân bổ khấu hao Tài sản cố định. Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung. 101 102 106 107 103 2.22 2.23 Chứng từ ghi sổ Sổ cái chi phí sản xuất chung. 110 111 2.24 2.25 2.26 2.27 Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sổ cái chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Bảng tính giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng số 112 112 113 114 116 2.28 2.29 2.30 Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết thành phẩm Sổ cái thành phẩm 117 118 119 Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 7 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Lời mở đầu  Mục đích lựa chọn đề tài: Nền kinh tế thị trường trong xu thế mở cửa và hội nhập mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Trước sự phát triển về kinh tế ngày càng mạnh của những cường quốc kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt và buộc phải thích ứng với “cuộc chơi”. Trong đó, mỗi doanh nghiệp là một nhân tố tạo nên sự thành công của nền kinh tế Việt Nam cũng như tự khẳng định mình và bảo vệ sự tồn tại của chính doanh nghiệp. Theo đó để cạnh tranh có hiệu quả , chiến lược tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là chiến lược được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp. Những năm qua, hệ thống kế toán có sự thay đổi rất căn bản, những đổi mới ấy vẫn chưa phải là thay đổi cuối cùng và còn phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi một doanh nghiệp. Theo đó, trong quá trình đổi mới này, nếu những người làm kế toán và các cấp quản lý nếu không có sự cập nhật thông tin thì sẽ bị tụt hậu, không đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác kế toán trong các doanh nghiệp luôn tồn tại những điểm không hợp lý gây khó khăn cho công tác quản lý của lãnh đạo các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng của Nhà nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết và cấp bách. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tố chức thương mại thế giới WTO đã không những tạo ra những thuận lợi mà còn tạo ra cả những thách thức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Dệt May Á Châu nói riêng. Tuy nhiên, với sự nắm bắt nhanh nhạy xu thế của đất nước, không chịu lùi bước trước sự chiếm lĩnh thị trường của Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 8 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán các sản phẩm từ nước ngoài, Công ty TNHH Dệt May Á Châu vẫn chứng tỏ được là một Công ty lớn có khả năng phát triển và cạnh tranh cao với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước trên thị trường. Với đặc trưng là một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm về may mặc nên công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất được chú trọng và quan tâm.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Vì những lý do đó mà sau một thời gian thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Dệt May Á Châu, em đã quyết định đi sâu và tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với mục tiêu không gì khác ngoài việc hoàn thiện tổ chức công tác quản lý và tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty, hướng tới phấn đấu hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất và mẫu mã chủng loại ngày càng phong phú đa dạng và chất lượng ngày càng nâng cao. - Phạm vi nghiên cứu: là Đơn đặt hàng số 112: May 18.000 chiếc áo sơ mi được làm từ nguyên vật liệu chính là sợi Acrylic 100% cho Công ty An Khánh trong tháng 09 năm 2011.  Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập các tài liệu ở thư viện, sách báo, các tài liệu khác có liên quan... - Thu thập những tài liệu để đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thông qua việc điều tra thống kê ở phòng Tài Vụ - Kế Toán, phỏng vấn những người có liên quan, từ quan sát thực tế. - Phương pháp thu thập thông tin: Từ các chứng từ kế toán có lien quan, phương pháp chứng từ, phương pháp tính giá, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 9 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán - Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán ở Công ty TNHH Dệt May Á Châu, bằng khảo sát thực tế, tìm hiểu thực trạng tại Công ty, em đã nghiên cứu, đi sâu phân tích quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 18.000 chiếc áo sơ mi được làm từ nguyên vật liệu chính là sợi Acrylic 100% của Hợp đồng với Công ty An Khánh trong tháng 09 năm 2011.  Bố cục luận văn: Nội dung luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. - Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dệt May Á Châu. - Chương 3: Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dệt May Á Châu. Trong quá trình thực tập và viết luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên phòng Tài chính kế toán, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo Phạm Thị Hồng Điệp đã giúp em tìm hiểu và thể hiện một cách chính xác, trung thực những vấn đề lý luận cũng như thực tế của Công ty. Tuy nhiên do trình độ lý luận, thời gian khảo sát thực tế có hạn nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của cán bộ nhân viên phòng Tài chính kế toán và các thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán để em có thể hoàn thiện bài luận văn này một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 10 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi phí sản xuất: a) Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ. b) Đặc điểm chi phí sản xuất: Ngành sản xuất là một ngành giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp tạo ra những sản phẩm tối tân cho nền kinh tế quốc dân. Với những đặc điểm này kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong ngành sản xuất trở nên rất quan trọng. Và bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào dự lớn hay nhỏ, dự sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nào thì quá trình sản xuất kinh doanh đều nhất thiết phải có sự kết hợp ba yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động, Đối tượng lao động và Sức lao động. Các yếu tố về tư liệu lao động, đối tượng lao động ( biểu hiện cụ thể là hao phí lao động vật hoá) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động ( biểu hiện hao phí về lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ tạo nên các sản phẩm. lao vụ. dịch vụ …. Tương ứng với các yếu tố hình thành lên các chi phí. Để đo lường hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu thì mọi hao phí cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 11 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc xác định chi phi sản xuất là một việc hết sức quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với công tác quản lý của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tính giá thành sản phẩm: a) Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. b) Đặc điểm giá thành sản phẩm: Sự vận động của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất luôn bao gồm hai mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Với đặc điểm này thì kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất quan trọng vì giá thành sản phẩm được cấu thành bởi nhiều chi phí khác nhau. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm cũng như thu nhập của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng tới việc hạ thấp chi phí tiến tới hai giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về mặt chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất. Nhưng xét về mặt lượng thì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại khác nhau. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ … đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí từ kỳ trước chuyển sang. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 12 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Công thức tính tổng giá thành sản phẩm như sau: Tổng giá thành = Chi phí SX của + Chi phí SX phát - Chi phí SX dở sản phẩm SP dở đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ, … đã hoàn thành. Vì vậy, việc tiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm. 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa kế toán giá thành sản phẩm: Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có chính xác kịp thời đầy đủ thì lãnh đạo doanh nghiệp mới nắm bắt được chính xác cả về kế hoạch và thực hiện để từ đó có những biện pháp quản lý thích hợp, chất lượng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cho nên phải có những phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho khoa học và hợp lý. Nhờ có công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp mới biết được tình hình sử dụng vốn lưu động, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Đây là hai chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho nên chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được các nhà quản lý quan tâm. Để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đầy đủ, kịp thời và trung thực theo yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, bằng phương pháp thích hợp đã chọn, xác định đúng đắn chi phí cúa sản phẩm dở dang cuối kỳ. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 13 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. Đây là những biện pháp tích cực trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. 1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm rất nhiều loại với những nội dung, tính chất kinh tế cũng như mục đích công dụng khác nhau khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ những yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phi sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất là công việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo đặc trưng nhất định. 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, các chi phí có tính chất nội dung kinh tế giống nhau được xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nào, ở đâu và mục đích của chi phí đó như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn gọi là phân loại theo các yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này, toàn bộ các chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, …. - Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp của công nhân viên trong Công ty. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 14 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán - Chi phí công cụ, đồ dùng: Bao gồm chi phí về các loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất như: khuôn mẫu, đồ dùng bảo hộ lao động, ….. - Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền phải trích khấu hao trong kỳ đối với các loại tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc tài sản cố định thuê tài chính sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả, mua về các loại dịch vụ từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, điện thoại …. sử dụng trong quá trình kinh doanh. - Chi bằng tiền khác: Là toàn bộ các chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất ngoài các chi phí nói trên. Cách phân loại này cho biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí mà doanh nghiệp đã chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau. 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí: Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Theo cách phân loại này căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, …. sử dụng trực tiếp trong quá trình chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền lương, các khoản trích nộp như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 15 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm đã nêu trên. Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ chủ yếu cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. 1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ, chi phí sản xuất được chia thành chi phí cố định, chi phí biến đổi, và chi phí hỗn hợp. - Chi phí cố định (Định phí): là những chi phí có tổng không thay đổi so với số lượng công việc hoàn thành. Các chi phí này nếu tính theo một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi. - Chi phí biến đổi (Biến phí): là những chi phí có sự biến đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. - Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí vừa mang tính chất của định phí, vừa mang tính chất của biến phí. Chi phí hỗn hợp rất phổ biến trong mỗi doanh nghiệp và nó rất quan trọng. Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, phân tích điểm hồ vốn đồng thời làm căn cứ để ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Nó chỉ tồn tại trong quy trình sản xuất ngắn hạn, trong điều kiện dài hạn thì mọi yếu tố chi phí đều là biến phí. 1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ với quá trình sản xuất. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 16 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí trực tiếp: là chi phí có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm, công việc nhất định. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến quá trình sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. Cách phân loại này giúp kế toán xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các hoạt động một cách hợp lý, đúng đắn. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng yêu cầu quản lý hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. 1.2.2.1. Xét theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành: Theo cách phân loại này giá thành được chia thành: a) Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước, chi phi sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp. b) Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và dựa vào các định mức bình quân tiên tiến, dựa vào các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. c) Giá thành thực tế: Được xác định trên cơ sở khi quá trình sản xuất sản phẩm kết thúc trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các phương Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 17 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán pháp kinh tế, tổ chức kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Xét theo phạm vi tính toán chi phí: Để phục vụ cho một quyết định cụ thể, chỉ tiêu giá thành có thể được tính toán theo các phạm vi chi phí khác nhau. Theo tiêu thức này thì có các loại giá thành sau: a) Giá thành sản xuất toàn bộ: Giá thành sản xuất toàn bộ là giá thành bao gồm toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Dựa vào giá thành sản xuất toàn bộ, doanh nghiệp có thể xác định được kết quả kế toán của sản phẩm là lỗ hay lãi. Công thức tính giá thành sản xuất toàn bộ như sau: Giá thành sản xuất Biến phí trực Biến phí gián Định phí trực Định phí gián = tiếp trong giá + tiếp trong giá + tiếp trong giá + tiếp trong giá toàn bộ thành thành thành thành Trong giá thành sản xuất toàn bộ sản phẩm, toàn bộ định phí được tính hết vào giá thành sản xuất nên phương pháp xác định giá thành sản xuất toàn bộ còn được gọi là phương pháp định phí toàn bộ. b) Giá thành sản xuất theo biến phí: Giá thành sản xuất theo biến phí chỉ bao gồm các biến phí sản xuất kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp. Như vậy trong phương pháp xác định giá thành sản xuất theo biến phí, các chi phí sản xuất cố định được tính ngay vào báo cáo kết quả kinh doanh như các chi phí thời kỳ trong niên dộ mà không tính vào giá thành sản xuất. Do đó giá thành sản xuất chỉ bao gồm biến phí sản xuất nên gọi là giá thành sản xuất bộ phận. c) Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định: Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 18 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất và phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn. d) Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan tới việc sản xuất, tiêu thụ thành phẩm ( chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng). Do vậy, giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ và được tính theo công thức sau: Giá thành toàn bộ của SP tiêu thụ = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng 1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.3.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là việc đầu tiên cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất. Phạm vi ( giới hạn để tập hợp chi phí ) là: - Nơi phát sinh (địa điểm): phát sinh chi phí tại phân xưởng tổ đội hoặc bộ phận sản xuất ( gọi chung là tập hợp chi phí). - Nơi chịu chi phí (đối tượng chi phí): sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình, ….. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, ta cần phải dựa trên những yếu tố cơ bản sau: - Địa điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất. - Địa điểm phát sinh chi phí và mục đích công dụng của chi phí. - Yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 19 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Đối với doanh nghiệp sản xuất thì đối tượng tập hợp chi phí thường được xác định là sản phẩm, nhóm sản phẩm ở tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất. 1.3.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau: - Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp tới các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đói tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng đó. Phương pháp này yêu cầu kế toán cần phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu đến tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Chỉ có như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp theo đúng các đối tượng một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ. - Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp chi phí này cho các đối tượng được. Theo phương pháp này, trước hết căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí cho các đối tượng có liên quan. 1.3.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Thẩm Thị Huyền Lớp: LTTC§H KT3 – K3 20 Luận văn tốt nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan