Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kiểm toán Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần cmc....

Tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần cmc.

.DOC
77
2231
108

Mô tả:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH, TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CMC............................................................................ 1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty Cổ phần CMC: ................................................................................................................................... 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:........................................................... 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lí và tổ chức kinh doanh của công ty: (Sơ đồ 1.1 – Trang bên)................................................................................................................. 2. Đặc điểm công tác kế toán:.......................................................................................... CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CMC............................................................. I. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần CMC........ 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần CMC:........... 2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần CMC:........................................................................................................... 3. Chừng từ kế toán, tài khoản sử dụng, trình tự hạch toán và quy trình luân chuyển chứng từ của Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:..................... 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:.................................................................. 3.2. Kế toán Chi phí nhân công trực tiếp:......................................................................... 3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:................................................................................ 3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành toàn Công ty:.............................. 4. Phương pháp hạch toán trên phần mềm máy tính:................................................. 4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:.................................................................. 4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:.......................................................................... 4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:................................................................................ 4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:................................................ 4.5. Tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần CMC:.................................................. 5. Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần CMC..................................................................................... 5.1. Ưu điểm:................................................................................................................... Nguyễn Thu Trang Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5.2. Nhược điểm:.............................................................................................................. CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CMC................................................................................................ 1. Sự cần thiết của hoàn thiện:...................................................................................... 2. Điều kiện hoàn thiện.................................................................................................. 3. Các biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...................................................................................................... KẾT LUẬN..................................................................................................................... Nguyễn Thu Trang Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Những năm qua cùng với những chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về cả mặt kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội… trong đó đặc biệt là những thành tựu về mặt kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang thực hiện mở cửa từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, một mặt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng tiềm lực của mình, mặt khác cũng đặt các doanh nghiệp trước thử thách lớn lao đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Để tận dụng được những thuận lợi và vượt qua các khó khăn của nền kinh tế thị trường thì buộc các doanh nghiệp phải khai thác hiệu quả mọi nguồn lực: nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, … Những nguồn lực đó chỉ thực sự phát huy nếu được quản lý chặt chẽ nhưng linh hoạt. Với tư cách là 1 công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu, Kế toán đóng vai trị quan trọng trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó thông qua hoạt động thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Thực tế Kế toán, cụ thể Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đã phản ánh, tính toán chi phí sao cho thấp nhất, giá thành hạ mà lợi nhuận thu về là cao nhất. Nếu không có Kế toán, nhất là Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thì doanh nghiệp như lao vào thương trường một cách liều lĩnh. Xuất phát từ việc nhận thức được vai trị quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần CMC, được sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga và các anh chị trong phòng Kế toán em càng thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phẩn CMC nói riêng, do đó em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần CMC” là đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mặc dù trong quá trình thực tập em đã cố gắng nhưng vì nhận thức và hiểu biết thực tế còn hạn chế nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, các anh chị trong Phòng Kế toán Công ty Cổ phần CMC và các bạn để Chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Chuyên đề thực tập gồm có 3 chương: Chương I: Đặc điểm kinh doanh, tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty Cổ phần CMC. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần CMC. Chương III: Các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần CMC Nguyễn Thu Trang 1 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH, TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CMC 1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty Cổ phần CMC: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty Cổ phần CMC là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Xây Dựng Sông Hồng – Bộ Xây Dựng. Trụ sở chính của Công ty đúng tại Phường Tiên Cát - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Tên giao dịch Quốc tế: CMC joint stock company Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Quang Huy Kế toán trưởng công ty: Ông Nguyễn Quốc Chính Điện thoại: 0210 849 336 – Fax: 0210 847 729 Mã số thuế: 26 00 106523 Tài khoản: 42 000 000 00 71 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ.  Quá trình phát triển: Tiền thân của Công ty là nhà máy bê tông tấm lợp Việt trì, được thành lập năm 1958 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Nhà máy được nước Cộng hòa Bungary tài trợ và sản phẩm chính của nhà máy trong thời gian này là các cấu kiện bê tông tấm lợp phục vụ cho thi công các loại nhà lắp ghép dân dụng và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Ban đầu trong quá trình thi công xây dựng, nhà máy trực thuộc sự quản lý, chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, song chỉ sau một thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng và tiếp nhận một số máy móc từ Bungary, quá trình thực hiện dự án nhà máy bê tông tấm lợp Việt Trì bị gián đoạn bởi chiến tranh. Năm 1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định chuyển nhà máy trực thuộc Công ty kiến trúc Việt trì (thuộc Bộ Xây dựng) và mang tên Xí nghiệp Bê tông Việt Trì với số vốn đầu tư ban đầu là 3.160.285 VNĐ trong đó vốn cố định là 1.120.082 VNĐ. Xí nghiệp chuyên về sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn loại nhỏ như cột điện bê tông ly tâm. Năm 1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt xây dựng Nhà máy Apatit Lào Cai trực thuộc Bộ Xây dựng và đổi tên Công ty Kiến trúc Việt Trì thành Tổng công ty xây dựng Vĩnh Phú – Hoàng Liên Sơn. Trụ sở của Tổng công ty đặt tại thị xã Lào Cai – Hoàng Liên Sơn. Nguyễn Thu Trang 2 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Năm 1991, Tổng công ty chuyển trụ sở về thành phố Việt Trì và đổi tên thành Tổng công ty xây dựng Sông Hồng. Theo Nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 và Nghị định số 156/HĐBT ngày 7/5/1992 ra quy chế và tổ chức lại thành lập và giải thể các doanh nghiệp Nhà nước. Xí nghiệp Bê tông Việt Trì đã được thành lập lại theo Quyết định số 126A/Bộ Xây dựng – Tổng cụ liên đoàn ngày 5/11/1995 với nội dung đổi tên Xí nghiệp Bê tông Việt Trì thành Công ty Công nghiệp bê tông và Vật liệu Xây dựng. Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới các Doanh nghiệp của Nhà nước Công ty Công nghiệp bê tông và Vật liệu xây dựng được tiến hành cổ phần hóa từ cuối năm 2005 và chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần CMC theo quyết định số 489/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Với vốn điều lệ 40 tỷ đồng Nhà nước nắm giữ 70% = 28 tỷ đồng, các cổ đông khác nắm giữ 30% = 12 tỷ đồng. Cùng với sự chuyển mình của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, Công ty Cổ phần CMC cũng lớn mạnh không ngừng. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển đến nay Công ty đã thực sự khẳng định được mình. Công ty là nơi cung cấp một khối lượng lớn gạch Ceramic cho hầu hết các tỉnh phía Bắc, 1 số tỉnh miền Trung và miền Nam và được bạn hàng tin cậy, tín nhiệm. Để đạt được điều này, ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã mạnh dạn đầu tư đúng hướng đó là: - Đầu tư 2 dây chuyền sản xuất gạch Ceramic công nghệ Italia với tổng công suất 2.000.000m²/năm. - Đầu tư xây dựng mở rộng dây chuyền 3 sản xuất gạch Ceramic công nghệ Italia có công suất 3.000.000m²/năm. Năm 1988 Công ty đã nhận được cờ của Bộ Xây dựng và đạt 3 Huy chương vàng qua 2 hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ và Hà Nội. Với mục tiêu xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh, sản xuất với quy mô lớn, sản phẩm chất lượng cao đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001 vào năm 2003. Công ty đã và đang từng bước đổi mới bộ máy quản lí theo các mắt xích thích hợp từ Hội đồng quản trị, Giám đốc đến các phòng ban, áp dụng hệ thống mạng Computer vào hoạt động quản lý, và tổ chức công tác tài chính nhằm mục tiêu hiệu quả và chất lượng. 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lí và tổ chức kinh doanh của công ty: (Sơ đồ 1.1 – Trang bên). Nguyễn Thu Trang 3 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐHĐ Cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng kỹ thuật kế hoạch Các phó giám đốc Phòng vật tư Xưởng gạch ốp lát Phòng tổ chức lao động Chi nhánh TP Đà Nẵng Phòng kinh doanh tiếp thị Phòng tài chính kế toán Chi nhánh TP HCM Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phẩn CMC. * Nhiệm vụ của từng phòng ban: Bộ máy quản lý của Công ty gồm 48 người trong đó có 43 người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến như sau: - Đại hội đồng cổ đông: ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm: ĐHĐCĐ thành lập, ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường. - Hội đồng quản trị: HĐQT là cơ quan quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. - Ban kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động SXKD của Công ty. - Giám đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, giúp việc Giám đốc có 2 Phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực và các phòng ban chức năng nghiệp vụ. Nguyễn Thu Trang 4 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phòng kỹ thuật kế hoạch: Phục trách về mặt kỹ thuật, thiết kế mẫu mã sản phẩm, giám sát kỹ thuật ở các phân xưởng sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiên cứu các phương án đầu tư đồng thời lập kế hoạch về giá thành, lợi nhuận, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. - Phòng vật tư: Lập kế hoạch thu mua vật tư qua việc sử dụng tổng hợp vật tư ở từng phòng, đội, tham khảo giá cả, hình thức thanh toán khi mua vật tư, phụ trách các kho và 1 bộ phận vận chuyển. - Phòng Tài chính Kế toán: Theo dõi tính hình tài chính của đơn vị như nguồn vốn, tình hình luân chuyển vốn, tình hình sản xuất tiêu thụ, giá thành sản phẩm, tổ chức hạch toán kế toán. Tổng hợp và phân tích số liệu, cung cấp thông tin chính xác cho ban lãnh đạo về tình hình SXKD của toàn Công ty. - Phòng kinh doanh – tiếp thị: Giúp giám đốc về hoạt động KD của Công ty, lập kế hạch ngắn hạn, dài hạn về tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường, tìm hiểu thị hiếu tiêu thụ. Ngoài ra còn phải thu hồi công nợ và phụ trách 1 tổ xe. - Phòng tổ chức – lao động: Quản lý nhân lực của Công ty, cân đối nhân lực giữa các xưởng đội. Tổ chức thi nâng bậc lương, lập các định mức kinh tế - kỹ thuật, lập kế hoạch quỹ lương. Ngoài ra còn quản lý các phòng hành chính, văn thư, bảo vệ, y tế. 2. Đặc điểm công tác kế toán: a. Hình thức kế toán: Trước đây Công ty áp dụng hình thức Kế toán nhật ký chung được thực hiện theo phương pháp thủ công: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh lên nhật ký chung thông qua các bảng kê, sổ chi tiết… cuối tháng căn cứ vào nhật ký chung để ghi Sổ cái. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật đang phát triển, Công ty vẫn áp dụng hình thức Kế toán nhật ký chung nhưng hiện đã được thực hiện trên máy, Công ty đã ứng dụng phần mềm Easy Accounting của Công ty Cổ phần điện tử tin học FSC và công tác kế toán. Việc sử dụng phần mềm trong công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng giúp Công ty hạch toán tương đối nhanh, thuận lợi, đảm bảo sự chính xác và giảm bớt khối lượng công việc của kế toán mà chủ yếu chỉ tập trung và khâu xử lý, phân loại chứng từ và định khoản kế toán riêng phần hành kế toán tiền lương thực hiện thủ công. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được tiến hành theo các bước: - Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán nhập dữ liệu vào máy theo các định khoản liên quan đến các tài khoản 621, 622, 627. - Cuối quý kết chuyển các tài khoản 621, 622, 627 sang 154 theo từng sản phẩm, kế toán tính giá vốn kết chuyển từ 632 sang 911 theo từng sản phẩm.  Máy sẽ tự động xử lý thông tin và tính giá thành sản phẩm. Nguyễn Thu Trang 5 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp b. Tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Phó phòng kế toán KT tổng hợp, TSCĐ, KT các khoản phải thu, phải trả khác Thủ quỹ KT thành phẩm, KT bán hàng, KT công nợ với người mua KT vật tư công nợ với người bán, KT ngân hàng, KT thanh toán Các nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần CMC. Phòng Tài chính Kế toán của Công ty được tổ chức Kế toán theo kiểu tập trung trong điều kiện thực hiện Kế toán máy. Theo hình thức này từ phòng Kế toán trung tâm của đơn vị thực hiện toàn bộ công tác Kế toán từ việc thu nhận, lập chứng từ Kế toán, đến xử lý kiểm tra, phân loại chứng từ vào máy, thực hiện hệ thống hóa thông tin Kế toán trên máy với chương trình đã cài đặt. Tại các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán, chỉ bố trí nhân viên Công ty xử lý. Tại phòng Kế toán trung tâm tổ chức một trung tâm máy tính để thực hiện xử lý, hệ thống hóa toàn bộ thông tin Kế toán của toàn đơn vị. Phòng kế toán của Công ty gồm 10 kế toán viên, trong phòng Kế toán trung tâm 8 người. Mô hình bộ máy Kế toán được mô tả theo - sơ đồ 1.2 - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chính sách chế độ báo cáo Kế toán định kỳ, bảo quản hồ sơ tài liệu Kế toán theo chế độ lưu trữ. - Phó phòng Kế toán: Có nhiệm vụ giúp trưởng phòng Kế toán trong công tác quản lý và kiểm trả việc chấp hành chế độ Tài chính Kế toán. - Kế toán tổng hợp, Kế toán tài sản cố định và các khoản phải thu, phải trả khác: Có nhiệm vụ xác định tăng giảm tài sản cố định, mức khấu hao tài sản kế toán tập hợp các tài liệu của các thành viên Kế toán khác, lập bảng kê, bảng tổng hợp chi phí, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kiểm tra và tập hợp số liệu ghi vào Nguyễn Thu Trang 6 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp các sổ tổng hợp đồng thời lập các báo cáo định kỳ. - Kế toán vật tư, công nợ với người bán, Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ phản ánh tập hợp số liệu về tình hình mua bán, vận chuyển, bảo quản, nhập xuất tồn kho, giám sát thu chi ở tài khoản tại ngân hàng, quản lý sổ quỹ tiền mặt, theo dõi công nợ của Công ty với các nhà cung cấp và các ngân hàng mà Công ty giao dịch. - Kế toán thành phẩm bán hàng và công nợ với người mua: Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tập hợp sản phẩm hoàn thành nhập kho và tiêu thụ của Công ty, xác định doanh thu, kết quả bán hàng, kê khai và tính thuế GTGT phải nộp, theo dõi chi tiết công nợ của từng khách hàng đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp số liệu để cung cấp thông tin cho phòng Tổ chức lao động tính toán tiền lương, phụ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ cùng bộ phận Kế toán thanh toán tiến hành thu chi, theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi và tồn quỹ tiền mặt ở đơn vị, định kỳ đi nộp tiền vào tài khoản tại ngõn hàng. c. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty :  Các chế độ áp dụng: Theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp trước đây và quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay và Thông tư 244/2009/TT- BTC ngày 31/12/2009 về hướng dẫn bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.  Phương pháp áp dụng: - Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Theo đơn vị tiền tệ Việt Nam. Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán theo tỷ giá liên ngân hàng. - Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho của Công ty: theo giá gốc. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo pp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền. - Kỳ kế toán năm (từ 01/01 năm tài chính đến 31/12 năm tài chính). - Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán là “Đồng Việt Nam”.  Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty áp dụng hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các tài khoản doanh nghiệp đang dùng hiện nay: TK loại 1: 111, 112, 131, 133, 138, 139, 141, 142, 152, 154 Nguyễn Thu Trang 7 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TK loại 2: 211, 214, 241 TK loại 3: 331, 333, 334, 335, 338, 341 TK loại 4: 411, 412, 414, 415, 421, 431, 441 TK loại 5: 511 TK loại 6: 621, 627, 622, 632, 641, 642 TK loại 7: 711 TK loại 8: 811 TK loại 9: 911 Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản ngoại bảng như TK 002, 004, 009.  Chế độ sổ kế toán: - Sổ quỹ tiền mặt. - Sổ tiền gửi Ngân hàng. - Sổ tài sản cố định. - Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán. - Sổ chi tiết bán hàng. - Sổ chi tiết vay. - Sổ chi phí sản xuất kinh doanh và các loại sổ chi tiết khác. Ngoài ra Công ty còn sử dụng các loại bảng phân bổ như: Bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Do đặc điểm của đơn vị là có quy mô lớn, đa dạng, cho nên Công ty áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ và phương pháp kê khai thường xuyên. Để cung cấp thông tin kế toán cho yêu cầu quản lý nội bộ và cơ quan quản lý Công ty lập hệ thống báo cáo gồm:  Báo cáo nội bộ: - Báo cáo quỹ tiền mặt hàng ngày. - Báo cáo tiền gửi Ngân hàng hàng tháng. - Báo cáo công nợ hàng tháng.  Báo cáo theo quý: - Báo cáo chi phí giá thành sản phẩm. - Báo cáo lãi lỗ kinh doanh. - Báo cáo thu nhập.  Báo cáo cơ quan cấp trên gồm có 4 biểu: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính. d. Chính sách áp dụng tại công ty: Niêm độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết Nguyễn Thu Trang 8 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ. Nguyên tác chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá thông báo của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tổ chức công tác kiểm tra Kế toán: Công ty có một bộ phẩn kiểm toán tiến hành kiểm tra Kế toán căn cứ vào các chứng từ Kế toán. Sổ sách Kế toán, báo cáo Kế toán… Nhằm phát hiện, ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ quản lý và Kế toán. Tổ chức lập và phân tích báo cáo: Theo định kỳ phòng Tài chính Kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính bao gồm: Theo định kỳ phòng Tài chính Kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối Kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. e. Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở công ty:  Giới thiệu phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong việc quản lý các chứng từ kế toán, phần mềm Easy Accounting đã được xây dựng trên cơ sở hệ thống hóa các quy định hiện hành về kế toán, áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo một trật tự, kết cấu hợp lý. Đặc biệt, Easy Accounting tuân theo tiêu chuẩn của phần mềm kế toán, nghĩa là không làm thay đổi giá trị và nguyên tắc hạch toán. Easy Accounting được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Visual Basic, vì vậy có giao diện thân thiện, đẹp mắt, gần gũi với người sử dụng và có thể chạy trên mọi hệ điều hành từ Window 98, Window Me, Window 2000, Window NT, Window XP,… Nét đặc trưng của Easy Accounting là giao diện nhập liệu giản đơn. Vì vậy những người am hiểu nghiệp vụ kế toán, biết chút ít về tin học văn phòng có thể sử dụng được dễ dàng, còn người không biết chút ít gì về nghiệp vụ kế toán, chỉ cần mở giúp đỡ nhập đúng định khoản cho nghiệp vụ phát sinh, công việc còn lại đã có Easy Accounting làm tất cả. Phần mềm kế toán Easy Accounting là bộ chương trình dựng để xử lý tự động các thông tin kế toán trên máy tính bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ theo quy trình của kế toán, sau đó in ra các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán. Chức năng của phần mềm kế toán Easy Accounting là đảm bảo một số nguyên lý chung như: Xác định mã hóa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, danh mục, khoản mục chi phí, tài khoản, chứng từ sử dụng… Các tài liệu gốc được cập nhật vào máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu giữ trên thiết bị nhớ ở dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, từ các tệp dữ liệu chi tiết chuyển qua các tệp sổ cái để hệ thống hóa các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Định kỳ, các sổ cái sẽ được xử lý để lập báo cáo kế toán. Phương pháp tính giá thành thường được sử dụng trong điều kiện thực hiện kế toán máy là phương pháp tính giá thành giản đơn. Cuối kỳ, các khoản chi phí được tập hợp và kết chuyển tự động nhờ chức năng kết chuyển chi phí cuối kỳ hay bút toán khóa sổ cuối kỳ. Chương trình cho phép tự động xem và in các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản chi phí và bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí. Chương trình phần mềm kế toán Easy Accounting thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu Nguyễn Thu Trang 9 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quả.  Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán máy: Chứng từ ban đầu Nhập dữ liệu vào máy tính Xử lý tự động theo chương trình Sổ kế toán tổng hợp Sổ kế toán chi tiết Các báo cáo kế toán Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán máy Sau quá trình nhập liệu các chứng từ kế toán, với chương trình phần mềm kế toán Easy Accounting đã được cài đặt, khi có lệnh, chương trình tự động chạy và cho phép kết xuất, in ra các sổ sách, báo cáo kế toán tương ứng theo yêu cầu của người sử dụng. Các sổ sách báo cáo chủ yếu Công ty sử dụng là: - Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. - Bảng tổng hợp chi phí tiền lương và BHXH. - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh các tài khoản. - Bảng tổng hợp chi phí SXKD. - Bảng kê chi phí sản xuất theo đối tượng. - Sổ chi phí các tài khoản. - Sổ cái tài khoản. Nguyễn Thu Trang 10 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chứng từ kế toán Nhập dữ liệu Tệp số liệu chi tiết Tự động chuyển số liệu Tệp sổ cái Tệp số liệu tổng hợp tháng Tổng hợp dữ liệu cuối tháng Báo cáo kế toán, sổ sách kế toán Sơ đồ 1.4: Quy trình xử lý, hệ thống hóa thông tin trong hệ thống Kế toán tự động Nguyễn Thu Trang 11 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CMC I. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần CMC 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần CMC: Công ty Cổ phần CMC là một doanh nghiệp Nhà nước loại 1, hoạt động ổn định và không ngừng phát triển từ nhiều năm qua. Việc tổ chức công tác Kế toán luôn được coi trọng trên cơ sở thực tế của Công ty. Công ty phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và bao gồm chi phí mua và vận chuyển về kho của Công ty, nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm: Đất sét, Fenspat (FBN), đá cuội, men mầu,… Chúng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Việc xuất dựng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất mà cụ thế là kế hoạch sản xuất hàng tháng. Việc hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực hiện trên TK621- CFNVLtt - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp (trích đủ theo đúng chế độ quy định của Bộ Tài chính) và các khoản phụ cấp được tính theo tính chất công việc và người công nhân phải thực hiện như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực,… Việc hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện trên TK622NCtt - Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng của Công ty dựng để quản lý và phục vụ sản xuất. Hiện nay trong khoản mục chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương, các khoản phải trả khác cho nhân viên phân xưởng. + Chi phí nguyên vật liệu dùng cho phục vụ sản xuất tại phân xưởng: xăng dầu, mỡ. + Chi phí công cụ dụng cụ: Các khoản chi phí về công cụ dụng cụ mà Công ty xuất dùng trong tháng phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất tại phân xưởng như: bóng điện, đá mài hợp kim, đĩa cắt. Nguyễn Thu Trang 12 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Chi phí khấu hao tài sản cố định trong sản xuất gạch Ceramic. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phục vụ cho hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, dịch vụ cung cấp điện, nước. + Chi phí khác bằng tiền Việc hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung được thực hiện trên TK627CFSXC Chi phí nhân viên phân xưởng được hạch toán trên TK6271 Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất tại phân xưởng được hạch toán trên TK6272 Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất tại phân xưởng được hạch toán trên TK6273 Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất tại phân xưởng được hạch toán trên TK6274 Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động phân xưởng được hạch toán trên TK 6277 Chi phí khác bằng tiền được hạch toán trên TK6278 Xuất phát từ đặc điểm tình hình sản xuất sản phẩm ở Công ty là chu kỳ sản xuất ngắn, số lượng sản phẩm nhiều và được sản xuất hàng loạt, trong tháng thường xuyên có sản phẩm nhập kho. Do vậy Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này các khoản mục chi phí được Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tập hợp theo từng quý trong năm ( để phù hợp với kỳ tính toán giá thành sản phẩm ) đó là vào đầu tháng của quý sau trên cơ sở số liệu từ các bộ phận Kế toán khác liên quan chuyển sang như: Kế toán vật tư, Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, Kế toán tài sản cố định… Thực tế ở Công ty Cổ phần CMC các phần hành Kế toán đều được thực hiện thông qua chương trình phần mềm Easy Accounting trên máy vi tính, ngoài trừ việc lập các chứng từ ban đầu như: Chứng từ bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công. 2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần CMC: a. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo phạm vi giới hạn đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Do đặc thù cơ cấu sản xuất, Công ty Cổ phần CMC chỉ có duy nhất 01 phân Nguyễn Thu Trang 13 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp xưởng với 02 loại sản phẩm gạch Ceramic là gạch 300x300 và gạch 400x400, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phân xưởng gạch và được tổng hợp chi phí cho 02 loại sản phẩm gạch Ceramic là gạch 300x300 và gạch 400x400 theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. b. Đối tượng tính giá thành tại Công ty Cổ phần CMC Đối tượng tính giá thành là sản phẩm gạch 300x300 và gạch 400x400, công việc lao vụ doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các sản phẩm gạch 300x300 và gạch 400x400, lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. 3. Chừng từ kế toán, tài khoản sử dụng, trình tự hạch toán và quy trình luân chuyển chứng từ của Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. Thông thường khoản này có liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trường hợp này nên Công ty tập hợp theo phương pháp trực tiếp, tức là các chứng từ về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến đối tượng nào thì vào bảng kê và ghi thẳng vào các tài khoản và chi tiết cho đối tượng đó. Khi tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần tổng hợp chi phí phần nguyên vật liệu chưa sử dụng hết, phần phế liệu thu hồi (nếu có), phần chi phí thực tế sẽ là: Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ = Chi phí NVL đưa vào sử dụng trong kỳ Trị giá NVL còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi a. Chứng từ kế toán: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng 1 số chứng từ kế toán chủ yếu: - Phiếu xuất kho nguyên vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm - Hóa đơn mua NVL sử dụng ngay cho sản xuất. - Bảng phân bổ nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất. b. Tài khoản sử dụng: Kế toán Chi phí nguyên vật liệu sử dụng những tài khoản chủ yếu sau: Nguyễn Thu Trang 14 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152: Nguyên vật liệu TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang c. Trình tự hạch toán:  Khi xuất kho nguyên vât liệu dựng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 621 Có TK 152  Khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 621 Có TK 111,112, 331… Có TK 133  Cuối kỳ, Công ty tiến hành nhập kho nguyên vật liệu chưa sử dụng hết cuối kỳ và phế liệu thu hồi, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 621  Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu cuối kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 621  Trường hợp chi phí nguyên vật liệu vượt quá mức bình thường: Nợ TK 632 Có TK 621 Nguyễn Thu Trang 15 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp d. Quy trình luân chuyển chứng từ: Sổ Nhật ký chung TK 621 Sổ chi tiết TK 621 Chứng từ gốc (phiếu xuất kho …) Sổ Cái TK 621 Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng 3.2. Kế toán Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Tỷ lệ trích các khoản theo quy định hiện hành: BHXH: 22% trên tổng lương cơ bản. BHYT: 4,5% trên tổng lương cơ bản. KPCĐ: 2% trên tiền lương thực tế. BHTN: 2% trên tiền lương cơ bản. a. Chứng từ kế toán: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng các chứng từ có liên quan như: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng phân bổ lương và BHXH b. Tài khoản sử dụng: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản sau: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 334: Phải trả công nhân viên TK 335: Chi phí phải trả TK 338: Phải trả khác TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế Nguyễn Thu Trang 16 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp c. Trình tự hạch toán:  Tính ra lương chính, phụ và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334  Trường hợp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335  Trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp theo lương của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 338(2, 3)  Cuối kỳ, Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí: Nợ TK 154 Có TK 622  Trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt quá mức bình thường, kế toán ghi: Nợ TK 632 Có TK 622 Nguyễn Thu Trang 17 Lớp: Đ3KT3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp d. Quy trình luân chuyển chứng từ: Chứng từ gốc (bảng chấm công, phiếu xác nhận làm thêm …) Bảng thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 622 Sổ chi tiết TK 622 Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng 3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. a. Chứng từ kế toán: Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng các chứng từ có liên quan như: - Bảng tính phân bổ khấu hao - Phiếu chi - Giấy báo nợ của Ngân Hàng - Hóa đơn mua hàng: công cụ dụng cụ, vật liệu… - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. b. Tài khoản sử dụng: Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK 627: Chi phí sản xuất chung. TK này được mở 6 TK cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí: TK 6271: Chi phí nhân viên TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài Nguyễn Thu Trang 18 Lớp: Đ3KT3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan