Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kiểm toán Tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần sứ kỹ thuật hoàng liên s...

Tài liệu Tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần sứ kỹ thuật hoàng liên sơn

.DOC
45
372
115

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Thực tiễn phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển đều cần phải quản lý, khai thác và sử dụng tốt mọi nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Các doanh nghiệp phải vạch ra được những chiến lược hoạt động sao cho có hiệu quả cao để tồn tại trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng phải liên tục được hoàn thiện và nâng cao bởi lẽ hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán gắn liền với các hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhiệm công tác hạch toán mang lại các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó có thể nói, kế toán đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Một trong những công tác quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là công tác tài chính kế toán . Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, với sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ trong phòng tài chính kế toán, em đã có cơ hội tiếp cận với thực tế hoạt động và công tác hạch toán kế toán của công ty. Bài báo cáo của em gồm 3 phần: PHẦN 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn PHẦN II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn PHẦN III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Do thời gian thực tập còn ít và kiến thức còn nhiều hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Ánh để báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ KỸ THUẬT HOÀNG LIÊN SƠN 1.1- Giới thiệu về Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn 1.1.1- Thông tin về Công ty Tân công ty: Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn. Tên giao dịch quốc tế: Hoàng Liên Sơn Technical Ceramics Joint Stock Company. Tên viết tắt: HOCERATEC Địa chỉ: Phường Yên Ninh - TP. Yên Bái - Tỉnh Yên Bái, Việt Nam. Điện thoại: +84 (29) 3852477 – 3852565 Fax: +84 (29) 3853083 E-mail: [email protected] Website: www.hoceratec.com. Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và Kinh doanh các loại sứ cách điện. Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là doanh nghiệp có vốn cổ phần nhà nước, được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp nhà nước; hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng cho tên gọi; có tài khoản mở tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Yên Bái và Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái; là thành viên chính thức của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Công ty có 1 xí nghiệp sản xuất và 4 văn phòng đại diện tại các thành phố: - Số 4 Đường Hoàng Sâm – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội - Số 349 Đường Hà Huy Tập – TP. Vinh - Số 52 Đường Hải Phòng – TP. Đà Nẵng - Số 182 Đường Cộng Hòa – Quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh. 1.1.2- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn * Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1992 Nhà máy Sứ Hoàng Liên Sơn được thành lập ngày 31/2/1981 theo quyết định số 38/TTg củaThủ tướng Chính phủ. Công suất thiết kế là 720 tấn sản phẩm/năm. ( Trong đó: Sứ đỡ dây điện 10kv – 35kv là 350 tấn, Sứ hóa chất thí nghiệm là 20 tấn, Sứ dân dụng mỹ nghệ là 350 tấn). Tổng vốn: 5.596.000 đồng. Biên chế lao động: 500 người; Thiết bị sản xuất do Việt Nam và Trung Quốc chế tạo. Sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam, đã được Nhà nước cấp dấu chất lượng cấp I và cấp cao. Sản phẩm do nhà máy sản xuất được sử dụng trong nước theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. *Giai đoạn từ năm 1992 đến nay Ngày 29/12/1992, Ủy ban nhân dân Tỉnh Yên Bái ra quyết định số 220/QĐ – UB thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, đổi tên nhà máy sứ Hoàng Liên Sơn thành Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn. Tổng số vốn kinh doanh là 2.935.277.863 đồng. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát huy vai trò tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ hệ thống lưới điện quốc gia phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã lựa chọn phương án đầu tư chuyên sâu vào sản xuất sứ cách điện. Năm 1993, Công ty thực hiện dự án đầu tư mở rộng tăng thêm năng lực sản xuất lên 750 tấn sản phẩm/năm. Thiết bị công nghệ sản xuất được đổi mới thay thế bằng các thiết bị tiên tiến hiện đại do Cộng hòa Liên Bang Đức chế tạo. Công ty hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Cùng với việc đầu tư đào tạo phát triển nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cũng được thiết lập trên phạm vi cả nước. Năm 1998, Công ty xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, bắt đầu quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năm 2001, Công ty tiếp tục thực hiện dự án đầu tư giai đoạn II sản xuất sứ cách điện kiểu treo đến 220KV đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC, công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm. Thiết bị công nghệ nhập khẩu của Cộng hòa Liên Bang Đức và Trung Quốc, trong đó khâu tạo hình và nung sản phẩm được tự động hóa; phòng thử nghiệm được trang bị tương đối hoàn chỉnh. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, ngày 24/12/2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ra quyết định số 387/QĐ – UB phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn thành Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn từ ngày 01/01/2004. Số vốn điều lệ của doanh nghiệp là: 8.458.600.000 đồng, trong đó cổ phần nhà nước chi phối 56%, cổ đông là người lao động trong công ty chiếm 44%. Nhằm nâng cao năng lực sản xuất phục vụ nhu cầu phát triển hệ thống lưới điện quốc gia và xuất khẩu. Năm 2003, Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tiến hành đầu tư giai đoạn III thêm một dây chuyền sản xuất sứ cách điện công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm; thiết bị công nghệ đồng bộ do Cộng hòa Liên Bang Đức và Trung Quốc chế tạo. Năm 2007, Cơng ty nhập khẩu thêm một dây chuyền sản xuất từ Anh nõng cơng suất tăng thờm 1500 tấn sản phẩm/ năm. Đến nay, trình độ công nghệ của Công ty đạt 30 cơ khí hóa và 70% tự động hóa. Năng lực sản xuất thực tế đạt trên 5.000 tấn sản phẩm/năm (vượt công suất thiết kế). Công ty đã sản xuất được hơn 200 loại sứ cách điện cấp điện áp từ 0,4kv – 220kv với tính năng sử dụng khác nhau như (Sứ đỡ đường dây, sứ máy biến áp, sứ cầu dao, sứ cầu chì, sứ van chống sét, sứ đỡ trạm, sứ hạ thế các loại…) trong các điều kiện môi trường khác nhau như (mưa nhiều, ô nhiễm, nhiễm mặn). Sản phẩm sứ cách điện của Công ty được sản xuất, kiểm tra và thử nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và các tiêu chuẩn quốc tế (IEC, DIN, BS, ANSI). Sản phẩm sứ cách điện của công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu công ty trong nước và quốc tế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại 64 tỉnh thành trong nước, chiếm 70% thị phần sứ cách điện. Thị trường xuất khẩu gồm các nước: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Lào, Thụy Điển, Hoa kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ… Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.3- Các thành tựu đạt được Trong những năm qua, Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu tổ chức của công ty phù hợp, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, các thành viên trong công ty đoàn kết, thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Sản xuất kinh doanh của Công ty ổn định và phát triển, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công ty đã đạt nhiều giải thưởng chất lượng đẳng cấp quốc gia và quốc tế: - Giải quả cầu vàng chất lượng; - Giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á Thái Bình Dương; - Cúp vàng top ten thương hiệu Việt; - Cúp vàng về sự tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững; ………… Hàng năm có trên 90% tập thể và cá nhân người lao động được các cấp khen thưởng. Công ty đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Bộ công nghiệp, Bộ lao động thương binh và xã hội; Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua xuất sắc trong phòng trào thi đua lao động và an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ; Chính phủ 2 lần tặng bằng khen và cờ thi đua xuất sắc; Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III. Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc trong giai đoạn 1995-2005, Đảng và Nhà nước đã trao tặng công ty danh hiệu vinh dự Nhà nước: “ Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1.2. 1 Chức năng, nhiệm vụ của Cụng ty Cơng ty Cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liân Sơn là một doanh nghiệp cú tư cách pháp nhõn hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Cụng ty cú chức năng, nhiệm vụ sau: - Xây dựng, tổ chức hoạt động theo mục tiâu, kế hoạch Nhà nước và Cụng ty đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, đúng mục đích thành lập Doanh nghiệp. - Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình về hoạt động sản xuất và tuân thủ những qui định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước. - Quản lý và sử dụng vốn theo đúng qui định và đảm bảo cú lói - Thực hiện nghiân cứu phát triển nhằm nõng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nõng cao sức cạnh tranh của cụng ty trong thị trường trong và ngoài nước. - Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan nhà nước, tổ chức cú thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ mĩi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng tiâu chuẩn kỹ thuật mà cơng ty áp dụng cũng như những quy định cú liân quan đến hoạt động của cơng ty. Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh cụng ty cú quyền hạn sau: - Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh; Giám đốc cụng ty là người đại diện cho cụng ty về quyền lợi, nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của cụng ty theo quy định hiện hành. - Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như quảng cáo, triển lóm sản phẩm, mở các văn phòng đại điện… - Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính cớ tư cách pháp nhõn, cú con dấu, cú tài khoản riêng tại ngõn hàng… 1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty Sản xuất kinh doanh sản phẩm sứ kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển ngành cụng nghiệp kỹ thuật điện và xuất khẩu. Sản phẩm là sứ cách điện điện áp từ 0,4-110 và 220KV gồm các loại sứ: sứ đỡ dây, sứ cầu dao, sứ cầu chì, sứ máy biến áp, sứ xuyân tường và các loại sứ khác. Sản phẩm được sản xuất kiểm tra, thử nghiệm theo tiâu chuẩn Việt Nam TCVN4659-1993 và các tiâu chuẩn quốc tế như IEC, DIN, ANSI, JIS… Hệ thống quản lý áp dụng 3 hệ thống quản lý theo tiâu chuẩn quốc tế gồm ISO 9001:2000; ISO 14001:2004; ISO/IEC 17025 Thị trường tiâu thụ trong nước gồm các đơn vị thuộc EVN tại 64 tỉnh, thành phố trong nước và xuất khẩu sang các nước trong và ngoài khu vực trờn thế giới. 1.2.3- Đặc điểm về vị trí địa lý Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đúng trên địa bàn Phường Yên Ninh – Thành phố Yên Bái, cách ga tàu hoả Yên Bái 4km, cách Hà Nội 180km, cách cảng biển Hải Phòng 270km, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 180km. Trong tương lai gần có đường bộ xuyên Á đi qua thành phố Yên Bái. Khí hậu của Thành phố Yên Bái thuộc vùng nóng ẩm, nắng ít, mưa nhiều, độ ẩm trung bình cao nhất 87%, lượng mưa bình quân 2.106,9 mm/năm. Yên Bái có nguồn tài nguyên khoáng sản như: Cao lanh, trường thạch, thạch anh, đá vôi… có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, khoảng cách đến các mỏ khai thác khoảng 20km, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt nó là nguyên liệu chính để sản xuất sứ cách điện. 1.2.4- Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất Công nghệ hiện tại của Công ty là công nghệ gia công theo phương pháp truyền thống: Gia công phối liệu theo phương pháp ướt, tạo hình sản phẩm theo phương pháp dẻo. Qui trình sản xuất sứ cách điện của công ty mang tính chất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Qui trình công nghệ của Công ty chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn I: Gia công nguyên liệu + Giai đoạn II: Tạo hình sản phẩm + Giai đoạn III: Nung và hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm được chế biến tuần tự theo các bước, kết quả của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Qui trình công nghệ sản xuất sứ cách điện của Công ty được biểu hiện ở sơ đồ sau Sơ đồ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SỨ CÁCH ĐIỆN Gia công nguyên liệu Tạo hình Nung Nghiền ép Sấy khô Hoàn thiện Chân không Kiểm tra Kiểm tra thử nghiệm Phôi Tráng men Đóng gói nhập kho Nguyên liệu thụ * Thuyết minh quy trình chế biến sản phẩm sứ cách điện như sau: - Giai đoạn I: Từ nguyên liệu thụ như cao lanh, đất sét, trường thạch, thạch anh… được tuyển chọn, gia công. Các nguyên liệu này theo bài phối liệu được đưa vào máy nghiền bi, nghiền từ 30-32 giờ, sau đó chuyển sang bể khuấy qua máy sàng khử sắt và máy ép, sản phẩm là tấm liệu ép có độ ẩm 22%-23%. Quá trình này loại bỏ hoàn toàn các tạp chất kim loại đảm bảo yêu cầu cách điện của sản phẩm. Những tấm ép được chuyển vào máy luyện thụ (PVP 56). Sau khi luyện thụ chuyển vào kho ủ sau một thời gian chuyển sang máy luyện chân không, luyện thành phôi kết thúc giai đoạn I. - Giai đoạn II: Từ phôi được tạo hình thành các sản phẩm, sau đó được sửa và đưa vào lò sấy khô, kiểm tra khuyết tật rồi chuyển sang đánh bóng, tráng men kết thúc giai đoạn II. Sản phẩm giai đoạn này là sản phẩm mộc có điều kiện là bán thành phẩm cho giai đoạn tiếp theo. - Giai đoạn III: Sản phẩm mộc được đưa vào lò nung từ 42-48 giờ, nhiệt độ tối đa 1280 độ, sau đó làm nguội rồi ra lò, phân loại sản phẩm, hoàn thiện, kiểm tra khuyết tật rồi đưa đi thử nghiệm, sản phẩm được đóng hộp nhập kho. Kết thúc giai đoạn này là thành phẩm có đủ điều kiện tham gia lưu thông tiêu thụ. Quá trình chế tạo sản phẩm qua nhiều khâu, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: chất lượng nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị, trình độ công nghệ, khí hậu thời tiết… đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ để ổn định công nghệ và hạn chế các khuyết tật sản phẩm. Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm có kích thước hình dạng khác nhau. Để hoàn thiện một sản phẩm thì ngoài các thao tác cơ bản cần phải thực hiện các thao tác chi tiết. Vì vậy rất khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp cơ khí hoá hoặc tự động hoá ở một số khâu như sấy và tráng men. 1.2.5- Đặc điểm về cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị Nhà xưởng sản xuất của Công ty được xây dựng từ năm 1981 theo qui hoạch cũ nhiều tường ngăn. Tuy đã nhiều lần nâng cấp nhưng chủ yếu là chắp vá, khó cải tạo nên diện tích sử dụng chật, khó bố trí theo dòng chảy sản xuất. Nhà làm việc của bộ phận quản lý đã được sửa chữa và nâng cấp tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay của công ty. Các thiết bị sản xuất của Công ty đều có công suất lớn, tiêu thụ điện năng và nhiên liệu cao, tiếng ồn và độ rung lớn, nước thải nhiều; thiết bị nung và sấy thải ra khí nóng ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện làm việc. Công đoạn nung và một phần công đoạn tạo hình sản phẩm sử dụng thiết bị tự động, còn các khâu khác là thiết bị cơ khí. Thiết bị cơ khí có ưu điểm dễ thao tác, năng suất lao động cao, chi phí đầu tư thấp; nhược điểm sai số kích thước lớn, khuyết tật bề mặt sản phẩm nhiều. Thiết bị tự động đảm bảo độ chính xác cao, bề mặt sản phẩm đẹp nhưng năng suất thấp hơn, yêu cầu người vận hành phải có trình độ cao, chi phí đầu tư lớn. Máy móc thiết bị của công ty thể hiện trong bảng sau: Bảng 01: THỐNG KÊ NĂNG LỰC CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG CÔNG TY Danh mục Đơn vị Số Công suất Nước sản xuất Lò nung Máy tạo hình tự động Máy tạo hình cơ khí Máy luyện thụ Máy luyện tinh Máy ép Máy nghiền bi tính Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái lượng 03 04 25 02 05 04 10 thiết kế 2.750 tấn/năm 10 cái sp/giờ 15 cái sp/giờ 20 tấn/giờ 12 tấn/giờ 0,6 tấn/giờ 6000tấn/năm CHLB Đức Trung Quốc Việt Nam Việt Nam CHLB Đức CHLB Đức CHLB Đức và 4000tấn/năm Trung Quốc Hàn quốc và Việt TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Hệ thống thử nghiệm Cái 01 Nam Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Ngoài các thiết bị chính trên dây chuyền thì Công ty còn có một số thiết bị phụ trợ khác như: Hệ thống cấp nước, Hệ thống điện và các thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa để có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên và liên tục. 1.2.6- Đặc điểm về lao động Tổng số lao động của công ty năm 2010 là 352 lao động. Trong đó lao động không thuộc diện ký hợp đồng lao động 7 người; lao động ký hợp đồng lao động là 345 người, trong đó loại hợp đồng không xác định thời hạn là 230 người, xác định thời hạn là 115 người. Lao động nữ chiếm 45,45% tương ứng với 160 người; lao động quản lý gián tiếp 11,93% tương ứng là 42 người và lao động sản xuất chiếm 88,08% tương ứng với 310 người. Căn cứ vào số lao động năm 2008 của doanh nghiệp ta lập bảng cơ cấu chất lượng như sau: Bảng 02: CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY NĂM 2010 Trình độ TT 1 2 3 Diễn Số giải LĐ Tống số LĐ LĐ quản lý LĐSX Trực Nữ Trình độ đào tạo Độ tuổi Văn hoá TH PT ĐH Bậc Bậc Bậc 18 36 > CS TH CĐ Cấp 1-2 3-4 5-6 35 45 45 T. 352 160 17 335 52 15 66 190 29 211 112 29 42 14 - 42 38 7 - - - 21 16 5 310 146 17 293 14 6 66 190 29 199 97 24 247 136 17 275 - - 64 178 29 194 67 18 36 10 - 36 14 8 2 12 - 5 30 6 tiếp LĐ 4 5 Công nghệ LĐ pv+pt Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Căn cứ vào bảng trên ta thấy: - Trình độ văn hoá: tương đối cao, tốt nghiệp PTTH đạt 95,17% tương ứng với 335 người. - Trình độ đào tạo: cơ bản về số lượng và chất lượng được chi tiết như sau: + Đại học, cao đẳng chiếm 14,77% tương ứng với 52 người; + Trung cấp 4,26% tương ứng với 15 người; + Lao động sản xuất 310 người. Trong đó bậc 1-2 chiếm 18,75% tương ứng với 66 lao động; bậc 3-4 chiếm 53,98% tương ứng với 190 lao động; bậc 5-6 chiếm 8,24% tương ứng với 29 lao động. - Về độ tuổi: từ 18-35 chiếm 59,94% tương ứng với 211 người; từ 36-45 chiếm 31,82% tương ứng 112 người; trên 45 chiếm 8,24% tương ứng là 29 người. Độ tuổi bình quân khoảng 35 tuổi. Nói chung lực lượng lao động của Công ty trẻ, có trình độ và chuyên môn khá cao bậc thợ bình quân là 3,6/7. Cán bộ lãnh đạo đều có trình độ đại học được đào tạo cơ bản, lao động trong công ty được bố trí tương đối hợp lý với từng nghề đào tạo. 1.2.7- Công tác khoa học kỹ thuật Trong 3 năm từ 2008-2010, Công ty đã tổ chức nghiên cứu ứng dụng 5 đề tài khoa học kỹ thuật và hơn 100 sáng kiến cải tiến kỹ thuật về công nghệ sản xuất sứ cách điện chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có một đề tài thuộc chương trình Kỹ thuật – kinh tế về công nghệ vật liệu của nhà nước có vốn đầu tư 4 tỷ đồng, được Chính phủ hỗ trợ 2,5 tỷ đồng. Đồng thời với việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, Công ty đã nghiên cứu, sản xuất đưa ra thị trường 5 loại sản phẩm mới theo đơn hàng xuất khẩu. Đã áp dụng 22 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm lợi ban đầu 1,5 tỷ đồng. Trong đó có một sáng kiến điển hình là tận dụng nhiệt thải của lò nung để sấy sản phẩm mộc thay cho lò sấy than. Tác giả của sáng kiến đã được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen và huy hiệu lao động sáng tạo. Các đề tài và sáng kiến đã cho ra đời thêm một số sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn Quốc tế như sứ treo từ 70-120KN, sứ biến áp, sứ Pinpost và Linepost đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm. Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể. Số tiền làm lợi từ phát huy sáng kiến trong thời gian qua là trên 6 tỷ đồng. 1.3- Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty - Tổng số lao động có mặt đến 31/12/2010 là 352 người. - Tổ chức quản lý công ty gồm có: Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; ban giám đốc; 5 phòng ban; 1 Xí nghiệp sản xuất; 4 Văn phòng đại diện. - Tổ chức Đảng: Đảng bộ cơ sở gồm 2 chi bộ trực thuộc; tổng số có 200 đảng viên. - Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có 3 chi đoàn thuộc, tổng số có 118 đoàn viên thanh niên. 1.3.1- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty thông qua các phương án chỉ đạo cụ thể và biện pháp thực hiện tối ưu phù hợp với tình hình phát triển của công ty. Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của Công ty, bộ máy quản lý cơ cấu hợp lý được tổ chức hoạt động theo mô hình trực tuyến, chịu sự điều chỉnh kịp thời của Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Biểu hiện sự tập trung thống nhất quản lý theo nguyên tắc: Mỗi nhân viên chỉ có một thủ trưởng, mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên trực tiếp. Hệ thống chỉ thị, mệnh lệnh, báo cáo thực hiện thống nhất theo nguyên tắc này. Trong sản xuất kinh doanh đều do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định. Hệ thống tham mưu, giúp việc có các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban chức năng, thể hiện trong sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, dưới đây: Sơ đồ 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh doanh Phòng QLCL Phòng Kế toán Xí nghiệp Sứ Phòng TCHC BAN KIỂM SOÁT 1.3.2- Chức năng, nhiệm vụ 1.3.2.1- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty + Sản xuất, kinh doanh sứ, thuỷ tinh cách điện, polymer và các phụ kiện đồng bộ; sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị điện cho đường dây và trạm. + Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp nguyên, nhiên vật liệu, tư liệu sản xuất, sản phẩm sứ, thuỷ tinh cách điện, polymer và thiết bị bảo vệ đường dây. + Nhập khẩu trực tiếp máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất. 1.3.2.2- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị Công ty - Quyết định chiến lược phát triển của Công ty; - Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại; - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; - Quyết định phương án đầu tư và các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được qui định tại điều lệ của Công ty; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng và Giám đốc xí nghiệp; quyết định mức lương và các quyền lợi khác của các chức danh đó; - Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ Công ty; quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của Doanh nghiệp khác; - Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; - Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; - Quyết định chào giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty; định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng; - Quyết định mua lại không qua 10% số cổ phần đã bán của từng loại; - Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty. 1.3.2.3- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban * Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành Công ty Là người đứng đầu có quyền quản lý, điều hành cao nhất chỉ đạo toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Đảng uỷ, Đại hội đồng cổ đông và pháp luật. Trực tiếp quản lý phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính; - Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ Công ty; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổ trưởng sản xuất, Trưởng văn phòng đại diện; kiến nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị. * Ban kiểm soát Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đại hội đồng cổ đông; báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ… Kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật sản xuất Là người giúp Giám đốc điều hành, kiểm soát quá trình sản xuất ra sản phẩm; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới; kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, an toàn lao động, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân; chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị, nhà xưởng sản xuất. Trực tiếp phụ trách Phòng kỹ thuật, Phòng quản lý chất lượng và Xí nghiệp sản xuất. * Phó giám đốc phụ trách về kinh doanh Là người giúp Giám đốc trong việc điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh: Khảo sát, nghiên cứu xây dựng thị trường; ký kết hợp đồng kinh tế; đặt hàng sản xuất; tổ chức giao hàng, thanh toán tiền hàng; thực hiện các dịch vụ sau bán hàng; - Tổ chức cung ưng vật tư, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất; tổ chức hoạt động vận tải hàng hoá; trực tiếp phụ trách Phòng kinh doanh. * Phòng kỹ thuật - Kiểm soát kỹ thuật công nghệ, thiết bị sản xuất; lập kế hoạch thiết kế, tổ chức thiết kế và kiểm soát thiết kế; lập kế hoạch tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ sản phẩm mới; tổ chức chế thử, xác lập công nghệ chuyển giao sản xuất; - Xây dựng các qui trình công nghệ, tiêu chuẩn cấp bấc thợ, giáo trình công nghệ; đăng kí kiểu dáng công nghiệp; lập, theo dõi thực hiện kế hoạch chất lượng sản phẩm và bảo dưỡng thiết bị; thiết kế lập dự toán các công trình xây dựng cơ bản; bồi dưỡng nâng bậc nghề, huấn luyện an toàn lao động cho công nhân; tham gia xây dựng nội qui, qui chế, định mức kinh tế kỹ thuật; đề xuất với Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và Giám đốc công ty các giải pháp ổn định, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. * Phòng Quản lý chất lượng - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm trong sản xuất, kiểm ra nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra xuất xưởng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp; soạn thảo các qui trình hướng dẫn kiểm tra; - Lập kế hoạch tổ chức hiệu chuẩn, kiểm định, bảo dưỡng các quyết định kiểm tra thử nghiệm; tổ chức công tác thí nghiệm, cung cấp số liệu phục vụ nghiên cứu, sản xuất và kiểm soát công nghệ; lưu trữ mẫu phân tích theo qui định; đăng kí chất lượng hàng hoá; - Đại diện lãnh đạo của hệ thống chất lượng; tham gia xây dựng nội qui, qui chế của Công ty; đề xuất với Phó giám đốc kỹ thuật và Giám đốc công ty các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. * Phòng kinh doanh - Lập kế hoạch đặt hàng sản xuất, tổ chức giao hàng; tìm kiếm thị trường, kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; kiểm soát các hợp đồng bán hàng và vật tư đầu vào; tổ chức hoạt động lưu kho, bảo quản, vận tải và giao hàng; theo dõi công nợ, thanh toán tiền hàng; đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu Công ty; - Thu thập thông tin, nghiên cứu và phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm. Theo dõi các khiếu nại của khách hàng, kiến nghị các hành động khắc phục ngăn ngừa và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng; - Xây dựng các qui trình, hướng dẫn nghiệp vụ; tham gia xây dựng nội qui, qui chế Công ty; đề xuất với Phó giám đốc kinh doanh và Giám đốc Công ty các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Phòng kế toán - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về việc tổ chức điều hành hoạt động tài chính, có nhiệm vụ thu thập, phân tích và xử lý thông tin về tình hình tài chính của công ty để tìm biện pháp giải quyết; - Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tiền vay, tiền gửi ngân hàng, công nợ phải thu, công nợ phải trả, tài sản cố định, xây dựng cơ bản, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, giá thành sản phẩm, quyết toán Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế. Thực hiện công tác hạch toán, kế toán nội bộ, kiểm tra giám sát quản lý tài sản Công ty, kiểm duyệt hoá đơn, chứng từ về thu chi tài chính; thống kê, xây dựng báo cáo tổng hợp cung cấp số liệu phục vụ cho quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty và yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước. * Phòng tổ chức hành chính - Xây dưng, tổ chức thực hiện các đề án về công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty. Thực hiện chế độ chính sách về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, nâng lương, nâng bậc, thi đua khen thưởng và kỷ luật. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền nội bộ; - Đại diện lãnh đạo hệ thống quản lý môi trường. Duy trì trật tự nội vụ, đảm bảo an toàn công ty; quản lý, thực hiện công tác văn thư lưu trữ; thiết bị tài sản văn phòng, phương tiện công tác; - Quản lý chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên và công tác bảo hộ lao động. Tổ chức thực hiện công tác lễ tân, phục vu, ăn ca và vệ sinh công nghiệp; - Chủ trì xây dựng nội qui, qui chế của Công ty. Đề xuất với Giám đốc các giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả lao động. * Xí nghiệp sứ cách điện - Lập kế hoạch, tổ chức sản xuất đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm và thời gian theo đơn đặt hàng của Công ty. Lập nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ sản xuất…để thực hiện đơn hàng sản xuất; - Quản lý, phân công lao động; phối hợp các phòng ban bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Quản lý kỹ thuật, công nghệ sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; - Quản lý đảm bảo hoạt động có hiệu quả về vốn và tài sản, máy móc thiết bị, dụng cụ lao động. Thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa để ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của xí nghiệp; - Tiếp nhận công nghệ sản xuất mới, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, xây dựng các qui trình, hướng dẫn công việc; tham gia xây dựng nội qui, qui chế, định mức kinh tế kỹ thuật và định mức lao động; - Đề xuất với Phó giám đốc kỹ thuật và Giám đốc công ty về các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. 1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Kết quả kinh doanh của công ty nói lên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất về thiết bị, công nghệ, con người, quản lý con người – Thể hiện qua bản báo cáo sau: Bảng 03: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2008-2010 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Chỉ tiêu Sản lượng sx Doanh thu - Xuất khẩu Tổng chi phí Lợi nhuận Tổng quĩ lương Lao động BQ trong kỳ Tiền lương BQ NSLĐBQ trong kỳ(DT) Đơn vị tính Tấn Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Người 1000đ/người/ tháng Triệu đồng/ Thực hiện qua các năm 2008 2009 2010 3.650 4.012 5.927 72.868,6 80.165,1 95.125,8 18.760 26.197 32.126 69.459,5 76.150,2 89.482,9 3.409 4.015 5.643 8.340 11.309 16.051 278 304 352 2.500 3.100 3.800 262.11 263.71 270.24 người Nguồn: Báo cáo tổng hợp – Phòng Tổ chức hành chính Bảng 04: SO SÁNH CÁC KẾT QUẢ KINH DOANH QUA CÁC NĂM 2008-2010 T Chỉ tiêu So sánh chênh lệch giữa các năm 2009/2008 2010/2009 2010/2008
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan