Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kiểm toán Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty tnhh pt đầu tư ...

Tài liệu Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty tnhh pt đầu tư và thương mại minh anh

.DOC
39
133
144

Mô tả:

Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội MỤC LỤC PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH PT ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI MINH ANH.................................................................. 1.1. Quá trình hình thành và sự phát triển của Công ty.............................. 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty .................................................................................................................... 1.3. Đặc điểm và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ............................... 1.4. Tình hình và kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty ......... PHẦN 2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH PT ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI MINH ANH.................. 2.1: Đặc điểm công tác kế toán tại công ty.................................................... 2.1.1: Hình thức và tổ chức bộ máy kế toán........................................................ 2.1.2: Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty ............................. 2.2 : Phương pháp kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty............. 2.2.1: Kế toán vốn bằng tiền................................................................................ 2.2.2: Kế toán tài sản cố định............................................................................... 2.2.2.1. Phân loại tài sản cố định........................................................................... 2.2.2.2. Đánh giá TSCĐ......................................................................................... 2.2.2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ........................................................... 2.2.2.4.Kế toán khấu hao TSCĐ............................................................................. 2.2.2.5.Kế toán sửa chữa TSCĐ............................................................................. 2.2.3. Kế toán NVL, CCDC tại công ty............................................................. 2.2.3.1.Phân loại NVL, CCDC............................................................................. 2.2.3.2.Đánh giá NVL, CCDC.............................................................................. 2.2.3.3. Kế toán chi tiết NVL, CCDC................................................................... 2.2.3.4.Kế toán tổng hợp tăng giảm NVL, CCDC................................................ 2.2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương................................... 2.2.4.1.Kế toán tiền lương.................................................................................... 2.2.4.2.Kế toán các khoản trích theo lương.......................................................... Vũ Thị Liễu Lớp :5TD-KT18MSV 5TD-2649 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm............................... 2.2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí........................................................................... 2.2.5.2 Tính giá thành sản phẩm......................................................................... 2.2.6. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.................................. 2.2.6.1. Kế toán bán hàng..................................................................................... 2.2.6.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh....................................................... PHẦN III. THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT...................................................... 3.1 Thu hoạch............................................................................................... 3.2.1 Ưu điểm.................................................................................................... 3.2.2 Một số điểm tồn tại.................................................................................. 3.2.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. .................................................................................................................. Vũ Thị Liễu Lớp :5TD-KT18MSV 5TD-2649 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường đang rất phát triển ở Việt Nam hiện nay, cùng với đó là việc nước ta gia nhậpvào tổ chức thương mại thế giới WTO, các chính sách trong thương mại được mở cửa để hội nhập.Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp các mô hình sản xuất phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó các doanh nghiệp của chúng ta đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược. Các doanh nghiệp cần phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hóa mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó đối với những thay đổi to lớn của thị trường.Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội nguy hiểm, điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có những thông tin tổng quan về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp. Ở công ty TNHH PT Đầu Tư Và Thương Mại Minh Anh việc xây dựng kế hoạch của công ty mới chỉ dừng lại ở công tác kế hoạch hóa mà chưa có tầm chiến lược. Công ty có nhiều thuận lợi với đội ngũ công nhân viên lành nghề, chuyên môn cao,thị trường rộng lớn ổn định, máy móc thiết bị hiện đại phù hợpvới yêu cầu mặt kỹ thuật công nghệ, song ngày nay có sự cạnh tranh khá gay gắt của các doanh nghiệp mới ra nhập ngành, thị phần đang bị thu hẹp dần.Vì vậy việc hạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của công ty . Qua hai tháng thực tập ở Công ty TNHH PT Đầu Tư Và Thương Mại Minh Anh dưới sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị tại công ty kết hợp với những kiến thức trong quá trình học tập, em đã học tập và thu thập được nhiều kinh nghiệm thực tế về công tác kế toán tại công ty để hoàn thành báo cáo thực tập này. Nội dung báo cáo gồm ba phần : PHẦN 1: Đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH PT Đầu Tư Và Thương Mại Minh Anh PHẦN 2 : Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty TNHH PT Đầu Tư Và Thương Mại Minh Anh PHẦN 3 : Thu hoạch ,nhận xét về công tác kế toán ở Công ty. Em xin chân thành cảm ơn ! Vũ Thị Liễu Lớp :5TD-KT18MSV 5TD-2649 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH PT ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI MINH ANH 1.1. Quá trình hình thành và sự phát triển của Công ty. Công ty TNHH PT Đầu Tư Và Thương Mại Minh Anh được thành lập theo quyết định số 0402000851 ngày 24 tháng 11 năm 2006 của UBND Thành phố Hà Nội với số vốn điều lệ ban đầu là 600.000.000(VNĐ), Công ty được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh Nghiệp của Nước CHXHCN Việt nam . Công ty được lấy tên : Công ty TNHH PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI MINH ANH Tên giao dịch quốc tế : MINH ANH TRADING AND INVESTMENT DEVELOPMENT COMPANY LIMITED Tên viết tắt : MINH ANH DIT CO.,LTD Địa chỉ trụ sở chính : km số 27, quốc lộ 38,Xã Ngọc Liên ,Huyện Cẩm Giang,Tỉnh Hải Dương Số điện thoại :84-03203.954768/69 Số fax:84-03203.954766 Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 0102029004 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 24/11/2006 với các ngành nghề kinh doanh cơ bản sau : • Sản xuất ,gia công ,mua bán hàng may mặc • Buôn bán vật tư, thiết bị công nghiệp. • Kinh doanh bất động sản ,khách sạn ,nhà hàng ,nhà nghỉ • Đào tạo nghề trong lĩnh vực thời trang Công ty ban đầu đầu chỉ là một xưởng nhỏ số lượng công nhân ít, sản xuất nhỏ lẻ, nơi làm việc chật chội thiếu thốn ,sản phẩm thị trường nhỏ chủ yếu phục vụ cho các khách lẻ. Bằng những bước đi đúng hướng có chiến lược kinh doanh tốt Công ty đã có sự phát triển đi lên .Hiện nay vốn điều lệ của Cơng ty là 2.500.000.000(VNĐ) .Sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, thương hiệu của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài như :Dai Loan,Malaysia,U.S Vũ Thị Liễu 1 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội 1.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, từng hợp đồng cụ thể nên có tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng và số lượng theo quy định và yêu cầu của khách hàng. Xuất phát từ yêu cầu sản xuất kinh doanh, mô hình sản xuất của Công ty TNHH PT Đầu Tư Và Thương Mại Minh Anh mang tính chất chuyên môn hóa cao ở trong công đoạn(từng tổ) các công đoạn đó tạo thành một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh.Quy trình sản xuất sản phẩm gồm các công đoạn(phụ lục số 1) Khi bắt đầu nhận được yêu cầu của khách hàng ,doanh nghiệp tiến hành thiết kế cắt mẫu sẩn phẩm .Tiếp đó xuất nguyên vật liệu để gia công ,sau khi sản phẩm hoàn thành,dóng gói nhập kho và gửi cho khách hàng.Mỗi một công đoạn đều qua kiểm tra (KCS) 1.3.Đặc điểm và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty . Công ty TNHH PT Đầu Tư Và Thương Mại Minh Anh dược tổ chức theo hình thức trực tuyến Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH PT ĐT Và Thương Mại Minh Anh (phụ lục số2) • Giám đốc : Là lãnh đạo cấp cao nhất, đại diện của công ty trước pháp luật và cơ quan chủ quản.Chịu trách nhiệm về bảo toàn vốn và phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh. • Phó giám đốc : Là người có quyền sau giám đốc ,thay mặt giám đốc điều hành công việc do giám đốc giao phó ,ủy quyền ,chỉ đạo kiểm tra các mặt công tác hành chính tài vụ và quản lý lao động có hiệu quả. • phó giám đốc sản xuất: cũng là người có thẩm quyền sau giám đốc ,thay mặt giám đốc điều hành toàn bộ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. • Phòng tài vụ: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các chính sách ,chế độ tài chính hình thức kế toán của nhà nước ,phản ánh thường xuyên kịp thời toàn bộ hoạt động kế toán ,tài chính,giúp giám đốc nắm bắt kịp thời để đưa ra các quyết định đắn Vũ Thị Liễu 2 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội • Phòng tài chính: thay mặt cho công ty trong việc thanh tra các phong trào văn hóa ,văn nghệ ,trong các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại của công ty,có nhiệm vụ chăm no,phục vụ các điều kiện làm việc cho các phòng ban phân xưởng • phòng tổ chức:có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự ,bố chí ,sắp xếp,tuyển mưu lãnh đạo về công việc quản lý đào tạo chuẩn bị ,công nhân viên ,đồng thời đưa ra các chế độ lương,đơn giá lương cho người lao động • phòng vật tư:có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ,cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất .Cùng với thị trường nghiên cứu ,phân tích các vấn đề thị trường ,tham mưu với ban giám đốc chọn các nhà cung ứng ,cũng như tiêu thụ sao cho đạt kết quả cao nhất. • phòng kế hoạch: Tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất,tiêu thụ sản phẩm ,đồng thời triển khai kế hoạch theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch đến trong phân xưởng .Chụi trách nhiệm về các thủ tục nhập vật tư và khi giao hàng • phòng kỹ thuật:KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm :chụi trách nhiệm xây dựng cải tiến quy trình công nghệ sản xuất .đồng thời tổng hợp đưa ra thực hiện các sáng kiến ,cải thiện kỹ thuật ,phụ trách các vấn đề về mặt kỹ thuật .Bộ phận KCS có nhiệm vụ kiểm tra ,nghiệm thu trách nhiệm sản phẩm trên trong công đoạn để xử lý kịp thời những khiếm khuyết. • bộ phận sản xuất:Là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch sản xuất • bộ phận kho : Là nơi bảo quản những sản phẩm sản xuất ra ở bộ phận sản xuất . 1.4. Tình hình và kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty . Để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của Công ty ta thông qua bảng ( phụ lục số 3) Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm cho ta thấy : Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta thấy doanh thu năm 2010 tăng 1.855.757.650 đồng so với năm 2009 tương ứng với 17,16%.Công ty đã đem lại khoản nộp ngân sách Nhà nước đáng kể với tổng Vũ Thị Liễu 3 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội mức nộp ngân sách hàng năm tăng lên qua các năm cụ thể : năm 2010 tăng 39.771.219 đồng so với năm 2009 tương ứng với 20,76%.Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng qua các năm cụ thể năm 2009 là 2.900.000 đồng/người/tháng thì đến năm 2010 đã là 3.200.000đồng/người/tháng.Qua số liệu về lợi nhuận của Công ty ta thấy chỉ tiêu này cũng tăng cụ thể , lợi nhuận năm 2010 tăng 389.176.643 đồng so với năm 2009 tương ứng 55,47%. Điều đó chứng tỏ công ty đang từng bước đi vào phát triển mạnh, đời sống người lao động được nâng cao. Vũ Thị Liễu 4 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội PHẦN 2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH PT ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI MINH ANH 2.1: Đặc điểm công tác kế toán tại công ty. 2.1.1: Hình thức và tổ chức bộ máy kế toán. Công ty TNHH PT Đầu Tư Và Thương Mại Minh Anh là một công ty hạch toán độc lập. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại phòng kế toán. Kế toán là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh bởi nó là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh vơi nhiệm vụ:Tổ chức thực hiện, kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế,chế độ hạch toán và chế độ tài chính của Công ty, cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với tình hình thực tế. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán(Phụ lục số 4) • Kế toán trưởng: Giúp ban giám đốc theo dõi và đánh giá hiệu quả làm việc theo đúng nguyên tắc chế độ tài chính trong Công ty. Tổ chức điều hành bộ máy kế toán của đơn vị theo quy định của pháp luật. • Kế toán thanh toán: Theo dõi quyết toán các khoản thu phải trả, theo dõi giám sát chặt chẽ các khoản công nợ, các khoản thanh toán với kế hoạch về mua bán NVL phụ tùng, máy móc phương tiện vận tải, giám sát thanh toán dịch vụ. • Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ mở sổ sách, thẻ tài sản cố định theo dõi toàn bộ danh mục taì sản. • Kế toán tiền lương: Thực hiện chi trả lương và BHXH,BHYT,KPCĐ , BHTN cho cán bộ công nhân viên theo quy định. • Kế toán vật tư: Theo dõi hàng hóa, vật tư, nhập kho, xuất kho bán,tồn kho theo từng mặt hàng. 2.1.2: Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty . - Niên độ kế toán tại Công ty bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch. - Chế độ kế toán của Công ty :Áp dụng theo quyết định số 48/QĐ ngày 14/11/2006 của Bộ Tài Chính - Đơn vị tiền tệ dựng để ghi sổ kế toán : Việt nam đồng (VNĐ) Vũ Thị Liễu 5 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội - Kỳ lập báo cáo: Công ty lập báo cáo tài chính theo quý ,năm - Hình thức kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ (Phụ lục số 5) - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp : Kê khai thường xuyên - Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. - Phương pháp tính giá hàng tồn khotheo phương pháp giá đích danh. 2.2 : Phương pháp kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty 2.2.1: Kế toán vốn bằng tiền. 2.2.1.1. Tài khoản sử dụng TK 111: Tiền mặt; TK 112: Tiền gửi Ngân hàng 2.2.1.2.Chứng từ sử dụng Để thực hiện kế toán vốn bằng tiền, kế toán sử dụng các chứng từ sau: • Phiếu thu - Mẫu 02 – TT/BB; • Phiếu chi - Mẫu 01 – TT/BB; • Bảng kiểm kê quỹ - Mẫu 07a – TT/BB và Mẫu 07b – TT/BB; • Giấy báo Có, giấy báo Nợ; Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản… 2.2.1.3.Phương pháp kế toán Ví dụ1:Căn cứ vào phiếu thu PT 08 ngày 20/12/2010 (Phụ lục số 6) công ty rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, số tiền 120.000.000Đ, kế toán định khoản như sau : Nợ TK 111 : 120.000.000Đ Có TK 112 : 120.000.000Đ Ví dụ 2: Ngày 23/12, công ty nhận được giấy báo Có của Ngân hàng Viettin bank chi nhánh Ninh Bìnhvề việc công ty TNHH Hoa Phong thanh tốn tiền hàng nợ tháng 12/2010 cho công ty với tổng số tiền là 250.000.000 đ Căn cứ vào số liệu ở trên, kế toán đối chiếu và định khoản như sau: Nợ TK 112 : 250.000.000 đ Có TK 131( HP) : 250.000.000 đ 2.2.2: Kế toán tài sản cố định 2.2.2.1. Phân loại tài sản cố định - Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:  TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự có;  TSCĐ hình thành từ các nguồn vốn vay; Vũ Thị Liễu 6 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội - Phân loại TSCĐ theo tính chất tài sản :  TSCĐ hữu hình: Nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện vận tải…  TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất.... 2.2.2.2. Đánh giá TSCĐ Tại công ty, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ các chi phí mà công ty phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TS đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử và các chi phí hợp lý khác trước khi sử dụng tài sản Nguyên giá = Giá mua thực tế của TSCĐ + Chi phí vận chuyển, lắp đặt TSCĐ (không bao gồm thuế VAT) chạy thử (nếu có)… Ví dụ: Ngày 01/03/2010, công ty nhập mua dây truyền sản xuất. Theo giá hóa đơn có cả thuế GTGT 10% là 1.100.000.000. Công ty đã trả bằng TGNH. Chi phí liên quan đến việc mua là 20.000.000Đ đã được công ty thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán xác định nguyên giá TSCĐ này như sau: NG TSCĐ = 1000.000.000VNĐ + 20.000.000VNĐ = 1020.000.000VNĐ 2.2.2.3.Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 2.2.2.3.1.Tài khoản sử dụng Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ kế toán sử dụng 2 tài khoản: - TK 211 : Tài sản cố định hữu hình - TK 213 : Tài sản cố định vô hình 2.2.2.3.2.Chứng từ kế toán sử dụng Những chứng từ chủ yếu được sử dụng tại công ty: Hóa đơn mua bán TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ(Mẫu số 01 - TSCĐ); Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 -TSCĐ); Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; 2.2.2.3.3.Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ Phương pháp kế toán: Ví dụ : Lấy số liệu mục 2.2.2.2. Sau khi xác định xong nguyên giá của TSCĐ, kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 211 : 1020.000.000Đ Nợ TK 133(2) : 100.000.000Đ Có TK 112 : 1.100.000.000Đ Có TK 111 : 20.000.000Đ 2.2.2.3.4.Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ Vũ Thị Liễu 7 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội - Tại công ty TSCĐ giảm khi công ty tiến hành thanh lý, nhượng bán. Đó là những TS đã khấu hao hết hoặc không thể tiếp tục sử dụng được do lạc hậu về kỹ thuật, sử dụng không hiệu quả, không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh tại công ty - Phương pháp kế toán : Ví dụ: Biên bản ghi nhận TSCĐ số 50/VT ngày 05/8/2010, công ty thanh lý 1 chiếc ôtô cho công ty TNHH Trà Mi : Nguyên giá 700.000.000Đ; đã khấu hao 500.000.000Đ có kèm theo chứng từ. Hóa đơn GTGT số 00368 ngày 05/08/2010: Giá bán chưa thuế GTGT 210.000.000Đ. Thuế GTGT phải nộp: 21.000.000đ. Tổng giá thanh toán 231.000.000đ. Giấy báo Có của Ngân hàng số 46 ngày 06/08/2010 công ty TNHH Trà Mi đã thanh toán tiền mua ôtô. Căn cứ vào các hóa đơn và chứng từ có liên quan, kế toán định khoản như sau: 1.BT1: Kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214 : 500.000.000Đ Nợ TK 811 : 200.000.000Đ Có TK 211 : 700.000.000Đ 2.BT2: Phản ánh thu nhập từ việc nhượng bán. Nợ TK 112 : 231.000.000Đ Có TK 711 : 210.000.000Đ Có TK 333(1) : 21.000.000 2.2.2.4.Kế toán khấu hao TSCĐ - Tài khoản sử dụng : TK 214 : Hao mòn TSCĐ - Phương pháp khấu hao: Tại công ty TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Mức trích khấu hao TSCĐ được xác định cụ thể như sau: Giá trị phải tính khấu hao Mức trích khấu hao bình quân tháng = ------------------------------Số tháng sử dụng Ví dụ : Lấy số liệu mục 2.2.2.2 – Đánh giá TSCĐ. dây truyền sản xuất này công ty dự kiến sử dụng trong 12 năm. Căn cứ vào nguyên giá và số năm sử dụng của TSCĐ, kế toán tiến hành tính mức khấu hao của tài sản này như sau: 1020.000.000 Đ Mức trích khấu hao bình quân tháng = ----------------------- = 7.083.333,3Đ 12 năm x 12 tháng - Phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ: Vũ Thị Liễu 8 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Ví dụ : Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 2/2010 chi phí khấu hao phân bổ cho BPBH là 67.154.448, cho BPQLDN là 60.846.569. Kế toán định khoản như sau : Nợ TK 642(1) : 67.154.448Đ Nợ TK 642(2) : 60.846.569Đ Có TK 214 : 128.001.017Đ Tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình của công ty năm 2010– Phụ lục số7 2.2.2.5.Kế toán sửa chữa TSCĐ 2.2.2.5.1.Đặc điểm kế toán sửa chữa TSCĐ Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tính chất, mức độ hao mòn và hư hỏng của TSCĐ khác nhau nên tính chất và quy mô của công việc sửa chữa cũng rất khác nhau. Nếu căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ thì công việc sửa chữa chia làm 2 loại: • Sửa chữa thường xuyên; • Sửa chữa lớn; Nếu xét theo phương thức tiến hành sửa chữa thì có 2 phương thức sửa chữa: • Sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm; • Sửa chữa TSCĐ theo phương thức thuê ngoài; 2.2.2.5.2.Tài khoản sử dụng: Để phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng: TK 241(3): Sửa chữa lớn TSCĐ 2.2.2.5.3.Phương pháp kế toán Ví dụ: Biên bản giao nhận khối lượng sửa chữa lớn tháng 7/2010 của BPBH hoàn thành do công ty CP Thành Long sửa chữa kèm theo hóa đơn GTGT. Trị giá chưa thuế GTGT là 25.000.000Đ. Tổng giá thanh toán là 27.500.000Đ. Công ty chưa thanh toán cho công ty Thành Long. Tổng chi phí trích trước SCL là 28.000.000Đ. Căn cứ vào biên bản giao nhận, kế toán tiến hành quyết toán chi phí SCLTSCĐ: BT1. Phản ánh tổng chi phí sửa chữa lớn hoàn thành: Nợ TK 241(3) : 25.000.000Đ Nợ TK 133(1) : 2.5000.000Đ Có TK 331(TL) : 27.500.000Đ BT2. Kết chuyển giá trị thực tế công tác sửa chữa lớn hoàn thành Vũ Thị Liễu 9 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Nợ TK 335 : 25.000.000Đ Có TK 241(3) : 25.000.000Đ BT3. Phản ánh số trích trước về chi phí SCL >CF thực tế phát sinh vào thu nhập khác. Nợ TK 335 : 500.000Đ Có TK 711 : 500.000Đ 2.2.3.Kế toán NVL, CCDC tại công ty 2.2.3.1.Phân loại NVL, CCDC 2.2.3.1.1. Phân loại NVL Căn cứ vào vai trò và tác dụng trong quá trình sản xuất, công ty chia NVL thành: • Nguyên vật liệu chính; • Nguyên vật liệu phụ; • Ngoài ra còn có các nhiên liệu (xăng dầu ), các phế liệu thu hồi… 2.2.3.1.2.Phân loại CCDC Tùy thuộc vào CCDC, công ty chia làm nhiều loại : CCDC dùng cho quản lý, CCDC dùng cho công nhân sản xuất, văn phòng phẩm… 2.2.3.2.Đánh giá NVL, CCDC 2.2.3.2.1. Đánh giá NVL, CCDC nhập kho Tại công ty NVL, CCDC được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá NVL, CCDC = Trị giá ghi trên + Chi phí + Các khoản thuế không nhập kho hóa đơn thu mua được hoàn lại Ví dụ : Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0010253 ngày 3 thỏng 6 năm 2011 Công ty mua vải gabadin lenbe khổ 1.5m với số lượng 4685m đơn giá 80.046 đồng /m.giá ghi trên hóa đơn 375.015.510 đồng,thuế GTGT 10% chi phí vận chuyển bốc dỡ 3.000.000 đồng Giá thực tế vải nhập kho : 375.015.510 + 3.000.000 + 37.501.551 =415.517.061 đồng 2.2.3.2.2.Đánh giá NVL, CCDC xuất kho. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủng loại vật tư ít và nhận diện được từng lô vật tư, hàng hóa nên tại công ty giá NVL, CCDC xuất kho được tính theo phương pháp giá đích danh. Ví dụ: Trong tháng 10/2010 công ty có tình hình nhập-xuất vải để sản xuất s/phẩm Vũ Thị Liễu 10 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội như sau: Ngày 1/10 tồn 865m vải, đơn giá 70.050 đ/m. Ngày 6/10 nhập 2185m vải , đơn giá 67.000đ/m. Ngày 12/10 xuất hết lô hàng tồn ngày 1/10. Ngày 26/10nhập 1200m vải, đơn giá 65.000đ/m. Ngày 28/10 xuất 800 m vải thuộc lô hàng đã nhập ngày 26/10 Căn cứ vào tài liệu trên, theo phương pháp đích danh, trị giá vốn thực tế của vải xuất kho tháng 10/2010 của công ty dược xác định Ngày 12/10: 865 x 70.050đ/m = 60.593.250Đ Ngày 28/10: 800 x 65.000đ/m = 52.000.000Đ Tổng trị giá vốn thực tế của vải tháng 10/2010 là: 112.593.250Đ. 2.2.3.3.Kế toán chi tiết NVL, CCDC Công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán NVL, CCDC phù hợp với quy mô loại hình doanh nghiệp và trình độ chuyên môn của kế toán viên trong công ty. Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song (Phụ lục số8 ). 2.2.3.4.Kế toán tổng hợp tăng giảm NVL, CCDC 2.2.3.4.1.Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình tăng, giảm của NVL, CCDC kế toán sử dụng các tài khoản sau: - TK 152 : Nguyên vật liệu - TK 153 : Công cụ dụng cụ 2.2.3.4.2.Chứng từ sử dụng - Phiếu nhập kho; - Hóa đơn GTGT; - Phiếu xuất kho; - Hóa đơn bán hàng; - Phiếu kiểm kê vận chuyển nội bộ; - Hóa đơn cước vận chuyển; - Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa; 2.2.3.4.3.Kế toán tổng hợp tăng NVL, CCDC Ví dụ: Ngày 8/8/2010 công ty mua và nhập kho chỉ, nhãn mác của Công ty Thiên Trường với tổng số tiền thanh toán là 35.240.150Đ.Thuế VAT 10%. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản .(Phiếu nhập kho – Phụ lục số 9 ). Căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn GTGT, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 152 : 35.240.150Đ Nợ TK 133(1) : 3.524.015Đ Có TK 112 : 38.764.165Đ Vũ Thị Liễu 11 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội 2.2.3.4.4.Kế toán tổng hợp giảm NVL, CCDC Ví dụ: Ngày 10/8/2010 công ty xuất kho chỉ,nhãn mác mua ngày 8/8/2010 cho phân xưởng sản xuất phục vụ cho việc gia công . Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 632 Có TK 152 : : 35.240.150Đ 35.240.150Đ 2.2.4.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.2.4.1.Kế toán tiền lương 2.2.4.1.1.Hình thức trả lương và phương pháp tính lương Tại công ty tiền lương được trả theo 2 hình thức: Tiền lương trả theo thời gian và Tiền lương trả theo sản phẩm; + Tiền lương trả theo thời gian là tiền lương được tính căn cứ vào hệ số cấp bậc hiện giữ và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. (Lương cơ bản + phụ cấp) Tiền lương thời gian = 26 x Số ngày làmviệc thực tế Ví dụ : Căn cứ vào bảng chấm công tháng 8/2010,Kế toán tính tiền lương thời gian của chị Nguyễn thị Hoa: Lương thực lĩnh = 830 + (830 x 3,44) 3.401.723 đồng 26 x 24 = 3.401.723 + Tiền lương trả theo sản phẩm là tiền lương căn cứ vào số lượng, mức độ hoàn thành, chất lượng sản phẩm được giao… Tiền lương = Số lượng sản phẩm x Đơn giá Sản phẩm hoàn thành tiền lương Ví dụ : Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương tháng 08 năm 2010 .Kế toán tính lương theo sản phẩm của phân xưởng may như sau: đơn giá tiền lương : 3.425 đồng/ sp.Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.500.sp Tiền lương sản phẩm = 3.425 x 1.500 = 5.137.500 đồng 2.2.4.1.2.Tài khoản sử dụng. TK 334: Phải trả công nhân viên; TK liên quan : 338, 6421, 6422…. 2.2.4.1.3.Chứng từ sử dụng Bảng chấm công – Mẫu số 01-LĐTL; Bảng thanh toán tiền lương – Mẫu số 02LĐTL; Phiếu báo làm thêm giờ - Mẫu số 07- LĐTL; Bảng kê thanh toán tiền thưởng .. Vũ Thị Liễu 12 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội 2.2.4.1.4.Phương pháp kế toán Ví dụ : Căn cứ vào bảng lương và bảng phân bổ tiền lương tháng 12/2010: lương công nhân trực tiếp sản xuất 71.156.000, lương bộ phận bán hàng 30.124.800Đ, lương bộ phận quản lý 45.160.100Đ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK622 : 71.156.000Đ Nợ TK 641 : 30.124.800Đ Nợ TK 642 : 45.160.100Đ Có TK 334 : 146.440.900Đ Khi công ty thanh toán tiền lương cho CBCNV, kế toán định khoản: Nợ TK 334 : 146.440.900Đ Có TK 111(1), 112(1) : 146.440.900Đ 2.2.4.2.Kế toán các khoản trích theo lương 2.2.4.2.1.Nội dung Dựa vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán tiến hành trích BHYT, BHXH, KPCĐ ,BHTN theo tỷ lệ đã được quy định. - Người lao động chịu 8.5% các khoản trích theo lương: 6% BHXH; 1.5% BHYT; 1% BHTN. - Doanh nghiệp chịu 20% các khoản trích theo lương bao gồm : 16% BHXH trích trên quỹ lương cơ bản; 3% BHYT trích trên quỹ lương cơ bản; 1% BHTN ,2% KPCĐ 2.2.4.2.2.Tài khoản sử dụng TK 338 : Phải trả phải nộp khác. TK 338 có 4 tài khoản cấp 2: TK 338(3) : Bảo hiểm xã hội ; TK 338(4) : Bảo hiểm y tế; TK 338(9): Bảo hiểm thất nghiệp; TK 338(2):kinh phí công đoàn 2.2.4.2.3.Phương pháp kế toán Ví dụ : Dựa vào bảng lương tháng 12/2010 kế toán tiến hành tính các khoản trích theo lương cho người lao động như sau : Nợ TK 622 : 15.654.320 Đ Nợ TK 641 : 6.627.456Đ Nợ TK 642 : 9.935.222Đ Nợ TK 334 : 12.447.477Đ Có TK 338 : 44.664.474Đ (CT : TK 338(3): 32.216.998; TK338(4): 6.589.840,; TK 338(9): 2.928.818Đ; TK338 (2): 2.928.818Đ) Vũ Thị Liễu 13 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 2.2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí - Đối tượng tập hợp chi phí : Với đặc điểm sản xuất may mặc,bao bì...gồm nhiều công đoạn khác nhau nên hoạt động sản xuất của công ty được chuyên môn hóa theo từng phân xưởng,tổ sản xuất.vì vậy đối tượng tập hợp chi phí tại công ty là những phân xưởng,tổ sản xuất... - Phương pháp tập hợp : Các chi phí sản xuất trong kì được tập hợp cho các đối tượng kế toán ,các sản phẩm liên quan đến đối tượng thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp .Tiêu thức phân bổ là các loại chi phí : NVL trực tiếp,nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung 2.2.5.1.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại công ty nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm gồm : vải ,chỉ ,nhãn mác... - Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ví dụ : Căn cứ vào Phiếu xuất kho số 234 ngày 1/10/2010 Xuất nguyên liệu dùng cho sản xuất sản phẩm,trị giá 12.841.845 đồng.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu và định khoản : Nợ TK 621 : 12.841.845 Có TK 152 : 12.841.845 2.2.5.1.2. Kế toán tập hợp Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tài khoản sử dụng : TK622- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Ví dụ : Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương,tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng sản xuất là 12.560.000 đồng.Dựa vào chứng từ liên quan,kế toán ghi : Nợ TK 622 : 12.560.000 Có TK 334 : 12.560.000 2.2.5.1.3. Kế toán tập hợp Chi phí sản xuất chung Là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí khác phát sinh.CPSXC ở công ty bao gồm : CP vật liệu công cụ dụng cụ,CP khấu hao¸CP dịch vụ mua ngoài,CP khác bằng tiền… Tài khoản sử dụng : TK 627 – Chi phí sản xuất chung Vũ Thị Liễu 14 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Ví dụ : Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0002011 ngày tiền điện trả cho phân xưởng sản xuất,số tiền 2.365.000 đồng,thuế VAT 10 %,thanh toán bằng tiền mặt.dựa vào những chứng từ có liên quan ,kế toán ghi : Nợ TK 627 : 2.365.000 Có TK 152: 2.365.000 2.2.5.2 Tính giá thành sản phẩm - Đối tượng tính giá thành: toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo đơn đặt hàng. Ví dụ : Căn cứ vào sổ cái TK 154(Phụ lục 10), thỏng 12 năm 2010 như sau : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 389.647.000 - Chi phí nhân công trực tiếp : 58.447.050 - Chi phí sản xuất chung : 48.705.875 Dựa vào các chứng từ liên quan kế toán tính toán tổng chi phí sản xuất của đơn đặt hàng 1 : 389.647.000 + 58.447.050 + 48.705.875 = 496.799.925 Và kế toán định khoản : Nợ TK 154 : 496.799.925 Có TK 621 : 389.647.000 Có TK 622 : 58.447.050 Có TK 627 : 48.705.875 2.2.6.Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2.2.6.1. Kế toán bán hàng Tại công ty, hàng hóa được bán ra theo cả hai phương thức: bán buôn và bán lẻ hàng hóa. - Tài khoản sử dụng - TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chứng từ sử dụng :Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho,bảng kê bán lẻ hàng hóa, bảng thanh toán hàng đại lý… Ví dụ : Ngày 1/1/2010 công ty bán cho công ty TNHH Cẩm Bình 350 chiếc áo để (phụ lục đính kèm) theo hóa đơn số 0004561 tiền hàng là 52.500.000Đ, thuế suất thuế VAT 10%. Khách hàng chưa thanh toán tiền hàng cho công ty.( Hóa đơn GTGT – Phụ lục số 11) Căn cứ vào nghiệp vụ trên kế toán xác định doanh thu và ghi sổ Vũ Thị Liễu 15 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Nợ TK 131(CB) : 57.750.000Đ Có TK 511 : 52.500.000Đ Có TK 333(3) : 5.250.000Đ Ngày 15/1/2010 công ty TNHH Cẩm Bình chuyển trả tiền mua hàng theo phiếu báo Có số 241NN của ngân hàng viettinbank – CN Ninh Bình. Căn cứ theo giấy báo Có của ngân hàng, kế toán đối chiếu các khoản nợ của khách hàng và ghi sổ như sau: Nợ TK 112(1) 57.750.000Đ Có TK 131(CB) : 57.750.000Đ 2.2.6.2.Kế toán xác định kết quả kinh doanh • Cách xác định kết quả sản xuất kinh doanh : KQKD = DTT + DTHĐTC – GVHB – CPBH – CPQLDN – CPTC + TN khác – CP khác • Tài khoản sử dụng : TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh • Phương pháp kế toán. Ví dụ : Dựa vào số liệu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 12/2010, kế toán xác định lãi, lỗ và tiến hành định khoản như sau: KQKD(12/2010) = 400.580.846.000Đ + 1.839.519.000Đ – 343.173.345.000Đ – 1.257.049.000Đ – 14.016.728.000Đ = 43.067.678.000Đ BT1: Kết chuyển các khoản chi phí Nợ TK 911 : 358.447.112.000 Đ Có TK 632 : 343.173.345.000Đ Có TK 6421 : 1.257.049.000Đ Có TK 6422 : 14.016.728.000Đ BT2: Kết chuyển các khoản doanh thu Nợ TK 511 : 400.580.846.000Đ Nợ TK 515 : 1.839.519.000Đ Có TK 911 : 402.420.365.000Đ BT3 : Kết chuyển lãi thu được Nợ TK 911 : 43.973.253.000Đ Có TK 421 : 43.973.253000Đ Sổ cái TK 911 – Phụ lục số 12 Vũ Thị Liễu 16 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội PHẦN III. THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT 3.1 Thu hoạch - Về nghiệp vụ : + Được tiếp xúc với những công việc thực tế, với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế - tài chính, với những công việc chuyên môn thuộc ngành học, với các nghiệp vụ tài chính, kế toán đang được thực hiện tại công ty + Được tìm hiếu tất cả các phần hành kế toán tại công ty, có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu, phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tế . -Về nhận thức: Em đã nhận thức và hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của bộ máy kế toán đối với việc điều hành, quản lý, cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý nói riêng và cho toàn công ty nói chung. Thông qua bộ máy kế toán mà giám đốc có thể xem xét và đưa ra những quyết định trong việc điều chỉnh phát huy mặt mạnh, hạn chế những thiếu sót và quan trọng hơn đó là đưa ra những hoạch định cho sự phát triển trong tương lai của công ty. 3.2 Nhận xét 3.2.1 Ưu điểm Công ty đã xây dựng được một bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả. Mặt khác phòng kế toán cũng xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách hợp lý, khoa học phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán mới, tổ chức công tác kế toán quản trị, kế toán tài chính rõ ràng, khoa học…Luôn cung cấp đầy dủ những thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng và cho công tác quản lý công ty. Việc công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, với đội ngũ nhân viên đáp ứng năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao do đó dã đáp ứng được khối lượng công việc được giao. Mỗi phần hành kế toán được tổ chức riêng biệt không gây chồng chéo. Do đó, công tác hạch toán chặt chẽ chính xác đã nâng cao hiệu quả quản lý của công ty. 3.2.2 Một số điểm tồn tại. 1- Việc bảo quản, lưu giữ chứng từ, sổ sách được thực hiện theo đúng quy định lưu chứng từ gốc 20 năm. Nhưng lại lưu tại nhiều vị trí trong công ty. điều này gây khó khăn cho việc tìm kiếm và kiểm tra các chứng từ cần thiết. Vũ Thị Liễu 17 Lớp: 5TD-KT18 MSV:5TD-264
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan