Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc gia rai...

Tài liệu Tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc gia rai

.DOCX
38
1113
114

Mô tả:

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................1 1.1.Tổng quan về tộc người Gia Rai...........................................................................1 1.2.Khái niệm về tín ngưỡng......................................................................................3 1.2.1.Tín ngưỡng dưới góc nhìn các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.................3 1.2.2. Khái niệm tín ngưỡng - từ đặc điểm văn hóa Việt Nam................................5 CHƯƠNG 2: TÍN NGƯỠNG CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC.....................................8 GIA RAI........................................................................................................................ 8 2.1. Quan niệm về nguồn gốc loài người....................................................................8 2.2. Quan niệm về thế giới thần linh...........................................................................8 2.2.1. Những vị thần sang lập ra vũ trụ...................................................................8 2.2.2. Những thần linh khác..................................................................................10 2.3. Quan niệm về nguồn gốc những người “ăn người” – Rơhung (Ma Lai)............20 2.4. Quan niệm về thế giới của các linh hồn và “đường đi’ của nó..........................21 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC GIA RAI..........23 3.1 Thực trạng về tín ngưỡng của dân tộc Gia Rai...................................................23 3.2. Một số giải pháp về văn hóa đối với người Gia Rai..........................................26 KẾT LUẬN.................................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vào những thập niên cuối thế kỳ XIX, xã hội của cư dân tại Tây Nguyên đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ công xã nguyền thủy, với hệ thống tôtem giáo và tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” đang ngự trị trong đời sống tinh thần. Hơn một thế kỷ qua, lịch sử vùng đất Tây Nguyên đã có những biến động quan trọng, tác động và làm chuyển biến về tín ngưỡng tôn giáo nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chuyển biến ấy là do sự xâm nhập của người Pháp mà trước hết là các giáo sĩ Công giáo vào khu vực Bắc Tây Nguyên mang đến cho bộ phận cư dân tại nơi này những thay đổi trong đời sống văn hóa tinh thần nói chung, tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Đó cũng là lý do làm biến đổi nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực nhận thức và văn hóa - xã hội. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ với những chính sách mới, đặc biệt là chính sách lấy tôn giáo làm hậu thuẫn, với sự gia tăng đột biến của đạo Tin Lành đã tác động sâu rộng vào bộ phận cư dân tại Tây Nguyên, làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu tôn giáo của vùng. Từ năm 1945 đến nay, đặc biệt là từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), Tây Nguyên có thêm nhiều tộc người đến từ mọi vùng miền khác nhau của đất nước. Thay đổi về thành phần dân cư,dân tộc cũng làm cho vùng đất này chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh sự xâm nhập văn hóa (trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo) một cách tự nhiên, nhiều thập kỷ qua việc du nhập một số tôn giáo mới vào Tây Nguyên đã dành được rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học. Và với khả năng cũng như thời gian có hạn, chúng tôi chọn làm đề tài: “Tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Gia Rai” để làm rõ nét đẹp truyền thống cũng như một lần nữa khẳng định giá trị văn hóa của dân tộc Gia Rai trước tình hình đầy biến đổi. 2. Mục tiêu nghiên cứu Chúng tôi tập trung đi sâu vào tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Gia Rai. Từ quan niệm sinh ra con người, cho đến các vị thần quan trọng trong đời sống của đồng bào. Ngày nay, tín ngưỡng cổ truyền đang có dấu hiệu mai một, và thay vào đó là các tôn giáo mới, điển hình là Công giáo và Tin lành. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của dân tộc Gia Rai. 3. Câu hỏi nghiên cứu  Tín ngưỡng là gì? Tín ngưỡng cổ truyền của người Gia Rai là gì?  Ngày nay, tín ngưỡng cổ truyền của đồng bào thay đổi thế nào?  Chúng ta nên làm gì trước những biến đổi về tín ngưỡng của người Gia Rai nói riêng, và các dân tộc thiểu số nói chung? 4. Lịch sử nghiên cứu Vào năm 2012, tác giả Lê Văn Liêm đã phát hành cuốn sách có tên “Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Gia Rai trong môi trường văn hóa đương đại” tại Hà Nội. Cuốn sách làm rõ các giá trị văn hóa, nhưng đi sâu hơn vào việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai. Đây là tác phẩm có vai trò rất lớn trong công cuộc bảo tồn di sản của dân tộc ta nói chung, và dân tộc Gia Rai nói riêng. Đến năm 2013, tác phẩm “Tín ngưỡng và tôn giáo dân tộc Bahnar, Gia Rai” đã được ra mắt bởi nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, và được chắp bút bởi Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân. Cuốn sách đi sâu vào nét đẹp tín ngưỡng của dân tộc Ba Na và Gia Rai, sau đó đề cập đến các mốc lịch sử khiến cả hai dân tộc gặp phải chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hóa. Đó là sự xuất hiện của các tôn giáo mới. Tác giả đưa ra sự lo lắng của bản thân, dường như cũng chính là của xã hội về sự mai một trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, và cầu mong khẩn thiết sự quan tâm từ các cấp nhà nước. Đây là tác phẩm được viết từ lòng yêu thương, từ tình đoàn kết dân tộc. Và cuốn sách là một phần tài liệu rất quan trọng trong quá trình tổng hợp của chúng tôi. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài tiểu luận, chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp - phân tích, tức là tổng hợp các tài liệu từ các nguồn như sách, tạp chí, internet,…Sau đó phân tích các tài liệu đã tổng hợp được từ góc nhìn cá nhân. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Gia Rai  Phạm vi nghiên cứu: Dưới góc độ văn hóa 7. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Tín ngưỡng cổ truyền của người Gia Rai Chương 3: Thực trạng về tín ngưỡng của người Gia Rai CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Tổng quan về tộc người Gia Rai Gia Rai là tên gọi chính thức của dân tộc. Đó là tên tự gọi. Tên đó vừa đồng âm lại vừa đồng nghĩa với từ J’rai (thác nước). Có ý kiến cho rằng tộc danh này có thể gắn liền với lịch sử ban đầu của người Gia Rai, thủy tổ của họ có lẽ sinh tụ ở vùng có nhiều thác ghềnh, ven những con sông nào đó. Ngoài ra, đồng bào còn có những tên gọi khác như Giơ-rai. Chơ Ray,… Dân tộc Gia Rai được chia thành năm nhóm chính, gồm các nhóm: Gia Rai Chor (còn gọi là Cheo Reo hay Phun), Gia Rai Hđrung, Gia Rai Aráp, Gia Rai Mthur, Gia Rai Tbuăn, mỗi tên gọi của từng nhóm đều gắn liền với địa danh hay truyền thuyết của khu vực mà nhóm người Gia Rai đó sinh sống. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà... Trước thế kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. Vào thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (vua nước), Hoả Xá (vua lửa). Chỉ có người đàn ông họ Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơ chom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơ tao đồng nghĩa với Mtao của người Chăm, Tạo của người Thái và Thao của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.[ CITATION Chu04 \l 1033 ][ CITATION Bức15 \l 1033 ][ CITATION Ngư18 \l 1033 ] Theo số liệu thống kê năm 1999, người Gia Rai có 317.557 người, cư trú trên một địa bàn rộng lớn bao gồm các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và miền tây của tỉnh Phú Yên. Riêng tỉnh Gia Lai và Kon Tum có tới ¾ dân số Gia Rai sống tập trung chủ yếu ở các huyện Krông Pa, Ayun Pa, Chư Pa, thị xã Plei Ku, Mang Yang, Sa Thầy và thị xã Kon Tum. Gia Rai là một trong năm dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo (MalayoPolinexia), rất gần gũi với tiếng Ê-đê, Chăm, Chu-ru, Raglai. Người Gia Rai có truyền thuyết về sự tranh giành chiếc gươm thần, điều đó chứng tỏ người Gia Rai trong lịch sử đã có quan hệ với người Khơ-me, người Lào và đã có sự gắn kết với nhau thành một cộng đồng tương đối vững mạnh. 1 Người Gia Rai lấy kinh tế trồng trọt làm gốc, trong đó trồng lúa trên rẫy là chính. Truyền thống canh tác nông nghiệp trên rẫy về căn bản là sử dụng kỹ thuật dung cuốc, kỹ thuật này phổ biến trong tuyệt đại bộ phận người Gia Rai. Đàn ông Gia Rai thạo đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp, vải may áo cho gia đình. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác có ý nghĩa đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay. Đồng bào có nuôi nhiều trâu bò nhưng cũng không có truyền thống sử dụng trâu bò làm sức kéo trong nông nghiệp. Vật nuôi của người Gia Rai cũng rất phong phú như ở nhiều dân tộc khác, chúng bao gồm gia súc và gia cầm. Gia súc có trâu, bò, lợn, chó, dê; gia cầm có vịt, gà, ngan, ngỗng,.. một số ít gia đình có nuôi voi.Và trong các vật nuôi nói trên thì voi là con vật cao giá nhất. Con voi trong đời sống người Gia Rai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Voi tham gia lao động sản xuất với con người: thồ nông phẩm, chở đồ, vào rừng kéo gỗ về buôn,.. Sau voi là trâu bò. Trong xã hội cổ truyền, trâu, bò được nuôi để phục vụ cho lễ thức tôn giáo và là vật ngang giá phổ thông dùng để trao đổi lấy các vật dụng khác như chiêng, ché, nô lệ,… Lợn của người Gia Rai được nuôi theo cách thả rông, và chủ yếu để phục vụ cho lễ thức tôn giáo. Người Gia Rai sống thành từng làng (plơi hay bôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có nhà rông cao vút. Đây tộc người duy nhất thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo có nhà rông, có thể do ảnh hưởng của cư dân Ba Na thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Có nhóm A Ráp của người Gia Rai thực ra là người gốc Ba Na đã bị Gia Rai hóa. Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn. Ngày xưa, có tục những người cùng dòng họ (theo phía mẹ), khi chết chôn chung một hố, nay tục này đã giảm. 2 1.2.Khái niệm về tín ngưỡng Tín ngưỡng (belief) là một phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con người, đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng của con người từ xưa cho đến nay. Cho nên, tín ngưỡng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau như văn hóa dân gian, tôn giáo học, nhân học,… Ở mỗi chuyên ngành, do có cách tiếp cận riêng, nên dẫn đến việc hiểu khái niệm tín ngưỡng cũng chưa thống nhất với nhau. Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải thích: “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”. Tương tự, trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng nghĩa là: “Tin tưởng vào một tôn giáo: Tự do tín ngưỡng”. Như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi con người. Tuy nhiên, mở rộng hơn nữa, nhất là ở các công trình khoa học đã công bố, qua phân loại một số tài liệu nghiên cứu có được, thì tạm thời có hai nhóm quan điểm khác nhau về khái niệm tín ngưỡng. 1.2.1.Tín ngưỡng dưới góc nhìn các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Đầu tiên, không thể không nhắc đến nhà dân tộc học Phan Hữu Dật. Trong một bài viết, ông đã phân biệt rất rõ ràng giữa tín ngưỡng và tôn giáo: Lâu nay trên sách báo và trong cuộc sống hằng ngày, ta thường dùng các thuật ngữ tôn giáo, tín ngưỡng, hoặc tôn giáo - tín ngưỡng hay trái lại. Tuy nhiên hai thuật ngữ này có nội dung gần gũi với nhau. Đó là niềm tin dù đó là tin vào lực lượng siêu nhiên một cách chất phác mộc mạc, hay tin vào Đấng Cứu Thế. Nhưng không thể đồng nhất chúng với nhau được và có ý kiến cho rằng tín ngưỡng phát triển đến mức nào đó mới thành tôn giáo. Ở cấp độ tín ngưỡng chưa xuất hiện điện thần (hệ thống thần linh, panthénon), chưa có hệ thống giáo lý, chưa có tầng lớp tăng lữ (thầy cúng), chưa có việc xây dựng đền miếu cố định để thờ cúng như sau này đối với tôn giáo dân tộc, tôn giáo khu vực và tôn giáo thế giới. Ngoài ra, Trần Ngọc Thêm, dưới góc nhìn của văn hóa học, đã lý giải rất thuyết phục về sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo dựa vào bối cảnh, đặc điểm riêng của văn hóa Việt Nam. Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, ông xếp tín ngưỡng thuộc về văn hóa tổ chức đời sống cá nhân và đồng thời nhấn mạnh rằng: Khi đời sống 3 và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh mà họ tưởng tượng ra. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường-tín ngưỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do mạnh về tư duy tổng hợp mà thiếu óc phân tích nên các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển biến hoàn toàn được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm móng của những tôn giáo như thế - đó là đạo Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo du nhập vào và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc (như Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo) mới xuất hiện. Trong một công trình nói về tín ngưỡng ở Việt Nam, Lê Như Hoa cho rằng: Như vậy, về bản chất, tín ngưỡng cũng như tôn giáo là phương thức nhận thức và cải tạo hiện thực. Sự khác nhau giữa chúng và cải tạo hiện thực. Sự khác nhau giữa chúng chỉ là những đặc điểm mang tính cách lịch sử. Mặt khác, tác giả, dựa vào đặc điểm, đã đề xuất 5 tiêu chí để phân biệt chúng là: Cội nguồn (tín ngưỡng chỉ có thuyết hồn linh, còn tôn giáo thì ngoài thuyết hồn linh còn có vật tổ hoặc thuyết về đấng siêu nhiên khác), đối tượng sùng bái (tín ngưỡng: Vạn vật hữu linh, đa thần, tôn giáo: Nhất thần), phương thức thực hành (tín ngưỡng: Ma thuật, tôn giáo: Lễ nghi tôn giáo), thiết chế (tín ngưỡng thì chưa hoàn chình, còn tôn giáo thì hoàn chỉnh về thiết chế vật chất, có giới tăng lữ, hệ thống nghi thức, nghi vật, nghi trượng hoàn chỉnh, có hệ thống kinh sách, có đạo đức niềm tin, có tình cảm cộng đồng về niềm tin) và cuối cùng là phạm vi ảnh hưởng, khung cảnh xã hội (tín ngưỡng: Hẹp, thường là các cộng đồng tộc người, ở các xã hội chưa có nhà nước. Tôn giáo: Rộng, phổ biến ở các cộng đồng tộc người, quốc gia, thế giới, ở các xã hội có nhà nước). Và để hiểu hơn về sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo thì không thể bỏ qua Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước Việt Nam được ban hành năm 2004. Pháp lệnh đã phân biệt rõ cả hai hoạt động tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo, và cũng theo đó, cả hai khái niệm này có sự khác nhau. Theo đó, hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Còn hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo. Qua tìm hiểu một số công trình của giới nghiên 4 cứu trong nước và văn bản của nhà nước ta đã cho thấy tín ngưỡng khác với tôn giáo ở nhiều phương diện. Đây là nhóm quan điểm nhấn mạnh việc phân tích sự hình thành tín ngưỡng trong bối cảnh văn hóa truyền thống Việt Nam và dĩ nhiên, điều này hoàn toàn khác với cách tiếp cận của phương Tây. 1.2.2. Khái niệm tín ngưỡng - từ đặc điểm văn hóa Việt Nam Thứ nhất, tín ngưỡng là một hình thức văn hóa phi vật thế mang tính độc đáo và biểu hiện khá rõ được đời sống vật chất, tinh thần của con người, nhất là trong hoàn cảnh riêng của văn hóa và con người Việt Nam. Ngoài ra, tín ngưỡng còn đóng góp vào việc hình thành nên các giá trị truyền thống của văn hoá và tính cách dân tộc, kết nối cả cộng đồng lại với nhau. Thứ hai, tín ngưỡng còn là hệ thống những niềm tin và cách thức thể hiện những niềm tin ấy bằng những hành động cụ thể của con người đối với một hiện tượng siêu nhiên, xã hội, thậm chí là một sự vật nào đó, hoặc cá nhân có liên quan đến cuộc sống thực tại của họ đã được thiêng hóa để cầu mong sự che chở, giúp đỡ. Thứ ba, xuất phát từ quan điểm của trường phái Tương đối luận văn hóa, cho rằng mỗi nền văn hóa đều có tính độc đáo riêng, không phân biệt cao, thấp, cho nên tín ngưỡng cũng như việc thực hành tín ngưỡng phụ thuộc vào những bối cảnh lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như trình độ nhận thức của chủ thể sáng tạo ra các nền văn hóa đó. Ở một phương diện khác, cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, qua việc nghiên cứu tín ngưỡng sẽ giúp cho nhận diện rõ được trình độ nhận thức, không gian và thời gian, phương thức sống, chiều sâu của một nền văn hóa mà cá nhân và cộng đồng đó đang tồn tại. Ngô Đức Thịnh đã có một nhận xét tương tự: “Tất cả những niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo tín ngưỡng trên đều sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa mà con người đang sống, theo cách suy nghĩ và cảm nhận của nền văn hóa đang chi phối họ”. Thứ tư, tín ngưỡng không tồn tại một cách đơn lẻ mà còn là một tích hợp với nhiều hình thức văn hóa khác nhau để thể hiện niềm tin của con người bằng các hành vi cụ thể như Patrick B.Mullen đã nhận định: “Tín ngưỡng dân gian không chỉ tồn tại ở dạng trừu tượng mà nó còn tồn tại trong thực tiễn và các ứng xử thực tế. Xin nhắc 5 lại, văn hoá dân gian không chỉ là sự phản ánh một thế giới quan văn hoá trừu tượng, mà nó còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày như là một phương tiện sáng tạo văn hoá”. Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh thì có cách nhìn cụ thể hơn: Bản thân các tôn giáo tín ngưỡng đã là một hình thức văn hoá đặc thù, đấy là chưa kể, trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi tôn giáo tín ngưỡng bao giờ cũng sản sinh, tích hợp trong nó những hiện tượng, những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật. Thực chất, tín ngưỡng thực ra còn là môi trường sản sinh, tích hợp và bảo tồn nhiều sinh hoạt văn hoá dân gian. Con người muốn chuyển đạt nguyện vọng cuả mình lên thần linh thì phải cần có các công cụ, phương tiện như: Múa hát, tượng thờ, nghi lễ, phẩm vật, nơi thờ cúng… Đặc biệt, một ví dụ hết sức xác thực, điển hình mà Ngô Đức Thịnh đã đưa ra là: “ Từ nhân lõi tôn giáo tín ngưỡng này, đạo Mẫu đã sản sinh và tích hợp nhiều yếu tố, giá trị văn hoá: Văn học đạo Mẫu, diễn xướng đạo Mẫu (âm nhạc, múa, hát chầu văn, sân khấu), kiến trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng gắn với đạo Mẫu”. Thứ năm, bên cạnh sự giống nhau, đó là niềm tin vào cái thiêng của con người, tín ngưỡng và tôn giáo còn có sự khác biệt ở các yếu tố thuộc về tôn giáo như: Giáo chủ, giáo lý, giáo qui và giáo hội mà tín ngưỡng không có. Ngoài ra, ở Việt Nam, tín ngưỡng và tôn giáo còn có sự giao thoa lẫn nhau, do đặc tính dung hợp-một đặc điểm truyền thống của văn hóa dân tộc. Vì vậy, không thể không quan tâm tìm hiểu đến sự hiện diện của các yếu tố tôn giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng và ngược lại. Mặt khác, trong thực tiễn, các tín ngưỡng dân gian và tôn giáo lại có sự lồng ghép với nhau trên một số nguyên lý, từ đó, thống nhất về mặt lịch sử các niềm tin của người dân, tránh những xung đột, tạo ra những sức mạnh cố kết cộng đồng mới, có tính hiệu quả mạnh mẽ. Đây là chức năng quan trọng của tín ngưỡng trong đời sống cộng đồng mà không thể không nhắc đến khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng, tác động của vấn đề này đối với cuộc sống con người. Thứ sáu, giao lưu và hội nhập với nhiều nền văn hóa trên thế giới là một đặc trưng quan trọng của văn hóa Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Cho nên, trong nghiên cứu tín ngưỡng thì cần chú ý đến hình thức tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng ngoại nhập. Tín ngưỡng bản địa là tín ngưỡng được hình thành bởi cư dân bản địa ở 6 một quốc gia hay vùng đất, địa phương nào đó. Chẳng hạn, tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ, Tứ bất tử, Thành Hoàng bổn cảnh là các loại hình tín ngưỡng bản địa, riêng có của người Việt Nam. Khác với loại tín ngưỡng này, tín ngưỡng ngoại nhập là các hình thức tín ngưỡng được du nhập từ bên ngoài qua quá trình di cư của tộc người, sự tiếp xúc và giao lưu văn hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, tín ngưỡng thờ Quan Công và Thiên Hậu ở Việt Nam thuộc loại hình tín ngưỡng ngoại nhập, do cộng đồng người Hoa di dân từ vùng Hoa Nam Trung Quốc mang đến và đã được người Việt tiếp thu. Khái niệm tín ngưỡng nhận được sự quan tâm của các học giả trong và nước là vì tính quan trọng cùng sự phổ biến của nó ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, được thực hành rộng rãi ở cấp độ từ cá nhân cho đến cộng đồng. Trong bối cảnh văn hóa truyền thống Việt Nam, tín ngưỡng hoàn toàn khác với tôn giáo và bản thân có nhiều nội hàm riêng, vốn xuất phát từ các đặc điểm của văn hóa dân tộc. Vì vậy, đây là cơ sở cho việc tìm hiểu tín ngưỡng Việt Nam vốn rất phong phú, đa dạng và thể hiện rõ nhiều giá trị của văn hóa nước ta, cũng như nhân sinh quan và thế giới quan của con người Việt Nam, xưa cũng như nay. 7 CHƯƠNG 2: TÍN NGƯỠNG CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC GIA RAI 2.1. Quan niệm về nguồn gốc loài người Theo truyền thuyết người Gia Rai, con người đầu tiên do Yang Adai (thần trời) sinh ra. Nhưng trong một trận mưa lũ lớn, họ đã bị nhấn chìm hết. Chỉ có hai anh em nọ do chui vào trong chiếc trống to mà sống sót. Sau trận đại hồng thủy, Yang Adai bắt hai an hem này phải lấy nhau để con người được tiếp tục sinh sôi. Không chấp nhận điều đó, hai anh em lên tận trời hỏi Yang Adai: - Làm sao chúng tôi là an hem mà lấy nhau được? Adai trả lời - Chính tôi bắt hai người lấy nhau để sinh ra con người! Làm theo lời Yang Adai, Ông Trống và Bà Trống sinh được 11 người con. Adai tiếp tục bắt các cặp anh em phải lấy nhau. Nhưng vì có 5 nữ, 6 nam nên chỉ có thể kết thành 5 cặp. Người con trai du ửa không có vợ, bị Ơi Sơgơr và Yă Sơgơr làm thành một căn nhà tranh đốt cùng một con heo để tế thần. Những tư liệu ở vùng người Gia Rai Mthur cũng cho rằng Yang Kơdei (Thần Trời) là vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Những điểm khác biệt là ở chỗ cách thức làm ra muôn vật và côn người: Người Gia Rai Mthur cho rằng, Yang Kơdei có gói bột quý. Nếu thần dùng bột đó nặng ra bất cứ vật gì thì vật đó lập tức có linh hồn và có cuộc sống như một sinh linh. Sau khi đã nặn ra mặt đất, mặt trời, mặt trăng, cây cỏ… Yang Kơdei nặn ra những con người đầu tiên và đưa xuống mặt đất để sống. 2.2. Quan niệm về thế giới thần linh 2.2.1. Những vị thần sang lập ra vũ trụ Hệ thống thần linh của dân tộc Gia Rai dường như vẫn còn nằm trong bức màn bí mật. Ngoài những vị thần được biết đến ở hầu hết các tộc người như Thần Nhà (Yang Sang), Thần Làng (Yang Bôn), Thần Bến Nước (Yang Pin Ia Pên Ia)…Thì 8 những vị thần sang tạo ra vũ trụ và muôn loài; phạm vi cai quản của từng thần… theo quan niệm truyền thống của người Gia Rai dường như chưa được công trình nào công bố. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Kim Vân trong một chuyến đi điền dã tại huyện Ia Pa, thuộc tỉnh Gia Lai, đã có cuộc phỏng vấn với già làng Rơ Ô Anhranh (Ama Anhang), sinh năm 1942 và đang làm thầy cúng. Ông đã giải thích khá rạch ròi về nguồn gốc của con người và muôn loài theo dân tộc của ông: Yang Adai (Thần Trời) cùng vợ là Yă Adai (Bà Adai) là những vị thần tối cao, sinh ra trời, đất và muôn loài. Đúng như tên gọi, nơi trú ngụ của Yang Adai/ Adu và vợ là tầng trời cao nhất. Ở vị trí này, thần có thể quan sát và điều khiển được toàn bộ vũ trụ. Mặc dù chưa từng nghe nói, hay mơ thấy Yang Adai và Yă Adai có hình thù thế nào. Nhưng đồng bào tin rằng họ có rất nhiều con cháu. Mỗi người con, cháu của Yang Adai được giao cai quản một không gian nhất định. Trong đó, những không gian ảnh hưởng đến con người nhiều nhất là đất và trời được giao cho hai nam thần, con của Yang Adai là Rơkhí và Rơkhon. Trong quan niệm của người Gia Rai Chor thì Rơkhon là anh, còn Rơkhí là em. Ban đầu, Yang Adai sinh ra trời và giao cho Rơkhon cai quản, sau đó tiếp tục sinh ra đất đai rồi giao cho Rơkhí. Nói về phạm vi cai quản của hai vị thần này, người Gia Rai ở bờ bắc sông Apa có câu-“Rơkhí chơ lon, Rơkhon hang kơ dlông”. Câu này có nghĩa là -"Rơkhí (cai quản) dưới đất, Rơkhon (cai quản) trên trời". Trong những vụ tranh chấp phải phân xử bằng tục lặn nước hay đổ chì, trước khi xử, các Pô phăt kơđi (người xử kiện) ở vùng Ayun Pa, Ia Pa vẫn đọc hai câu trên với ngụ ý mời họ về chứng kiến. Những tài liệu của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân tìm thấy ở vùng Ia Pa cũng có điểm trùng với công bố của linh mục Nguyễn Văn Thượng về những tư liệu mà ông tìm thấy ở khu vực Chư Sê: Người Gia Rai có một vị thần tối cao được gọi là Ơi Adai (Ông Trời). Vị này là duy nhất và là đấng tạo hóa của trời đất. Vị trí của Ơi Adai hơn hẳn các Yang khác, thể hiện ở chỗ, trong truyện cổ về trận đại hồng thủy của người Gia Rai, các Yang phải trốn chạy lên núi cao, còn Ơi Adai không phải trốn chạy vì Ơi Adai luôn cao hơn mọi sự. 9 Người Gia Rai trước đây tôn kính Ơi Adai một cách đặc biệt. Họ chỉ kêu đến Ơi Adai trong những nghi lễ có cúng heo, cúng trâu (còn các thần linh khác thì họ cầu cúng thường xuyên hơn). Tuy nhiên, tư liệu của Nguyễn Văn Thượng nghiên cứu các nhóm Gia Rai trên cao nguyên Pleiku, có điểm khác với những tư liệu của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân thu thập được ở khu vực người Gia Rai Chor. Theo Nguyễn Văn Thượng, Ơi Adai có con, nhưng không thấy nhắc đến vợ. Cũng như Yă Pum (Bà Bụi) là người trần, nhưng được coi như thần, có cháu là Drit (mồ côi), mà không nghe nói bà có chồng con; Drit cũng không bao giờ nghe nói có cha mẹ. 2.2.2. Những thần linh khác Người Gia Rai tin rằng có rất nhiều loại thần được gọi chung là Yang như: Yang Hma (Thần Rẫy), Yang Ktăn (Thần Sét), Yang Pin Ia (Thần Bến Nước), Yang Chư (Thần Núi), Yang Phun bơnú (Thần Cây Đa), Yang Bôn (Thần Làng), Yang Kông (Thần Vòng Tay/Vòng Chân), Yang Blah (Thần Chiến Tranh), Yang Hri (Thần Lúa), Yang Pơtao (Thần Vua), Yang Prin Tha (Thần Tổ Tiên)… Trong quan niệm của người Gia Rai, thần linh có mặt ở mọi nơi. Lời khấn khi cúng Yang Sang của cụ Rơmah Chôh, làng Chroh Bó 1, xã Ia Phang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai mà Nguyễn Văn Thượng đã ghi được cho ta nhận biết phần nào các vị thần trong hệ thống thần linh của người Gia Rai: “Đây tôi kêu Thần Nhà, Thần Cửa, Thần Của, Thần Cải, Thần Tro, Thần Bếp, Thần Chén, Thần Gùi, Thần Lửa, Thần Gia Đình, Thần Nơi Chốn, Thần Nước uống, Thần Kim Chỉ, Thần Muỗng Vá, Thần Kòng Chiếc, Kòng Chùm, Thần Chỉ Rối, Thần Xà, Thần Trính, Thần Thềm Chồ, Thần Cồng Chiêng, Thần Chuồng Trâu, Thần Dao Kiếm, Chén Bát, Đồ Đạc. Heo dưới gầm nhà, gà trên chuồng, củi rả chất đống, Thần Chú, Thần Bác, Thần Tô, Thần Tiên…”[ CITATION Ngu \l 1033 ] Ngoài những vị thần sang lập ra vũ trụ, Yang Sang, Yang Bôn và Yang Pin Ia, Yang Bhet Tơngia và Yang Pơtao là những vị thần được người Gia Rai coi trọng hơn cả. Trong cuộc sống trước đây của người Gia Rai, những Yang này luôn được nhắc đến trong tất cả các lễ cúng hàng năm hoặc nhiều năm theo định kỳ. 10 Để giao tiếp với các Yang, người Gia Rai thường tổ chức những buổi cầu cúng. Trước khi làm những việc hệ trọng, đồng bào phải dâng lễ vật cho thần và xin thần phù hộ. Đôi khi, do tính chất gấp gáp của công việc, chưa kịp dâng lễ vật thì họ cũng có thể nguyện, hứa với thần linh, nếu được giúp đỡ như ước nguyện, họ sẽ tạ ơn sau. Trong một số hoàn cảnh, người Gia Rai cũng nhờ thần làm chứng cho họ trong những cuộc nguyện thề, nhờ thần hại những người mà họ có hiềm khích... hoặc xin thần báo điềm, báo mộng trước khi họ thực hiện một công việc gì đó. Có thể phân chia các vị thần trong tín ngưỡng Gia Rai cổ truyền thành những nhóm sau: 2.2.2.1.Những thần linh quyết định sự sống của con người Yang But -Yang Bưng: Người Gia Rai giải thích tên của vị nữ thần này là Yang But nhưng vì nơi ở của bà là chiếc uah/bưng (tức nửa dưới của quả bầu khô, người Gia Rai hay dùng trong các nghi lễ) đựng nhau em bé (sôk) để chôn, nên đồng bào cũng thường khấn bà dưới tên kép Yang But - Yang Bưng. Mỗi khi thoát khỏi một việc không may mắn, người Gia Rai thường thốt lên “Bưng bía kâo!” (tôi may mắn quá!). Trong quan niệm của người Gia Rai Chor, Yang But là thần sinh ra con người, nhưng người ta chỉ muốn bà chi phối đứa bé đó đến lúc nó ra đời. Họ rất sợ những đứa trẻ sau khi sinh ra người nhà chưa kịp đặt tên đã bị Yang But đặt tên và chi phối suốt cuộc đời nó. Về lý do người Gia Rai sợ điều này, cộng đồng ở bon Broăi (huyện Ia Pa) có chuyện kể: “Xưa có một người đi săn thấy một phụ nữ mới sinh con trong rừng. Người đi săn hỏi bà mẹ: “Nó tên gì?” người mẹ còn chưa kịp trả lời thì người thợ săn nghe tiếng Yang But nói vọng ra: “Nó là... nó sống đến... tuổi thì bị cọp ăn.” Người thợ săn liền nói những điều mình nghe được với mẹ đứa bé. Gia đình đứa trẻ nghe xong thì quá sợ hãi, liền dời nhà sang làng khác ở để tránh điềm dữ. Thế rồi, cô bé ngày nào đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Đúng đến cái tuổi được báo trước, một hôm cô đang chuẩn bị giăng chỉ để dệt vải thì bị chiếc nanh cọp treo ở vách nhà rớt trúng ngực và lăn ra chết”. Yang Bơhet Tơngia: Thần bảo hộ trẻ em từ khi lọt lòng đến lúc trưởng thành 11 Yang Kông: Vị thần trú ngụ trong chiếc vòng bản mệnh của mỗi người. Đây là vị thần mang lại cho chủ nhân của nó sức khỏe. 2.2.2.1.Những thần linh tác động đến gia đình và cộng đồng Yang Bôn và Yang Pin / Pên Ia: Người Gia Rai cho rằng, Yang Bôn gồm có nhiều vị thần khác nhau hợp thành. Đó là: Yang Lon (Thần Đất), Yang Hma/hmoa (Thần Nương Rẫy), Yang Ia (Thần Bến Nước)... Tất cả những tai họa xảy ra với dân làng như cháy làng, dịch bệnh, đàn bà chết trong lúc sinh đẻ đều do Yang Bôn gây ra. Đó là lý do khi làng bị những tai họa trên, cả cộng đồng lập tức dời làng để tránh gặp nạn lần thứ hai. Yang Pin /Pên la (Thần Bến Nước): Người Gia Rai quan niệm, cư dân trong cộng đồng có sống được trên vùng đất đã lựa chọn hay không là nhờ Thần Bến Nước. Vị thần này ở tại bến nước/ giọt nước của làng. Hàng năm, đồng bào phải cúng Thần Bến Nước vào dịp năm mới. Đây là lễ cúng lớn nhất trong năm của làng. Yang Lon (Thần Đất): Người Gia Rai tin rằng, mỗi vùng đất (kể cả nương rẫy) đều do một vị thần đất cai quản. Yang Lon quyết định sự phát triển hay lụi tàn của cộng đồng làng. Theo quan niệm của cư dân Gia Rai Chor, nơi ở của Yang Lon là nền nhà của người lập làng đầu tiên. Nếu ở trên rẫy thì thần đất cũng chính là Yang Hma/ Hmoa. Đối với mùa màng thì đây là vị thần quan trọng nhất, quyết định thành bại của một mùa trong tỉa. Nêu ở từng nhà, thì Yang Lon ở ngay phần đất dưới sàn nhà. Và họ thường nó “Sat hrup kar hang Yang Lon” có nghĩa là “xấu xí như Thần Đất” khi gặp một người xấu trai. Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của người Gia Rai, Yang Lon là một vị thần nam có ngoahi hình xấu. Yang Sang/ Yang bưk Sang (Thần Nhà Cửa): Trong quan niệm của người Gia Rai, Thần Nhà không chỉ có một vị mà là một hệ thống các thần linh. Mỗi thần cai quản một bộ phận nguyên vật liệu làm thành ngôi nhà: Thần Cột Cái, Thần Cầu Thang, Thần Bếp... Hầu hết người Gia Rai cho rằng, vị thần trú ngụ ở cầu thang lên xuống của ngôi nhà là quan trọng nhất.Đó là vị thần canh giữ cho sự bình yên của ngôi nhà. Tuy nhiên, người Gia Rai vùng Ia Pa lại cho rằng, sau khi làm nhà xong, Yang Sang trú ngụ ở hai cột chính của gian cúng (Rawang topai - gian rượu). Để đảm bảo sự linh thiêng và tôn kính Yang Sang, ở vị trí này đồng bào không treo váy, áo của những phụ nữ còn ở tuổi sinh nở. Từ quan niệm này, khi làm nhà, người Gia Rai thực hiện 12 nhiều nghi lễ khác nhau, ở những công đoạn khác nhau để tạ ơn/ xin phép những vị thần khác nhau:  Công đoạn 1: Iao Yang chim dố, prố gam (cúng trả nơi đậu của chim, sóc) Sau khi đào hố, trước lúc dựng cột làm nhà, người Gia Rai phải làm lễ cúng cho tất cả những cây, cột được lấy từ rừng về làm nhà. Mục đích của nghi lễ này là để trả cho thần chim, khỉ, thú rừng... vì những cây này trước khi bị chặt về làm nhà đã là chỗ ở của những con vật trên. Khi con người lấy những cây này về làm nhà là đã làm mất đi chỗ ở của những con vật đó. Chủ nhà phải mời già làng đứng ra cúng. Lễ vật gồm một con gà, một ché rượu, một tô đồng để đựng rượu. Tất cả được đặt ở vị trí giữa nhà, quay về hướng tây theo thứ tự: thầy cúng, tô đồng, ché rượu, gà cúng. Chủ nhà đứng phía bên trái thầy cúng, những người trong nhà ngồi đó chứng kiến. Chuẩn bị xong, người ta gọt ở mỗi cây một miếng dăm nhỏ. Sau đó hút rượu trong ché rượu với gan gà sống rồi đổ vào tô đồng mà đồng bào vẫn dùng để cúng yang, rồi bỏ tất cả những miếng dăm gỗ vào tô. Lúc này, thầy cúng lấy một đoạn sống lá chuối đập dập đầu, chấm vào tô rượu, quét lên cột chính 7 lần theo chiều từ ngọn xuống gốc để cho thần linh còn trú trong thân cây đi xuống, chạy vào rừng. Sau đó, ông ta tiếp tục khấn và quét rượu trong tô đồng vào những cây còn lại, mỗi cây một lần theo chiều từ trên xuống. Sauk hi đã khấn và quét rượu cúng vào toàn bộ số cột, cây, thầy cúng hất tô rượu cùng dăm gỗ và gan gà về phía tây (theo quan niệm của người Gia Rai, đó là phía dưới – Yôh)  Công đoạn 2: Iao Yang Lon (cúng Thần Đất) Buổi chiều ngày dựng khung nhà xong, chủ nhà phải cúng Thần Đất vì đã lay đất của Yang để làm nhà. Lễ vật gồm: một con gà (mổ, để nguyên con rồi nướng), một ché rượu nhỏ. Vị trí đặt lễ vật như trong lễ cúng trả chỗ ở cho chim, sóc. Điểm khác là, ở phía trước vị trí đặt gà người ta đào một hố vuông (20 cm x 20 cm), sâu 10 cm, đặt xuống đó một lưỡi rìu, rồi lấy lá chuối đậy lên phía trên. Tiếp đó, thầy cúng vừa khấn, vừa lấy nửa tô rượu và một miếng nhỏ gan gà bỏ vào tô đồng, đổ tất cả vào trong hố (đổ lên trên lá chuối). Làm xong 13 các nghi lễ, ba ngày sau, chủ nhà ra xem hố. Nếu sau ba đêm mà chiếc rìu không "chạy khỏi hố” là điềm tốt, Yang Lon đồng ý cho ở và lấy lưỡi rìu lên. Nếu rìu "chạy" ra chỗ khác là thần không đồng ý, phải đi chỗ khác để làm nhà. Đồng bào tin rằng, nếu Yang không đồng ý thì thông thường, ngay trong đêm đầu tiên, chiếc rìu đã "chạy" ra chỗ khác rồi.  Công đoạn 3: Ngă Yang Sang (cúng Thần Nhà) Ngày hôm sau, vàc khoảng 8h - 9h sáng, chủ nhà làm bếp, dọn đồ đạc lên nhà để cúng Yang Sang trong khi những người làm nhà vẫn tiếp tục công việc. Lễ vật vẫn như hai lễ trên, nhưng đặt ngay giữa nhà (trên sàn) hướng ra cửa chính. Sau khi cúng xong, thầy cúng lấy tô đồng bên trong có rượu và gan gà rưới vào bếp chính (đắp đất). Công đoạn 4: Ngă đí dố sang (Lên nhà mới) Ngay sau ngày làm lễ cúng Thần Nhà, chủ nhà phải ủ rượu, chuẩn bị lễ vật để khoảng vài tuần sau thì làm lễ lên nhà mới. Lễ vật gồm hai con heo, một con dê, một con gà và chín ghè rượu. Quy trình lễ này gồm có ba lễ nhỏ hợp thành, nên số lễ vật trên được đặt làm ba phần, ở phía đông sàn nhà, theo thứ tự từ gah Amang (bắc) sang gah ók (đồng bào gọi là từ phía trên xuống) như sau: - Ngă Yang pih kyâo ale (tẩy rửa sạch): Lễ vật gồm một heo, một dê, năm ghè rượu. - Ngă đí dố sang (cúng lên nhà mới): Lễ vật gồm một heo, ba ghè rượu. - Ngă Yang Prin tha (cúng ông bà tổ tiên): Lễ vật gồm một gà, một ghè rượu. Khoảng 7 giờ sáng công việc chuẩn bị phải được hoàn tất đế thầy cúng làm nhiệm vụ. Đầu tiên ông cúng Ngă Yang pih kyâo le. Khi thầy cúng tiến hành nghi lễ, người trong nhà ngôi ở phía ók (nam) của nhà trong tư thế im lặng, không được nói chuyện. Khấn xong, thầy cúng múc nước vào tô đồng rồi đổ vào 5 ghè, mỗi ghè một ít (cũng theo hướng từ trên xuống), bà chủ nhà được 14 mời đi uống trước một lượt 5 ghè Ngă Yang pih kyâo ale cũng theo hướng này, rồi đến chồng và các con. Sau đó, quy trình cúng trên được tiếp tục thực hiện ở phần cúng giành cho nghi lễ lên nhà mới và cúng tổ tiên. Cũng như người Bahnar, người Gia Rai tin rằng, thần bản mệnh của làng thường trú trong những hòn đá dị thường mà một người nào đó trong cộng đồng được thần "báo mộng" trong giấc mơ rồi đi tìm và mang về cất giấu trong những chiếc túi treo ở nhà rông... Ở mỗi làng, số lượng thần bản mệnh được thờ trong nhà rông cũng khác nhau. Nhà rông làng Bua (xã Ia Pnôn) có 4 vị thần là: Yang Yang Jí Ró (con Cóc) Yang Kan Ba (con Ba Ba), Yang Axeh (con Ngựa), Yang Hong (Tổ Ong). Những vị thần này đều trú trong những viên đá có hình thù gần giống như tên gọi. Còn trong nhà rông của làng Mok Đen (xã Ia Dom) lại chỉ có một vị thần. Đó là Yang Đui Ngoăh (Thần Xương Đùi con Tê Giác). Khúc xương đùi này dài 80 cm, to 50 cm do dân làng nhặt ở trong rừng rồi đem về nhà rông, gói trong tấm thổ cẩm, lấy dây thừng côt lại, treo lên nóc nhà rông để thờ. Dân làng tin rằng vị thần này rất linh thiêng. Khi đi xa, nếu nghe được thần nói với mình điều gì trong giấc mơ thì điều đó thường là hiện thực. 2.2.2.3.Những vị thần chi phối thế giới tự nhiên  Những vị thần ở tầng trời Thần cai quản vùng trời là Rơkhon. Ông có hai người vợ là bà Dung và bà Dai. Mối duyên tình giữa Rơkhon và bà Dung sinh ra một nam thần tên là Khônh và một nữ thần là Kruă. Yang Kdlông (Thần Gió Xoáy): Chính là Nữ Thần Kruă. Thần này còn được người Gia Rai Chor gọi là Yang Kdlông - thần trên cao. Yang Kdlông là một bà già không chồng, không con. Ba đi đến đâu là mang theo đến đó những cơn gió xoáy. Gió xoáy chính là công cụ để bà “lấy” tất cả những thứ bà muốn ở những nơi bà đi qua. Nam thần có tên Khônh là vị thần chuyên làm ra sấm sét mưa, chớp. Vì chức năng này nên người Gia Rai còn gọi ông là Yang Grôm (Thần Sấm).  Những vị thần cai quản mặt đất và nguồn nước: 15 Yang Ia: Người Gia Rai tin rằng, ở mỗi khúc sông có một vị thần cai quản. Những vị thần cai quản sông nước được người Gia Rai gọi chung là Yang Ia. Yang Ia sinh ra từ nước. Ban đầu yang có hai lốt hình dạng khác nhau: Rnung Kuan là hình dạng một con lươn to; và Jơgrai là hình dạng con rồng có mào. Người Gia Rai cho rằng, ngày nay, Yang Ia trong lốt Rnung Kuan (con lươn dài) không còn nữa mà chỉ còn Yang Ia trong hình thù con rồng. Giải thích sự việc này, người Gia Rai Chor kể lại truyện cổ như sau: Ngày xưa, có một cậu bé mồ côi tên là Drit (cũng có vùng gọi là Rit). Drit sống với bà là Yă Pôm. Hai bà cháu Drit rất nghèo khổ, dao không có, rựa không có, cơm cũng không đủ ăn. Một hôm bà của Drit đi xúc cá nhưng cả buổi chỉ được một con lươn (Rnung). Nhờ Rnung đi chiến đấu, mang về cho Drit nhiều chiêng, ché mà Drit trở nên giàu có. Pơtao thấy vậy cũng nhờ Rnung đi chiến đấu để mang của cải về cho mình. Nhưng pơtao chưa kịp có tài sản thì Rnung đã bị chém chết. Thưong nhớ Rnung, Drit khóc và mơ thấy Rnung về nói: "Drit hãy lấy bộ xương của tôi về chôn, từ bộ xương đó sẽ mọc lên cây tre, Drit hãy lấy cây tre đó làm cái đơm (rôp) bắt cá. Cái đơm này không được đặt dưới nước mà hãy đặt trên giàn nhà . Nghe lời Rnung, Drit có rất nhiều cá, phơi khô, làm măm cũng không kịp. Thấy vậy, pơtao lại đến lấy cái đơm của Drit về đặt trên giàn nhà ông ta. Nhưng cá chẳng thấy đâu mà trong đơm toàn cùi bắp và khúc cây. Tức quá, pơtao lấy dao chặt nát đơm. Drit khóc, đêm đó chàng thấy cái đơm về bào: “Drit hãy lấy cái đơm đó đốt thành tro. Khi tro tàn hãy lấy tro rồi đi quanh làng, nếu thấy dấu chân thủ rừng thì rắc vào”. Drit làm theo, hễ tro được rắc vào dấu chân con nào thì con vật đó chết. Drit có rất nhiều thịt rừng. Pơtao thấy vậy lấy tro đó về rắc thử lên dấu chân gà, heo, và cả voi của pơtao làm cho các con vật đều chết. Pơtao lấy tro rắc thử vào chân bà vợ ba của ông, bà ta lăn ra chết. Cuối cùng, pơtao rắc thử vào dấu chân mình, thế là pơtao cũng chết luôn. Từ đó Yang Ia ở trong lốt Rnung Kuan không còn nữa mà chỉ còn Yang ở trong lốt rồng (Jơgrai). Người Gia Rai Chor tin rằng, nếu ai được Yang Ia cho thấy “hình bóng” của Yang - con rồng có mào - người đó cúng Yang thì sẽ được giàu có. Còn nếu được Yang cho thấy “hình bóng” mà không biết cúng thì cũng không được giàu. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan