Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín hiệu thẩm mỹ đất trong thơ nguyễn duy...

Tài liệu Tín hiệu thẩm mỹ đất trong thơ nguyễn duy

.PDF
37
389
79

Mô tả:

Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tín hiệu thẩm mĩ là vấn đề được sự quan tâm của tất cả các ngành nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng. Nghiên cứu, giải mã tín hiệu thẩm mĩ là một công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều tâm sức của các nhà nghiên cứu và cũng đã gây ra không Ýt tranh luận về vấn đề này. Trong văn học, nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ tức là tiếp cận tác phẩm văn học từ phương diện ngôn ngữ học, từ góc độ văn bản tác phẩm. Vì vậy mà sẽ cho chóng ta những nhận xét chính xác, khách quan về tác phẩm văn học, không phải là những suy diễn dội từ bên ngoài vào nh trong một số ngành nghiên cứu văn học từ phương diện xã hội học, lịch sử,... Theo GS. Đỗ Hữu Châu ngôn ngữ văn học có thể được xem là một hệ thống tín hiệu bao gồm các tín hiệu thông thường và các tín hiệu thẩm mĩ. Các tín hiệu thông thường chỉ thực hiện chức năng tái tạo hiện thực (thực hiện chức năng giao tiếp lí trí là chủ yếu. Có thể gọi đó là các chữ rỗng, các chữ bao bì). Các tín hiệu thẩm mĩ luôn chứa đựng những tư tưởng, những ý nghĩ nào đó của tác giả thông qua quá trình khái quát hoá, biểu trưng hoá nghệ thuật. Vì vậy tín hiệu thẩm mĩ là cơ sở giải mã hình tượng, lý giải tính hàm súc, biểu trưng, giàu sức gợi của ngôn ngữ nghệ thuật. Nhà thơ Nguyễn Duy mang đến cho nền thơ ca một bản sắc riêng, một phong cách ngôn ngữ nghệ thuật riêng, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả và giới nghiên cứu phê bình. Nhìn chung các tác giả đều đánh giá cao tài năng thơ Nguyễn Duy với phong cách sử dụng ngôn ngữ riêng, độc đáo, đậm chất dân tộc, giản dị, thô mộc, gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trong thơ Nguyễn Duy có một số tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện với tần số khá cao như gió, trăng, đất... Chúng tôi lựa chọn tín hiệu thẩm mĩ đất vì với tín hiệu thẩm mĩ này thể hiện rất rõ tài năng thơ Nguyễn Duy trong việc sử dụng ngôn ngữ và chất thô mộc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động đặc biệt là của những người dân quê. Tìm hiểu giá trị biểu trưng của tín hiệu Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn thẩm mĩ đất, chúng tôi nhằm khẳng định những giá trị và đóng góp của nhà thơ Nguyễn Duy về phương diện ngôn ngữ cho thơ ca dân tộc. 2. PHẠM VI ĐỀ TÀI Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là "Tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ Nguyễn Duy"; khảo sát, phân tích, đánh giá giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ đất trong Tuyển tập thơ Nguyễn Duy được rót ra từ các tập thơ đã xuất bản: - Cát Trắng - NXB Quân Đội Nhân Dân, 1973 - Ánh Trăng - NXB Tác Phẩm Mới, 1984 - Mẹ Và Em - NXB Thanh Hoá, 1987 - Đãi Cát Tìm Vàng - NXB Văn Nghệ(Tp.HCM), 1987 - Đường Xa - NXB Trẻ, 1989 - Quà Tặng - NXN Văn Học, 1990 - Về - NXB Hội Nhà Văn, 1994 - Sáu Và Tám - NXB Văn Học, 1994 - Vợ Ơi - NXB Phụ Nữ, 1995 - Bôi - NXB Hội Nhà Văn, 1997 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Từ năm 1973 trên Báo Văn nghệ với bài "Đọc mét số bài thơ của Nguyễn Duy", nhà phê bình Hoài Thanh đã đánh giá cao chất quê mặn mà, đằm thắm trong những hình ảnh "quen thuộc mà không nhàm". Sau Hoài Thanh, một số nhà nghiên cứu có tên tuổi nh Lê Trí Viễn, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức,... các nhà văn, nhà thơ lớn nh Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Quang Sáng,... các giảng viên nh Phạm Thu Yến, Trần Hoà Bình... Nhìn chung các tác giả khi phân tích thơ Nguyễn Duy dù Ýt dù nhiều cũng đã chú ý đến ngôn ngữ thơ bởi đây là một lĩnh vực rất đặc sắc trong thơ ông. Có thể khẳng định, cách sử dụng ngôn ngữ thơ của Nguyễn Duy khá táo bạo, mới mẻ, đậm chất dân tộc, chất quê, thô mộc, giản dị đồng thời cũng cho thấy những cách tân, sáng tạo mang dấu Ên riêng của tác giả. Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn Có thể kể đến một vài nhận xét đáng chú ý về phương diện ngôn ngữ : Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định sự thành công của Nguyễn Duy trên nhiều phương diện trong đó có phương diện ngôn ngữ, đó là việc vận dụng, chắt lọc rất tinh tế ngôn ngữ đời thường để tạo lời thơ, làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp "Thơ Nguyễn Duy đậm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian, lời thơ đơn sơ gần với khẩu ngữ..."( Nguyễn Quang Sáng - Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy. Phụ lục tập " Mẹ và em"). Lê Trí Viễn chỉ ra thơ Nguyễn Duy vừa mang âm hưởng ca dao dân ca ngọt ngào thân mật vừa vang vọng của thơ ca bác học sâu lắng và trí tuệ (Lê Trí Viễn - Đến với bài thơ hay. NXB Giáo dục, 1997). Anh Ngọc khi phân tích bài "Vợ ốm" nhận ra "cái thứ khẩu ngữ của thập loại chúng sinh" cùng với "cách tạo từ mới có nội lực sống" làm bật lên tiếng cười nhưng lại khiến mủi lòng, thêm nặng tình thương mến với vợ. Lê Quang Hưng khẳng định tài năng thơ Nguyễn Duy trong việc chọn chữ khi thể hiện và cũng rất tiết kiệm lời.(Lê Quang Hưng - Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng. Tạp chí văn học số 3.1986). Phạm Thu Yến trong công trình nghiên cứu "Nguyễn Duy - Ca dao vọng về" đã phát hiện ra thơ Nguyễn Duy có lối tả, kể gần với ngôn ngữ đời thường, giàu sức gợi cảm và sắc màu hiện đại( Phạm Thu Yến - Nguyễn Duy "Ca dao vọng về", tạp chí văn học số 7, 1998). Các tác giả của ba luận án: Mai Thị Nguyệt với "Phong cách thơ Nguyễn Duy"; Nguyễn Thị Minh Tâm với "Chủ đề quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy" và Nguyễn Thị Bích Nga với "Thơ lục bát của Nguyễn Duy", trong công trình nghiên cứu của mình các tác giả đã chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy đậm chất dân tộc, giản dị, thô mộc, gồ ghề, gần với ngôn ngữ thường ngày. Qua các công trình, các bài nghiên, các tác giả đều chỉ ra sù phong phó trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy, các sắc thái đa dạng trong việc sử dụng Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn ngôn từ của nhà thơ. Từ đất trong thơ Nguyễn Duy xuất hiện với tần số cao với nhiều sắc thái, ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ đất cho thấy sự đa dạng trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Duy, sự phát triển, mở rộng ý nghĩa biểu trưng của từ đất. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê, phân loại 4.2. Phân tích tổng hợp 5. BỐ CỤC TIỂU LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính gồm 2 chương: Chương I: Những vấn đề lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ Chương II: TÝn hiệu thẩm mĩ đất trong thơ nguyễn duy Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÍN HIỆU THẨM MĨ 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TÍN HIỆU THẨM MĨ 1.1. TÝn hiệu P.Guiraud định nghĩa theo nghĩa rộng: “ Một tín hiệu… là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác.” Theo nghĩa hẹp, A.Schaff định nghĩa: “một sự vật vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá trình giao tiếp, nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm ( những cảm xúc, những cảm thụ nghệ thuật, một ý chí). Dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, thì khái niệm tín hiệu vẫn là một khái niệm quan hệ, không phải là một khái niệm tự thân. Có nghĩa là một sự vật (hay thuộc tính) muốn trở thành tín hiệu phải nằm trong quan hệ với những sự vật khác. Và bản chất của tín hiệu bao gồm hai mặt hình thức và nội dung, hai mặt đó gắn bó mật thiết, biện chứng với nhau. 1.2. TÝn hiệu ngôn ngữ Ngôn ngữ là mét hệ thống tín hiệu đặc biệt, cũng giống nh tín hiệu, tín hiệu ngôn ngx cũng gồm hai mặt, mặt âm thanh và mặt ý nghĩa, tức là cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Nhưng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ rất phức tạp, bao gồm những đơn vị đồng loại nh âm vị, hình vị, từ . Khác với các loại tín hiệu khác, mặt nội dung trong tín hiệu ngôn ngữ quan hệ với hình thức không phải bao giờ cũng chỉ có quan hệ trực tiếp khái niệm và âm thanh. Hệ thống ngôn ngữ là hệ thống nhân tạo, xã hội, có chức năng quan trọng nhất là chức năng giao tiếp. Văn tự là kí hiệu của ngôn ngữ. Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn Đối với tác phẩm văn học, hình thức vật chất của tín hiệu thẩm mĩ chính là ngôn ngữ. Cấu trúc đặc biệt của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ cho phép chứa đựng trong mỗi ngôn từ của tác phẩm văn học một phạm vi nào đó của đời sống hiện thực được phản ánh (làm thành ý nghĩa biểu vật, biểu niệm của từ). Với ngôn ngữ, có thể tiếp nhận từ văn học những hiện thực trực tiếp “thông qua ý nghĩa của ngôn ngữ”. Chính vì thế “ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà còn là chất liệu của văn học”. 2. TÍN HIỆU THẨM MĨ 2.1. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ - Quan niệm về tín hiệu thẩm mĩ: Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu: tÝn hiệu thẩm mĩ là phương tiện quan trọng nhất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Đó là “Phương tiện sơ cấp (primaire) của văn học là các tín hiệu thẩm mĩ… Rồi cái tín hiệu thẩm mĩ đó mới được thể hiện bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông thường”. - Nguồn gốc: + Những tín hiệu thẩm mĩ đầu tiên được con người nhận thức từ trong thời kì sơ khai của xã hội loài người, các ý nghĩa biểu trưng của nó là một mẫu số chung trong tâm thức của cộng đồng nhân loại. Ví dụ “Mặt trời” là một tín hiệu thẩm mĩ có tính chất mẫu gốc của chung văn hoá nhân loại. + Nguồn gốc phát sinh các tín hiệu thẩm mĩ mang tính truyền thống của các ngành văn học nghệ thuật là từ các mẫu gốc của một nền văn hoá. Đó là các tín hiệu thẩm mĩ nguyên cấp. Các tín hiệu thẩm mĩ, do đó, gắn liền với sự nhận thức về bản chất của đối tượng trong những điều kiện lịch sử, xã hội, văn hoá nhất định. Chẳng hạn, bến- đò là một cặp tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ văn hoá dân gian Việt Nam đã đI vào trong thơ Nguyễn Bính như một Èn dụ về tình yêu lứa đôi: Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau. (Tương tư) Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn + Thứ ba có nguồn gốc từ các nguồn văn hoá khác nhau. Một tín hiệu thẩm mĩ của một nền văn hoá có thể chuyển hoá vào nhiều ngành nghệ thuật qua chất liệu, phương tiện đặc trưng của các ngành này. Các ngành nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, điêu khắc chuyển hoá vào nhiều ngành nghệ thuật qua chất liệu, hình ảnh, màu sắc, đường nét…Các ngành nghệ thuật biểu hiện như âm nhạc, văn học chuyển hóa các tín hiệu thẩm mĩ vào hệ thống âm thanh đặc trưng của từng ngành. Văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩ dưới hình thức âm thanh ngôn ngữ, tức là chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ vào hệ thống từ ngữ, cú pháp của văn bản nghệ thuật. Trong quá trình phát triển của các ngành nghệ thuật, do sù giao lưu, tiếp xúc văn hoá, các tín hiệu thẩm mĩ của một nền văn hoá, văn học này có thể gia nhập vào một nền văn hoá, văn học khác. Đây là tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp, tín hiệu phái sinh. Chương Đài, Hoàng Hạc, lá ngô đồng…trong văn học trung đại Việt Nam là những tín hiệu nh vậy: - Khi về hỏi liễu Chương Đài Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) - Sương nh búa bổ mòn gốc liễu Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô. (Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm) 2.2. Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ * Tính chất hai mặt của tín hiệu thẩm mĩ: - Hình thức biểu hiện(cái biểu hiện): tín hiệu thẩm mĩ phải có cái phần tri giác được, phần có thể nhận biết được bằng các giác quan. Nó là âm thanh trong âm nhạc, là màu sắc trong hội họa, là ngôn từ trong văn học…Nghệ thuật không thể phản ánh hiện thực bên ngoài những phương tiện vật chất của nó. - Nội dung ý nghĩa(cái được biểu hiện): tín hiệu thẩm mĩ phải thông tin về một cái gì đó trong đời sống hiện thực, nó mới thể hiện được chức năng phản ánh nghệ thuật của mình. Thông qua hiện thực được phản ánh, nội dung Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn tư tưởng nghệ thuật được toát lên. Bởi vậy, ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ chính là ý nghĩa thẩm mĩ. * Mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu của tín hiệu thẩm mĩ: - Tín hiệu thẩm mĩ thuộc loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa hai mặt biểu hiện và được biểu hiện là quan hệ hoàn toàn có lý do. - Tín hiệu thẩm mĩ tham gia vào một hoạt động tinh thần độc đáo của con người: hoạt động sáng tạo nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ liên quan đến những vấn đề về cảm xúc, liên tưởng…Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu của cáI đẹp, của những giá trị nghệ thuật, đầy tính sáng tạo và luôn đòi hỏi khả năng liên tưởng của cả người sáng tạo lẫn chủ thể tiếp nhận. 2.3. Vai trò của Èn dụ, hoán dụ, tượng trưng trong việc cấu tạo các tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ nghệ thuật Èn dụ, hoán dụ và tượng trưng là những phương thức chuyển nghĩa phổ biến của ngôn ngữ: + ÈN DÔ là phương thức chuyển nghĩa lấy tên gọi của đối tượng này làm tên gọi cho đối tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng, tức là giống nhau về một nét nào đó giữa hai đối tượng. + HOÁN DÔ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ liên tưởng kế cận, dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó; hoặc ngược lại, lấy đặc điểm toàn thể của đối tượng để gọi tên bộ phận của đối tượng đó. + TƯỢNG TRƯNG là phương thức lấy một nét tổng quát nào đó trong đặc trưng của sự vật, hiện tượng để làm hình ảnh thay thế cho sự vật, hiện tượng đó; nghĩa là từ hình ảnh Êy người ta có thể liên tưởng tới toàn bộ sự vật, hiện tượng. Phương thức tượng trưng có liên quan đến ngôn ngữ của một thời đại và những biểu tượng của xã hội. Những biểu hiện tượng trưng là những tín hiệu thẩm mĩ trở thành quy ước. Không chỉ là các phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên, Èn dụ, hoán dụ và tượng trưng còn là các phương thức để cấu tạo lại tín hiệu Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn thẩm mĩ trong ngôn ngữ nghệ thuật. Trong quá trình tổ chức lại bằng Èn dụ hoặc hoán dụ hay tượng trưng, tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học đã biến các tín hiệu thẩm mĩ nguyên cấp thành tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp. Tín hiệu thẩm mĩ ngôn từ, do đó, là các tín hiệu phức hợp mà bình diện nội dung biểu đạt có thể đồng thời là một cấp độ mới của hình thức biểu đạt. Hoán dô hay Èn dụ không phải chỉ là thủ pháp chuyển nghĩa các tín hiệu thẩm mĩ ở cấp độ từ vựng mà còn ở cấp độ văn bản. Trường nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ là một trong những dấu hiệu chỉ dẫn mối liên hệ giữa cấu trúc chìm và cấu trúc nổi của tác phẩm. Các phương thức tổ chức lại tín hiệu thẩm mĩ nh Èn dụ, hoán dụ chính là những kiểu quan hệ cơ bản giữa các cấp độ của cái được biểu đạt: tương đồng hay kế cận. Trong kiểu quan hệ tương đồng, mối quan hệ giữa các cấp độ của cái được biểu đạt thường có một sự dứt đoạn, chìm khuất, gián cách. Trong kiểu quan hệ kế cận lại có một độ chênh, khoảng lệch pha, khúc xạ giữa các cấp độ ý nghĩa. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng Èn dụ và hoán dụ cũng nh tất cả các thủ pháp biểu đạt khác không có vai trò quyết định hoàn toàn đối với giá trị của tác phẩm. Nghệ thuật cần đến những thủ pháp nhưng chúng ta đã thấy quá rõ ràng rằng nghệ thuật không phải là thủ pháp. 2.4. TÝnh chất của tín hiệu thẩm mĩ a) Tính nhân loại, tính dân tộc, tính lịch sử của tín hiệu thẩm mĩ - Tính nhân loại: các tín hiệu thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học là sự chuyển hoá của các mẫu gốc, các biểu tượng. Vì vậy các hướng nghĩa biểu trưng mà nó gợi lên có tính chất chung cho toàn nhân loại. Đó là những mẫu số chung mà một tín hiệu thẩm mĩ có thể gợi lên. Ví dụ “Mặt trời” là một mẫu gốc trong văn hoá nhân loại với hướng nghĩa biểu trưng chung tượng trưng cho quyền uy tối thượng, cho vẻ đẹp tuyệt đối. Các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học xuất phát từ mẫu gốc mặt trời: ban mai, rạng đông, vừng đông, hoa hướng dương đều có chung mét ý nghĩa nh ý nghĩa của mẫu gốc mặt trời. Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn Đi liền với tính nhân loại là tính cộng đồng. Các mẫu gốc đi liền với nền văn hoá khác nhau sẽ sản sinh ra những biến thể cái biểu đạt và cái được biểu đạt do ảnh hưởng của những điều kiện về địa lí, tôn giáo. - Tính dân tộc: các mẫu gốc khi đi vào các nền văn hoá khác nhau sẽ sản sinh ra những biến thể cái biểu đạt và biến thể cái được biểu đạt do ảnh hưởng của những điều kiện địa lí, kinh tế, tôn giáo. Ví dô: NƯỚC: mẫu gốc của văn hoá nhân loại, khi đi vào các nền văn hoá khác nhau sản sinh ra những biến thể: - Biến thể cái biểu đạt làm thành hệ biểu tượng trong văn hoá Hi Lạp: biển- bọt biển-vỏ sò- nữ thần Aphrodite-nàng tiên cá- con thuyền lớn…; trong văn hoá Ên Độ: nước- bùn - hoa sen - cõi Niết Bàn…. - Biến thể cái được biểu đạt: trong thần thoại Hy Lạp, nước gắn liền với biểu tượng biển: ngọn nguồn phát sinh của tình yêu, sắc đẹp, nghệ thuật, nơi đã sản sinh ra Nữ thần Arphrodite…. Trong văn hoá Trung Hoa, nước là trạng thái vố cực không có đỉnh, hỗn mang, gợi lên sự biến hoá, trôi chảy, dòng nước, biển nước cũng là dòng đời, biển đời, là thời gian làm suy biến hay bồi đắp thương hải tang điền, thuỷ lưu hoa tạ…. Nh vậy từ mẫu gốc nước trong các nền văn hoá hình thành hệ biểu tượng có mối quan hệ về bản thể với mẫu gốc này. Trong đó so các biểu tượng mang tính phổ quát như: biển, sông, mưa, mây, sương, giếng, thuyền, bến bờ, nguồn mạch… - Tính lịch sử: Giá trị của một tín hiệu thẩm mĩ không bao giờ là một hằng thể. Cùng bắt nguồn từ một mẫu gốc, các biểu tượng khi đi vào bình diện chủ thể sẽ bị điều biến, tiêu giảm một số nét nghĩa vốn có và bổ sung thêm một số nét nghĩa mới làm phong phú giá trị biểu trưng của biểu tượng. Cùng một biểu tượng, các thời kì khác nhau, có ý nghĩa khác nhau. b) Tính phi vật thể, phi trực quan của tín hiệu thẩm mĩ Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn - Tính phi vật thể: Do dạng chất liệu phi vật thể là ngôn ngữ. Các ngành nghệ thuật khác nh hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc sử dụng chất liệu mang tính vật thể. - Tính phi trực quan: + Không phải chỉ là tính chất riêng mà là tính chất chung của các loại hình nghệ thuật. + Biểu tượng trực quan: là những biểu tượng tâm lý, hình ảnh của sự vật hiện tượng vẫn tồn tại trong trí óc của chúng ta khi kích thích bên ngoài đã chấm dứt. + Biểu tượng: từ đặc điểm bản thể phải gợi lên giá trị biểu trưng tín hiệu thẩm mĩ khi từ những đặc điểm bản thể của nó, người nghệ sĩ có thể gợi ra những hướng nghĩa biểu trưng, những ý nghĩa tinh thần. c) Tính hình tuyến Trong ngôn ngữ văn học, các tín hiệu thẩm mĩ đều phải được tổ chức lại dựa trên tính hình tuyến chặt chẽ của ngôn từ. Tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học cũng mang tính hình tuyến. Các tín hiệu thẩm mĩ lần lượt được thể hiện trên trục thời gian, chỉ có thể xuất hiện từng yếu tố nối tiếp nhau chứ không thể đồng thời xuất hiện nhiều yếu tố. 2.5. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ a) Chức năng biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học Trong phạm vi tác phẩm văn học, chức năng biểu hiện đối tượng và xây dựng hình tượng của tín hiệu thẩm mĩ luôn luôn phải là một sự tương tác của các kiểu quan hệ, các cấu trúc. Chức năng này theo V.X.Soloviev có thể thực hiện theo 3 cách cơ bản: + Biểu hiện trực tiếp (trong thơ trữ tình thuần tuý) + Biểu hiện gián tiếp: tức là thông qua sự tăng cường, làm mạnh lên cái đẹp hiện hữu, tái tạo những hiện tượng của đời sống dưới hình thức tập trung, được thanh lọc và lý tưởng hoá (trong hầu hết các thể loại trữ tình và bi kịch) Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn + Biểu hiện gián tiếp thông qua những phản xạ của thực tại cần có, thực tại mang tính lý tưởng khỏi đời sống hiện hữu không tương ứng (trong tác phẩm tự sự, hài kịch, thơ trào phúng...) b) Chức năng tác động của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm nghệ thuật Nghệ thuật luôn tác động đến cảm xúc của con người, nhưng đó là trạng thái cảm xúc có khả năng thanh lọc những cảm xúc thông thường trở thành những giá trị tinh thần cần phải có, xứng đáng được hiển lộ trong thế giới tâm hồn con người. Tóm lại, tín hiệu thẩm mĩ là một giá trị ngôn ngữ trong nghệ thuật nói chung và trong văn học nói riêng. Tín hiệu thẩm mĩ có những đặc trưng, chức năng riêng, Và để hiểu được ý nghĩa, giá trị của tín hiệu thẩm mĩ cần phải đặt nó trong ngữ cảnh tu từ, trong mối quan hệ với nghĩa gốc của từ đất. Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A CHƯƠNG II TÍN HIỆU THẨM MĨ ĐẤT TRONG THƠ NGUYỄN DUY 1. KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI 1.1. Các câu thơ trong thơ Nguyễn Duy có xuất hiện tín hiệu thẩm mĩ đất STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. Nội dung câu thơ Em dạy nhạc cho tôi khác nào đi vì ĐẤT ĐẤT nước mình những năm nhiều gian khổ Con dấu ĐẤT đai tươi rói mãi đây này Chân ĐẤT đi xem lễ đền Sòng đang liền lại cùng ĐẤT đai liền lại Ta đi trên ĐẤT đai sum họp Chiến hào xẻ dọc ngang mặt ĐẤT trần trôi con người với ĐẤT đá ĐẤT mềm - xẻng ĐẤT cứng - cuốc chim bôi ĐẤT bốc cao phủ khói một vùng đồi xoa xuống ĐẤT gặp bàn tay rát bỏng từ gương mặt hồng hào bôi ĐẤT ĐẤT này của những chàng Sơn Tinh Có đất nào nh ĐẤT này không? Có ai trên ĐẤT nước này đám cưới - đám tang trong lòng ĐẤT còng quen Tên bài thơ Âm thanh bàn tay 18. 19. 20. 21. rồi lại trần trụi con người với ĐẤT đá ĐẤT mềm - xẻng ĐẤT cứng - cuốc chim Trái ĐẤT sẽ ra sao khi một ngày kia không còn Gửi từ vùng gió Phan 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. gió nữa Anh về nơi cuối ĐẤT Anh gác nơi cuối ĐẤT Mòi ĐẤT đầu mũi súng đợi anh nơi cuối ĐẤT bùn ĐẤT tiếp tục dời chất phác quả ĐẤT bỗng nghèo nàn đi mất Với việc đoạt huy chương vàng dưới ĐẤT Để cho dưới ĐẤT đám người chạy mưa 30. ĐẤT đai cằn khô chưa bao giờ bình yên Tuổi thơ Đò Lèn Tìm thân nhân Chiến hào Rang Tình ca nơi cuối đất Lời ru từ mũi Cà Mau Nhịp điệu bóng đá Đám mây dừng lại trên trời Nấp vào bóng mình Bài tập chuyên đề Ngữ văn 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60. 61. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. 71. 72. 73. 74. 75. Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A rơi ĐẤT cát rơi rơm rạ ĐẤT chẳng dưới chân trời chẳng trên đầu Tuổi trẻ anh áo nâu chân ĐẤT Cha cói lom khom tìm gì trong lòng ĐẤT kia? Mẹ cói lom khom tìm gì trong lòng ĐẤT kia? Bà cói lom khom tìm gì trong lòng ĐẤT kia? Em cói lom khom tìm gì trong lòng ĐẤT kia? cho dù ĐẤT sái ĐẤT vôi bạc màu rễ siêng không ngại ĐẤT nghèo ĐẤT xanh tre mãi xanh màu tre xanh ĐẤT im lặng dưới chân ta lắng nghe có tiếng hát thầm - ĐẤT thôi Hòn ĐẤT là hòn ĐẤT rời hòn ĐẤT là hòn ĐẤT mềm hòn ĐẤT là hòn ĐẤT nâu ra lò - ĐẤT rực rỡ màu đỏ tươi phố nhà rơi xuống ĐẤT ta những ngày nhà cao lại dưới ĐẤT dày trồi lên Tay nâng hòn ĐẤT lặng yên để nguyên là ĐẤT cất nên là nhà nghìn năm trên dải ĐẤT này bây giê hầm ĐẤT sốt rừng lại quen bom tuôn xuống ĐẤT ĐẤT tuôn lên trời ĐẤT vụn tơi, đá vụn tơi Gối đầu lên tảng ĐẤT nung nảy xanh cho ĐẤT nước này tốt tươi Bom đào ĐẤT đỏ đỏ au ĐẤT tuôn lặng lẽ một dòng nước xanh ơ hay trong ĐẤT có trời trắng ĐẤT, trắng tay, trắng một vùng đai trắng dải ĐẤT tận cùng của nước bởi vì có rất nhiều dải ĐẤT Bài thơ làm chung của ĐẤT và trời mà sang cuối ĐẤT mà qua cùng trời để thêm yêu mặt ĐẤT quê hương mình Trước khi có người trái ĐẤT đã có cây Hãy thức dậy ĐẤT đai Còn mặt ĐẤT hôm nay em nghĩ thế nào? lòng ĐẤT rất giàu, mặt ĐẤT cứ nghèo sao? trang sử ĐẤT ngoằn ngoèo trận mạc Bao nhiêu thời vỡ đê trắng ĐẤT, mất đồng ĐẤT nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻ ĐẤT cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyển ĐẤT tân sinh ngỡ ngọt ngào trên mặt ĐẤT ghiền phân vô cơ nh ghiền á phiện Rơi và nhặt Yêu là yêu Gửi về trường Lam Sơn Với đồng bằng Tre Việt Nam Bài hát người làm gạch Khúc dân ca Một người cha Nắng Sao Lời ru trong bão Đất đỏ - nước xanh Cát trắng Quà tặng Cỏ dại Với Xiôncôpxki Rừng và phố Đánh thức tiềm lực Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A 76. 77. 78. 79. 80. 81. 82. 83. 84. 85. 86. 87. 88. 89. 90. 91. Này, ĐẤT nước của ba miền cày ruộng Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách ĐẤT lũ trẻ chúng tôi vầy ĐẤT tối ngày Thuở tới trường cũng đầu trần chân ĐẤT đừng quên ĐẤT nước mình nghèo khắp ĐẤT nước mộ đấy ư... bằng phẳng nh mặt ĐẤT và hình dung một lần chui xuống ĐẤT Những tên người sâu trong lòng ĐẤT thành tên ĐẤT sâu trong lòng người Mặt ĐẤT trên mặt ta rung rinh tâm tưởng ta mộng du lòng ĐẤT Ai đưa em lìa ĐẤT nước Hình như ĐẤT dư thừa mọi thứ ĐẤT bày biện phơi Người trái ĐẤT bay xoay tít mù ngoài trái ĐẤT 92. Mancha ĐẤT ngàn độ dung nham kia có địa ngục Diêm Thắp nhang và khấn 93. 94. 95. Vương Nén nhang khấn ĐẤT cúi đầu xuống gặp chân mình lấm ĐẤT Quả ĐẤT nóng dần lên Thăm nghĩa trang Talin Trong đất Giã từ Arêkhôvơ Tí tẹo Bắc Âu Đường hầm qua biển Trăng sông Tiền Kim mộc thuỷ hoả thổ 1.2. Tần số xuất hiện và khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ Nguyễn Duy * Tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ Nguyễn Duy xuất hiện 102 lần / 205 bài thơ; nh vậy trung bình có khoảng 49,76 lần / 1 bài thơ. * Khả năng kết hợp của từ đất: - Kết hợp ngang trước: + Danh từ: chân ( ); mặt ( ); vách ( );bụi ( ); bùn ( ); lòng ( ); dải ( ); trang sử ( ); trái ( ); cuối ( ); mũi ( ); quả ( ); hòn ( ); hầm ( ); tảng ( ); trang sử ( ). Các kết hợp này cho thấy hình dạng của đất rất đa dạng, Có thể thấy đất ở trong cuộc sống của con người ở mọi phương diện. Riêng kết hợp trang sử đất cho thấy chiều sâu văn hoá của THTM đất. + Động từ: vỡ ( ); vầy ( ); khấn ( ); lấm ( ). Các kết hợp này cho thấy tác động của con người lên đất, cho thấy mối quan hệ qua lại của con người và đất. - Kết hợp ngang sau: Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn + Danh từ: ( ) nước; ( ) đai; ( ) đá; ( ) cát; ( ) vôi; ( ) sỏi. Các kết hợp này cho thấy các dạng đất tồn tại trong tự nhiên rất đa dạng và mang mét ý nghĩa biểu cảm nhất định. Riêng trường hợp đất kết hợp với từ nước chỉ phạm vi sinh sống và mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền của một cộng đồng người, của một dân tộc. + Tính từ: ( ) mềm; ( ) cứng; ( ) đỏ; ( ) nâu; ( ) nung; ( ) xanh; ( ) nứt nẻ; ( ) nghèo. Các kết hợp trên cho thấy tính chất của đất cùng những giá trị biểu trưng của những kết hợp này. Có thể thấy cách sử dụng từ, cách kết hợp từ đất trong thơ của Nguyễn Duy rất linh hoạt, đa dạng, đầy tính sáng tạo. Đất trong thơ Nguyễn Duy rất nhiều giá trị biểu trưng. Nó là một tín hiệu thẩm mĩ rất đặc trưng trong thơ ông, thể hiện tài năng và phong cách Nguyễn Duy, con người luôn hướng về cội nguồn, về những miền đất lam lũ mà nặng nghĩa tình.... 1.3. Khái quát về các nét nghĩa của từ đất trong thơ Nguyễn Duy Từ đất trong thơ Nguyễn Duy không bao giờ ở nghĩa thực. Chúng luôn mang thêm nhiều giá trị thẩm mĩ mới. Tín hiệu thẩm mĩ đất xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy theo 2 hướng nghĩa: nghĩa thực nửa biểu trưng và nghĩa biểu trưng hoàn toàn. 1.3.1. Dùng với nghĩa thực nửa biểu trưng: từ đất cùng một lúc mang 2 chức năng: - Miêu tả cụ thể hình dáng, tính chất của đất. Với nghĩa này, đất là môi trường sống, là nơi để con người trú ngụ, làm nhà cửa, trồng trọt. - Từ đất khơi gợi liên tưởng đến những công việc khó khăn, vất vả, đến cuộc sống của con người. 1.3.2. Dùng với nghĩa biểu trưng hoàn toàn. Tín hiệu thẩm mĩ đất mang giá trị biểu trưng hoàn toàn, chỉ tình cảm của con người ở nhiều cung bậc, nhiều sắc thái khác nhau, chỉ bề dày lịch sử, văn hoá của đất nước, chỉ sự trường tồn, vĩnh cửu, bất biến. 2. Ý NGHĨA CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ ĐẤT TRONG THƠ NGUYỄN DUY Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn 2.1. Nghĩa của từ đất trong từ điển Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, các tác giả đã chỉ ra nghĩa gốc và 5 nét nghĩa chuyển. Cụ thể: Nghĩa gốc: Đất là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt trái đất, ở trên đó người và các loài động vật đi lại, sinh sống, có thể trồng cấy được. Với nghĩa gốc này, từ đất gợi sự ổn định, cố định và những lợi Ých do đất mang lại. Trong Từ điển, các tác giả đã chỉ ra 5 nét nghĩa chuyển xuất phát từ nghĩa gốc: - Chỉ cuộc sống ổn định, bình yên (trong thành ngữ đất bằng nổi sóng. Trong thành ngữ này, trong mối quan hệ với sóng chỉ sự biến đổi, đất chỉ sự ổn định). Nét nghĩa chuyển này dựa trên nét nghĩa gốc đất là chất rắn tạo sự chắc chắn, vững chãi của sự vật. - Chỉ cuộc sống thuận lợi, công việc làm ăn thì dễ dàng, nhiều người tìm đến sinh sống (trong thành ngữ đất lành chim đậu). Nét nghĩa chuyển này dùa trên cơ sở Ých lợi của đất là nơi có thể trồng cấy tạo ra nguồn sống cho con người. - Chỉ phong tục, tập quán riêng của từng địa phương, khó thay đổi, có tính bền vững (trong thành ngữ đất lề quê thói). Nét nghĩa chuyển này dựa trên tính chất ổn định, Ýt thay đổi của đất. - Đất (trong cấu trúc của từ đất nước) mang nét nghĩa khái quát chỉ phạm vi sinh sống, truyền thống lịch sử, văn hoá,... của dân tộc làm chủ và sống trên đó. - Đất (trong cấu trúc của từ đất thánh) chỉ sự thiêng liêng. 2.2. Các nét nghĩa biểu trưng cụ thể của tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ Nguyễn Duy Ở phần 1.4 khái quát về nét nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ Nguyễn Duy, chúng tôi đã chỉ ra tín hiệu thẩm mĩ đất xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy theo 2 hướng nghĩa: nghĩa thực nửa biểu trưng và Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn nghĩa biểu trưng hoàn toàn. Trong phần này, chúng tôi đi sâu vào lý giải cắt nghĩa từng nét nghĩa biểu trưng cụ thể của tín hiệu thẩm mĩ đất. 2.2.1. Nghĩa thực nửa biểu trưng Nguyễn Duy miêu tả từ đất với hình dáng, tính chất cụ thể, là môi trường sống, là nơi để con người trú ngụ, làm nhà cửa, trồng trọt. Trong những kết hợp cụ thể, trong ngữ cảnh cụ thể, trong mối quan hệ chặt chẽ với hình ảnh, hình tượng của câu thơ cụ thể, từ đất có giá tri bộc lộ cuộc sống nghèo khổ, đến những công việc khó khăn, vất vả. a) Biểu trưng cho hiện thực cuộc sống của con người ở nhiều mức độ: Cùng mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống nhưng ở nhiều góc độ, và sắc thái, mức độ của nghĩa này trong mỗi bài thơ, mỗi câu thơ khác nhau. Điều này cho thấy sự đa dạng trong nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ đất và sù linh hoạt trong ngòi bút Nguyễn Duy. + Đất biểu trưng cho cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn, khó khăn của con người: - bây giờ hầm đất sốt rừng lại quen - Bao nhiêu thời vỡ đê trắng đất, mất đồng - đất nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻ - Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất - quả đất bỗng dưng nghèo nàn đi mất Với những kết hợp từ: hầm đất, trắng đất, đất nứt nẻ, vách đất đã thể hiện cuộc sống nghèo nàn, vất vả, khó khăn của con người. Phải ở trong hầm đất, sống trong căn nhà vách đất nghèo nàn, biểu hiện cho cuộc sống khốn khó. Và những thiên tai, lũ lụt, hạn hán đã khiến cho tiềm lực đất trở nên kiệt quệ, cuộc sống của con người trở nên khó khăn. Đất trong những kết hợp từ trên là những hình ảnh của cuộc sống thực được miêu tả cụ thể, sống động và mang ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn. Nét nghĩa biểu trưng này xuất phát từ đặc điểm của đất, từ màu của đất, đất có thể là chất liệu làm nhà được nhưng căn nhà Êy là căn nhà của sự nghèo khổ, nghèo đói. Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A Ngữ văn + Đất biểu trưng cho cuộc sống lam lũ, lấm láp, nghèo khó: - chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng - thuở tới trường cũng đầu trần chân đất - Tuổi trẻ anh áo nâu chân đất - cúi đầu xuống gặp chân mình lấm đất - lũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày - bụi đÊt bốc cao phủ khói một vùng đồ - từ gương mặt hồng hào bụi đất Với kết hợp từ chân đất đã thể hiện cuộc sống lấm láp, nghèo khổ. Cuộc sống gắn liền với thời tuổi thơ, một thời kì nghèo đói, khó khăn, những đứa trẻ phải chịu cuộc sống thiếu thốn về vật chất, chỉ có thể lấy "vầy đất" làm trò chơi, làm niềm vui của mình. Cuộc sống nghèo nàn, niềm vui của con người cũng toát lên một sự nghèo khổ. Cuộc sống lam lũ, lấm láp Êy bao trùm lên con người ở mọi phương diện. Hình ảnh: bụi đất bốc cao phủ khói một vùng đồi là hình ảnh được miêu tả thực. đồng thời có giá trị biểu trưng cho cuộc sống lấm láp, lam lũ và nghèo khổ. Hình ảnh: cúi đầu xuống gặp chân mình lấm đất, gương mặt hồng hào bụi đất được miêu tả chân thực. Đằng sau cái cúi nhìn Êy, đằng sau cái bàn chân lấm đất kia, đằng sau gương mặt hồng hào nhưng đầy những bụi đất là cả một nỗi ngậm ngùi đến xe xót cho cảnh nghèo khổ đầu trần chân đất, cho cảnh bụi đất mù trời, cho cảnh bàn chân mình, cuộc sống của mình lúc nào cũng lấm láp... Phương thức chuyển nghĩa của từ đất trong những trường hợp này là dựa trên những đặc điểm của đất, màu nâu nâu của đất, màu của cuộc sống nghèo khó. + Đất biểu trưng cho hiện thực cuộc sống chiến tranh với những nhọc nhằn, đau đớn: - Từ trên đỉnh núi mây bay xin hãy nhìn đây chiến hào xẻ dọc ngang mặt đất. - Khói ngòm suốt dải Trường Sơn Bài tập chuyên đề Ngữ văn Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A bom tuôn xuống đất đất tuôn lên trời - Bom đào đất đỏ đỏ au - Đất vụn tơi, đá vụn tơi. Chiến tranh với những vết thương không lành, với những khó khăn, cực khổ. Tất cả bầy ra trên mặt đất, đất là nơi chịu nhiều thương tổn, bị xẻ dọc, bị đào xới, là một nhân chứng cho sự khốc liệt của chiến tranh và cả sự chịu đựng gian khổ của nhân dân ta. Nguyễn Duy đã miêu tả đất trong chiến tranh với gương mặt chịu nhiều thương tổn, qua đó đã phơi bày cái ác liệt của chiến tranh. + Đất biểu trưng cho cuộc sống khó khăn, vất vả - cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu - rễ siêng không ngại đất nghèo. - trần trụi con người với đất đá đất mềm - xẻng đất cứng - cuốc chim Với những kết hợp từ đất sỏi, đất vôi, đất đá, đất nghèo, đất mang nét nghĩa biểu trưng cho những khó khăn, thiếu thèn của cuộc sống con người, Nét nghĩa biểu trưng này xuất phát từ kết hợp từ cụ thể, được hiểu trong câu thơ cụ thể của bài Tre Việt Nam mang ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống, cho phẩm chất của con người Việt Nam. + Đất biểu trưng cho cuộc sống nhiều nhiều biến động, thăng trầm: - Mặt đất trên mặt ta rung rinh thành phố sống mấy khoảng đời dữ dội mấy lần xây lên đổ sập xuống mấy lần... - đất đai cằn khô chưa bao giờ bình yên. Đất là nơi chứng kiến những mọi sự biến đổi, kể cả những biến thiên dữ dội nhất của lịch sử, của cuộc sống con người. Sự biến đổi của mặt đất cho thấy sự biến đổi trong cuộc sống con người. Đất và người có sự gắn bó dường nh là máu thịt. Nói đến sự biến đổi của đất cũng là nói đến sự biến đổi của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan