Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận xử lý tình huống giống lúa bắc thơm số 7 kém chất lượng trong vụ xuân ...

Tài liệu Tiểu luận xử lý tình huống giống lúa bắc thơm số 7 kém chất lượng trong vụ xuân 2015.

.PDF
28
2645
162

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƢỠNG NGHẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI XỬ LÝ TÌNH HUỐNG GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 KÉM CHẤT LƢỢNG TRONG VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Thảo Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức Hà Nội, tháng 11 năm 2015 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG: ........................................................................ 3 1. Hoàn cảnh ra đời: ........................................................................................ 3 2. Diễn biến tình huống: .................................................................................. 6 II – PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG: .................................................................. 9 1. Mục tiêu phân tích tình huống: .................................................................... 9 2. Cơ sở lý luận: ............................................................................................ 10 3. Phân tích diễn biến, nguyên nhân, hậu quả của tình huống: ....................... 11 3.1 Phân tích diễn biến tình huống: ............................................................... 11 3.2. Nguyên nhân, hậu quả của tình huống: ................................................... 13 III- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: .......................................................................... 15 1. Mục tiêu xử lý tình huống: ........................................................................ 15 2. Đề xuất phương án xử lý: .......................................................................... 16 3. Lựa chọn phương án xử lý và các bước tổ chức thực hiện: ........................ 18 IV – KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 19 V – KẾT LUẬN: ............................................................................................. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 23 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= LỜI NÓI ĐẦU Mỹ Đức là huyện ngoại thành Thủ đô Hà Nội, với diện tích đất tự nhiên là 12.385,86ha, dân số trên 178 ngàn người, huyện có 21 xã và 01 thị trấn. Nhân dân trong huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp kết hợp với các ngành nghề thủ công truyền thống, kinh doanh dịch vụ. Với số lao động trong độ tuổi là trên 104.000 lao động chiếm 59% dân số, đất sản xuất nông nghiệp trên 8.000ha; diện tích cấy lúa là 6.664ha và được chia làm 2 vùng rõ rệt đó là vùng ven sông Nhuệ và vùng ven sông Đáy. Vùng ven sông Đáy là vùng đất cát pha và đất thịt nhẹ; đây là điều kiện thích hợp cho việc trồng các loại cây rau màu, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng ven sông Nhuệ với nhiều diện tích trũng nên có khả năng kết hợp giữa cấy lúa và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là phát triển các mô hình trang trại lúa – cá – vịt. Phát triển nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Huyện, là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong và ngoài Huyện góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu ngành nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực sản xuất hàng hoá, hiệu quả, bền vững. 6 tháng đầu năm 2014 sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 21% trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 285 tỷ đồng chiếm 20,8% tổng giá trị sản xuất của Huyện. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch mạnh: diện tích lúa hàng hoá, cây ăn quả đặc sản, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư được mở rộng. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất được coi trọng, trong những năm gần đây huyện đã đầu tư hỗ trợ các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao -1- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= vào sản xuất như giống lúa: Bắc thơm số 7, RVT, N46, HYT100, Nàng xuân… là những giống lúa có chất lượng gạo ngon, năng suất cao góp phần nâng cao hiệu quả thu nhập của sản xuất nông nghiệp, đây chính là công tác quản lý và sử dụng giống cây trồng phù hợp, hiệu quả. Có giống tốt, đúng chủng loại, năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ cao, giảm được chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh cao đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại giống kém chất lượng, không đúng chủng loại sẽ làm giảm năng suất dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí thất thu. Để chỉ rõ vai trò trong công tác quản lý và sử dụng giống trong định hướng chiến lược phát triển cây trồng, vật nuôi thời kỳ 2010-2020, Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 về thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 7 của BCH TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; ngày 25/02/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2194/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020 và Quyết định số 176/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Thực hiện Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 17/3/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015, UBND huyện Mỹ Đức đã phối hợp với các ngành chức năng của Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nội thực hiện một số chương trình sản xuất lúa hàng hoá ở một số xã trong Huyện. Chất lượng giống là yếu tố quan trọng trong phát triển ngành nông nghiệp. Với vai trò là nhà quản lý trong công tác quản lý và sử dụng giống tôi xin đưa ra -2- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= tình huống cần được giải quyết: “ Xử lý tình huống giống lúa Bắc thơm số 7 kém chất lượng trong vụ xuân 2015”. I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG: 1. Hoàn cảnh ra đời: Thực hiện Chương trình 02-CTr/TU, ngày 29/8/2011 của Thành uỷ Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân. Huyện uỷ Thanh Oai đã ban hành Chương trình số 07CTr/HU, ngày 15/11/2011 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân huyện giai đoạn 2011-2015, trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2015 về sản xuất nông nghiệp phấn đấu tăng trưởng bình quân 3,7%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế phấn đấu đạt 231 triệu đồng/ha. Năng suất lúa bình quân đạt trên 124tạ/ha/năm, cơ cấu giống lúa hàng hoá chất lượng cao trên 50% diện tích. Để đạt được mục tiêu này, hàng năm UBND huyện Mỹ Đức đã xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp từng vụ phù hợp với điều kiện canh tác của Huyện và xây dựng cơ cấu giống lúa phù hợp, tăng dần diện tích lúa hàng hoá. Và để đảm bảo cơ cấu giống lúa đã xây dựng, UBND huyện hàng năm đều hỗ trợ nông dân 50% giá một số giống lúa có năng suất, chất lượng cao: Bắc thơm số 7, BC15, Lai Thái xuyên 111, TH3-4, nếp 97, Thụy hương 308. Đồng thời trong những năm qua Huyện đã phối hợp với Trung tâm giống cây trồng Hà Nội thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội thực hiện Chương trình sản xuất lúa hàng hoá. Vụ xuân năm 2015, Huyện uỷ Mỹ Đức đã ban hành Chỉ thị số 59-CT/HU, ngày 9/10/2014 về việc tăng cường chỉ đạo công tác chống hạn và sản xuất vụ xuân năm 2015; UBND huyện xây dựng kế hoạch số 360/KH-UBND, ngày 11/12/2014 Kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2015 với cơ cấu giống lúa hàng hoá từ 40-50% diện tích (trong đó giống lúa Bắc thơm số 7 là 30-35% diện tích). Và -3- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= thành lập Ban chỉ đạo chống hạn và sản xuất vụ xuân 2015 do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm Phó ban chỉ đạo. Các uỷ viên là các đồng chí trong Ban thường vụ Huyện uỷ, Trạm Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện, Trưởng đài truyền thanh huyện. Huyện còn phối hợp với Trung tâm giống cây trồng Hà Nội tiếp tục triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao với giống lúa Bắc thơm số 7 trên diện tích 500ha (chiếm 7% diện tích cấy lúa của Huyện) ở 5 xã:Đồng Tâm, Tuy Lai, Phúc Lâm, An Phú, Lê Thanh (mỗi xã 100ha). Giống lúa Bắc thơm số 7 là một trong giống lúa hàng hoá có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng gạo ngon, có khả năng cấy với diện tích lớn, dễ tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là phục vụ nhân dân nội thành Hà Nội, là giống lúa được gieo trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của huyện. Căn cứ kế hoạch số 827/KH-PTCT-TT, ngày 31/12/2014 của Trung tâm giống cây trồng Sở NN&PTNT Hà Nội, kế hoạch cung ứng giống lúa tại các HTX tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao vụ xuân 2015 và biên bản phối hợp thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng năm 2015 giữa Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức với Trung tâm phát triển cây trồng Sở NN&PTNT Hà Nội. Trong nội dung biên bản đã nêu rõ nhiệm vụ của các Sở ngành thành phố và nhiệm vụ cụ thể của Huyện trong việc thực hiện chương trình: - Sở NN&PTNT lập Kế hoạch diện tích, cơ cấu, thời vụ đối với từng loại giống lúa để giao cho từng Quận, Huyện, Thị xã. - Sở Tài chính xây dựng kế hoạch hỗ trợ, đầu tư tài chính cho các Quận, Huyện, Thị xã. -4- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= - UBND các Quận, huyện, Thị xã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất vụ xuân và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, cử cán bộ phối hợp với Sở NN&PTNT trong việc chỉ đạo thực hiện Chương trình. Trong những năm gần đây Mỹ Đức đã đưa các giống lúa hàng hoá vào sản xuất, giống lúa Bắc thơm số 7 trở thành giống chủ lực trong sản xuất của Huyện, đặc biệt vụ xuân 2015 diện tích giống lúa Bắc thơm số 7 của huyện tăng 1,5 lần so với vụ xuân 2014. Để chuẩn bị cho công tác cấy xuân đảm bảo đúng thời vụ, ngày 15/01/2014 UBND huyện, BCĐ sản xuất vụ xuân của Huyện tổ chức hội nghị giao ban phản ánh tiến độ thu hoạch cây vụ đông năm 2014 và công tác chuẩn bị sản xuất vụ xuân 2013. Chủ trì hội nghị có đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khối nông nghiệp và về dự hội nghị có Lãnh đạo các ngành: văn phòng HĐND-UBND huyện, Xí nghiệp ĐT&PTTL La Khê; Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các ngành: Kinh tế, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật huyện. Ở xã, thị trấn có các đồng chí là Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) UBND, Chủ nhiệm HTXNN, đồng chí khuyến nông viên. Tại hội nghị, các xã, thị trấn phản ánh tiến độ thu hoạch cây vụ đông, tình hình lấy nước làm đất chuẩn bị gieo mạ và công tác chuẩn bị giống cho vụ xuân 2015. Lần lượt các xã, thị trấn lên báo cáo trước hội nghị về tình hình của xã mình theo chỉ định của đồng chí Phó Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện – người điều hành hội nghị. Khi đến HTXNN (Hợp tác xã nông nghiệp) Phú Lâm, đồng chí Phạm Hồng Sỹ – Chủ nhiệm HTXNN lên báo cáo về các nội dung hội nghị yêu cầu, trước khi ngừng lời đồng chí có kiến nghị: Vừa qua HTXNN Phúc Lâm đã nhận 3.250kg giống lúa Bắc thơm số 7 do Trung tâm giống cây trồng Hà Nội cung ứng để chuẩn bị cho cấy diện tích 100ha theo Chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao nhưng qua kiểm tra của -5- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= HTX thì tỷ lệ nảy mầm của giống lúa Bắc thơm số 7 là không đạt yêu cầu (có 70%). Theo ý kiến của đồng chí Chủ nhiệm HTXNN Phúc Lâm là chất lượng giống của Trung tâm giống cây trồng là chưa đảm bảo, UBND huyện cần kiểm tra và có hướng xử lý. Với vai trò là nhà quản lý tôi đã cùng một số đồng nghiệp tìm hiểu và kiểm tra thông tin. Sau đây là những tìm hiều về sự việc và đề xuất cách giải quyết của tôi. 2. Diễn biến tình huống: Ngày 10/01/2014 Trung tâm phát triển cây trồng – Sở NN&PTNT Hà Nội đã giao giống lúa Bắc thơm số 7 cho 5 HTXNN của huyện Mỹ Đức gồm: Đồng Tâm, Tuy Lai, Phúc Lâm, An Phú, Lê Thanh (mỗi xã 3.250kg giống để cấy cho diện tích mỗi xã 100ha) theo Kế hoạch số 827/KH-PTCT-TT, ngày 31/12/2014 của Trung tâm phát triển cây trồng – Sở NN&PTNT Hà Nội để chuẩn bị cho cấy lúa vụ xuân theo Chương trình sản xuât lúa hàng hoá chất lượng cao mà UBND huyện Mỹ Đức đã phối hợp với Trung tâm phát triển cây trồng – Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức thực hiện. - Ngày 11/01/2015 đồng chí Phạm Hồng Sỹ– Chủ nhiệm HTXNN Phúc Lâm có giao cho đồng chí Lê Huy Chung – Cán bộ khuyến nông viên lấy 200g thóc giống lúa Bắc thơm số 7 đã nhận của Trung tâm phát triển cây trồng – Sở NN&PTNT Hà Nội ngày 10/01/2015 để đem thử tỷ lệ nảy mầm trước khi gieo cấy vụ xuân 2015. Đồng chí Chung – cán bộ khuyến nông viên đã mang lượng thóc đó đem ngâm ủ trong điều kiện bình thường đảm bảo cho hạt nảy mầm (có ngâm vào nước ấm sau đó đem ủ). Tuy nhiên sau 03 ngày (đến ngày 14/01/2015) đồng chí Khuyến nông viên của xã Phúc Lâm bỏ lượng giống đã -6- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= đem ngâm ủ để thử tỷ lệ nảy mầm ra để kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của thóc thì thấy tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 70%. - Ngay sau khi kiểm tra đồng chí Khuyến nông viên đã mang mẫu đã thử tỷ lệ nảy mầm ra để báo cáo đồng chí Chủ nhiệm HTXNN, ở đó có cả 2 đồng chí Phó chủ nhiệm HTX. Các đồng chí trong Ban quản trị HTXNN Phú Lâm đã cùng đồng chí Khuyến nông viên của xã một lần nữa kiểm tra lại mẫu thóc đã kiểm tra. Kết quả đúng như đồng chí Khuyến nông viên đã báo cáo là thóc giống chỉ nảy mầm đạt 70%. Ban quản trị HTXNN Tam Hưng cho rằng so với yêu cầu thì lượng thóc giống này không đảm bảo chất lượng. - Ngày 15/01/2015 tại hội nghị giao ban phản ánh tình hình thu hoạch cây vụ đông năm 2014 và công tác chuẩn bị sản xuất vụ xuân năm 2015 do UBND huyện tổ chức, tại đây đồng chí Phạm Hồng Sỹ – Chủ nhiệm HTXNN Phúc Lâm đã trình bày về kết quả mà HTXNN Phúc Lâm đã làm kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của giống lúa Bắc thơm số 7 để đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối nông nghiệp - Chủ trì hội nghị cùng Lãnh đạo các ngành, các xã, thị trấn lắm bắt được tình hình. - Tại hội nghị giao ban, sau khi nghe đồng chí Chủ nhiệm HTXNN Phúc Lâm báo cáo sự việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện đã giao cho Phòng Kinh tế chủ trì phối hợp với các ngành liên quan liên hệ với Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội kiểm tra tình hình thực tế chất lượng giống lúa Bắc thơm số 7 do Trung tâm phát triển cây trồng đã cung ứng. - Ngay sau buổi giao ban Phòng Kinh tế đã liên hệ với Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội để cùng kiểm tra lại giống lúa Bắc thơm số 7 tại xã Phúc Lâm. Vào chiều ngày 15/01/2015, cán bộ chuyên môn Phòng Kinh tế phối hợp với cán bộ chuyên môn Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV của Huyện cùng với Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội về HTXNN Phúc Lâm kiểm tra lại chất -7- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= lượng giống lúa Bắc thơm số 7 do Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã cung ứng. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu thóc giống Bắc thơm số 7 của xã Phúc Lâm và một mẫu thóc giống Bắc thơm số 7 do Công ty giống cây trồng Thái Bình cung ứng (các xã đăng ký mua qua Trạm Khuyến nông và Phòng Kinh tế huyện). - Tại 4 xã còn lại: Đồng Tâm, Tuy Lai,An Phú, Lê Thanh với lượng giống lúa Bắc thơm số 7 cũng do Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội cung ứng cùng trong Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân 2015 của huyện Thanh Oai cũng được tiến hành kiểm tra. - Sau khi mang mẫu về làm thử nghiệm đến ngày 18/01/2015 đoàn kiểm tra đưa ra kết luận: Tất cả các mẫu thóc mang về thử nghiệm (một mẫu của Công ty giống cây trồng Thái Bình cung ứng và 5 mẫu giống Bắc thơm số 7 do Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội cung ứng) cùng trong điều kiện ngâm ủ như nhau nhưng thóc giống do Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội cung ứng tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 70% đúng như HTXNN Phúc Lâm đã thử nghiệm và báo cáo; mẫu thóc giống còn lại (giống lúa Bắc thơm số 7 do Công ty giống cây trồng Thái Bình cung ứng) thì tỷ lệ nảy mầm đạt trên 96%. Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 54/2011/TTBNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2011 quy định: Đối vợi hạt giống lúa nguyên chủng thì tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80%. Vậy căn cứ quy định trên đoàn kiểm tra của Huyện kết luận chất lượng thóc giống lúa Bắc thơm số 7 mà Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã cung ứng cho huyện Mỹ Đức để triển khai thực hiện Chương trình lúa hàng hoá -8- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= vụ xuân 2015 là không đảm bảo yêu cầu; đề nghị Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội phối hợp với huyện Mỹ Đức tìm cách tháo gỡ vấn đề để kịp thời triển khai sản xuất vụ xuân 2015 và không gây hoang mang cho nông dân. II – PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG: 1. Mục tiêu phân tích tình huống: Mục tiêu của tình huống là giải quyết tình huống theo hướng bảo vệ quyền và lợi ích cho người nông dân theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2011, qua đây nhấn mạnh công tác quản lý và sử dụng giống phải đảm bảo chất lượng, đúng quy định, quy chuẩn không làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như lợi ích của nông dân. Một số vấn đề đặt ra trong tình huống cần được giải quyết kịp thời đó là: - Dừng ngay việc sử dụng lô giống trên vào sản xuất vụ xuân 2015. - Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ xuân hoàn thành theo kế hoạch và trong khung thời vụ tốt nhất. - Không gây tổn hại đến uy tín của đơn vị cung ứng giống cũng như lợi ích của nông dân. - Làm rõ trách nhiệm các đơn vị, cá nhân và tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng giống cây trồng. - Ổn định lòng dân, không để mất phong trào, ủng cố lòng tin của nhân dân với các cấp lãnh đạo. -9- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= - Bằng mọi giá huyện Mỹ Đức phải đưa 50% diện tích giống lúa hàng hoá vào sản xuất tại vụ xuân 2015 theo như kế hoạch của UBND huyện đã xây dựng. 2. Cơ sở lý luận: Để xử lý đúng sự việc tình huống cần tiến hành xác minh thông tin đưa ra có đúng như vậy không? Và tỷ lệ nảy mầm của thóc giống thấp (70%) là có đảm bảo yêu cầu theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT và Pháp lệnh giống cây trồng hay chưa? Quyền lợi của người nông dân cũng như trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc quản lý và sử dụng giống cây trồng như: - Việc ngâm ủ thử tỷ lệ nảy mầm của thóc giống đã được tiến hành đúng theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn hay chưa? - Về góc độ quản lý nhà nước, sự việc xảy ra từ ngày 14/01/2015 mà HTXNN Phúc Lâm đến ngày 15/01/2015 mới báo cáo qua hội nghị giao ban là đúng hay sai? - Việc cung ứng giống không đảm bảo chất lượng của Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã vi phạm điều khoản nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT và Pháp lệnh giống cây trồng và quy định trong văn bản phối hợp thực hiện Chương trình sản xuất lúa hàng hoá giữa UBND huyện Mỹ Đức và Trung tâm phát triển cây trồng – Sở NN&PTNT Hà Nội. Với quan điểm khách quan, dựa vào quy định của pháp luật để phân tích diễn biến, nguyên nhân, hậu quả của tình huống. - 10 - Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= 3. Phân tích diễn biến, nguyên nhân, hậu quả của tình huống: 3.1 Phân tích diễn biến tình huống: Sau khi HTXNN Tam Hưng báo cáo sự việc về chất lượng giống lúa Bắc thơm số 7 tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 70%, ngay chiều ngày 15/01/2015 UBND huyện đã giao cho các ngành chuyên môn: Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật phối hợp ngay với Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội về làm việc trực tiếp tại xã Phúc Lâm. Sau khi kiểm tra thử tỷ lệ nảy mầm của giống lúa thấy tỷ lệ nảy mầm thấp mà thời vụ gieo mạ vụ xuân 2015 đã đến nên sự việc đã khiến Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã Phúc Lâm lo lắng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của xã, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Đây chính là nguyên nhân đồng chí Chủ nhiệm HTXNN Phúc Lâm đã phản ánh sự việc tại hội nghị có tất cả Lãnh đạo UBND huyện, Lãnh đạo các ngành chuyên môn và Lãnh đạo các xã, thị trấn trong toàn huyện. Trước hết, khẳng định việc HTXNN Phúc Lâm cho rằng tỷ lệ nảy mầm của thóc giống lúa Bắc thơm số 7 đạt 70% không đảm bảo chất lượng là việc làm đúng theo nội dung quy định trong “Biên bản phối hợp thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng năm 2015” giữa Trung tâm giống cây trồng Hà Nội với Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức và 5 HTXNN có tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân năm 2015 (HTXNN: Đồng Tâm, Tuy Lai, Phúc Lâm, An Phú, Lê Thanh). Trong nội dung biên bản có nêu nếu chất lượng giống không đảm bảo theo quy định thì các HTXNN phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để phối hợp xử lý. Và quy định về chất lượng hạt giống lúa được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 45/2011/TT- 11 - Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2011 quy định: Đối vợi hạt giống lúa nguyên chủng thì tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80%. Việc cung ứng giống lúa không đảm bảo chất lượng của Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã vi phạm khoản 1 Điều 9 về những hành vi nghiêm cấm: “Kinh doanh giống giả, giống cây trồng không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng”.trong Pháp Lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11, ngày 24/03/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI ban hành. Và vi phạm mục 2.2. Các chỉ tiêu chất lƣợng giống lúa – Phần II : QUY ĐỊNH KỸ THUẬT trong QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT quy định: Đối vợi hạt giống lúa nguyên chủng thì tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80%. HTXNN Phúc Lâm có kết quả thử nghiệm về tỷ lệ nảy mầm của thóc giống lúa Bắc thơm số 7 từ ngày 14/01/2015 nhưng đến ngày 15/01/2015 mới báo cáo tại Hội nghị giao ban của Huyện là chưa kịp thời. Trong “Biên bản phối hợp thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng năm 2015” giữa Trung tâm giống cây trồng Hà Nội với Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức và 5 HTXNN có tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân năm 2015 có nêu nếu chất lượng giống không đảm bảo theo quy định thì các HTXNN phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để phối hợp xử lý. Khi sự việc xảy ra đáng ra HTXNN Phúc Lâm phải báo cáo ngay với các cơ quan chức năng của Huyện (Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông huyện, UBND huyện) để phối hợp xử lý ngay từ ngày 14/01/2015 vì thời vụ gieo mạ vụ xuân đã đến (thời vụ gieo mạ của Huyện đã được xây dựng trong Kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2015 ngày 11/12/2014 là lịch gieo mạ từ ngày 20-29/01/2015). Và hiện tại lượng thóc giống đã được giao cho nông dân để ngâm ủ đem gieo nên sự việc xảy ra cần báo cáo càng sớm càng tốt để có phương án xử lý kịp thời. - 12 - Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= Việc đoàn kiểm tra của Huyện đã thông báo với các xã có tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân 2015, gồm 5 xã: Đồng Tâm, Tuy Lai, Phúc Lâm, An Phú, Lê Thanh dừng ngay việc sử dụng giống lúa Bắc thơm số 7 do Trung tâm giống cây trồng Hà Nội cung ứng và cho thu hồi lại là việc làm đúng trong công tác quản lý Nhà nước. Đoàn kiểm tra xác minh lại các bước tiến hành thử tỷ lệ nảy mầm của HTXNN Phúc Lâm xem đã làm đúng quy trình, đúng kỹ thuật ngâm ngủ như trong hướng dẫn kỹ thuật ngâm ủ thóc giống Bắc thơm số 7 có trong bao bì thóc giống và Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất vụ xuân số 05/HD-KT ngày 26/12/2013 của Phòng Kinh tế đã hướng dẫn chưa là việc làm đúng và kịp thời đối với cơ quan quản lý nhà nước. Song song với việc kiểm tra toàn bộ lượng giống Bắc thơm số 7 đã phát cho nông dân và kịp thời cho thu hồi lại toàn bộ số giống trên thì đoàn kiểm tra đã tổ chức họp với Ban chỉ đạo sản xuất và các hộ nông dân có tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hoá của Huyện đã phối hợp với Trung tâm giống cây trồng Hà Nội để làm yên lòng dân và tìm ra hướng giải quyết hợp lý, hiệu quả nhất. 3.2. Nguyên nhân, hậu quả của tình huống: 3.2.1. Nguyên nhân: a. Nguyên nhân khách quan: - Do thời gian bảo quản lúa giống từ vụ mùa đến khi sản xuất vụ xuân là tương đối dài nên trong quá trình bảo quản điều kiện kho bảo quản chưa chuẩn tạo điều kiện cho thóc giống đã hút ẩm trở lại. Vì vậy đã không đảm bảo được độ khô cho phép dẫn đến tỷ lệ nảy mầm của thóc giống lúa Bắc thơm số 7 không đạt tỷ lệ cho phép. - 13 - Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= - Do những năm gần đây sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư theo hướng sản xuất lúa hàng hóa, hiệu quả, bền vững nên nhu cầu về hạt giống lúa hàng hóa ngày càng cao, trong khoảng khung thời vụ nhất định Trung tâm phát triển cây trồng phải cung ứng giống cho nhiều địa phương nên không tránh khỏi sai sót về kỹ thuật. - Đây là mùa vụ giống lúa Bắc thơm được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện với diện rộng hơn các năm trước, do vậy trong công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan chức năng và các HTXNN còn nhiều bỡ ngỡ. b. Nguyên nhân chủ quan: - Về phía Trung tâm phát triển cây trồng đã không giám sát chặt chẽ đầu vào, trách nhiệm chưa cao, còn chạy theo lợi nhuận. - Về phía các cơ quan quản lý nhà nước của Huyện (Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông) đã chủ quan, chưa làm hết trách nhiệm trong khâu quản lý chất lượng giống. Về nguyên tắc các cơ quan chức năng của Huyện phải có trách nhiệm kiểm tra hạt giống, thử tỷ lệ nảy mầm của hạt giống trước khi giao xuống các xã, thị trấn. Trong tình huống này còn có nguyên nhân nữa là kế hoạch thực hiện Chương trình sản xuất lúa hàng hóa vụ xuân 2015 giữa Sở NN&PTNT với huyện Mỹ Đức được thống nhất trong tháng 12/2014, vậy nên tính kế hoạch chưa cao. Nếu kế hoạch được thống nhất sớm hơn thì Trung tâm phát triển cây trồng cũng thuận lợi trong việc chuẩn bị và lựa chọn nguồn giống đầu vào được kỹ càng hơn, đảm bảo hơn. 3.2.1. Hậu quả: Trong buổi làm việc giữa Ban chỉ đạo sản xuất vụ xuân của Huyện do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối nông nghiệp làm chủ trì với Trung tâm phát triển cây trồng sau khi đã kiểm tra toàn bộ lô giống do - 14 - Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= Trung tâm giống cây trồng cung ứng, hai bên đã thống nhất và sơ bộ đánh giá mức thiệt hại như sau: - Lượng thóc giống Bắc thơm số 7 được cấp nông dân đã đem ngâm ủ là 80% = 13.000kg, giá giống là 22.000đ/kg. Lượng giống mất đi quy thành tiền là 286.000.000 đồng. - Công thu gom và vận chuyển lượng giống còn lại 3.250kg về Trung tâm: 300.000đ/1tấn = 975.000 đồng. Tổng thiệt hại về vật chất là 286.975.000 đồng. (Hai trăm tám mươi sáu triệu chín trăm bẩy mươi lăm nghìn đồng chẵn). Tất cả những thiệt hại về vật chất nói trên đều có thể khắc phục, nhưng điều quan trọng là thiệt hại về uy tín của các cơ quan nhà nước và uy tín của cán bộ với nhân dân, làm ảnh hưởng tới phong trào sản xuất lúa hàng hóa không những của vụ xuân 2015 mà còn có thể ảnh hưởng tới cả vụ sau, các năm sau, gây dư luận không tốt trong nhân dân. III- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: 1. Mục tiêu xử lý tình huống: - Dừng ngay việc sử dụng lô giống trên vào sản xuất vụ xuân 2015. - Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ xuân hoàn thành theo kế hoạch và trong khung thời vụ tốt nhất. - Không gây tổn hại đến uy tín của đơn vị cung ứng giống cũng như lợi ích của nông dân. - Làm rõ trách nhiệm các đơn vị, cá nhân và tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng giống cây trồng. - Ổn định lòng dân, không để mất phong trào, ủng cố lòng tin của nhân dân với các cấp lãnh đạo. - 15 - Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= - Bằng mọi giá huyện Mỹ Đức phải đưa 50% diện tích giống lúa hàng hoá vào sản xuất tại vụ xuân 2015 theo như kế hoạch của UBND huyện đã xây dựng. 2. Đề xuất phƣơng án xử lý: Từ phân tích diễn biến thực tế sự việc nêu trên, tôi xin đề xuất 3 phương án giải quyết như sau: * Phƣơng án 1: Thanh lý hợp đồng đã ký với Trung tâm phát triển cây trồng, nghĩa là Trung tâm phát triển cây trồng ngừng cung ứng giống lúa Bắc thơm số 7 cho huyện Mỹ Đức và cũng là chấm dứt việc thực hiện Chương trình sản xuất lúa hàng hóa với huyện Mỹ Đức trong vụ xuân 2015. - Ưu điểm của Phương án 1: Phần nào làm yên lòng dân. - Nhược điểm của Phương án 1: Thời vụ gieo mạ để chuẩn bị cho cấy vụ xuân đã đến sẽ khó khăn cho Huyện để chuẩn bị một lượng giống lớn khác thay thế vào lượng giống đã hủy bỏ và thu hồi lại do không đảm bảo chất lượng như đã nêu trên và cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm phát triển cây trồng. * Phƣơng án 2: Huyện sẽ ký một hợp đồng khác với Trung tâm phát triển cây trồng để cung ứng một loại giống lúa hàng hóa khác thay thế giống lúa Bắc thơm số 7 để đảm bảo về thời vụ và cũng là một trong những giống lúa hàng hóa có năng suất và chất lượng cao như: N46, Hương thơm… Và trong hợp đồng thêm một điều khoản với bên phía Trung tâm phát triển cây trồng là nếu chất lượng giống - 16 - Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= ảnh hưởng đến năng suất lúa thì Trung tâm phải hỗ trợ nông dân về năng suất bằng năng suất trung bình của các giống lúa hàng hóa trong vụ xuân 2015. - Ưu điểm của Phương án: Đảm bảo được lợi ích hài hòa của các bên (Nhà cung ứng giống, nhà quản lý và người nông dân). Tạo được lòng tin trong nhân dân đối với nhà quản lý. - Nhược điểm: Chưa thể hiện được chế tài mạnh trong công tác quản lý chất lượng giống đối với các nhà kinh doanh. * Phƣơng án 3: Các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến để nông dân tự chủ động nguồn giống để gieo cấy trong vụ xuân 2015, UBND huyện sẽ hỗ trợ 50% giá giống lúa. - Ưu điểm của Phương án 3: Phát huy được sức dân trong tình hình thời vụ gấp rút để kịp thời cho sản xuất vụ xuân. - Nhược điểm của Phương án 3: Làm mất lòng tin của nhân dân vào Cán bộ, các Công ty giống cây trồng và giảm uy tín của các nhà quản lý. Trong tình hình gấp rút để nhân dân tự lo giống là rất khó khăn và không thể thực hiện được vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung một loại giống cũng như không hoàn thành được kế hoạch sản xuất vụ xuân của Huyện đã xây dựng. - 17 - Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Thu Thảo - LớpK4A2015 ======================================================= Qua phân tích tình hình thực tế cho thấy Phương án 2 là phương án tối ưu nhất vừa giải quyết được giống cho nông dân kịp thời đưa vào sản xuất vụ xuân 2015, nông dân cũng yên tâm không sợ ảnh hưởng đến năng suất. Đồng thời đảm bảo được kế hoạch 50% diện tích lúa hàng hóa được đưa vào sản xuất vụ xuân 2015 của huyện Mỹ Đức đã xây dựng và cũng là giữ được uy tín cho đơn vị kinh doanh giống cây trồng. 3. Lựa chọn phƣơng án xử lý và các bƣớc tổ chức thực hiện: Từ những nhận định trên và ở góc độ là những nhà quản lý tôi lựa chọn Phương án 2, vì đây là Phương án đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên: Nhà quản lý, nhà kinh doanh và nông dân. Phương án này được tổ chức thực hiện như sau: - UBND huyện tổ chức triệu tập tất cả Ban chỉ đạo sản xuất và các hộ nông dân tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân năm 2015. Đại diện đoàn kiểm tra của Huyện trình bày kết quả kiểm tra chất lượng lô giống lúa Bắc thơm số 7 tại 5 xã thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hoá do Trung tâm phát triển cây trồng cung ứng. Đại diện Lãnh đạo Trung tâm phát triển cây trồng công khai xin lỗi Huyện và BCĐ các xã, thị trấn cùng tất cả nông dân tham gia chương trình sản xuất lúa hàng hoá về chất lượng giống lúa do Trung tâm cung ứng đã không được đảm bảo về chất lượng là do sơ xuất về kỹ thuật bảo quản giống chứ không phải do Trung tâm cố ý chạy theo lợi nhuận kinh doanh. - Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện thay mặt Ban chỉ đạo sản xuất của Huyện cũng đã nhận sai xót của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian qua đã chưa quản lý chặt chẽ việc đưa giống vào sản xuất. Đồng thời đưa ra phương án giải quyết tiếp theo để Ban chỉ đạo sản xuất các xã, thị trấn cùng tất cả nông dân nắm bắt được và đã nhận được sự đồng thuận của các bên tham gia. - 18 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan