Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận xử lý tình huống chênh lệch về hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo ...

Tài liệu Tiểu luận xử lý tình huống chênh lệch về hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo hà nội sau mở rộng địa giới hành chính.

.PDF
25
1268
102

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÊNH LỆCH VỀ HẠ TẦNG CNTT NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SAU MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH Họ và tên: Chức danh: VŨ VIỆT CƯỜNG Chuyên viên phòng Khoa học-CNTT Đơn vị công tác : Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội HÀ NỘI- 2015 1 MỤC LỤC Trang A. LỜI NÓI ĐẦU 3 B. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4 I. Diễn biến tình huống 4 II. Phân tích tình huống 7 2.1. Cơ sở pháp lý: 7 2.2 Mục tiêu phân tích 8 2. 3. Phân tích tình huống 8 III. Xử lý tình huống 12 3.1 Mục tiêu xử lý tình huống 12 3.2 Các biện pháp giải quyết 12 IV. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện 18 V. Kiến nghị 21 C. KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Công nghệ thông tin CNTT Cán bộ quản lý CBQL Hội đồng nhân dân HĐND Ủy ban nhân dân UBND Trường THPT THPT Trường THCS THCS Trường Tiểu học TH Trường Trung cấp chuyên nghiệp TCCN Trung tâm Giáo dục thường xuyên GDTX Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp KTTH 2 A. LỜI NÓI ĐẦU Hà Nội là Thủ đô, trung tâm của khoa học công nghệ của cả nước nên không những phải làm tốt, mà còn phải đi đầu trong việc ứng dụng và phát triển CNTT. Xác định vị trí đặc biệt đó, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố rất quan tâm đầu tư cho sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, trong đó có CNTT. Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 13-CT/TU tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; UBND Thành phố có Kế hoạch 80/KH-UBND ngày 10/6/2009 về “Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Thành phố đến năm 2010, định hướng 2015”. Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có vai trò quan trọng, chuẩn bị nguồn nhân lực khoa học-kỹ thuật tiên tiến cho Thủ đô tương lai. Trong thời gian qua, công tác ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT Hà Nội đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về CNTT của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và Thành phố. Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề Thành phố cần phải giải quyết một cách có hệ thống và đồng bộ, nhất là trong bối cảnh Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính. Trước tình hình cơ sở vật chất, thiết bị, sự đầu tư cho CNTT còn rất khác nhau giữa các vùng trong địa bàn Thành phố, Thủ đô Hà Nội rất cần thiết phải có biện pháp kịp thời, đồng bộ nhằm xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT, giảm độ chệnh lệch về hạ tầng CNTT trong ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sau hợp nhất góp phần xây dựng Hà Nội thành Thủ đô văn minh, hiện đại. Chình vì vậy tôi chọn đề tài: “Xử lý tình huống chênh lệch về hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội sau mở rộng địa giới hành chính” làm tiểu luận tốt nghiệp khóa bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. 3 B. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG I. Diễn biến tình huống. Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.344,7 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Năm học đầu tiên sau hợp nhất 2009-2010, toàn ngành có 2.302 trường với 1.332.964 học sinh và trên 72.000 giáo viên các cấp học, ngành học, cụ thể: 761 trường Mầm non (trong đó, công lập: 300 trường; ngoài công lập: 461 trường); 675 trường TH (trong đó công lập 652 trường; ngoài công lập: 23 trường), với 407.937 học sinh; 586 trường THCS (581 trường công lập, 05 trường ngoài công lập) với 355.293 học sinh; 184 trường THPT (trong đó công lập 104 trường; ngoài công lập: 80 trường) với 232.693 học sinh; 15 Trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp; 43 Trung tâm GDTX với 29.172 học sinh; 38 trường TCCN (trong đó 10 trường công lập và 28 trường ngoài công lập) với 38.657 học sinh và 02 trường Cao đẳng Sư phạm, 01 trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục. Với địa bàn rộng, nhiều địa hình: đồng bằng, gò đồi và miền núi, cơ sở hạ tầng giáo dục nói chung và hạ tầng CNTT có sự khác biệt lớn giữa các khu vực sau hợp nhất. Còn 13 xã thuộc diện khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ, còn hơn 4000 phòng học cấp 4, nhiều trường chưa có nhà vệ sinh, thiếu phòng học và các phòng chức năng, không có tường bao, sân chưa được lát. Một số xã trên địa bàn thành phố còn chưa có điện lưới, điện áp không ổn định, việc kết nối mạng, đường truyền CNTT còn gặp rất nhiều khó khăn hoặc chưa thể thực hiện được do đường truyền không kết nối được đến các điểm trường. Một số đơn vị trường học được đầu tư máy tính, thậm chí đầu từ đến 2 phòng máy tính với khoảng 60 máy tính đã vài năm trước hợp nhất nhưng “ xếp xó” vì không có phòng máy đủ tiêu chuẩn, máy tính không được sử dụng thường xuyên, không được bảo trì bảo dưỡng, không có người bảo quản, gây lãng phí nghiêm trọng. Một số trường như THPT TĐN ở Ứng Hòa, THCS NC ở Chương Mỹ, TH YB huyện Thạch Thất, TH SĐ ở Ba Vì… đều thấy tình trạng hệ thống 4 điện và mạng Internet không ổn định, thiếu máy tính và phòng máy tính. Công tác ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành Ngành gặp rất nhiều khó khăn do hạ tầng CNTT không đồng bộ, độ chênh lệch lớn giữa hai khu vực, hơn 67% trường học chưa được kết nối Internet, nhận thức và kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ CBQL giáo dục, của giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc chỉ đạo điều hành, gửi nhận thông tin khó khăn, mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân lực, công sức và kinh phí. Cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT ngành GD&ĐT còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT trong GD&ĐT và chưa ngang tầm với sự phát triển của Thủ đô. Máy tính, thiết bị số còn ít và số lượng trong các trường rất khác nhau, phụ thuộc vào sự quan tâm đầu tư và tình hình kinh tế của từng quận/huyện. Đa số trường MN chưa có máy tính, trên 40% trường THCS và 70% trường TH của các huyện ngoại thành và khu vực mới mở rộng trước đây mới chỉ có máy tính phục vụ văn phòng, số máy dùng giảng dạy Tin học tự chọn cho học sinh rất thiếu, hoặc máy sử dụng đã nhiều năm, không được bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế nên không đáp ứng được nhu cầu công việc. Với số lượng máy tính như vậy, Hà Nội sẽ không thực hiện được mục tiêu, kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Thủ tướng Chính phủ đề ra. Hệ thống mạng tại các đơn vị trường học không đảm bảo. Mặc dù đã có 65% đơn vị được kết nối đường truyền Internet, nhưng 60% số trường mới chỉ nối mạng đến Ban giám hiệu và bộ phận hành chính do không có đủ máy tính hoặc không có kinh phí nối mạng nội bộ (LAN). Một số trường có nối mạng, nhưng hệ thống mạng LAN còn rất đơn giản không có hệ thống bảo vệ và sao lưu dữ liệu. Phần lớn giáo viên chưa được bố trí máy riêng để soạn bài và khai thác Internet phục vụ giảng dạy. Mạng của cơ quan Sở GD&ĐT đã xuống cấp và lạc hậu, nên ảnh hưởng không tốt đến việc triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT trong toàn ngành. 5 Kinh phí đầu tư cho CNTT mất cân đối, chủ yếu (90%) dùng cho phần cứng, các phần mềm ứng dụng chiếm tỷ trọng rất thấp. Việc tin học hóa công tác quản lý Nhà nước được quan tâm triển khai, nhưng chưa thống nhất, đồng bộ và liên thông dữ liệu do mỗi địa phương sử dụng nhiều loại phần mềm khác nhau. Các phần mềm hệ thống và phần mềm công cụ được sử dụng tại các trường phần lớn là phần mềm dùng thử hoặc chưa có nguồn gốc rõ ràng, với cấu trúc dữ liệu, kiểu dữ liệu đầu ra không đồng nhất nên khó có thể chia sẻ dùng chung. Việc công khai thông tin trên môi trường mạng của các đơn vị, trường học còn rất ít, chỉ có trên 200 trường (~10%) xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử (website). Thông tin website mới chỉ dừng lại cung cấp thông tin giới thiệu một chiều, chưa có tương tác với độc giả và các dịch vụ trực tuyến với công dân, gia đình học sinh và học sinh. Ngành GD&ĐT đã giao cho Phòng Khoa học CNTT quản lý chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong Ngành, xây dựng và tổ chức hoạt động có hiệu quả mạng liên kết giữa mạng nội bộ cơ quan Sở và các đơn vị trường học thông qua các ứng dụng trên Internet. Hệ thống thư điện tử (e-mail) riêng với trên 2500 địa chỉ hộp thư cho tất cả các trường từ Mầm non (MN) đến trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Được sự hỗ trợ của các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông đến nay 100% các trường TH, THCS toàn Thành phố đã kết nối Internet băng thông rộng với cước phí ưu đãi (Viettel miễn phí kết nối và miễn cước toàn bộ, VNPT giảm 80% cước truy cập). Vấn đề đặt ra rất cấp thiết là phải nhanh chóng tìm các biện pháp xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT trong Ngành GD&ĐT sau hợp nhất, thu hẹp khoảng cách chênh lệnh về hạ tầng CNTT giữa hai khu vực (Hà Nội cũ và Hà Nội mở rộng) tạo điều kiện và sức mạnh để toàn Ngành ổn định và phát triển bền vững trong thời đại của CNTT. 6 II. Phân tích tình huống 2.1. Cơ sở pháp lý: Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát huy các kết quả đạt được trong các năm qua. Sở GD&ĐT đề nghị các phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học trực thuộc nâng cao nhận thức, trách nhiệm đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong ngành ở địa phương, trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục và đào tạo về tinh thần và nội dung của các văn bản quan trọng sau: - Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; - Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007; - Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; - Quyết định số 698/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2009 về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; - Chỉ thị số 55/2008/CT–BGDĐT của Bô ̣ trưởng Bô ̣ GD &ĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng da ̣y , đào ta ̣o và ứng du ̣ng công nghê ̣ thông tin trong ngành giáo du ̣c giai đoa ̣n 2008-2012; - Chỉ thị 13-CT/TU ngày 9 tháng 6 năm 2009 của Thành ủy Hà Nội tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; - Kế hoạch 80/KH-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2009 của UBND Thành phố có về việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Thành - Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; 7 - Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục; - Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn về quản lý game online; - Thống nhất sử dụng bộ mã tiếng Việt Unicode TCVN 6909:2002; Chấm dứt hẳn việc sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý thi sử dụng phông chữ ABC. 2.2. Mục tiêu phân tích: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nguồn lực cho công tác ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT, xây dựng hệ thống thông tin thống nhất, đồng bộ và hiện đại trong toàn ngành, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục- đào tạo và sự phát triển của khoa học- công nghệ trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về hạ tầng CNTT trong Ngành GD&ĐT sau hợp nhất. 2.3. Phân tích tình huống Chỉ thị số 58-CT/TW của BCH Trung ương Đảng CSVN về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”. Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6-10-2005 đã chỉ rõ: “Đối với GD&ĐT, phải phát triển mạng và các dịch vụ giáo dục, đào tạo ứng dụng trên Internet; đảm bảo 100% trường trung học phổ thông sử dụng Internet; kết nối Internet cho các trường trung học cơ sở. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên 8 đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận người dân có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và khai thác Internet”. Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra mục tiêu: Đảm bảo 100% học sinh trung cấp chuyên nghiệp và học nghề được đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT. Đến năm 2010, 100% sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và 20% học sinh tiểu học được học tin học và đến năm 2015 đạt 100% đối với học sinh trung học cơ sở, 80% học sinh tiểu học được học tin học; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 trong đó yêu cầu các đơn vị trường học: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT trong GD&DT; xây dựng hệ thống đơn vị công tác chuyên trách về CNTT trong ngành; phát triển mạng giáo dục và các dịch vụ công về thông tin giáo dục trên Internet; đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý giáo dục và đổi mới phương pháp dạy, học ở từng cấp học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xã hội hoá; đánh giá kết quả ứng dụng CNTT. Sau mở rộng địa giới hành chính, hạ tâng CNTT Ngành GD&ĐT Hà Nội còn những vấn đề hạn chế và bất cập như sau:  Hạn chế và bất cập: - Cơ sở vật chất, thiết bị CNTT còn thiếu và lạc hậu (nhất là ở các huyện khu vực mới hợp nhất). Hệ thống mạng nội bộ trung tâm và mạng diện rộng của ngành GD&ĐT còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cẩu. 9 - Thiếu nhân lực phụ trách và trực tiếp thực hiện các công việc cụ thể về ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo các cấp, các đơn vị, trường học còn thiếu nhiều giáo viên, hoặc có giáo viên nhưng thiếu phòng máy tính, có máy tính nhưng lại không có giáo viên. - Kinh phí dành cho CNTT rất hạn hẹp và chi không đầy đủ cho các hạng mục (sửa chữa, bảo trì, nâng cấp phần cứng, cập nhật dữ liệu, mua sắm phần mềm, thiết bị, đào tạo bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động về CNTT,..). Đầu tư thiết bị CNTT chưa đảm bảo về cấu hình, giá thành cao làm giảm hiệu quả sử dụng. Một số phòng máy tính bố trí và thiết kế nội thất, trang thiết bị chưa đảm bảo an toàn, chưa đúng qui chuẩn kỹ thuật. - Công tác tin học hóa hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập được thực hiện không đồng đều, còn tự phát. Nhiều đơn vị thực hiện tốt, song nhiều đơn vị, địa phương ứng dụng CNTT còn rất hạn chế (ngoài lý do về khả năng tài chính). Thông tin về giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng của đa số đơn vị trường học chưa có và không đầy đủ. - Phần mềm dạy học cho giáo viên, phần mềm quản lý đồng bộ rất thiếu. - Không có hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ toàn ngành.  Nguyên nhân hạn chế và bất cập: - Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục về vai trò CNTT trong GD&ĐT còn hạn chế dẫn đến việc quan tâm đầu tư cho CNTT còn tự phát, không đồng đều, công tác tin học hóa các hoạt động giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. - Cơ sở vật chất, thiết bị CNTT không được đầu tư đồng bộ, còn đầu tư dàn trải theo cơ chế xin- cho; chưa tập trung ưu tiên đầu tư cho những đơn vị, trường học của các khu vực khó khăn, vùng xa trung tâm. - Trình độ năng lực, kỹ năng CNTT của cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý và trong các đơn vị, trường học chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của khoa học-công nghệ. Đội ngũ phụ trách công tác 10 CNTT trong các cơ quan, đơn vị, trường học vừa thiếu vừa yếu về năng lực nhất là trình độ Tin học. - Việc ứng dụng CNTT chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Phần mềm phục vụ công tác quản lý trường học và giảng dạy của giáo viên rất thiếu. Các phần mềm ứng dụng không được xây dựng hoặc mua và triển khai đồng bộ, thống nhất trong ngành. - Cơ chế, chính sách quản lý, đãi ngộ về ứng dụng và phát triển ứng dụng CNTT còn thiếu, chưa cụ thể, nên không bắt buộc, động viên, khuyến khích được cá nhân và các tập thể đầu tư, ứng dụng CNTT. - Nguồn kinh phí đầu tư cho CNTT hiện nay chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Phần còn lại được đầu tư từ các trường ngoài công lập và các hình thức khác: Tài trợ, liên kết, giúp đỡ của các doanh nghiệp, phụ huynh học sinh, ....Số lượng kinh phí đầu tư cho các hạng mục về CNTT hàng năm rất khác nhau tại các đơn vị, trường học. Trung bình mỗi năm, mỗi trường chỉ dành từ 3-5 triệu đồng chi cho các hoạt động và mua thiết bị CNTT. Nhiều trường không có kế hoạch chi cho bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp máy tính và thiết bị CNTT, để thiết bị xuống cấp, gây tổn thất và lãng phí lớn. Nội dung đầu tư kinh phí cũng rất tùy tiện, chủ yếu dùng để mua phần cứng, thiết bị, rất ít kinh phí dành cho mua sắm phần mềm và tổ chức các hoạt động về CNTT. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã có Cục CNTT chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT cho ngành, Thành phố Hà Nội cũng đã có bộ phận chuyên trách CNTT, Sở GD&ĐT cũng có phòng chuyên môn CNTT (phòng Khoa học-CNTT Sở). Nhưng cơ chế quản lý, chỉ đạo về CNTT từ Bộ/Thành phố đến Sở, từ Sở đến các đơn vị trường học, phần lớn chỉ dừng lại ở việc định hướng, chưa có những thiết chế hành chính bắt buộc ứng dụng CNTT. Trong quá trình chỉ đạo về CNTT, chưa có những quy định cụ thể của Trung ương và địa phương về tiêu chuẩn, số lượng nhân lực, mức độ tối thiểu về điều kiện vật chất, thiết bị, phần mềm ứng dụng, kinh phí đầu tư,...cho công tác CNTT. Từ đó, dẫn đến việc tuỳ 11 hứng trong thực hiện, đồng thời chưa tạo nên động lực thúc đẩy trong việc đầu tư và ứng dụng CNTT. Trong thời gian qua công tác ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành GD&ĐT Hà Nội được các ngành, các cấp quan tâm nên đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thuộc nhóm đứng đầu trong cả nước. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có nhận thức, có kỹ năng về CNTT ngày càng tăng (trung bình mỗi năm tăng 10%). Ba năm sau hợp nhất, cơ sở vật chất của đa số các trường đã được đâu tư đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu về công tác quản lý, văn phòng. Đặc biệt, cấp THPT đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để dạy môn Tin học chính khóa. Hạ tầng CNTT từ các trường học đến các cơ quan quản lý từng bước được hoàn thiện, đảm bảo yêu cầu kỹ cho việc trao đổi thông tin, văn bản, hội họp qua mạng. Công tác tin học hóa trong quản lý, giảng dạy và học tập được mở rộng và phát triển đồng bộ. Phần lớn những hoạt động chính của công tác quản lý và giảng dạy đã được quan tâm ứng dụng CNTT,...Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tích cực mang lại kết quả toàn diện của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô. Tuy vậy, việc triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT trong toàn ngành rất cần phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời và đồng bộ. III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 3.1. Mục tiêu xử lý tình huống - Nghiên cứu nắm vững thực trạng và định hướng ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT để đề xuất và triển khai các biện pháp quản lý chỉ đạo giải quyết tình trang chệnh lệch về hạ tầng CNTT trong Ngành GD&ĐT Hà Nội sau hợp nhất, tạo sự chuyển biến tích cực đưa CNTT phát triển phục vụ đắc lực cho việc đổi mới quản lý Ngành và nâng cao chất lượng giáo dục và Đào tạo. 3.2 Các biện pháp giải quyết. Nhận thức rõ vai trò của ứng dụng CNTT trong Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT Hà Nội luôn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các văn 12 bản chỉ đạo công tác CNTT của Thành phố, triển khai tốt nhiệm vụ năm học và hướng dẫn công tác ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Cùng với việc tập trung phát triển các nguồn lực CNTT, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng CNTT bằng nguồn ngân sách và xã hội hóa, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động, trọng tâm vào công tác giảng dạy, tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tích cực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho Thủ đô. Chính vì vậy, Ngành GD và Đào tạo Hà Nội đã thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau nhằm tăng cường hạ tầng CNTT trong GD& ĐT thủ đô: 3.2.1 Điều tra, khảo sát, nắm vững thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT ngành giáo dục và Đào tạo Hà Nội để chủ động tham mưu đề xuất tăng cường cơ sở hạ tầng CNTT và ban hành các văn bản chỉ đạo. Ngành đã tổ chức các đợt kiểm tra, khảo sát trên địa bàn toàn thành phố cho tất cả các cấp học sau khi Hà Nội mở rộng vào tháng 12/2008 và thàng 92009. Cuối mỗi năm học, các đơn vị đều có báo cáo về hoạt động ứng dụng CNTT với Sở GD&ĐT. Phân tích kết quả điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng hạ tầng CNTT trong toàn ngành giúp thành phố có một bức tranh toàn cảnh về CNTT trong GD&ĐT, làm tiền đề, cơ sở cho việc đầu tư, chỉ đạo, quản lý Ngành, làm cơ sở cho công tác tham mưu với Bộ GD&ĐT, với Thành phố và phối hợp với các đơn vị liên quan như Sở Thông tin truyền thông, VNPT, Viettel trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ ngành xây dựng và phát triển hệ thống mạng, đảm bảo đường truyền thực hiện các ưu đãi đối với Ngành GD&ĐT Thủ đô. Hàng năm, Sở kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo giúp cơ sở giáo dục triển khai công tác CNTT hiệu quả.Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 13 2008-2012; Công văn số 4937/BGDĐT-CNTT ngày 25/8/2010 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010-2011; Thông tư 08/TT-BGDĐT ngày 1/3/2010 quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục, ngay từ đầu năm học Sở GD&ĐT Hà Nội đã Thành lập Ban chỉ đạo công tác Đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn ngành do Giám đốc Sở làm Trưởng ban. Để hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện chủ đề năm học theo chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản 6675/SGD&ĐT-KHCN ngày 28/8/2010 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2010-2011, qua đó quy định nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị giáo dục (bao gồm các trường mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc, Trung tâm KTTH, TT GDTX) trên địa bàn TP về việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục phục vụ công tác dạy và học; Văn bản về quản lý học sinh sử dụng Internet và Games Online; Văn bản chỉ đạo về các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử Elearning; sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở, sử dụng hộp thư điện tử, xây dựng website nhằm cung cấp thông tin, các thủ tục hành chính nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả; Hướng dẫn các đơn vị giáo dục sử dụng sổ liên lạc điện tử, các phần mềm báo cáo trực tuyến, văn bản cấu hình máy tính phục vụ mua sắm thiết bị CNTT, tổ chức họp trực tuyến, các văn bản về đào tạo bồi dưỡng kỹ năng CNTT... Sở đã xây dựng và trình UBND thành phố ký Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Ngành GD&ĐT năm 2011-2015. 3.2.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng CNTT có trọng điểm, tập trung và hiệu quả. - Đầu tư đủ máy tính phục vụ công tác quản lý, văn phòng cho các trường Mầm non (tối thiểu 5 máy tính và 1 máy chiếu đa năng Projector). Trang bị máy tính cho các trường: TH đạt tỷ lệ bình quân 45 học sinh/1 máy tính; THCS bình quân 35 học sinh/1 máy tính; mỗi Trung tâm GDTX, TT GDKTTH có ít nhất 25-30 máy nối mạng. Đầu tư trang bị các phương tiện kỹ thuật số, đáp ứng 50% 14 yêu cầu phục vụ giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Quan tâm đặc biệt đến các đơn vị giáo dục ở vùng khó khăn, vùng sâu ùng xa và có giải pháp hỗ trợ kịp thời như cung cấp, tặng thiết bị 3G để truy cập thông tin kịp thời, cung các nhà cung cấp dịch vụ như VNPT, Viettel khảo sát trực tiếp các địa bàn không kết nối mạng được để giải quyết kịp thời. - Hoàn thành nâng cấp mạng hệ thống mạng của ngành GD&ĐT và mạng nội bộ cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Triển khai kết nối Internet băng thông rộng đến 100% các trường Mầm non nông thôn mới chuyển sang Công lập. Hoàn thành hệ thống mạng riêng (theo công nghệ mạng riêng ảo VPN) từ Sở GD&ĐT Hà Nội đến các Phòng GD&ĐT quận/huyện/TX và các đơn vị trực thuộc, cùng các phần mềm điều hành tác nghiệp trên môi trường mạng riêng VPN. 3.2.3 Chỉ đạo, xây dựng và triển khai đồng bộ các phần mềm ứng dụng. - Xây dựng và triển khai các phần mềm quản lý học sinh, sinh viên và kết quả giáo dục, đào tạo trong trường THPT, TCCN, Trung tâm GDTX; Trung tâm KTTH. Hoàn thành Cổng thông tin THPT, TCCN, GDTX, KTTH. Triển khai các phần mềm quản lý đồng bộ các trường Phổ thông (theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT). Hoàn thành Cổng thông tin GD Trung học. Xây dựng Cổng thông tin giáo dục tại tất cả các Quận/huyện/TX. - Hoàn thành việc triển khai các phần mềm tin học hoá các hoạt động trong cơ quan Sở GD&ĐT: Phần mềm quản lý điều hành, tác nghiệp; quản lý văn bản và hồ sơ công vụ; giao dịch điện tử các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, phần mềm quản lý sáng kiến kinh nghiệm, phần mềm thi đua, phần mềm cấp phát văn bàng, chứng chỉ, phần mềm quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh THCS, phần mềm báo cáo trực tuyến… ; 3.2.4. Tích cực khai thác và sử dụng hiệu quả các dịch vụ trực tuyến Với những nỗ lực, cố gắng của toàn ngành, tranh thủ sự giúp đỡ hiệu quả của Bộ GD&ĐT, chỉ đạo của Thành phố và hỗ trợ ưu đãi cho giáo dục của 15 VNPT, Viettel, 100% các đơn vị trường học thuộc cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, GDTX, TCCN đã kết nối Internet từ năm học 2009-2010. Việc kết nối Internet đã mang lại hiệu quả cao, giúp giáo viên sử dụng Internet trong việc tìm kiếm tư liệu giảng dạy, gửi nhận thông tin, văn bản qua mạng nhanh chóng và thuận tiện. Tuy vây, chất lượng đường truyền ở một số khu vực xa trung tâm còn chưa ổn định, một số xã miền núi còn phải dùng kết nối 3G. Cơ quan Sở GD&ĐT Hà Nội đã có 5 đường cáp quang - 3 đường cáp quang của Công ty viễn thông quân đội (VIETTEL), 2 đường cáp quang của thành phố, hệ thống mạng nội bộ gồm 150 nút, có hệ thống cân bằng tải, tường lửa chống xâm nhập, switch, router hoạt động ổn định. Sở GD&ĐT Hà Nội rất chú trọng và quan tâm đầu tư ứng dụng CNNT trong quản lý ngành và trong cơ quan Sở, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin trên môi trường mạng. Các phần mềm chuyên dụng: Quản lý Sáng kiến-kinh nghiệm, Quản lý học liệu điện tử được áp dụng có hiệu quả. Các thông tin trên Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội và trên website của Sở đã cung cấp thủ tục hành chính cho công dân, đồng thời, tạo ra môi trường trao đổi thông tin giữa cha mẹ học sinh, học sinh với các cơ quan quản lý GD&ĐT và nhà trường. Sở đã chỉ đạo và triển khai thống nhất việc gửi văn bản qua hệ thống email và website của Sở. Kết quả 100% các đơn vị trực thuộc Sở chấp hành qui chế về vấn đề gửi nhận văn bản qua email và webiste. Đây là một ứng dụng rất hiệu quả và Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai trong các năm học tiếp theo. Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở đã triển khai thành công việc báo cáo nhanh trực tuyến trên mạng cho 100% các Hội đồng thi và đã nhiều năm cung cấp tra cứu điểm thi trên mạng. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội xây dựng hệ thống nhắn tin đồng loạt theo nhóm trên Internet (http://sms.hanoi.edu.vn/) đến điện thoại di động và đã triển khai đến các Phòng GD&ĐT, các Phòng đã triển khai nhắn tin đến các trường, các trường nhắn tin đến các giáo viên, Giáo viên nhắn tin cho cha mẹ học sinh, học sinh đạt hiệu quả tốt trong quản lý và điều hành. 16 Một số phần mềm dùng chung khác cũng đã được sử dụng rộng rãi trong các trường: Quản lý (QL) Nhân sự PMIS, QL Thư viện trường học trên mạng nội bộ, Phần mềm QL học liệu điện tử dùng chung,...Các phần mềm này đã giúp cho công tác quản lý trong nhà trường đạt hiệu quả rõ rệt. Các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý đã được sử dụng thường xuyên trong các trường học như: Phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý thư viện đề, phát sinh đề và chấm thi trắc nghiệm, phần mềm lấy ý kiến của học sinh Online,...quản lý phòng máy tính, quản lý đồ dùng thiết bị dạy học, quản lý phổ cập GD, quản lý và chăm sóc suất ăn cho trường Mầm non... Trong đó, có rất nhiều phần mềm do giáo viên tự xây dựng. - Xây dựng một số dịch vụ trực tuyến trên mạng Internet và qua điện thoại di động, tạo số liên lạc trực tuyến giữa các đơn vị trường học với cha mẹ học sinh, học sinh, ứng dụng trong 35% số trường học. - Xây dựng xong hệ thống thư viện học liệu điện tử của các trường/Phòng GD&ĐT và đưa lên website của ngành trên mạng nội bộ và Internet. Tổ chức các khoá bồi dưỡng và thi về kỹ năng CNTT trên mạng. Cung cấp các phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên các bộ môn trong tất cả các cấp học. - Xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống các tiêu chuẩn cho các hoạt động của công tác ứng dụng và phát triển CNTT trong các đơn vị, trường học. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế đầu tư tài chính cho công tác ứng dụng và phát triển CNTT trong các đơn vị, trường học. 3.2.5 Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban Ngành, các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng hạ tầng CNTT ngành GD&ĐT, tăng cường xã hội hóa trong công tác CNTT. - Phối hợp với UBND các quận, huyện, các phòng GD&ĐT, các tổ chức và cá nhân trong công tác xã hội hóa xây dựng hạ tầng CNTT ngành. Quan tâm đầu tư, xây dựng các đơn vị, trường học điển hình về CNTT. 17 - Hoàn thành và triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến tại Sở GD&ĐT và 29 quận huyện trên địa bàn Hà Nội. Tổ chức họp qua mạng làm giảm chi phí hội họp, thuận tiện cho các đơn vị ở xa trung tâm, tiết kiệm thời gian, công sức. - Cùng các đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức tuyên truuyền, giới thiệu các dịch vụ, giải pháp kỹ thuật mới, có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho Ngành GD&ĐT, tặng phòng máy, máy tính, phần mềm, các thiết bị số, tài liệu bồi dưỡng đội ngũ về CNTT, tham quan học tập… nhằm tăng cường hạ tầng CNTT và sử dụng CNTT hiệu quả trong quản lý điều hành và giảng dạy. IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2010-2011 là năm học thứ ba sau khi Thủ đô Hà Nội được điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, ngành GD&ĐT Hà Nội luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo phát triển ứng dụng CNTT, hỗ trợ đắc lực cho công tác đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thức rõ vai trò của ứng dụng CNTT trong Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT Hà Nội luôn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo công tác CNTT của Thành phố, triển khai tốt nhiệm vụ năm học 2010-2011 là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Cùng với việc tập trung phát triển các nguồn lực CNTT, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng CNTT bằng nguồn ngân sách và xã hội hóa, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động, trọng tâm vào công tác giảng dạy, tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tích cực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho Thủ đô. 18 THỜI GIAN TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1 Quản lý, chỉ đạo, ban hành các văn bản ứng dụng CNTT trong toàn Ngành THỰC HIỆN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THAM GIA Đầu năm học Sở và từng thời GD&ĐT điểm triên khai công việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Ứng dụng CNTT năm học 20112012 Số: 7972 /SGD&ĐT-KHCN ngày 1/9/2011 Sở Thông tin truyền thông, sở Kế hoạch đàu tư và Sở Tài chính ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN GHI CHÚ Các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT Các đơn vị giáo dục toàn TP 2 Tham mưu và đề xuất Dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT ng trình UBND TP hiện đang Tháng 8/2011 chờ phê duyệt 3 Thực hiện quản lý nhà Trong năm học Sở nước về công tác ứng GD&ĐT dụng CNTT trong ngành GD&ĐT (Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá...), tổng hợp kết quả định kỳ 6 tháng một lần báo cáo với UBND Thành phố Các đơn vị giáo dục toàn TP 4 Văn bản 4676/ Trong năm học Sở SGD&ĐTHN- KHCN GD&ĐT V/v cấu hình máy tính phục vụ mua sắm thiết bị CNTT năm học 2010-2011 Các đơn vị giáo dục toàn TP 5 VB 9973/ SGD&ĐTKHCN V/v khai thác Các đơn vị giáo dục toàn TP 19 thông tin, sử dụng họp thư điện tử trọng việc gửi, nhận văn bản. Để hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện chủ đề năm học theo chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản 6675/SGD&ĐT-KHCN ngày 28/8/2010 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2010-2011 và văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Ứng dụng CNTT năm học 2011-2012 Số: 7972 /SGD&ĐT-KHCN ngày 1/9/2011. Ngoài ra, các văn bản khác như văn bản cấu hình máy tính phục vụ mua sắm thiết bị CNTT, quản lý học sinh sử dụng Internet và Games Online; chỉ đạo cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử Elearning; sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở, sử dụng hộp thư điện tử, sổ liên lạc điện tử, các phần mềm báo cáo trực tuyến, tổ chức họp trực tuyến, các văn bản về đào tạo bồi dưỡng kỹ năng CNTT... giúp các đơn vị giáo dục triển khai công tác CNTT hiệu quả và kịp thời. Cùng với việc tập trung phát triển các nguồn lực CNTT trong năm học toàn Ngành đã tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng CNTT với tổng kinh phí là 27.683 tỷ đồng (cao hơn các năm học trước 20 tỷ đồng) cho công tác ứng dụng CNTT, riêng khối phòng GD&ĐT là 20.81 tỷ đồng. Ngoài ra các PGD&ĐT đã chủ động xây dựng đề án, kế hoạch đầu tư cho phát triển CNTT với tổng số tiền là 130 tỷ đồng. Số lượng, chất lượng máy tính tại các trường học ngày càng tăng. Bình quân cấp Trung học phổ thông (THPT) đạt 20HS/máy tính, cấp Tiểu học 39.68 HS/máy tính, THCS đạt 32.5 HS/máy tính. Đến năm học này, 100% các trường THPT đã đủ máy tính để dạy Tin học chính khóa, 75% trường Tiểu học, 80% trường THCS đã có phòng máy tính để dạy Tin học tự chọn cho học sinh. Hầu hết các trường THCS, THPT đã trang bị máy chiếu đa năng (projector), máy tính phục vụ giáo viên giảng dạy. Tỷ lệ học sinh được học tin học ở cấp tiểu học đạt 46.12%, THCS đạt 68.75%. Tại các đơn vị giáo dục, 100% các đơn vị trường học đã kết nối Internet, giúp giáo viên, học sinh sử dụng Internet trong việc tìm kiếm tư liệu giảng dạy, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan