Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận xử lý đơn khiếu nại xin vào hộ nghèo của công dân....

Tài liệu Tiểu luận xử lý đơn khiếu nại xin vào hộ nghèo của công dân.

.PDF
19
3814
174

Mô tả:

1. LỜI NÓI ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo. Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả. Xuất phát từ sự quan tâm của Nhà nước đối với hộ nghèo, mà hiện nay không ít các trường hợp mặc dù không thuộc hộ nghèo nhưng vẫn muốn vào diện hộ nghèo của xã để được hưởng lợi từ những ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo. Điều đó đã gây nên dư luận xấu trong nhân dân và khó khăn trong công tác rà soát hộ nghèo hàng năm của chính quyền địa phương, đòi hỏi công tác chỉ 1 đạo, lãnh đạo, thống kê, rà soát hộ nghèo phải có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương để đảm bảo tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng. Xã Yên Trung là một trong 3 xã miền núi của huyện Thạch Thất – TP Hà Nội. Đời sống của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Người dân tộc thiểu số chiếm đến 70% dân số, tình trạng đói nghèo vẫn còn kéo dài. Điều này cũng là tất yếu đối với một xã miền núi mà kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Do đó công tác xóa đói giảm nghèo được Nhà nước và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, tạo nhiều điều kiện, ưu đãi, hỗ trợ cho các hộ nghèo. Vì vậy hàng năm công tác rà soát hộ nghèo luôn là một vấn đề được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện. Là một chuyên viên Văn hóa - Xã hội, sau thời gian học lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, tôi nhận thấy vai trò quan trọng của việc quản lý hành chính trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội – xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Vì lý do trên tôi đã chọn tình huống “Xử lý đơn khiếu nại xin vào hộ nghèo của công dân” ở xã Yên Trung – Huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, đã cung cấp cho tôi nền tảng kiến thức lý luận vô cùng bổ ích. Trong khuôn khổ tiểu luận, kiến thức của bản thân có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để bài tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn. 1.2. Mục tiêu của đề tài Mô tả tình huống, phân tích tình huống, đưa ra các phương án để giải quyết tình huống, chọn ra phương án tối ưu nhất và xây dựng kế hoạch để thực hiện phương án tối ưu. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 2 Khảo sát tình hình thực tiễn, phân tích xử lý tình huống, so sánh đối chiếu 1.4. Phạm vi nghiên cứu Xã Yên Trung - Huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội 1.5. Bố cục của tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, nội dung bài tiểu luận bao gồm: - Phần 1: Mô tả tình huống - Phần 2: Xác định mục tiêu xử lý tình huống - Phần 3: Phân tích nguyên nhân, hậu quả - Phần 4: Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống - Phần 5: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn 3 2. NỘI DUNG 2.1. Mô tả tình huống Căn cứ Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm; Căn cứ Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015; Căn cứ kế hoạch số 2460/LĐTBXH-BTXH ngày 27/8/2014 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014; Thực hiện kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 15/9/2014 của UBND huyện Thạch Thất về việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014; Phòng Lao động- TBXH tham mưu cho UBND Thạch Thất đã xây dựng kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 02/10/2014 về việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo xã Yên Trung năm 2014, triển khai thực hiện đến Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã cùng với các ban, ngành, đoàn thể, các ông (bà) trưởng thôn, điều tra viên các thôn rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014 để ra quyết định công nhận hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 các xã trên địa bàn toàn huyện, đảm bảo tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng và có sự tham gia của người dân. Sau khi UBND xã Yên Trung tổ chức hội nghị triển khai rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014. 7/7 thôn của xã tiến hành triển khai họp với cấp ủy chi bộ thôn, các ban, ngành, đoàn thể thôn về việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo của thôn năm 2014. Các thôn đã tiến hành điều tra và thu thập thông tin của các hộ gia đình trong thôn qua các biểu mẫu, phiếu điều tra. Kết thúc cuộc điều tra (ngày 30/10/2014), các thôn đã gửi danh sách chính thức hộ nghèo, cận nghèo lên UBND xã Yên Trung tổng hợp là 29 hộ nghèo và 27 hộ cận nghèo cuối năm 2014. 4 Ngày 10/12/2014 bộ phận một cửa huyện nhận được đơn thư khiếu nại của hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ người dân tộc Mường ở thôn Lặt- xã Yên TrungThạch Thất. Nội dung đơn thư là gia đình ông nghèo mà lại không thuộc diện hộ nghèo nên xin vào hộ nghèo. Ông Phí Văn Nghĩ cũng đã trình bày đơn xin vào hộ nghèo cho UBND xã nhưng không được xem xét với lí do đã kết thúc cuộc điều tra rà soát hộ nghèo năm 2014. Sau khi nhận được đơn thư của hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ tôi đã báo cáo lãnh đạo huyện, xin ý kiến lãnh đạo Phòng Lao động- TBXH về việc xử lý đơn thư của hộ gia đình ông Nghĩ - thôn Lặt. UBND huyện đã có ý kiến và chỉ đạo bộ phận Lao động - Thương binh và xã hội cụ thể là chuyên viên phụ trách lĩnh vực An sinh xã hội tham gia giải quyết. Phòng Lao động- TBXH đã mời ông trưởng thôn Lặt, điều tra viên của thôn lên làm việc. Phòng Lao động-TBXH phối hợp với Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã đã có buổi làm việc với ông trưởng thôn Lặt, điều tra viên của thôn được biết gia đình ông Phí Văn Nghĩ không thuộc diện hộ nghèo cuối năm 2013 của thôn. Lý do thôn Lặt đưa ra là hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ không thuộc diện hộ nghèo là do sau khi đánh giá, chấm điểm tài sản, trong gia đình ông Nghĩ đạt trên 51 điểm nên hộ gia đình ông Nghĩ không thuộc diện hộ nghèo, không tiếp tục rà soát phiếu B. ( Theo quy định xem xét tình trạng tài sản của hộ gia đình thông qua số lượng và chấm điểm tài sản. Nếu hộ có tổng số điểm tài sản, phúc lợi từ 51 điểm trở xuống( đối với nông thôn) hoặc từ 77 điểm trở xuống ( đối với thành thị) là hộ có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo, cần tiếp tục rà soát phiếu B. ( Các hộ trên 51 điểm ở nông thôn, trên 77 điểm ở thành thị là hộ không nghèo, không cần rà soát). Trong đơn ông Phí Văn Nghĩ nói rõ, gia đình ông thuộc diện khó khăn trong thôn, gia đình ông có 05 nhân khẩu, bố mẹ già yếu, 02 con nhỏ đang đi học, vợ ông bị bệnh ung thư thường xuyên đau ốm, đi viện chữa trị. Trong nhà ông Nghĩ là trụ cột chính. Tài sản trong gia đình ngoài những thứ cần thiết như: quạt, Tivi, nồi cơm điện... thì không có tài sản gì giá trị hơn cả. Nguồn thu nhập chính nhà ông ngoài 3 sào ruộng ra không có nguồn thu nào khác. Ông 5 cũng nêu vấn đề gia đình ông không được thôn mời tham gia hội nghị bình xét hộ nghèo của thôn, xóm. Trong quá trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo cũng không thấy ai, điều tra viên hay trưởng thôn đến gia đình ông để thu thập thông tin. Tình huống đặt ra cho Phòng Lao động- TBXH và chuyên viên an sinh xã hội về xóa đói giảm nghèo phải kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch rà soát hộ nghèo, cận nghèo. Quy trình rà soát đã được thực hiện đúng chưa, đã đảm bảo tính chính xác chưa? Phải giải quyết đơn xin vào hộ nghèo của công dân như thế nào? Muốn giải quyết được thấu tình, đạt lý thì phải tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tình huống để từ đó đưa ra phương án giải quyết có hiệu quả nhất. 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 2.2.1. Mục tiêu trước mắt: - Đảm bảo quyền khiếu nại của công dân. - Giải quyết yêu cầu chính đáng, hợp pháp của công dân, đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng pháp luật. - Xác định rõ hoàn cảnh gia đình, thu thập lại thông tin, thu nhập của gia đình ông Nghĩ xem có thuộc diện hộ nghèo hay không để việc bình xét hộ nghèo đảm bảo đúng quy định, quy trình, tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng và đúng đối tượng. - Giải quyết đơn khiếu nại đảm bảo có hợp tình, hợp lý, có hiệu quả, chính xác, kịp thời không để đơn thư kéo dài, vượt cấp. - Củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền, đối với chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước. 2.2.2. Mục tiêu lâu dài: - Nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, để từ đó có nhận thức đúng đắn về thực hiện chế độ, chính sách đối với hộ nghèo. Đảm bảo 6 việc rà soát hộ nghèo chính xác, đúng quy định, tránh tình trạng như hiện nay, một bộ phận nhân dân lợi dụng chính sách, pháp luật của nhà nước, tìm cách “xin” vào hộ nghèo để được hưởng các chế độ ưu đãi về hộ nghèo, như vậy sẽ tạo ra tiền lệ xấu trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo. - Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ làm công tác xóa đỏi giảm nghèo trong việc thực hiện các quy định về công tác rà soát hộ nghèo, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện phải đảm bảo đảm bảo tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia của người dân. Tránh các trường hợp áp đặt ý chí chủ quan của đội ngũ điều tra viên, xác định hộ nghèo ở cơ sở thôn. - Tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến người nghèo để thắp lên được ngọn lửa của khát vọng vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu của chính người dân, đặc biệt biểu dương và nhân rộng các tấm gương nỗ lực trong lao động, sản xuất, vượt khó, vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của các hộ nghèo... có như vậy công cuộc xóa đói giảm nghèo của xã Yên Trung mới thực sự bền vững đảm bảo an sinh xã hội để nhân dân có niềm tin vững chắc với Đảng và Nhà nước. 2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả 2.3.1. Phân tích nguyên nhân Việc gia đình ông Phí Văn Nghĩ sau khi biết gia đình mình không có tên trong danh sách hộ nghèo của thôn, sau đó cũng đã trình bày ý kiến, nguyện vọng với UBND xã Yên Trung nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía UBND xã Yên Trung. Ông Nghĩ đã viết đơn khiếu nại là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tại khoản 1, Điều 1, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành 7 chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” * Nguyên nhân chủ quan: - Thứ nhất: Do trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách còn hạn chế, chưa nắm vững các quy trình rà soát hộ nghèo, chuẩn nghèo theo quy định, rà soát sai, chưa đảm bảo tính chính xác, công bằng, công khai nên mới dẫn đến việc khiếu nại của gia đình ông Nghĩ. - Thứ hai: UBND xã Yên Trung, đặc biệt là bộ phận chuyên môn (Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo) còn thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra đôn đốc, giám sát công tác rà soát hộ nghèo (của Trưởng thôn, điều tra viên) dẫn đến chủ quan, tất trách, tự nhận định tài sản chung cho 1 số hộ gia đình (trong đó có gia đình ông Phí Văn Nghĩ), không đến tận nơi điều tra, không mời và không đưa hộ gia đình ông Nghĩ ra bình xét hộ nghèo tại Hội nghị ở thôn nên người dân mới khiếu nại. * Nguyên nhân khách quan: Do nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo chưa thực sự đầy đủ. Chính quyền địa phương chưa chú trọng đến công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục thường xuyên, sâu rộng, chưa khơi dậy được tinh thần tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo của bà con. Người dân thấy nếu được vào diện hộ nghèo thì nhận được nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ nhà nước như: hỗ trợ tiền điện, miễn giảm học phí, vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đào tạo nghề, trợ cấp khó khăn đột xuất, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí... nên muốn gia đình mình được công nhận là hộ nghèo, xin vào hộ nghèo. 2.3.2. Hậu quả - Thiệt hại về kinh tế: Các bộ phận có liên quan phải kiểm tra, rà soát, tổ chức hội nghị và tập 8 trung giải quyết khiếu nại gây tốn kém thời gian và kinh phí. Gia đình ông Phí Văn Nghĩ nằm trong diện hộ nghèo nhưng không được nhận hỗ trợ, tạo điều kiện để thoát nghèo sẽ kèm theo nhiều hậu quả, gia đình khó khăn lại càng khó khăn. - Thiệt hại về mặt xã hội: Nếu như tình huống này chưa được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, gây nên bức xúc căng thẳng trong nhân dân, làm cho đội ngũ cán bộ, công chức thái hóa biến chất. Ảnh hưởng đến chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước. Gây nên mất kỷ cương xã hội, giảm sút pháp chế của nhà nước Mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với bộ máy lãnh đạo địa phương, với Đảng và Nhà nước. 2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống. Từ tình huống trên có có thể nhận thấy trong việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo thì ở xã Yên Trung vẫn còn có những bất cập làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân (chủ yếu đời sống của người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn). Do đó tôi đề xuất các phương án giải quyết như sau: 2.4.1. Phương án 1: chỉ đạo UBND xã Yên Trung bổ sung thêm hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ vào danh sách hộ nghèo cuối năm 2014 và đầu năm 2015. * Ưu điểm: Giải quyết vấn đề được nhanh gọn, đáp ứng được nguyện vọng của gia đình ông Nghĩ là có tên trong dánh sách hộ nghèo của xã, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp khi không đạt được nguyện vọng, không tốn kém về thời gian, chi phí hội họp bình xét lại. * Nhược điểm: 9 - Không xem xét được bản chất sự việc dẫn đến giải quyết sai quy định của Luật Khiếu nại tố cáo. - Thực hiện không đầy đủ theo quy trình rà soát hộ nghèo (Bỏ qua bước bình xét hộ nghèo tại hội nghị ở thôn, xóm). - Nếu hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ không đúng đối tượng để được đưa vào diện hộ nghèo năm 2015 mà vẫn được là hộ nghèo sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh: + Gây bức xúc trong dư luận nhân dân về việc thực hiện không đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, dẫn đến sự so sánh, thắc mắc, so bì, khiếu khiện tiếp của các hộ dân, làm cho quy trình bình xét hộ nghèo trở nên thiếu khách quan, không đảm bảo tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng và đúng đối tượng; + Tạo ra tiền lệ xấu trong công tác rà soát hộ nghèo hàng năm, thể hiện ở việc cán bộ cơ sở ngại va chạm, thiếu kinh nghiệm thuyết phục và giải quyết khiếu nại của người dân; + Trong nhiều trường hợp chính sách bình xét hộ nghèo sẽ bị lợi dụng dẫn đến sự lạm quyền của cán bộ từ xã đến cơ sở thôn, đó là cơ chế xin, cho để trở thành hộ nghèo nhằm hưởng lợi từ các chính sách quan tâm, hỗ trợ của nhà nước như: cấp thẻ bảo hiểm y tế, vay vốn với lãi xuất ưu đãi để giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở, miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên, hỗ trợ tiền điện... + Mất lòng tin của nhân dân đối với chính quyền, phát sinh nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội, ảnh hưởng đến đạo đức, truyền thống. 2.4.2. Phương án 2: Không đồng ý với đơn khiếu nại, xin vào hộ nghèo của gia đình ông Phí Văn Nghĩ do đã thực hiện xong quy trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2014, đầu năm 2015 của thôn Lặt. * Ưu điểm: 10 Giải quyết sự việc nhanh gọn, thôn cũng đã có căn cứ, cơ sở nhất định là phiếu thu thập thông tin điều tra đánh giá tài sản của gia đình ông Phí Văn Nghĩ ở trên mức điểm do thành phố quy định (nên không tiếp tục điều tra bằng phiếu B). * Nhược điểm: - Sẽ gây bức xúc đối với hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ do Phòng lao đông- TBXH và chuyên viên phụ trách chưa giải quyết thấu đáo, chưa thuyết phục dẫn đến khả năng hộ gia đình ông Nghĩ sẽ tiếp tục khiếu nại và khiếu nại vượt cấp. - Việc giải quyết như vậy chứng minh một vấn đề chính quyền xã và cơ sở thôn không dám thừa nhận thiếu sót của mình trong quy trình bình xét hộ nghèo. - Tạo thói quen làm việc quan liêu, xa rời dân của đội ngũ cán bộ, công chức. - Nếu hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ thuộc diện hộ nghèo mà không được công nhận thì sẽ mất đi cơ hội được hỗ trợ của nhà nước đối với hộ nghèo, khó khăn lại càng khó khăn, không có khả năng vươn lên thoát nghèo. 2.4.3. Phương án 3: Phòng Lao động- TBXH chỉ đạo UBND xã Yên Trung, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã thành lập tổ công tác, phối hợp với thôn Lặt xuống điều tra, phúc tra lại hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ. Qua đó, xem xét, đánh giá lại tình hình kinh tế hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ có thực sự rơi vào diện hộ nghèo theo quy định hay không? Căn cứ vào thực tế kiểm tra để có phương án trả lời đơn khiếu nại xin vào hộ nghèo của ông Nghĩ và có kết luận cuối cùng trả lời đơn thư của công dân. *Ưu điểm: - Thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với những vẫn đề khúc mắc trong nhân dân nói chung và của ông Phí Văn Nghĩ nói riêng. - Việc giải quyết tình huống theo phương án này đảm bảo tính hợp lý, hợp tình, đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn 11 bản hướng dẫn của cấp trên. - Đảm bảo phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định dân sinh, ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. Tăng cường pháp chế, kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công vụ. - Giải quyết được tận gốc nội dung đơn thư khiếu nại, xin vào hộ nghèo của gia đình ông Nghĩ. - Nâng cao vị trí, vai trò của chính quyền địa phương, tạo được lòng tin của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. * Nhược điểm: Quá trình giải quyết khiếu nại sẽ mất nhiều thời gian (thành lập đoàn công tác, đi kiểm tra thu thập lại thông tin, tổ chức hội nghị bình xét...) Qua việc phân tích những ưu, nhược điểm của từng phương án thì có thể nhận thấy, tuy phương án 1 và 2 nhanh, đơn giản nhưng không đi sau vào thực chất vấn đề. Cả 2 phương án đều thể hiện sự quan liêu, áp đặt ý chí chủ quan của chính quyền dẫn đến sự bức xúc của nhân dân, gây mất lòng tin của nhân dân đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và có thể dẫn đến khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Do vậy áp dụng phương án 1 và 2 là không hợp lý, không đạt được kết quả tốt nhất. Đối với phương án 3: Yêu cầu UBND xã, cán bộ chuyên môn và các cơ sở thôn phải nâng cao năng lực, trách nhiệm cũng như kinh nghiệm trong giải quyết khiếu nại của công dân, từ việc gặp gỡ, tiếp xúc, giải thích, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến việc thực hiện các bước, quy trình, xen kẽ với việc thẩm định, thẩm tra lại trong công tác điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm. Đồng thời với phương án này có thể giải thích, giúp người dân hiểu rõ và hiểu đúng về công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước. Căn cứ vào kết quả thẩm định lại để có cơ sở kết luận đảm bảo tính tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng và đúng đối 12 tượng, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng. Trên cơ sở hiệu quả của từng phương án mang lại, tôi thấy phương án 3 là phương án giải quyết mang lại hiệu quả tối ưu nhất, đáp ứng tốt nhất mục tiêu đã đạt ra. Do vậy, tôi sẽ chọn phương án 3 để xử lý tình huống giải quyết đơn thư khiếu nại xin vào hộ nghèo của hộ gia đình ông Phí Văn Nghĩ. 2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn * Mục đích yêu cầu: - Xác định rõ hoàn cảnh gia đình, thu thập lại thông tin, thu nhập của gia đình ông Phí Văn Nghĩ xem có thuộc diện hộ nghèo hay không để việc bình xét hộ nghèo đảm bảo đúng quy định, quy trình, đảm bảo tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng và đúng đối tượng, không bỏ sót. - Giải quyết đơn khiếu nại đảm bảo có hợp tình, hợp lý, có hiệu quả, chính xác, kịp thời, không để đơn thư kéo dài, vượt cấp. * Kế hoạch thực hiện TT 1 Nội dung công việc Thời gian Chủ thể thực hiện Nguồn lực Họp Thường trực UBND xã 13/12/2014 Lãnh đạo và Chuyên Bộ phận tài – thành lập tổ công tác kiểm viên Phòng Lao động chính có kế tra theo nội dung đơn thư - TBXH Thường trực hoạch đảm UBND xã, ban chỉ bảo đạo xóa đói giảm nghèo. 2 Tổ công tác trực tiếp đi kiểm 14/12/2014 tra, thẩm định (xuống gia Đại diện lãnh đạo Bộ phận tài UBND xã, Ban chỉ chính có kế Trực tiếp xuống thẩm định, đạo xóa đói giảm hoạch đảm nghèo, Ủy ban bảo nguồn đánh giá và chấm điểm lại MTTQ và cán bộ kinh phí tài sản cho gia đình ông Phí phụ trách công tác đình ông Phí Văn Nghĩ). 13 TT Nội dung công việc Thời gian Chủ thể thực hiện Văn Nghĩ. Nếu rơi vào Thương bình xã hội, nghèo, cận nghèo thì tiếp tục bí thư, trưởng thôn, đưa vào danh sách rà soát điều tra viên thôn phiếu B, rà soát lại thu nhập Lặt. Nguồn lực của hộ. 3. Sau khi tiến hành rà soát thu 14/12/2014 thập thông tin về thu nhập đạo xóa đói giảm hoạch đảm nghèo, Ủy ban bảo nguồn của gia đình theo Quyết định số Đại diện lãnh đạo Bộ phận tài UBND xã, Ban chỉ chính có kế 01/2011/QĐ- UBND ngày 10/01/2011 MTTQ và cán bộ kinh phí cùa UBND thành phố Hà phụ trách công tác Nội về việc ban hành Thương bình xã hội, chuẩn nghèo, cận nghèo bí thư, trưởng thôn, thành phố Hà Nội giai điều tra viên thôn đoạn 2011 – 2015. Lặt. Nếu kiểm tra thấy thu nhập của hộ gia đình ông Nghĩ ở dưới mức chuẩn nghèo và thuộc diện hộ nghèo thì tiếp tục Bước 3. Tổ công tác có kết luận sơ bộ và giải thích rõ với gia đình, chờ kết quả chính thức. 4. Tổ chức hội nghị bình xét hộ 14/12/2014 nghèo ở thôn Lặt(Lấy ý kiến 14 Đảng ủy – UBND – Bộ phận tài chính có kế TT Nội dung công việc Thời gian Chủ thể thực hiện Nguồn lực bình xét của hội nghị, lập MTTQ xã, Ban chỉ hoạch đảm biên bản hội nghị, báo cáo đạo xóa đói giảm bảo nguồn kết quả về UBND xã) nghèo xã; kinh phí Thôn Lặt gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng các chi hội, đoàn thể nhân dân, đại diện các hộ có tên trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo, đại diện các hộ gia đình thôn Lặt, trong đó có gia đình ông Phí Văn Nghĩ. 5 Tổng hợp báo cáo kết quả 15/12/2014 lên lãnh đạo Phòng Lao Chuyên viên phòng Lao động- TBXH động-TBXH 6 Tiến hành họp kiểm điểm 16/12/2014 Lãnh đạo và Chuyên Bộ phận tài rút kinh nghiệm viên phòng Lao động- chính có kế TBXH , Tổ công tác, hoạch đảm Ban chỉ đạo xóa đói bảo nguồn giảm nghèo, trưởng kinh phí thôn Lặt và điều tra viên 7 Thông báo bằng văn bản trả 17/12/2014 Bộ phận một cửa 15 Bộ phận một TT Nội dung công việc Thời gian lời đơn khiếu nại cho gia 8 Chủ thể thực hiện Nguồn lực huyện Thạch Thất cửa huyện đình ông Phí Văn Nghĩ Thạch Thất Bổ sung hộ gia đình ông Phí 17/12/2014 Chuyên viên Phòng UBND Văn Nghĩ vào danh sách huyện Lao động- TBXH Quyết định công nhận hộ UBND huyện nghèo, cận nghèo năm 2015 của huyện trình CT.UBND huyện ký. 9 Bổ sung, giải quyết kịp thời 20/12/2014- Chuyên viên Phòng chế độ, chính sách cho hộ 31/12/2014 Lao động- TBXH nghèo được hưởng cho hộ -Ngân sách Trung Ương, gia đình ông Phí Văn Nghĩ - UBND ( cấp thẻ BHYT, hỗ trợ tiền huyện điện, hỗ trợ vay vốn, trợ cấp -BHXH khó khăn đột xuất…) huyện, -Ngân hàng CSXH 16 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Công tác rà soát hộ nghèo hàng năm là một việc làm hết sức quan trọng. Nó sẽ là tiền đề để chính quyền địa phương nắm bắt được thực trạng hộ nghèo, số liệu thống kê về hộ nghèo, cận nghèo, từ đó xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp phù hợp để triển khai các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo của đ ịa phương. Với ý nghĩa quan trọng của công tác ra soát hộ nghèo như vậy, vấn đề đạt ra cho chính quyền địa phương khi tiến hành rà soát hộ nghèo cần được chú trọng hơn, rà soát từ thôn, làng, trực tiếp đối với từng hộ, bảo đảm chính xác, đúng quy trình, công khai, dân chủ, công bằng, đúng đối tượng, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể và của người dân; chống bệnh thành tích, quan liêu; phản ánh đúng thực trạng hộ nghèo của địa phương; tuyệt đối không được chạy theo thành tích. Đồng thời cũng khuyến khích nhân dân tham gia thực hiện và giám sát chặt chẽ quá trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng đến công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục thường xuyên, sâu rộng, khơi dậy được tinh thần tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo. 3.2. Kiến nghị - Hàng năm UBND huyện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về rà soát nghèo cho cán bộ cơ sở, đặc biệt là chú trọng đến đội ngũ điều tra viên ở thôn. Thành lập đoàn kiểm tra giám sát về công tác điều tra, rà soát hộ nghèo. - Bên cạnh đó, cũng đặt ra yêu cầu Phòng Lao động- TBXH phải sâu sát hơn trong rà soát hộ nghèo, cận nghèo từ hướng dẫn, tập huấn, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát điều tra, rà soát hộ nghèo để đảm bảo tính chính xác, công bằng, đúng đối tượng, tránh tình trạng giao hết trách nhiệm 17 cho cấp xã mà không cần kiểm xét lại quy trình, kết quả làm việc của cấp xã báo cáo - Tạo điều kiện hỗ trợ, ưu tiên kinh phí cho các xã miền núi trong điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Khiếu nại tố cáo; 3. Nghị quyết số 11/NQ-Cp ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; 4. Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2015; 5. Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2012 của Bộ Lao động TB&XH hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm; 6. Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015; 7. Kế hoạch số 2460/LĐTBXH-BTXH ngày 27/8/2014 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014; 8. Thực hiện kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 15/9/2014 của UBND huyện Thạch Thất về việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014; 9. Tài liệu nghiệp vụ hướng dẫn quy trình và công cụ rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014 của UBND huyện Thạch Thất; 10. Kế hoạch số 60/QĐ-UBND ngày 2/10/2014 của UBND xã Yên Trung về rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2014. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan