Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tốt nghiệp...

Tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp

.DOC
35
1826
99

Mô tả:

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ MÈO
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y **************** TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ MÈO Sinh viên thực hiện: TRẦN NGỌC TRÂM ANH LỚP: DH11TY NGÀNH: Thú Y NIÊN KHÓA: 2011 – 2016 Tháng 05/2016 1 BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y **************** TRẦN NGỌC TRÂM ANH ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ MÈO Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN PHÁT BSTY LÝ THỊ THANH TRÂN Tháng 05/2016 2 Chương I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đối với người bác sĩ thú y, để điều trị thành công một ca bệnh thì việc chẩn đoán chính xác, tìm ra nguyên nhân gốc rễ tạo ra bệnh là một điều hết sức quan trọng. Bên cạnh phương pháp chẩn đoán lâm sàng thì phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cũng góp phần hỗ trợ đáng kể trong việc tìm ra bệnh. Vì vậy ngày này các phương pháp cận lâm sàng cũng từng bước được đưa vào sử dụng phổ biến hơn. Trong đó, phương pháp siêu âm mang ý nghĩa lớn. Kỹ thuật siêu âm đã có từ lâu đời, nó có mặt trong nhiều lĩnh vực như y học, công – nông nghiệp, thực phẩm, ... Đặc biệt trong y học, nó góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh trên người. Chi phí thấp cùng độ an toàn sinh học cao nên siêu âm ngày càng được ứng dụng và phát triển rộng rãi hơn. Từ cuối thập niên 70, tại các nước tiên tiến, siêu âm đã được ứng dụng vào trong thú y và trở thành dịch vụ thiết yếu trong các bệnh viện trường đại học hay hầu hết các phòng khám thú y tư nhân. Hiện nay ở Việt Nam, siêu âm cũng dần phát triển hơn và được đưa vào đầu tư cho các phòng khám thú y ngày một nhiều hơn. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, với mục tiêu nâng cao hiệu quả chẩn đoán phòng khám thú y Sơn Ca cũng trang bị thiết bị siêu âm từ năm 2011. Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM và phòng khám thú y Sơn Ca, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn nghĩa và BSTY Lý Thị Thanh Trân, tôi xin tiến hành đề tài: “ Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán thai và siêu âm bụng tổng quát trên chó mèo”. 1.2. Mục đích Hỗ trợ trong việc chẩn đoán lâm sàng với các nội dung sau: - Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán thai, xác định tuổi thai và đánh giá tình trạng thai. - Ứng dung siêu âm tổng quát trong chẩn đoán bệnh trên chó. 1.3. Yêu cầu Siêu âm thai: phát hiện thai, chẩn đoán tình trạng thai, tính thời gian dự sinh, kiểm tra sau sinh (sót nhau, thai lưu ). Khảo sát các cơ quan trong xoang bụng (gan, thận, lách, túi mật, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến,...) và ghi nhận các cấu trúc bất thường bằng hình ảnh siêu âm. Phân tích tỷ lệ bệnh trên từng cơ quan khảo sát. 3 Chương II TỔNG QUAN 2.1 Siêu âm 2.1.1 Lịch sử siêu âm Cuối thế kỉ 18, Lazzaro Spalanzani – một giáo sĩ, một nhà sinh vật học người Italia và sau đó là Charles Jurine – nhà sinh học người Thụy Sĩ đã quan sát và thực hiện một số thí nghiệm để chứng minh rằng loài dơi sử dụng tai để tìm đường đi. Đến tận đầu thế kỉ 20, sau các nghiên cứu của W.Hahn, Hiram Maxim và Hartridge, người ta đã biết rằng loài dơi có thể phát ra âm thanh với tần số cao, sau đó thu âm thanh phản hồi bằng một bộ phận ở tai ngoài và dựa vào đó để xác định đường đi. Người ta dựa vào đề nghị này để đề nghị nghiên cứu chế tạo máy móc tương tự để xác định chướng ngại vật. Năm 1877, hiện tượng áp điện do anh em nhà vật lý người Pháp Pierre và Jacques Curie phát hiện ra chính là thời điểm bắt đầu cho sự phát triển của siêu âm. Năm 1881, nhà vật lý Grabriel Lippman phát hiện ra hiện tượng áp điện ngược. 35 năm sau nhà vật lý người Pháp Paul Langevin đã phát triển phương pháp chụp ảnh biểu đồ âm thanh, là người đầu tiên dùng dòng điện xoay chiều đi qua một tinh thể áp điện để tạo ra hàng loạt sóng siêu âm khi bị ép và dãn ra. Năm 1952, Howery và Wild đã trình diễn kết quả xét nghiệm các mô sinh học bằng phương pháp chụp sóng siêu âm phản hồi. Năm 1954, Hertz và Edler – một kỹ sư và một bác sĩ Thụy Điển – đã lần đầu tiên ghi hình được hình ảnh hoạt động của hẹp van hai lá bằng phương pháp siêu âm kiểu một chiều. 2.1.2 Vật lý học của siêu âm 2.1.2.1 Định nghĩa Sóng âm Sóng âm là một hiện tượng vật lý trong đó năng lượng được dẫn truyền dưới dạng dao động của các phân tử vật chất. Trong môi trường chất đàn hồi (khí, lỏng, rắn) có thể coi như những môi trường liên tục bao gồm những phân tử liên kết chặt chẽ với nhau. Bình thường các phân tử này có một vị trí cân bằng bền. Khi có một lực tác động vào một phân tử nào đó cua môi trường, phân tử này sẽ rời khỏi vị trí cân bằng của nó. Do tương tác tạo nên bởi các mối liên kết giữa các phân tử kế cạnh: một mặt sẽ bị kéo vè vị trí cân bằng, mặt khác còn chịu tác động của lực tương tác nên nó sẽ chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng gọi là sự dao động của các phân tử có chu kỳ ( dẫn liệu của Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002). 4 Mật độ phân tử càng dày đặc thì sóng âm càng lan truyền nhanh, Do vậy sóng âm lan truyền tốt nhất trong chất rắn và kém nhất trong chất khí. Hầu hết các mô của cơ thể có vận tốc truyền âm tương đương với môi trường nước ngoại trừ mô phổi có vận tốc truyền âm kém và mô xương có vận tốc truyền âm khá cao. Nếu phân loại theo phương pháp dao động, người ta chia sóng âm lam hai loại: sóng dọc và sóng ngang. Đơn vị sóng âm là Hertz (Hz) – là tần số biểu thị chấn động thời gian một giây. Khi phân loại theo tần số (f), sóng âm được chia làm ba dải tần số chính: - Sóng âm tần số cực thấp (Vùng hạ âm- Infrasound) với f<16Hz. - Sóng âm tần số nghe thấy (Audible sound) f=16-20000Hz. - Sóng siêu âm (Ultrasound) với f>20KHz. (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002) Siêu âm Siêu âm là những rung động của vật chất có thể lan truyền trong tất cả các môi trường chất khí, chất lỏng, chất rắn nhưng không qua được khoảng chân không. 2.1.2.2 Phương pháp ghi hình siêu âm Theo Nguyễn Phước Bảo Quân (2002), cơ sở của kỹ thuật ghi hình siêu âm chính là sự tương tác của tia siêu âm với các tổ chức trong cơ thể. Sự tương tác này phụ thuộc vào: Vận tốc truyền của sóng âm và trở kháng âm của môi trường. Vận tốc của sóng âm là những quãng đường mà sóng âm lan truyền sau một thời gian. Trong mô mềm, vận tốc lan truyền gần như nhau, ngược lại vận tốc lan truyền trong không khí và mô xương lại khác hẳn nhau. Trở kháng âm của môi trường là độ vang hay độ dội của sóng âm trong môi trường. Sóng siêu âm dội lại theo định luật phản chiếu của ánh sáng. Trở kháng âm được tính bằng công thức z=c*p. Trong đó p= kg/m3 là mật độ môi trường. C= m/s là vận tốc lan truyền của sóng âm trong môi trường. Trở kháng âm của môi trường có vai trò quyết định đối với biên độ của sóng phản xạ trên mặt phân cách giữa hai môi trường. 5 Phản xạ và khúc xạ Khi sóng siêu âm đi trong môi trường đồng nhất và đẳng hướng, nó sẽ truyền theo phương thẳng. Khi gặp mặt phân cách đủ lớn giữa hai môi trường có trở kháng âm khác nhau, tức có vận tốc truyền âm khác nhau, sóng âm sẽ tuân theo định luật phản xạ và khúc xạ. Một phần năng lượng của sóng âm sẽ phản xạ ngược trở lại và phần còn lại sẽ truyền tiếp vào môi trường thứ hai. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng sóng truyền tiếp không cùng hướng với sóng tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng mà sóng âm sẽ không khúc xạ được sang môi trường thứ hai bên kia mặt phân cách và toàn bộ năng lượng được phản xạ trở lại môi trường thứ nhất. Sự tán xạ Khi gặp cấu trúc nhỏ hoặc với bề mặt không đồng đều. Khi đó tia siêu âm sẽ bị tán xạ ra khắp hướng, và chỉ một phần nhỏ chắc chắn tới được đầu dò. Gỉam âm và khuếch tán bù Năng lượng của sóng siêu âm giảm dần trên đường lan truyền trong các mô. Cơ chế của giảm âm rất đa dạng. Năng lượng chùm tia tới được lấy bớt dần để truyền lại theo nhiều hướng khác nhau ( phản xạ hay khuếch tán ) hoặc bị hấp thu bởi các mô và chuyển đổi thành nhiệt ( hấp thu). Để khắc phục sự giảm âm, tín hiệu phải bù bằng hệ thống khuếch đại nhằm tạo ảnh đồng nhất ở tất cả các độ sâu. 2.1.3. Phương pháp tạo hình bằng sóng siêu âm 2.1.3.1. Nguyên lý cơ bản Đầu dò được kích thích bởi xung điện sẽ phát ra một xung động siêu âm đáp ứng. Xung động siêu âm này truyền vào các mô sinh học. Lan truyền đi dần dần, sóng siêu âm sẽ gặp các mặt phản hồi trên đường truyền, tạo ra các sóng phản xạ và tán xạ quay trở về đầu dò và hồi âm được thu nhận tại đây. Đầu dò sẽ biến đổi sóng hồi âm thành tín hiệu điện thông qua hiệu ứng áp điện. Tín hiệu này mang hai thông tin chính: - Thông tin về độ lớn biên độ - phản ánh tính chất âm học của môi trường. - Thông tin về vị trí của nguồn tạo tín hiệu. Các thông tin này sau đó được xử lý và thể hiện thành hình ảnh trên màn hình. 6 2.1.3.2 Các hình thức thể hiện Siêu âm kiểu A: Đây là kiểu siêu âm cổ điển nhất. Các tín hiệu thu nhận từ đầu dò được biến thành những xung có đỉnh nhọn, theo nguyên tắc biên độ của sóng siêu âm phản xạ càng lớn, biên độ của xung càng cao và ngược lại. Thường được dùng trong đo đạc vì có độ chính xác cao. Siêu âm kiểu 2D: Được sử dụng phổ biến. Tín hiệu hồi âm được thể hiện bởi những chấm sáng. Độ sáng của chấm này thể hiện biên độ của tín hiệu hồi âm. Hình 2.1. Kiểu 2D -Siêu âm kiểu TM: Để đo đạc các thông số siêu âm về khoảng cách, thời gian đối với những cấu trúc có chuyển động mà khi trên siêu âm 2D gặp nhiều khó khăn. Do đó để giúp cho việc đo đạc dễ dàng hơn người ta đã ra đời kiểu siêu âm M-Mode hay còn gọi là TM ( Time motion ), đó là kiểu siêu âm vận động theo thời gian, ở đó chùm tia siêu âm được cắt ở một vị trí nhất định, trục tung của đồ thị biểu hiện biên độ vận động của các cấu trúc, trục hoành thể hiện thời gian. như vậy những cấu trúc không vận động sẽ thành những đường thẳng, còn những cấu trúc vận động sẽ biến thành những đường cong với biên độ tuỳ theo mức độ vận động của các cấu trúc này. Kiểu TM được sử dụng nhiều trong siêu âm thai trên chó mèo. - Siêu âm Doppler: Đây cũng là một tiến bộ lớn của siêu âm chẩn đoán vì nó cung cấp thêm những thông tin về huyết động, làm phong phú thêm giá trị của siêu âm trong thực hành lâm sàng, đặc biệt đối với siêu âm tim mạch. - Siêu âm kiểu 3D: Trong những năm gần đây siêu âm 3D đã được đưa vào sử dụng ở một số lĩnh vực, chủ yếu là sản khoa. Ngày nay có một số máy siêu âm thế hệ mới đã có siêu âm 3 chiều cho cả tim mạch, tuy nhiên ứng dụng của chúng còn hạn chế do kỹ thuật tương đối phức tạp và đặc biệt là giá thành cao. 7 2.1.3.3. Độ phân giải ảnh Độ nét của các chi tiết trong ảnh phụ thuộc vào khả năng phân giải của hệ thống ghi hình. Độ phân giải là khoảng cách tối thiểu ngăn cách giữa hai điểm trên hình siêu âm còn phân biệt rõ nét. Giới hạn phân giải của hệ thống ghi hình được xác định bởi độ dài bước sóng. Khi độ dài bước sóng giảm thì tần số tăng lên, khả năng phân giải cũng tăng lên theo tần số. Nhưng độ giảm âm cũng tăng ngang bằng với tần số. Vậy, khi khảo sát các chủ mô gần bề mặt nên dùng đầu dò tần số cao và ngược lại, dùng đầu dò có tần số thấp để khảo sát các chủ mô ở sâu. 2.1.4. Thiết bị ghi hình bằng siêu âm Một máy siêu âm có cấu tao 3 phần: - Phần nhập: đầu dò - Phần xử lý: Thân máy - Phần xuất: Màn hình 2.1.4.1. Đầu dò Đầu dò vừa đóng vai trò phát sóng vừa đóng vai trò đầu thu sóng. Đầu dò phát ra các xung cao tần, sau mỗi xung phát đầu dò lại tiếp nhận sóng hồi âm. Tần số của đầu dò dùng trong khám bụng tổng quát là từ 3,5 MHz- 5MHz. Có ba loại đầu dò : đầu dò convex( dạng cong), đầu dò Linear ( dạng thẳng ), đầu dò Sector (đầu dò dạng quạt ). Đầu dò Linear Convex Sector Kích thước To, nặng Nhỏ hơn Nhỏ Trở ngại Hay gặp. Ít. Ít. Nặng, di chuyển chậm. Ưu thế Vùng nông. Vùng thăm khám rộng. Vùng sâu. Bề mặt tiếp xúc nhỏ nên có khả năng áp vào nhiều vùng cơ thể. Vùng sâu. Bề mặt tiếp xúc, độ mở lớn, các đầu dò đặc biệt có góc quét 360 độ. Ứng dụng Khảo sát vùng bụng, siêu âm sản phụ khoa, siêu âm tuyến giáp và siêu âm gần bề mặt. Khảo sát vùng bụng và hố chậu. Siêu âm tim, nội tổng quát và sản – phụ khoa. Bảng 2.1. So sánh tính năng các loại đầu dò 8 2.1.4.2. Thân máy Máy siêu âm thông thường có 6 bộ phận chính : Gain ( công suất phát sóng siêu âm ) Cần tuân thủ nguyên tắc : Dùng sóng siêu âm với công suất thấp nhất có thể được khi sử dụng máy siêu âm. Bộ phận xử lý hình ảnh Có hai loại xử lý hình ảnh : trước và sau khi cố định hình ảnh . Cần chú ý độ mịn tỷ lệ nghịch với độ tương phản. Những biện pháp làm tăng độ tương phản sẽ làm thấy rõ hình bờ của tổn thương nhưng sẽ làm giảm khả năng phát hiện tổn thương và ngươc lại. Bộ phận nhập dữ liệu - Chú thích - Chỉ thị mặt cắt - Hồ sơ bệnh nhân ( giống, tuổi, giới tính ). Các chức năng tính toán - Tổng quát : khoảng cách, diện tích, thể tích. - Sản khoa: tuổi thai, số lượng thai. - Tim: tần số nhịp tim. - Các yếu tố xử lý khác 2.1.4.3. Thiết bị xuất Gồm màn hình, máy in, phim Poraloid, thu video. Hình 2.2. Máy siêu âm. 9 2.1.5. Thuật ngữ mô tả hình ảnh siêu âm 2.1.5.1. Hình bờ Là liên bề mặt giới hạn giữa hai môi trường đặc có cấu trúc âm khác nhau: Gan – thận phải, lách- thận trái, khối u- nhu mô bình thường,.. Hoặc là giới hạn của một cấu trúc lỏng bình thường hay bệnh lý: thành bàng quang, túi mật, abcess,… 2.1.5.2. Hình cấu trúc Gồm có: cấu trúc đặc đồng nhất và cấu trúc đặc không đồng nhất. - Đồng nhất là sự mô tả sự đồng đều về mặt hồi âm trên toàn cấu trúc. - Không đồng nhất là sự mô tả cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm khác nhau. Ngoài ra, u và dịch có thể có độ hồi âm đồng nhất ( nang đơn thuần ) hay không đồng nhất ( dịch xuất huyết ). 2.1.5.3. Độ hồi âm Độ hồi âm là phản ánh đặc trưng của cơ quan phản xạ lại sóng siêu âm. Có ba mức độ hồi âm : Hồi âm dày (hyperechoic): mô tả cấu trúc có mức độ xám tăng so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường ( hồi âm của xương, chù mô,…). Hồi âm kém (hypoechoic): mô tả cấu trúc có mức độ xám giảm so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường ( hồi âm của mô, dịch mủ,…). Hồi âm trống (sonolucent): mô tả cấu trúc không tạo được sóng phản hồi. Trên thang độ xám thì những cấu trúc này có độ xám rất thấp, thậm chí hiện thị màu đen ( hồi âm của dịch,…). Căn cứ vào độ hồi âm ta có thể ước lượng được tổn thương ở dạng đặc hay dạng lỏng. 2.1.5.4. Các hiện tượng hay gặp Bóng âm Do sự phản xạ mạnh, phần phía sau sẽ không nhận được tín hiệu siêu âm tới, vì thế trên ảnh siêu âm vách phản xạ được biểu hiện bởi một sóng phản hồi rất đậm kèm 10 theo sau đó. Đó là một dải xám tối hơn môi trường xung quanh ở ngay phía sau cấu trúc. Sự hồi âm mạnh Mô xương, vôi có độ hồi âm rất lớn nên khi gặp loại mô này hầu hết sóng siêu âm đều bị phản xạ ngược lại. Trên ảnh siêu âm, mô này cho hình ảnh có độ hồi âm rất dày ( ví dụ là sạn,…). Sự giảm âm Khi qua môi trường có độ cản âm cao thì phần sau sẽ nhận được ít tín hiệu siêu âm hơn xung quanh. Sự tăng âm Khi qua môi trường có độ cản âm thấp thì phần sau sẽ nhận được nhiều tín hiệu siêu âm hơn xung quanh. Hiện tượng tăng âm là một dải xám sáng hẳn lên ngay trên cấu trúc. 2.1.6. Tác dụng sinh học của siêu âm Siêu âm sử dụng trong chẩn đoán không có hại gì cho người và thú kế cà những tế bào non. Tuy nhiên siêu âm nên được sử dụng với thời gian vừa đủ và cường độ siêu âm ở mức thấp nhất ( nếu có thể ) càng tốt. Ưu điểm Không làm hư hại các tổ chức nội tạng. Không gây chảy máu. Không cần chuẩn bị đặc biệt. Có thể sử dụng trong lúc mổ. Quan sát các cơ quan trong trạng thái động ở thời gian thực. Khuyết điểm Sóng siêu âm có thể bị cản trở do xương, hơi trong bụng hoặc do mỡ quá dày. Ở một số vị trí có góc chết làm không quan sát được tổn thương. Đôi khi có khó khăn cho việc tiếp xúc da của đầu dò nên tạo hình ảnh các vòng tròn đồng tâm. Bảng 2.2. Ưu khuyết điểm của phương pháp siêu âm. 2.2. Cơ thể học của các cơ quan được khảo sát trong siêu âm xoang bụng tổng quát 2.2.1. Thận 2.2.1.1. Hình dạng – vị trí Thận có hai quả, hình hạt đậu, màu nâu đỏ. Thân nằm sát thành sau của bụng, dọc hai bên cột sống ở dưới miền thắt lưng. 11 Khối lượng thận trên chó có trọng lượng khoảng 10kg là 15 gr. Kích thước thận khoảng: dài 5.5cm, rộng 3.5cm, dày 2.5cm. Thận trái: nằm dưới các đốt sống thắt lưng 2,3,4, sát động mạch chủ sau ở cạnh trong. Mặt thận trái liên quan đến 4 cơ quan: lách- đuôi tụy- mặt sau dạ dày- kết tràng xuống. Thận phải:nằm phía bên phải và hơi ở phía trước thận trái, ngang với ba đốt sống thắt lưng đầu tiên. Tĩnh mạch chủ sau chạy sát phía trong thận này. Mặt trước thận phải liên quan đến 6 cơ quan: tá tràng- đầu tụy- túi mật- manh tràng- kết tràng trên. Hình 2.3. Cấu tạo của thận. 2.2.1.2. Chức năng Thận là cơ quan tạo thành và bài tiết nước tiểu, duy trì sự hằng định của nội mô, giữ cân bằng thể tích và các thành phần ion trong dịch cơ thể. Đào thải các sản phẩm dị hóa trong cơ thể như: ure, acid uric, creatinin,… Điều hòa huyết áp, khối lượng hồng cầu thông qua việc sản xuất Erythroprotein. Điều hòa sự chuyển hóa calci và các chuyển hóa khác. 2.2.1.3. Hình ảnh siêu âm bình thường của thận Bao thận tạo hình ảnh đường bờ phân cách chủ mô thận với tổ chức xung quanh. Do đặc tính là mô liên kết – xơ nên bao thận hình thành một mặt phản hồi sóng âm mảnh, tạo đường viền mảnh, sắc nét, trơn láng, đều đặn, độ hồi âm tăng rất sáng. Vỏ thận liền sau bao thận, có độ hồi âm mịn, đồng nhất. tủy thận và tháp thận có độ hồi âm rất giảm, có khi giảm đến mức gần như không có độ hồi âm. Xoang thận là ột vùng hồi âm trung tâm sáng, có độ tăng âm giảm hơn so với rìa của các tổ chức. 12 Độ hồi âm từ hồi âm dày đến kém: xoang thận – gan – lách – vỏ thận – tủy thận. Hình 2.4. Thận bình thường 2.2.2. Bàng quang 2.2.2.1. Hình dạng – Vị trí Là một túi cơ, có kích thước thay đổi tùy theo lượng nước tiểu đang chứa. Nếu bàng quang rộng sẽ có hình dạng giống quả lê nằm co lại hoàn toàn trong xoang chậu. nếu bàng quang đầy thì có hình bầu dục, phàn trước lấn vào khối ruột để đi vào xoang bụng. Gần cổ bàng quang có hai ống dẫn tiểu mở vào hai bên, tạo với ống thoát nước tiểu thành một hình tam giác có đỉnh là ống thoát nước tiểu. Mặt dưới bàng quang nằm trên sàn xoang chậu. Mặt trên tiếp xúc với trực tràng, nếu là chó đực thì tiếp xúc với ống dẫn tinh và túi tinh nang, nếu là chó cái thì tiếp xúc với tử cung và âm đạo. Hình 2.5. Cấu tạo bàng quang trên chó đực. 13 2.2.2.2. Chức năng Bàng quang nhận nước tiểu theo ống dẫn tiểu từ thận đổ vào và chứa nước tiểu tại đó trước khi thải ra ngoài. 2.2.2.3. Hình ảnh siêu âm bình thường của bàng quang Thành bàng quang có 3 lớp hồi âm riêng biệt: - Lớp trong cùng: hồi âm tăng, lớp này rất mỏng tương ứng với mặt phẳng phân cách giữa bề mặt niêm mạc và môi trường nước tiểu trong lòng bàng quang. - Lớp giữa hơi giảm hồi âm so với lớp trong cùng. - Lớp ngoài cùng có hồi âm tăng. Nếu bàng quang căng đầ dịch nước tiểu thì không có hồi âm. Nếu bàng quang xẹp không chứa nước tiểu thì lúc này xuất hiện các nếp gấp trên thành bàng quang làm bề dày thành bàng quang tăng. Hình 2.6. Bàng quang bình thường đang chứa nước tiểu. 2.2.3. Gan – Mật 2.2.3.1. Hình dạng – Vị trí Gan tiếp xúc với mặt sau cơ hoành, hơi nghiêng từ trên xuống và từ sau ra trước. Mặt trước lồi, trơn láng gọi là mặt thành. Mặt sau lồi lõm tiếp xúc với dạ dày, thận,… gọi là mặt tạng. Gan được cố định nhờ các dây treo, cố định gan với cơ hoành, đáy của xoang bụng, thận và dạ dày. Gan chó có 6 thùy: - Thùy phải: gồm 2 thùy là thùy trung phải và thùy bên phải. - Thùy trái: gồm 2 thùy là thùy trung trái và thùy bên trái. 14 - Thùy vuông: nằm ở phía trước. - Thùy sau: là thùy đuôi. ( Phan Quang Bá, 2004). Túi mật hình quả lê nằm ở mặt tạng của gan. 2.2.3.2. Chức năng Gan vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết, vừa là kho dự trữ nhiều chất, vừa là trung tâm chuyển hóa của cơ thể. - Chức năng chuyển hóa: sự chuyển hóa glucid, lipid và prote6in ở gan diễn ra rất mạnh mẽ. - Chức năng chống độc: có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của độc tố vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên. - Chức năng tạo mật: Mâ ât được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đă âc ở túi mâ ât rồi từ đó được bơm xuống ruô ât non trong các bữa ăn. Mâ ât có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. - Chức năng dự trữ: dự trữ vitamin tan trong dầu, vitamin B12, dự trữ sắt, máu, đường,… - Một số chức năng khác: chức năng chống đông máu – chức năng đông máu, chức năng tạo máu. Mật: có tác dụng tiêu hóa chất béo, các vitamin tan trong dầu, giúp hấp thu chất sinh dưỡng từ cơ thể. 2.2.3.3. Hình ảnh siêu âm bình thường của gan – mật Chủ mô gan đồng nhất thể hiện độ hồi âm có dộ hiển thị sáng trung bình. Bình thường hồi âm ở gan sẽ giống hay hơn dày hơn hồi âm vùng vỏ thận phải với cùng mức độ khảo sát. Lách có hồi âm dày hơn gan. Những thay đổi về độ hồi âm sẽ là chứng cứ cho sự bất thường của cơ quan này. Đường bờ gan là đường hồi âm tương đối sáng, mỏng, trơn láng, uốn lượn theo hình dạng bên ngoài của gan. Thành túi mật lúc nhịn ăn tương đối mỏng. mức độ hồi âm vừa phải. Lòng túi mật chứa dịch mật đơn thuần thì không tạo ra hồi âm. 15 Hình 2.7. Hình ảnh siêu âm bình thường của túi mật 2.2.4. Lách 2.2.4.1. Hình dạng – Vị trí Vị trí chính xác của lách rất thay đổi, phụ thuộc vào lượng hơi trong dạ dày và kích thước của các cơ quan khác trong xoang bụng. Phía trên lách giáp với vùng cung sườn, thân và đuôi lách nằm dọc theo thành bụng trái hay ở sát bên thận trái. 2.2.4.2. Chức năng Đối với bào thai, lách là nơi sản xuất tất cả các thành phần hữu hình của máu: lympho bào, hồng cầu, bạch cầu đa nhân,… Đối với thú trưởng thành, lách có vai trò tạo lympho bào và tiêu hủy các hồng cầu già, tham gia bảo vệ cơ thể như tiết ra một số enzyme tiêu hủy nguyên sinh động vật và ký sinh trùng trong máu. Lách thực hiện chức năng tạo hồng cầu khi tủy xương suy yếu, tham gia điều hòa lượng máu trong cơ thể. 2.2.4.3. Hình ảnh siêu âm bình thường của lách Cấu trúc lách đồng nhất, nhu mô láng mịn và đồng dạng hơn nhu mô gan. Độ hồi âm của lách ngang bằng hay tăng rất ít so với hồn âm của gan và tăng nhiều so với độ hồi âm của vỏ thận.Đường bờ trơn láng, đều đặn, có hồi âm dày, sáng. 2.2.5. Cơ quan sinh dục 2.2.5.1. Cơ quan sinh dục đực Gồm có: dịch hoàn, phó dịch hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và dương vật. tuy nhiên trong siêu âm ta chỉ có thể quan sát được tuyến tiền liệt.Tất cả các loài đều có tuyến tiền liệt. ở chó, tuyến này rất phát triển. Chó càng già tuyến này càng lớn. 16 Tuyến tiền liệt nằm ở cổ bàng quang, đoạn đầu ống thoát tiểu và đổ dịch tiết vào ống này bằng các lỗ nhỏ. Ống thoát tiểu chạy xuyên qua trung tâm của tuyến, chia tuyến thành hai thùy bên. Chức năng tuyến tiền liệt: Chất tiết của tuyến tiền liệt có pH trung tính hay kiềm nhẹ, có mùi đặc biệt. - Pha loãng tinh dịch và tăng hoạt tính tinh trùng. - Trung hòa độ acid trong niệu dục cũng như trung hòa cũng như trung hòa CO2 do tinh trùng thải ra khi sử dụng glucose. 2.2.5.2. Cơ quan sinh dục cái Gồm có: dây rộng, noãn sào, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ và tiền đình. - Buồng trứng : hình hạt đậu, nằm hai bên xoang bụng. Kích thước buồng trứng thay đổi tùy thuộc trọng lượng cơ thể. Chó càng lớn thì buồng trứng lớn hơn chó có tầm vóc nhỏ nhưng sự chênh lệch không quá 0.2cm (Phan Thị Kim Chi, 2003). Cực trước của buồng trứng tiêp xúc với vòi Fallope, cực sau dính với sừng tử cung bằng dây tròn gọi là dây chằng noãn. Buồng trứng bên phải nằm về phía trước so với buồng trứng bên trái và nằm khoảng đốt sống lưng số 3-4, buồng trứng bên trái nằm ở khoảng đốt sống lưng số 3-5. - Tử cung: là một ống cơ rỗng, nằm phần lớn trong xoang bụng, phần sau nằm trong xoang chậu, tử cung dính vào vùng thắt lưng và thành của xoang chậu bằng hai nếp của phúc mạc gọi là dây rộng. Kích thước tử cung rất thay đổi, tùy thuộc vào tầm vóc của chó, số lần mang thai, tình trạng bệnh lý sinh sản và tình trạng chó có thai hay không, tử cung chia làm 3 phần:  Sừng tử cung: gồm hai sừng, tiếp nối với ống dẫn trứng phía trước và thân tử cung phía sau. Sừng tử cung nằm hoàn toàn trong xoang bụng. Sừng tử cung bên phải thường dài hơn bên trái.  Thân tử cung: nằm trong xoang bụng và xoang chậu. Mặt trên giáp với trực tràng, mặt dưới giáp với bàng quang.  Cổ tử cung: là phần thu hẹp phía sau của tử cung và nối với âm đạo. 17 Hình 2.8. Cơ quan sinh dục chó cái 2.2.5.3. Hình ảnh siêu âm bình thường của tuyến tiền liệt Niệu đạo tiền liệt là một đường truyền âm kém đi ở trung tâm chạy xuyên qua tuyến. Sau niệu đạo là vùng trung tâm và ngoại vi có độ hồi âm tăng hơn và đồng nhất. Túi tinh có cấu trúc dạng nang giảm hồi âm hẳn. Toàn bộ tuyến có độ hồi âm tương phản với mô mỡ, tăng hồi âm xung quanh tuyến ( Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002). 2.2.5.4. Hình ảnh siêu âm bình thường của buồng trứng Qua hình ảnh siêu âm buồng trứng rất nhỏ, hình hạt đậu, luôn thay đổi hình thái trong suốt chu kỳ động dục. Bình thường buồng trứng có bờ đều, độ hồi âm kém hơn so với các tổ chức xung quanh. Vùng tủy ở trung tâm có độ hồi âm tăng, vùng ngoại vi buồng trứng có độ hồi âm giảm hơn kèm hiện diện cấu trúc dạng nang bì đều, mỏng, chứa dịch đồng nhất và hồi âm trống. Noãn của buồng trứng có đặc tính biến đổi theo chu kì kinh. Vào giai đoạn nghỉ ngơi và trước động dục chúng có bờ không rõ ràng. Nang Graaf: có thể quan sát được ở nữa đầu chu kỳ, vách mỏng, dịch trong. Nang hoàng thể: có thể quan sát được ở nữa sau chu kỳ, vách dày, dịch trong, ở trung tâm buồng trứng. (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002). 2.2.5.5. Hình ảnh siêu âm bình thường của tử cung Kích thước của tư cung rất thay đổi tùy thuộc vào kích thước của thú, số lần mang thai, tình trạng bệnh lý sinh sản cùa thú. Theo Matton (1995), trong trường hợp bình thường, tử cung nhỏ có hồi âm đồng nhất. Vách tử cung khó nhìn thấy. Dựa vào khu vực trung tâm tử cung có hồi âm trống hay hồi âm kém mà xác định chất dịch có hiện diện hay không. 18 Thành tử cung gồm 3 lớp có độ hồi âm khác nhau: - Lớp ngoài: có độ hồi âm kém - Lớp giữa: dày nhất, hồi âm tăng hơn so với lớp ngoài và trong. - Lớp trong: mỏng nhất, nằm kề sát bao quanh lớp nội mạc tạo vòng giảm hồi âm quanh nội mạc. Nội mạc tử cung có cấu trúc hồi âm và bề dày thay đổi theo chu kỳ kinh. 2.2.6. Chẩn đoán thai và sự phát triển của thai Thực tế, siêu âm được ứng dụng phổ biến nhất trong việc chẩn đoán thai trên chó. Thông thường, siêu âm không thể đếm chính xác số lượng thai, đặc biệt là giai đoạn sớm và trễ của thời kỳ mang thai. Để ước lượng số thai, tốt nhất là siêu âm vào ngày thứ 28 – 35 sau khi phối. Vì khi siêu âm, chỉ một phần nhỏ đường sinh dục được thấy nên thai có thể bị đếm trùng lắp hay bỏ sót. Dấu hiệu xác định sự mang thai đầu tiên là túi thai. Túi thai là một túi tế bào trưởng thành bên trong chứa phôi đang phát triển. Ở chó, ngày thứ 20 sau khi phối là thời gian sớm nhất có thể thấy túi thai. Thực tế, các bác sỹ thú y đề nghị đợi cho đến 30 ngày sau khi phối mới đi siêu âm thai khi mà chắc chắn đã có túi thai sống. Để chẩn đoán sự mang thai thì cần dò tìm túi thai, xem xét tim thai và sự hoạt động của thai nhằm xác định sự sống của thai. Nhịp tim tăng hoặc giảm biểu thị tình trạng thai. Nhịp tim tăng chứng tỏ thai khỏe mạnh có thể chống lại stress. Thai phát triển nhanh từ ngày thứ 30 trở đi. Đầu thai có hồi âm trống trung tâm. Xương thai từ ngày thứ 33-39 có hồi âm tăng với bóng lưng. Đầu tiên, phát hiện đầu, xương sống, xương sườn, đốt sống và khung xương. Từ ngày 35-39, bàng quang và dạ dày là những cơ quan đầu tiên trong ổ bụng xuất hiện hối âm trống trung tâm. Phổi có hồi âm biến đổi trong suốt giai đoạn phát triển. Gan, phổi có đồng hồi âm trong giai đoạn đầu nên không phân biệt rõ ràng được. Có thể định hướng nhờ vị trí của tim, dạ dày và bàng quang. Phổi trở nên hồi âm tăng khi thai phát triển đến ngày thứ 38-42. Thận và mắt có vào ngày thứ 39-40. Thận có hồi âm giảm so với hồi âm kém của bể thận. Theo thời gian, dần dần vùng vỏ và tủy thận được phân biệt và bể thận ít giãn nở hơn. Tim từ hồi âm kém đến hồi âm trống với những hiện diện của hồi âm giúp phân biệt vách và van tin. Có thể thấy rõ buồng tim vào ngày thứ 40. Vài ngày sau, có thể thấy mạch máu lớn của tim. Ruột được thấy sau ngày thứ 57-63. 19 Chương III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Địa điểm và thời gian khảo sát Địa điểm: Phòng khám thú y Sơn Ca ( 66 đường số 11, phường 11, quận gò vấp). Thời gian thực hiện: từ ngày 01/02/2016 đến 15/05/2016. 3.2. Đối tượng khảo sát Tất cả chó mèo đến khám tại phòng khám thú y Sơn Ca có biểu hiện bệnh được chỉ định siêu âm tổng quát và chó cai được chỉ định siêu âm thai. 3.3. Nội dung khảo sát Ghi nhận hình ảnh thai và bệnh lý khi siêu âm bụng tổng quát trên chó. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ bệnh ký hệ tiết niệu được phát hiện bằng siêu âm. - Tỷ lệ bệnh lý hệ tiêu hóa được phát hiện bằng siêu âm. - Tỷ lệ bệnh lý hệ sinh dục được phát hiện bằng siêu âm. - Tỷ lệ bệnh lý khác được phát hiện bằng siêu âm. - Tỷ lệ các trường hợp trong siêu âm thai. 3.5. Phương pháp chẩn đoán 3.5.1. Thiết bị và vật liệu Máy siêu âm: Digital Ultrasonic Diagnostic Imaging System. Model: DP – 2200Vet Đầu dò được sử dụng là đầu dò Convex có tần số 6.5 MHz/ 5MHz. Gel dùng trong siêu âm. 3.5.2. Tiến hành siêu âm - Chuẩn bị thú: Tiến hành cạo lông vùng siêu âm và bôi lớp gel dẫn âm. - Cách cầm cột thú: Nếu thú hung dữ, tăng động khó siêu âm thì có thể dùng khớp mõm hay thuốc an thần. Người chủ giữ cố định hai chân trước, trấn an thú, một người giúp giữ cố định hai chân sau duỗi thẳng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng