Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tình huống xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố hà nội....

Tài liệu Tiểu luận tình huống xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố hà nội.

.PDF
23
1143
143

Mô tả:

Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 LỜI NÓI ĐẦU Trong phần Tiểu luận cuối khóa này, tôi chọn đề tài “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm Tiểu luận cuối khóa học tập tại Lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên năm 2015 do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức, mà tôi được tham gia học tập. Lý do tôi chọn đề tài này là: Theo Luật định, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân (HĐND) có 2 chức năng quan trọng đó là quyết định và giám sát. Hai chức năng này có quan hệ hết sức mật thiết với nhau, việc thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng kia và ngược lại. Trong thời gian qua, hoạt động của HĐND Thành phố Hà Nội (trong đó có hoạt động giám sát) đã có những tiến bộ, đổi mới, được nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Thông qua các hoạt động giám sát, nhiều chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách được đề xuất, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố; một số vấn đề dân sinh bức xúc kéo dài nhiều năm đã được chỉ đạo giải quyết, đặc biệt là đố i với vấn đề đất đai – một trong những nội dung „nóng‟, đang trở thành vấn đề bức xúc trong dân sinh. Mặt khác chúng ta cũng thấy, quản lý đất đai là một chế định hết sức quan trọng trong Luật đất đai được Quốc hội khóa XI thông qua tại Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 kỳ họp thứ tư. Luật đã xác định: “Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”. Luật còn ghi rõ chế tài: “Người nào thiếu trách nhiệm trong quản lý, để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai gây thiệt hại đến tài n guyên đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Quy định trên cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật. Song trên thực tiễn, công tác quản lý đất đai hiện nay còn có khoảng cách rất xa so với các quy định của luật. Theo báo cáo mới nhất đề ngày 26-3-2009 của Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường: Tình hình quản lý, sử dụng đất hiện nay còn nhiều bất cập, quản lý chưa chặt chẽ, sử dụng kém hiệu quả, còn để xảy ra nhiều tiêu cực. Trong số 7.507.318 ha đất nhà nước giao cho các tổ chức, thì có tới hàng trăm ngàn hécta đất sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn trái phép, chuyển nhượng trái pháp luật, thậm chí còn dùng “ma thuật” biến đất công thành đất tư, ở nhiều nơi đất bị hủy hoại, hoang hóa... Tình trạng buông lỏng quản lý đất đai đã gây nên những hiệu ứng xã hội bất thuận, đó là trên 80% ý kiến kiến nghị của cử tri và hơn 85% đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai, nhà cửa, đền bù, giải phóng mặt bằng. Đó cũng là thực trạng hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội; trong khuôn khổ của một tiểu luận, Tôi nêu lên một trong những vấn đề bức xúc hiện nay trong quản lý và sử dụng đất đai đó là: các dự án đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng việc thu hồi không dứt điểm, kéo dài từ năm này sang năm khác; đất đã giao nhưng 2 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 chủ đầu tư không đầu tư gì hoặc đầu tư một ít rồi bỏ đó gây lãng phí, tình trạng này làm chậm trễ tiến độ thực hiện dự án đầu tư hay còn gọi là “Dự án treo”. Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp logic, thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu của các bài viết, báo cáo có liên quan nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà tiểu luận đặt ra. Để hoàn thành tiểu luận này, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên trực tiếp giảng dạy khóa học Chuyên viên và phòng Đào tạo trường Lê Hồng Phong. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực cần phải có sự am hiểu sâu, kinh nghiệm thực tiễn, mới có khả năng đóng góp vào việc nâng cao hiệu lực công tác quản lý hành chính của Thành phố nói chung, vì vậy, tiểu luận của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô. Tôi xin chân thành cảm ơn! 3 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 PHẦN NỘI DUNG I. TÌNH HUỐNG 1. Giới thiệu tình huống Thực hiện Luật đất đai năm 2013, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật doang nghiệp, Luật Nhà ở...các Nghị định của Chính Phủ và Thông tư của các Bộ, Ngành Trung ương hướng dẫn thi hành, để thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá và phát triển đô thị, trong nhiều năm gần đây thành phố Hà Nội đã giao đất và cho thuê đất để thực hiện nhiều dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật. Các chủ đầu tư sau khi được giao đất đều đã tiến hành triển khai thực hiện dự án, nhiều dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, một số chủ đầu tư đã được giao đất nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế, vi phạm chính sách pháp luật về đất đai, về môi trường. Sự chậm trễ thực hiện dự án đã ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của Thành phố và đời sống nhân dân bị thu hồi đất, gây nên nhiều búc xúc trong các tầng lớp nhân dân tại các địa phương bị thu hồi đất. Hàng trăm héc ta đất “vàng” thuộc các dự án ở nội thành Hà Nội mà các tổ chức đã “xí phần” đang quây tôn để đấy, vì lý do thiếu vốn chưa thể triển khai hoặc chậm GPMB. Tình trạng này được phát hiện thông qua đợt giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố về tình hình sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố. Cần có ngay những biện pháp xử lý cương quyết để công tác quản lý sử dụng đất đai thực sự hiệu quả là điều dư luận đang trông đợi. 4 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri Thành phố và qua thực tế giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố, tại Kỳ họp thứ 11 tổ chức vào tháng 12 năm 2014, trong nội dung chất vấn tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân Thành phố đã yêu cầu Uỷ ban nhân dân Thành phố báo cáo trước Hội đồng nhân dân về kết quả xử lý các dự án được giao đất chậm triển khai, thường gọi là “Dự án treo” vi phạm pháp luật đất đai. 2. Diễn biến tình huống 2.1.Thực hiện yêu cầu của Hội đồng nhân dân Thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố có văn bản Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Qui hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Cục thuế và các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Thành phố đồng thời chỉ đạo tổng hợp, báo cáo tình hình xử lý các “Dự án treo” trên địa bàn và phân loại cụ thể theo hướng: - Các dự án đã có Quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư theo qui hoạch nhưng chưa tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng hoặc để kéo dài chưa hoàn thành dứt điểm; xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục. - Các dự án được giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa; xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục. - Các dự án sử dụng đất chậm quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án; xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp xử lý, khắc phục. 5 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 2.2 Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban nhân dân báo cáo với Hội đồng nhân dân Thành phố như sau: Một con số thống kê gây sự chú ý của dư luận gần đây là trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 500 dự án đã được phê duyệt, giao đất nhưng đang “đắp chiếu” để đấy hoặc triển khai chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích gây lãng phí nguồn tài nguyên đất. Hệ lụy của nó còn khiến Nhà nước thất thu tiền sử dụng đất, người lao động thiếu việc làm. Những dự án này không chỉ gây bức xúc cho nhân dân mà còn làm khó chính quyền thành phố khi thu hồi đất để triển khai các dự án mới. Các dự án chậm triển khai được phân theo các dạng sau: a) Các dự án có quyết định thu hồi đất nhưng chậm triển khai do công tác giải phóng mặt bằng chậm gồm 294 dự án với tổng diện tích 3.498,2 ha đất, chiếm 10,55% diện tích đất đã có quyết định giao, cho thuê đất, trong đó có 187 dự án, với diện tích 2.005,9 ha thuộc các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; 107 dự án với diện tích 1.492,3 ha thuộc dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước. b) Các dự án không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa, gồm 48 dự án với tổng diện tích 131,5 ha, chiếm 0,39% diện tích đã có quyết định giao, cho thuê đất. Trong đó có 11 dự án với diện tích 11,8 ha thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; 37 dự án với diện tích 119,7 ha thuộc dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước. c) Các dự án chậm 24 tháng so với tiến độ dự án được duyệt gồm: 39 dự án với tổng diện tích 425,3 ha, chiếm 1,28% diện tích đã quyết định giao đất, cho thuê đất, Trong đó có 7 dự án với diện tích 36 ha 6 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; 32 dự án với diện tích 389,2 ha thuộc dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước d) các dự án sử dụng đất chuyển nhượng trái pháp luật, chủ đầu tư để đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích gồm 26 dự án với tổng diện tích 7,32 ha. chiếm 0,02% diện tích đã giao, cho thuê đất; trong đó có 11 dự án với diện tích 0,61 ha thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; 15dự án với diện tích 6,71 ha thuộc dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước. e) Các dự án chậm hoặc chưa thực hiện về nghĩa vụ tài chính gồm 98 dự án với tổng diện tích được giao 3.186 ha, Trong đó: tổng số tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách Nhà nước là: 15.099.830 triệu đồng; tổng số tiền sử dụng đất đã nộp ngân sách nhà nước là: 5.406.199 triệu đồng; tổng số tiền sử dụng đất còn phải nộp ngân sách nhà nước là: 9.693.631 triệu đồng. II. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu - Đánh giá đúng thực trạng và kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong quá trình thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng hạ tâng kỹ thuật.., để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Qua phân tích tình huống, tìm ra những nguyên nhân và hậu quả, từ đó kiến nghị các giải pháp hiệu quả trong quá trình giao, cho thuê đất đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý luận 7 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng cơ sơ kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Có thể nói, đất đai gắn liền với chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy, bất cứ một quốc gia nào cũng ban hành pháp luật về điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, nhằm làm cho đất đai được sử dụng một cách hiệu quả nhất, trải qua nhiều giai đoạn phát triển đất nước, với sự gia đời củ a Luật đất đai năm 2003, chế độ quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam đã được hoàn thiện đáng kể, Từ ngày 1/7/2004, việc quản lý và xử dụng đất đai ở nước ta được tuân theo những qui định mới trong Luật này. Ở Việt Nam, với quan niện đất đai là lãnh thổ Quốc gia, là tài nguyên vô cùng quí giá được tạo lập, bảo vệ bồi bổ bởi công sức của nhiều thế hệ khác nhau. Vì vậy, Điều 17 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Đất đai, rừng, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... mà pháp luật qui định là của nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”. Điều 5 Luật đất đai năm 2003 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng qui định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu” Nhà nước giữ quyền định đoạn cao nhất đối với đất đai bằng việc thực hiện quyền năng cụ thể: quyết định mục đích sử dụng đất, qui định thời hạn sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đát, định giá đất… Trên cơ sở đó, Luật đất đai đã qui định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và của từng cấp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện. 8 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất đai, qui định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân. Nhìn lại toàn bộ Luật Đất đai 2013, có thể thấy một số đổi mới quan trọng bao gồm: Thứ nhất, Luật Đất đai sửa đổi đã quy định cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất như: Quy định về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân. Thứ hai, Luật mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm. Luật cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp). 9 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 Thứ ba, Luật đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất. Bỏ việc công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện hành . Bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể. Thứ tư, Luật thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Đặc biệt, Luật đã bổ sung quy định về điều kiện được giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại khu vực biên giới, ven biển và hải đảo. Thứ năm, một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2013 là quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Luật bổ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng ký đất đai trên mạng; bổ sung quy định trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều người thì cấp mỗi người một giấy chứng nhận, hoặc cấp chung một sổ đỏ và trao cho người đại diện. Luật cũng quy định những trường hợp có thể cấp giấy chứng nhận ngay cả khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Thứ sáu, Luật quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi đồng thời khắc phục một cách có hiệu 10 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụ ng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội. Đặc biệt, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi; quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Thứ bảy, điểm đặc biệt trong Luật đất đai sửa đổi, bổ sung lần này lã đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân. Thứ tám, Luật đất đai 2013 quy định hoàn chỉnh hơn các chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp; hoàn thiện hơn quy định về chế độ sử dụng đất đối với sử dụng cho khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế; bổ sung quy định việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thứ chín, Luật chỉ quy định về các vấn đề chung của thủ tục hành chính về đất đai và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện. Thứ mười, Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai, nhằm khắc phục bất cập hiện nay mà Luật Đất đai năm 2003 chưa có quy định cụ thể. 11 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 Luật cũng bổ sung những quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm khắc phục khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bổ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Luật đất đai cũng qui định rất rõ về xử lý vi pháp pháp luật về đất đai. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ được xử lý tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm ( điều 140, 141 Luật đất đai) Trong khuôn khổ của tiểu luận này tôi chỉ đi sâu vào nội dung qui định trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai phải thu hồi đất được qui định tại điểm 11, Điều 38 của Luật đất đai: “Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp sau: “ Đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kề từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đ ó cho phép” 3. Phân tích tình hình Qua số liệu nêu tại phân diễn biến tình huống và thực tế ở địa phương cho ta thấy tình hình vi phạm của các nhà đầu tư về chậm triển khai xây dựng dự án là khá nhiều. Số lượng các dự án sử dụng nguồn ngân sách chậm triển khai hiện còn chiếm tỷ lệ lớn; qua đó ta thấy công tác quản lý, sử dụng đất đai của các cơ quan nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, việc chấp hành pháp luật về đất đai của một số tổ chức, cá nhân chưa nghiêm, tình trạng vi phạm pháp, lấn chiếm, mua bán t rái 12 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, một số tổ chức cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có trường hợp để hoang hoá. Công tác triển khai lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện còn kéo dài, chất lượng qui hoạch sử dụng đất không cao, nhiều địa phương công tác qui hoạch chạy theo dự án, nên phải chỉnh sữa bổ xuyên thường xuyên; nhiều dự án được phê duyệt không thực hiện đúng trình tự thủ tục theo qui định, như chưa ý kiến kiến của nhân dân địa phương, nhất là các dự án có qui mô lớn, thu hồi phần lớn là diện đất nông nghiệp; công tác công khai qui hoạch của các cấp chính quyền còn hạn chế, một số địa phương không thực hiện nghiêm túc qui định này. Từ đó gây nên nhiều bức xúc trong các tầng lớp nhân dân. 4. Nguyên nhân và hậu quả 4.1.Nguyên nhân a) Nguyên nhân khách quan Thực hiện Luật đất năm 2003 và những điểm mới sửa đổi, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương về khung giá đất, qui định về chính sách bồi thường, hỗ t rợ và tái định cư có nhiều thay đổi, bổ sung chính sách, đã làm phát sinh khó khăn, vướng mắc khi xử lý giai đoạn chuyển tiếp giữa các thời kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ triển khai giải phóng mặt bằng; nhất là các dự án có qui mô lớn, thời gian thực hiện trải dài qua nhiều giai đoạn làm phát sịnh những khó khăn gây thắc mắc, khiếu kiện của các hộ dân bị thu hồi đất vì vậy mất nhiều thời gian. - Nghị định số 17/2006/NĐ-C ngày 27/1/2006 và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25.5/2007 của Chính phủ qui định: việc bồi 13 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 thường bằng đất dịch vụ, đất ở khi thu hồi lớn hơn 30% diện tích đất nông nghiệp; trong khi đó công tác qui hoạch, công tác chuẩn bị quỹ đất tái định cư có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được chuẩn bị kịp thời. - Một số dự án chậm giải phóng mặt bằng do dân đòi hỏi giá đất bồi thường theo thị trường, trong khi thị trường đất ở, đất nông nghiệp chưa hình thành đầy đủ, Nhà nước chưa có phương án định giá phù hợp dẫn đến các hộ dân khiếu kiện kéo dài. b) Nguyên nhân chủ quan Ý thức của một số chủ đầu tư chưa nỗ lực để đưa dự án vào sử dụng, một số dự án còn chờ đợi thị trường bất động sản phát triển trở lại mới thực hiện; Một số chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ về tài chính với nhà nước, còn tình trạng nợ đọng và chậm thực hiện ngh ĩa vụ tài chính. Một số dự án do Chủ đầu tư không đủ điều kiện để triển khai như: thiếu vốn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư; có trường hợp doanh nghiệp nhỏ, năng lực thấp nhưng được giao với qui mô lớn; Một số dự án, các chủ đầu tư đã đủ điều kiện khởi công nhưng lại xin điều chỉnh để nâng cao hiệu quả đầu tư, nên phải có thời gian xem xét, giải quyết theo qui định dẫn đến chậm triển khai theo tiến độ; một số chủ đầu tư chậm triển khai dự án, để khoang hoá dẫn đến lấn chiếm, tranh chấp, hoặc không thực hiện dự án, tự ý chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng trái phép. Một số dự án do năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu, chưa có kinh nghiệm, lúng túng trong việc phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mắt bằng, giả i quyết khiếu nại, tố cáo... Một số dự án khi triển khai không chuẩn bị đủ quỹ nhà, đất tái 14 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 định cư, nhất là các dự án kinh doanh không sử dụng vốn ngân sách, các Chủ đầu tư không chủ động lo quỹ tái định cư, mà chỉ trong chờ vào quỹ nhà của Thành phố. Việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của chính quyền địa phương có nơi chưa tốt, còn lúng túng. Công tác hậu kiểm đối với các dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện chưa hiệu quả, trách nhiệm giữa các Sở, Ngành, UBND các cấp có nơi, có lúc chưa cao. Vì vậy nhiều nơi còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Công tác tuyên tuyền phổ biến pháp luật đất đai chưa thường xuyên nên nhận nhận thức chấp hành về pháp luật đất đai của người sử dụng đất còn hạn chế. ý thức chấp hành pháp luật chưa cao. thậm chí một số dự án cố tình làm trái qui định của Luật. Mặt khác công tác kiểm tra, theo dõi của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chưa thường xuyên, việc xử lý các vi phạm của chính quyền địa phương chưa nghiêm, thiếu kiên quyết, không dứt điểm. Hệ thông cán bộ làm công tác Thanh ra các cấp còn thiếu, một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn thực thi công vụ. 4.2 Hậu quả Các dự án treo đã tác động không tốt đến qu á trình phát triển kinh tế và xã hội, đất đai bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên, nông dân không có việc làm, tạo ra cơ hội cho việc lấn chiếm đất đai trái phép, sử dụng không đúng mục đích, gây nên tâm lý không tốt trong quần chúng nhân dân Một số dự án treo chủ yếu là thu hồi từ đất nông nghiệp, giá bồi thường thấp, không mang lại lợi ích cho người nông dân, trong khi 15 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 chúng ta lại chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện học nghề, đào tạo nghề cho người nông dân, dẫn đến người nông dân bị mất đất không có việc làm, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. III. PHƢƠNG ÁN, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Mục đích Khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình giao, cho thuê quyền sử dụng đất của các dự án, nhằm sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả, tạo công bằng xã hội trong sản xuất kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về quản lý đất đai. 2. Phƣơng án, giải quyết tình huống a) Giải pháp chung Bổ sung, hoàn thiện khung chính sách, đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện dự án, đồng thời có chế tài nghiêm khắc hơn đối với các vi phạm. Tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tao nghề và việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển quỹ nhà, đất tái định cư, đáp ứng nhu cầu tái định cư, ưu tiên giành những vị trí thuận lợi để thực hiện dự án tái định cư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đa dạng hoá phương thức tái định cư: bằng tiền, bằng nhà, đất để người dân có quyền lựa chọn theo đề án của UBND Thành phố. Thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch theo qui hoạch, từng bước thay thế phương thức giải phóng mặt bằng từng dự án như hiện nay. 16 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 Tại các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách, cần tập tr ung chỉ đạo rà soát, xác định các dự án trọng điểm, ưu tiên các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phục vụ an sinh xã hội, tập trung nguồn vốn để thực hiện dứt điểm; đối với các dự án nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện sẽ quyết định thay chủ đầu tư khác có năng lực để triển khai thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường phân cấp và công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết những khiếu nại của công dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. b) Giải pháp cụ thể Đối với các dự án có quyết định thu hồi đất, giao đất nhưng chậm giải phóng mặt bằng cần tiếp tục làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức các nhân liên quan, để xuất phương án cụ thể xử lý các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để đưa dự án vào triển khai thực hiện. Đối với các dự án chưa đưa đất vào sử dụng sau 12 tháng kể từ ngày được bàn giao đất ngoài thực địa theo qui định của luật và các dự án tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì giao cho các cơ quan chức năng khẩn trương lập hồ sơ, kiên quyết xử lý thu hồi theo qui định của Pháp luật. Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và người bị thu hồi đất, cần có những biện pháp tích cực như xử phạt chậm nộp và tổ chức thu nộp 17 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 đối với từng dự án cụ thể theo qui định của pháp luật. Trường hợp cố tình vi phạm thì cần phải quyết định xử lý ở mức cao hơn theo qui định để đảm bảo công bằng đối với các chủ đầu tư thực hiện tốt về nghĩa vụ tài chính. IV. KIẾN NGHỊ - Đề nghị Chính phủ cần làm rõ hơn và quan điểm về “xác định giá đất theo thị trường, trong điều kiện bình thường” trong điều kiện thị trường bất động sản ở nước ta chưa hình thành rõ nét, nhằm tạo điều kiện cho chính quyền các địa phương thực hiện, hạn chế việc kh iếu nại, thắc mắc của nhân dân. - Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan chức năng, có hướng dẫn cụ thể về trình tự, mức độ thiệt hại về kinh tế do các bên gây ra trong quá trình thực hiện thu hồi đất do vi phạm Luật Đất đai. - Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành công tác qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và qui hoạch ngành, lĩnh vực, từ đó khẩn trương hoàn thiện việc qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố cho các năm tiếp theo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ địa chính, đặc biệt là cán bộ xã, phường, thị trấn để phục vụ tốt cho công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn. - Chỉ đạo các sở ngành chuyên môn liên quan, UBND các huyện rà soá, điều chỉnh qui hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, gắn qui 18 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 hoạch sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các dự án kinh tế, các dự án đô thị, các khu công nghiệp tập trung với phát nghề tại chỗ, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng làng nghề, làng có nghề, tạo quỹ đất tái định cư từ 5 -10%, qui hoạch đất dịch vụ, đất sản xuất nông nghiệp có giá trị hàng hoá với diện tích phù hợp để tạo điều kiện giải quyết việc làm cho các hộ nông dân trong những năm trước mắt đặc biệt là số lao động có độ tuổi trên 35. - Cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách ràng buộc doanh nghiệp giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu lao động, tuyển dụng con em nông dân có tay nghề phù hợp vào làm việc lâu dài tại nhà máy, xí nghiệp nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất tại địa phương. - Tăng cường nguồn lực cho các dự án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, tập trung đào tạo nghề, dạy, nhân cấy nghề cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời giành nguồn lực thoả đáng cho dự án vay vốn tạo việc làm từ quỹ giải quyết việc làm cho các huyện, xã có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn 19 Tiểu luận tình huống “Xung quanh một số dự án treo trên địa bàn thành phố Hà Nội” Phạm Thị Thanh Hương - Lớp Chuyên viên K6A - 2015 KẾT LUẬN Lỏng lẻo trong quản lý đất đai và tài sản công gắn liền với đất không những gây thất thoát lãng phí nguồn lực to lớn của xã hội mà còn là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tham nhũng, lãng phí, là môi trường tha hóa cán bộ công chức, là nguyên nhân làm hỏng, làm mất cán bộ và là thách thức lớn trong việc thực thi pháp luật về phòng chống nham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước mà Quốc hội mới ban hành. Hơn lúc nào hết, chúng tôi đề nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng vào cuộc, tổng rà soát lại toàn bộ quỹ đất, quỹ nhà, tài sản công trên cả nước, có các giải pháp trước mắt và lâu dài, chấn chỉnh sai phạm, lập lại trật tự trên mặt trận này. Đặc biệt là cần xác định rõ “địa chỉ” của trách nhiệm thuộc về cá nhân, cơ quan nào thay cho cụm từ “chúng ta” lâu nay vẫn thường dùn g trong các báo cáo. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan