Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tình huống thu hồi, quản lý vốn đầu tư từ ngân sách thành phố tại các ...

Tài liệu Tiểu luận tình huống thu hồi, quản lý vốn đầu tư từ ngân sách thành phố tại các dự án trên địa bàn tp hà nội.

.PDF
15
1345
153

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A - 2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài:Thu hồi, quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố tại các dự án trên địa bàn TP Hà Nội” Họ tên: Nguyễn Anh Tuấn Đơn vị: Ban quản lý các dự án trọng điểm Lớp: Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K6A Hà Nội, năm 2015 MỤC LỤC Trang A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 2 3 1. Sự cần thiết phải quản lý và thu hồi vốn đầu tư 3 1.1. Quy định vốn đầu tư của các hạng mục điện 3 1.2. Quy định vốn đầu tư của các dự án nước 4 1.3. Tình hình thực tế tại Thành phố 6 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 6 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 7 3.1. Nguyên nhân 3.2. Hậu quả 7 8 4. Phương án và giải pháp thực hiện thu hồi vốn ngân sách đã đầu 8 tư 4.1. Phương án 1 8 4.2. Phương án 2 9 4.3. Lựa chọn phương án 10 5. Tổ chức thực hiện phương án thu hồi, quản lý vốn ngân sách đã 10 đầu tư 5.1. Đối với hạng mục điện 11 5.2. Đối với các dự án cấp nước sạch được ngân sách hỗ trợ đầu tư 12 5.3. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị 12 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 13 1. Kết luận 13 2. Kiến nghị 13 1 A. LỜI MỞ ĐẦU Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách Nhà nước đảm bảo chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn. Các dự án có tính chất sản xuất kinh doanh như cung cấp điện, nước sạch do Ngành điện lực và các doanh nghiệp có trách nhiệm đầu tư. Tuy nhiên, thực tế thì việc đầu tư các hạng mục điện là một phần trong các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tiến độ đầu tư đầu tư các hạng mục điện có ý nghĩa quan trọng về hiệu quả đầu tư của các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nên trong thực tế để đảm bảo tiến độ, đồng bộ trong việc thực hiện các dự án, ngân sách Nhà nước đã ứng vốn để thực hiện đầu tư các hạng mục theo quy định Ngành điện phải đầu tư. Mặt khác theo quy định hiện hành, các dự án cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư thì có khoản vốn ngân sách hỗ trợ không thu hồi, có khoản ngân sách hỗ trợ có thu hồi. Hiện nay, những khoản ngân sách đã chi hỗ trợ đầu tư phải thực hiện thu hồi và những khoản ngân sách đã chi đầu tư các hạng mục điện, hỗ trợ các dự án cung cấp nước sạch chưa có cơ quan quản lý, theo dõi và thực hiện việc thu hồi. Do vậy, phải quản lý và thu hồi vốn ngân sách Thành phố đã ứng để đầu tư các hạng mục điện và các khoản vốn ngân sách hỗ trợ có thu hồi đối với các dự án cung cấp nước sạch. Chính vì vậy, bài tiểu luận tình huống: “Thu hồi, quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố tại các dự án cấp nước hoặc hạng mục cấp nước, hạng mục điện bàn giao cho các doanh nghiệp quản lý, khai thác, sử dụng sau đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội” đưa ra những tìm hiểu cơ bản về một số quy định đầu tư của ngân sách đối các dự án cấp nước, hạng mục điện và kiến nghị một số giải pháp nhằm thu hồi và quản lý vốn ngân sách đã ứng để đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố. 2 B. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Sự cần thiết phải quản lý và thu hồi vốn đầu tư. 1.1. Quy định vốn đầu tư của các hạng mục điện: Theo quy định của Luật Điện lực ngày 03/12/2004, Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực thì nguồn vốn đầu tư cho các công trình, hạng mục công trình cung cấp điện do ngành điện chịu trách nhiệm đầu tư: Đơn vị phát điện có nghĩa vụ: Đầu tư trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện hoặc bên mua điện; Đơn vị truyền tải điện có nghĩa vụ: Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị phát điện, đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện; Đơn vị phân phối điện có nghĩa vụ: Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên mua điện (Điều 39, điều 40, điều 41 - Luật điện lực). Bộ Tài chính cũng đã có hướng dẫn về việc thu hồi vốn đầu tư xây dựng các trạm biến áp, hệ thống đường dây từ mạng phân phối chung vào trạm biến áp trên địa bàn Thành phố như sau: “Việc đầu tư xây dựng các trạm biến áp và hệ thống đường dây từ mạng phân phối chung vào trạm biến áp thuộc trách nhiệm của Tập đoàn điện lực Việt Nam” và “Trong trường hợp ngân sách Thành phố ứng trước vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện cho dự án thì ngành điện phải có trách nhiệm bố trí vốn để hoàn trả lại cho ngân sách Thành phố phần vốn đã ứng, không thực hiện bàn giao không hoàn vốn các hạng mục điện cho Tổng công ty điện lực Thành phố Hà Nội”. 3 1.2. Quy định vốn đầu tư của các dự án nước: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, theo đó đã quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động, sản xuất, cung cấp nước sạch và trách nhiệm của các hộ sử dụng nước sạch, đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong khâu lập quy hoạch, duyệt quy hoạch và hỗ trợ vốn cho lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, cụ thể: - Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cấp nước. - Dự án đầu tư xây dựng cấp nước được Nhà nước hỗ trợ: + Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào như cấp điện, đường. + Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án cấp nước tại các đô thị. + Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí đầu tư xây dựng công trình khi triển khai cấp nước cho những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, dân tộc tiểu số ít người, miền núi và hải đảo. + Ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi cho các dự án cấp nước, không phân biệt đối tượng sử dụng. Ưu tiên hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư các dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn vay thương mại. + Miễn tiền sử dụng đất. Sản phẩm nước sạch dùng cho sinh hoạt của người dân là nhu cầu thiết yếu, hiện tại các cơ sở sản xuất cung cấp chưa đáp ứng nhu cầu, ngoài các chính sách ưu đãi tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, cụ thể: 4 - Các dự án, công trình cấp nước sạch nông thôn phục vụ cho cộng đồng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất, hoặc được Nhà nước cho thuê và được miễn tiền sử dụng đất. - Các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động quản lý, khai thác các dự án, công trình cấp nước sạch nông thôn được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điều 8 của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. - Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và huy động vốn: + Được hưởng mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo tổng dự toán của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Không quá 45% đối với vùng thị trấn, thị tứ; Không quá 60% đối với vùng đồng bằng, vùng duyên hải; Không quá 75% đối với các vùng nông thôn khác; Không quá 90% đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới. Phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn ở các địa phương không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, có khả năng thu đủ chi phí, tính đúng, tính đủ theo quy định, thì phải hoàn trả ngân sách bằng khấu hao cơ bản tài sản cố định. UBND tỉnh, Thành phố trung ương quyết định mức thu hồi, đối tượng thu và cách sử dụng nguồn thu đó. + Được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định hiện hành; Được ưu tiên vay lại từ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế cho chính phủ Việt Nam vay ưu đãi. - Được hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn: Trong trường hợp giá bán nước sạch do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương quyết định thấp hơn giá thành được tính đúng, tính đủ theo quy định thì hàng năm UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương xem xét, cấp bù từ ngân sách địa phương để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước. 5 1.3. Tình hình thực tế tại Thành phố: Trên cơ sở rà soát, tổng hợp hiện nay trên địa bàn Thành phố có 17 dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước với Tổng nguồn vốn 1.977.346 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ là 716.423 triệu đồng (Chiếm 36,23%); Ngân sách hỗ trợ có thu hồi 367.920 triệu đồng (Chiếm 18,61%); Vốn của doanh nghiệp là 893.003 triệu đồng (Chiếm 45,16%), cụ thể: - Các dự án hạng mục trạm biến áp (07 dự án): Tổng vốn đầu tư là 132.914 triệu đồng với nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư. - Các dự án về cung cấp nước sạch (10 dự án): Tổng vốn đầu tư là 1.844.432 triệu đồng với cơ cấu nguồn vốn: Ngân sách hỗ trợ 583.509 triệu đồng; Ngân sách hỗ trợ có thu hồi 367.920 triệu đồng; vốn của doanh nghiệp 893.003 triệu đồng. Cơ cấu vốn đầu tư các dự án phục vụ dân sinh bức xúc như trên, trong đó vốn của doanh nghiệp chiếm mới chỉ đạt 45% tổng số nguồn vốn còn lại là vốn ngân sách hỗ trợ có thu hồi hoặc không thu hồi chiếm 55%, nhưng các dự án này sau đầu tư hoàn thành sẽ bàn giao cho các doanh nghiệp chuyên ngành quản lý vận hành khai thác (Ngành điện lực Thành phố; Các công ty kinh doanh nước sạch). Mặt khác theo các quyết định đầu tư vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ có thu hồi nhưng đến nay chưa có cơ quan quản lý và thực hiện việc thu hồi vốn. 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Trên cơ sở các văn bản pháp lý, chính sách ưu đãi trong lĩnh vực đầu tư của Nhà nước cũng như của Thành phố về cung cấp nước sạch, hạng mục điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tình hình thực tế, đồng thời để phát huy hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thì mục tiêu đề ra là cần phải có cơ chế thu hồi, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách đã đầu tư như sau: - Xây dựng được cơ chế quản lý nguồn vốn ngân sách đã đầu tư, hỗ trợ có thu hồi đối với các dự án đầu tư hoặc hạng mục về cung cấp nước sạch phục vụ 6 sinh hoạt; Các dự án đầu tư trong các lĩnh vực đầu tư công có các trạm biến áp và đường dây nối từ mạng phân phối chung vào trạm biến áp. - Đảm bảo thu hồi được toàn bộ số vốn ngân sách Thành phố đã đầu tư trên cơ sở quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. - Có phương án sử dụng nguồn vốn thu hồi để phát huy hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 3.1. Nguyên nhân: Theo quy định của Luật Điện lực và Nghị định của Chính phủ về việc sản xuất, cung cấp và tiêu thu nước sạch đã xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như của Nhà nước trong việc đầu tư các hạng mục cấp nước, hạng mục điện. Theo đó, việc đầu tư các hạng mục này thuộc trách nhiệm các doanh nghiệp kinh doanh điện, nước. Tuy nhiên do vốn đầu tư của các dự án này thường lớn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi vay vốn thương mại để đầu tư. Do đó, để đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách cũng như các công trình đủ điều kiện về cung cấp nước, điện khi đưa vào sử dụng, thời gian qua Thành phố đã phê duyệt dự án đầu tư đồng bộ cả các hạng mục cấp nước, xây dựng trạm biến áp, hệ thống đường dây từ mạng phân phối chung vào trạm biến áp và nhiều dự án đã sử dụng nguồn vốn ngân sách ứng trước để đầu tư các hạng mục này. Việc ứng vốn ngân sách để đầu tư đã được thực hiện để kịp thời đưa các dự án vào khai thác phục vụ nhu cầu sanh sinh xã hội nhưng các cơ quan quản lý hành chính nhà nước của Thành phố vẫn chưa xây dựng được cơ chế thu hồi, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Thành phố mặc dù đã có quy định yêu cầu các chủ đầu tư phải hoàn trả ngân sách khoản đã được tạm ứng để đầu tư nhưng chưa có quy định cụ thể về cách thức thu hồi cũng như cơ quan theo dõi, quản lý và đôn đốc thu hồi. 7 3.2. Hậu quả: Kinh tế: Việc sử dụng vốn từ ngân sách Thành phố ứng trước sẽ đảm bảo tiến độ đưa các dự án vào khai thác sớm thu hồi vốn. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ không phải trả chi phí lãi vay ngân hàng do đó không làm tăng tổng chi phí đầu tư và cũng sẽ giúp thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên do chưa có cơ chế thu hồi và quản lý sẽ làm cho ngân sách ngày càng hạn hẹp do phải ứng đầu tư nhiều dự án và không sử dụng được khoản vốn này để quay vòng đầu tư cho các dự án khác. Nguồn lực tài chính công sẽ bị hạn chế trong việc giải quyết các nhiệm vụ quan trọng của Thành phố Xã hội: khi nguồn lực tài chính ưu tiên cho các mục tiêu chiến lược bị hạn chế thì việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu an sinh xã hội cũng sẽ bị hạn chế. Mặt khác việc một số doanh nghiệp được ứng vốn chưa hoàn trả còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp khác có dự án, có nhu cầu ứng vốn nhưng không tiếp cận được nguồn vốn. Công tác quản lý hành chính nhà nước: hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước sẽ bị hạn chế nếu không xây dựng được cơ chế thu hồi, quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư của các dự án này. Các đơn vị sử dụng nguồn lực tài chính công sẽ không chủ động thực hiện việc chi trả nếu không giao trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đôn đốc, thu hồi. 4. Phương án và giải pháp thực hiện thu hồi vốn ngân sách đã đầu tư: 4.1. Phương án 1: - Mức thu hồi ngân sách: theo quyết định của UBND Thành phố khi phê duyệt dự án đầu tư (trong quyết định đầu tư có ghi rõ số vốn phải thu hồi) - Mức hoàn trả ngân sách hàng năm: được xác định trên cơ sở số vốn ngân sách Thành phố đã đầu tư và đã được phê duyệt quyết toán dự án hoàn 8 thành theo quy định của pháp luật chia đều cho số năm thực hiện việc hoàn trả ngân sách (trong quyết định đầu tư có ghi rõ số năm thực hiện hoàn trả) - Cơ quan quản lý khoản vốn thu hồi: Sở Tài chính tiếp nhận, ký hợp đồng ghi nhận nợ, đôn đốc và thu hồi kinh phí hoàn trả vốn ngân sách đối với các dự án đã được giao - Sử dụng khoản vốn thu hồi: ứng vốn để đầu tư, hỗ trợ có thu hồi cho các hạng mục nước sạch, điện của các dự án cấp thiết về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phục vụ dân sinh bức xúc. Ưu điểm: ký ngay được hợp đồng ghi nhận nợ do đã xác định được khoản vốn phải thu hồi hàng năm và của cả dự án. Việc theo dõi và quản lý nguồn vốn theo đúng quy định của Luật Ngân sách và được giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về tài chính. Hạn chế: các dự án khi hoàn thành thường có thay đổi về tổng mức đầu tư do đó mức thu hồi ngân sách cần phải được bổ sung khi phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và phải ký lại hợp đồng nhận nợ. Thời gian hoàn trả có thể thay đổi do thay đổi thiết bị trong quá trình đầu tư. Việc ứng vốn để đầu tư các công trình khác phải theo quy trình về cấp vốn đầu tư do phải đảm bảo các quy định về thủ tục đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cấp. 4.2. Phương án 2: - Mức thu hồi ngân sách: Theo quyết định của UBND Thành phố khi phê duyệt dự án đầu tư phải ghi rõ đây là dự án phải thu hồi vốn đầu tư và số vốn phải thu hồi được xác định theo giá trị phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được phê duyệt. Việc phê duyệt quyết toán phải phê duyệt rõ giá trị các hạng mục phải thu hồi vốn đầu tư. - Mức hoàn trả ngân sách hàng năm: được xác định trên cơ sở số vốn ngân sách Thành phố đã đầu tư và đã được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của pháp luật chia đều cho số năm thực hiện việc hoàn trả ngân sách (căn cứ chế độ khấu hao tài sản do Bộ Tài chính ban hành) 9 - Thời gian thực hiện hoàn trả: căn cứ tính chất của từng tài sản bàn giao và chế độ quy định về khấu hao tài sản cố định, nhưng thời gian bắt đầu hoàn trả là năm liền kề với năm doanh nghiệp tiếp nhận bàn giao tài sản cố định (Năm trước nhận tài sản cố định thì năm sau là năm bắt đầu hoàn trả). - Cơ quan quản lý khoản vốn thu hồi: Quỹ Đầu tư Phát triển thành phố Hà Nội tiếp nhận, ký hợp đồng ghi nhận nợ, đôn đốc và thu hồi kinh phí hoàn trả vốn ngân sách đối với các dự án đã được giao - Sử dụng khoản vốn thu hồi: Cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Đầu tư Phát triển thành phố Hà Nội. Trên cơ sở các Hợp đồng nhận nợ và hoàn trả vốn ngân sách giữa Quỹ đầu tư phát triển Thành phố với Công ty điện lực và các Công ty kinh doanh nước, thực hiện giao vốn cho Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố. Trường hợp vượt số vốn điều lệ được duyệt Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố báo cáo UBND Thành phố xem xét theo quy định. Ưu điểm: mức thu hồi ngân sách được xác định chính xác theo phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Số năm thu hồi theo đúng quy định về chế độ khấu hao tài sản. Chủ động và kịp thời cho vay đầu tư hoặc ứng vốn đầu tư từ Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố đối với các dự án theo hình thức hợp đồng vay vốn. Đảm bảo nguồn bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố theo quy định. Hạn chế: việc ký hợp đồng nhận nợ không thực hiện được ngay do phải chờ quyết toán dự án hoàn thành. Công tác đôn đốc và thu hồi nợ có thể gặp khó khăn do Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố không phải là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Cần có cơ chế giám sát việc quay vòng cho vay đầu tư theo đúng mục đích sử dụng nguồn vốn 4.3. Lựa chọn phương án: Trong hai phương án trình bày trên, mỗi phương án đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, tuy nhiên Phương án 2 có nhiều ưu điểm và hạn chế cũng ít hơn Phương án 1 vì: 10 - Tập trung được nguồn lực tài chính công để giải quyết các nhiệm vụ quan trọng, đúng với chức năng của nhà nước; - Sử dụng tập trung nguồn lực tài chính công cho các ưu tiên chiến lược với chính sách nhất quán và thống nhất; - Đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập của nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường; - Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công ở tầm vĩ mô và hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công ở những đơn vị trực tiếp sử dụng; - Nâng cao được tính chủ động, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn lực tài chính công; - Hướng tới mục tiêu của cải cách hành chính của nhà nước, đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng những dịch vụ công được cung cấp. 5. Tổ chức thực hiện phương án thu hồi, quản lý vốn ngân sách đã đầu tư: 5.1. Đối với hạng mục điện: Đối với phần ngân sách Thành phố đã đầu tư từ ngân sách, Chủ đầu tư dự án ký hợp đồng bàn giao tay ba với Công ty điện lực Thành phố và Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Trên cơ sở quyết định phê duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền (Trong đó đã chi tiết chi phí đầu tư hạng mục điện thuộc trách nhiệm đầu tư của Ngành điện lực). Công ty điện lực Thành phố có trách nhiệm ký hợp đồng nhận nợ với Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố. Đối với các dự án có hạng mục điện thuộc trách nhiệm đầu tư của Ngành điện lực chưa thực hiện đầu tư đề nghị thực hiện theo nguyên tắc ngành điện lực Thành phố vay vốn từ Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố và hoàn trả theo quy định, Thành phố hỗ trợ lãi suất. 11 5.2. Đối với các dự án cấp nước sạch được ngân sách hỗ trợ đầu tư: Các công ty kinh doanh nước (Chủ đầu tư thực hiện các dự án). Trên cơ sở quyết định phê duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền (Trong đó đã chi tiết phần ngân sách hỗ trợ đầu tư có thu hồi) ký hợp đồng nhận nợ với Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố. 5.3. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị: Sở Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn các Chủ đầu tư lập dự án đầu tư, thẩm định, phê duyệt (Đối với các dự án thuộc thẩm quyền) hoặc trình phê duyệt theo quy định. Sở Công thương, Sở Xây dựng và các Sở, Ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cấp điện, cấp nước hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện dự án; Kiểm tra sau đầu tư theo quy định. Sở Tài chính: thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (Đối với các dự án thuộc thẩm quyền) hoặc trình phê duyệt theo quy định; Hướng dẫn Quỹ đầu tư Phát triển Thành phố, Chủ đầu tư, đơn vị tiếp nhận tài sản sau đầu tư thực hiện việc hoàn trả theo quy định; Trình UBND Thành phố cấp vốn điều lệ cho Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố trên cơ sở số vốn đã thu hồi theo quy định. Quỹ Đầu tư phát triển thành phố: Ký hợp đồng ghi nhận nợ với doanh nghiệp tiếp nhận tài sản hình thành sau đầu tư; Thực hiện việc thu hồi vốn theo quy định. Định kỳ (quý, năm) báo cáo số vốn đã thu hồi để làm cơ sở báo cáo UBND Thành phố cấp vốn điều lệ. Chủ đầu tư: Triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định của Pháp luật. Chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp nhận tài sản hình thành sau đầu tư ký hợp đồng nhận nợ với Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố; Lập kế hoạch và thực hiện việc hoàn trả vốn đầu tư cho ngân sách theo đúng quy định. Doanh nghiệp nhận tài sản hình thành sau đầu tư: Ký hợp đồng nhận nợ với Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố; Lập kế hoạch và thực hiện việc hoàn trả vốn đầu tư cho ngân sách theo đúng quy định. 12 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Bài tiểu luận nghiên cứu một số vấn đề cơ bản và mang tính thời sự trong việc đầu tư của ngân sách đối các dự án cấp nước, hạng mục điện để tìm ra những hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm thu hồi và quản lý vốn ngân sách đã ứng để đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố và hiệu quả quản lý tài chính công. Có thể thấy rằng trong quản lý tài chính công, ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, các đơn vị cung ứng dịch vụ công luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò quan trọng và chi phối các bộ phận khác. Các Quỹ tài chính nhà nước có đặc điểm quản lý riêng và tính linh hoạt trong sử dụng, giữ vai trò bổ sung cho những hạn chế về tính chặt chẽ, thời gian của ngân sách nhà nước. Một bộ phận rất lớn của chi ngân sách nhà nước là chi cho các cơ quan hành chính và đơn vị cung ứng dịch vụ công. Do đó, hiệu quả của quản lý tài chính trong cơ quan hành chính và đơn vị cung ứng dịch vụ công có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của khoản chi ngân sách nhà nước. Quy mô và hiệu quả của ngân sách nhà nước cũng sẽ quyết định, chi phối quy mô và hiệu quả tài chính của các cơ quan hành chính và đơn vị cung ứng dịch vụ công. 2. Kiến nghị: Các dự án đầu tư về sản xuất kinh doanh nước sạch hoặc hạng mục cấp nước, hạng mục điện thuộc các dự án trong lĩnh vực đầu tư công có sử dụng vốn ngân sách thành phố Hà Nội đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch xây dựng đô thị, bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và các quy định liên quan của UBND Thành phố do UBND Thành phố quyết định đầu tư hoặc ủy quyền Giám đốc các sở chuyên ngành quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. 13 Khi công trình đầu tư xây dựng hoàn thành theo quy định trên, chủ đầu tư khẩn trương tổ chức bàn giao đưa vào khai thác sử dụng hoặc bàn giao cho doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định để tổ chức vận hành, khai thác kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả của vốn đầu tư. Các đơn vị vận hành khai thác sau đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn ngân sách Thành phố đã đầu tư theo quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư dự án xây dựng công trình phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, UBND Thành phố, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm và bảo đảm chất lượng công trình. Đối với những dự án đầu tư mới trước khi trình phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm thỏa thuận bằng văn bản với: Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội về quy mô, phương án đầu tư, nguồn kinh phí đầu tư và quản lý khai thác theo luật Điện lực; Các công ty quản lý, kinh doanh nước sạch trên địa bàn về quy mô hệ thống cấp nước và đấu nối từ mạng lưới cấp nước thành phố, nguồn kinh phí đầu tư để làm cơ sở cho việc thu hồi vốn đầu tư hoặc thực hiện theo nguyên tắc ngành điện lực Thành phố, các công ty kinh doanh nước sạch vay vốn từ Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố và hoàn trả theo quy định, Thành phố hỗ trợ lãi suất. Trong khuôn khổ một tiểu luận, bài viết mới đưa ra những nét cơ bản về thực trạng của hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính công tại Hà Nội hiện nay, qua đó, đưa ra những giải pháp mang tính chủ quan của bản thân nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động quản lý của Nhà nước đối với việc thu hồi vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố nói riêng và quản lý tài chính công nói chung. Quá trình nghiên cứu do giới hạn về thời gian, nguồn tài liệu nên không tránh khỏi tồn tại những thiếu sót và nhầm lẫn. Rất mong nhận được sự đóng góp từ các thầy, cô để nội dung nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn./. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan