Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận sử dụng phép biện chứng duy vật trong công tác kiểm tra tại đảng uỷ cá...

Tài liệu Tiểu luận sử dụng phép biện chứng duy vật trong công tác kiểm tra tại đảng uỷ các cơ quan tỉnh bắc giang

.DOC
17
59
134

Mô tả:

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 Mục lục Trang Mở đầu……………………………………………………….. 2 Phần nội dung…………………………………………….…. 3 3 3 3 4 8 9 9 10 10 11 12 12 13 13 13 13 14 17 18 1. Phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin………………….. 1.1 Các khái niệm chung………………………………………………. 1.2 Nội dung của phép biện chứng duy vật……………………………. 1.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến ……………………………… 1.2.2 Nguyªn lý vÒ sù ph¸t triÓn……………………………………….. 2. Các quy định về công tác kiểm tra của Đảng…………………….…. 2.1 Các quy định chung về công tác kiểm tra Đảng…………………… 2.2 Ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu, nhiệm vụ của công tác kiểm tra……. 2.2.1 Ý nghĩa tác dụng…………………………..…………………….. 2.2.2 Yêu cầu, nhiệm vụ công tác kiểm tra……………………………. 2.3 Những quy định về việc thi hành kỷ luật trong Đảng……………… 2.3.1 Tính chất kỷ luật của Đảng………………………………………. 2.3.2 Ý nghĩa tác dụng của kỷ luật…………………………………….. 2.3.3 Phương châm thi hành kỷ luật trong Đảng………………………. 3. Thực hiện công tác kiểm tra tại Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang... 3.1 Đặc điểm của Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang………………. 3.2 Thực hiện công tác kiểm tra tại Đảng bộ…………………………... Kết luận……………………………………………………………….. Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………… Mở đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi mới thành lập đã chỉ rõ: lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận cho mọi hoạt động của Đảng. Triết học Mác-Lênin, một bộ phận của chủ nghĩa Mác, một học thuyết triết học khoa học và hiện đại, ra đời trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nền triết học trước đó, đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận cho mọi tư duy và hành động của những người cộng sản. Vận dụng phép biện chứng duy vật của triết học MácLênin để xem xét, giải quyết các vấn đề sẽ có được sự đánh giá khách quan và chặt chẽ. 1 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 Kiểm tra là một trong các nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Trong tình hình hiện nay, công tác xây dựng Đảng càng được quan tâm và đảy mạnh. Đại hội IX của Đảng ta đã một lần nữa khẳng định: “phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt”. Trước những đòi hỏi ấy, công tác kiểm tra Đảng càng cần được nâng cao về hiệu quả và chất lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về công tác xây dụng Đảng. Kiểm tra Đảng là một công việc khó khăn, mang những đặc thù riêng, là quá trình đấu tranh và tự đấu tranh trong Đảng. Để làm tốt công tác này cần phải có những quan điểm và lập trường vững vàng, bên cạnh đó cần phải được trang bị phương pháp luận đúng đắn và khoa học. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công việc, em chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phép biện chứng duy vật trong công tác kiểm tra tại Đảng uỷ Các cơ quan tỉnh Bẵc Giang”. Đề tài nghiên cứu nhằm nhìn nhận các vấn đề từ thực tiễn công việc dưới góc độ phương pháp luận triết học, qua đó rút ra những vấn đề mang tính lý luận phục vụ cho công tác. Đề tài thực hiện trên quan điểm duy vật và phương pháp biện chứng của triết học Mác-Lênin. Nghiên cứu các vấn đề lý luận từ đó đánh giá việc sử dụng lý luận ấy trong thực tiễn. Qua quá trình nghiên cứu nhằm khẳng định rõ hơn phương pháp luận trong công tác và hoạt động chuyên môn tại đơn vị. Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài được sắp xếp gồm 3 phần: Phần 1: Phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin Phần 2: Các quy định về công tác kiểm tra của Đảng Phần 3: Thực hiện công tác kiểm tra tại Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Sinh và PGS. TS Dương Thị Liễu đã truyền giảng những kiến thức về môn triết học, giúp xây dựng hoàn thiện cho em thế giới quan và phương pháp luận khoa học, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và công tác đạt kết quả tốt hơn. Phần nội dung 1. Phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin 1.1 Các khái niệm chung. Phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin là sự kế thừa có phê phán và phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử triết học, đồng thời, dựa vào các thành tựu của khoa học, C.Mác và Ph. Ăng-ghen đã sáng tạo, V.I Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đem lại cho phép biện chứng một hình thức mới về chất, đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật không những là thế giới quan 2 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 khoa học, mà còn trở thành phương pháp luận khoa học để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các phạm trù và qui luật của phép biện chứng duy vật phản ánh đúng đắn thế giới khách quan và chỉ ra những cách thức để định hướng con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Phép biện chứng trình bày có hệ thống và chặt chẽ tính biện chứng của thế giới thông qua những nguyên lý, phạm trù và qui luật chung nhất của thế giới; chúng vừa là lý luận duy vật biện chứng, vừa là lý luận nhận thức khoa học, vừa là lôgíc học của chủ nghĩa Mác-Lênin Như vậy, phương pháp biện chứng là tổng hoà hệ thống các nguyên tắc, yêu cầu liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, qui định một trình tự nghiêm ngặt trong việc thực hiện các hành động nhằm nhận thức và cải tạo đối tượng nhận thức. Cách hiểu như vậy thể hiện phép biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Trong khi vạch ra tính biện chứng chung nhất của thế giới, thông qua hệ thống các phạm trù và qui luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật rút ra những quan niệm, những nguyên tắc xuất phát dùng để chỉ đạo việc xây dựng phương pháp cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nghiên cứu từng nguyên lý, từng phạm trù, từng qui luật của phép biện chứng duy vật, chúng ta sẽ càng thấy rõ sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và phương pháp của phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng là môn khoa học phản ánh những qui luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong cả ba lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy đó là sự thống nhất trên cơ sở duy vật giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng 1.2 Nội dung của phép biện chứng duy vật. Là một môn khoa học, phép biện chứng duy vật là một hệ thống bao gồm ba qui luật và sáu cặp phạm trù cơ bản. Mỗi một qui luật phản ánh một mặt khác nhau của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Nhưng khi nằm trong hệ thống, chúng phản ánh mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Lý luận về các cặp phạm trù và qui luật của phép biện chứng duy vật là sự cụ thể hoá nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Hai nguyên lý là quan niệm bao quát những tính chất biện chứng chung nhất của thế giới, còn các cặp phạm trù và các qui luật là lý luận nghiên cứu các mối liên hệ và khuynh hướng phát triển trong thế giới các sự vật, hiện tượng cụ thể. Chính vì thế, chúng cho ta phương pháp luận thực hiện quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển gắn liền với quan điểm lịch sử-cụ thể và các quan điểm khác trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. 3 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 1.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng là đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật, nguyên lý này có cơ sở xuất phát từ nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Ph.Ăngghen viết rằng, "Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến" a. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến. Khái niệm mối liên hệ phổ biến nói lên sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Mọi sự liên hệ hay tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng chính là sự vận động, đồng thời chúng là một trong những nguyên nhân tạo ra sự vận động, chuyển hoá của thế giới vật chất. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới không tồn tại một cách biệt lập mà chúng là một thể thống nhất tác động, ràng buộc, qui định và chuyển hoá lẫn nhau. Sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng- đó là các mối liên hệ bên ngoài, còn mối liên hệ bên trong- đó là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận ở bên trong mỗi sự vât, hiện tượng. Giữa các giai đoạn, các quá trình khác nhau trong sự phát triển của bản thân một sự vật, hiện tượng cũng có mối liên hệ với nhau: Có mối liên hệ về mặt không gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp, trong đó các sự vật, hiện tượng tác động lẫn nhau thông qua nhiều khâu trung gian. Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất đóng vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển của sự vật và cũng có mối liên hệ không bản chất chỉ đóng vai trò phụ thuộc. Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ thứ yếu v.v. b. Các mối liên hệ phổ biến Các hình thức cơ bản của mối liên hệ phổ biến là những mối liên hệ có tính qui luật giữa những phạm trù trong từng cặp, như: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất; nguyên nhân-kết quả; tất nhiên-ngẫu nhiên; nội dung-hình thức; bản chất-hiện tượng; khả năng-hiện thực. Cái chung- cái riêng và cái đơn nhất Cái chung với tư cách là qui luật tồn tại và phát triển của tất cả các hình thức đơn lẻ của sự tồn tại của các hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần được thể hiện trong hình thức các khái niệm và các học thuyết. Cái chung, đó là cái riêng trong nhiều cái. Là qui luật, cái chung thể hiện trong cái riêng và thông qua nhiều cái riêng. Bất kỳ một vật thể tồn tại khách quan nào và khái niệm phản ánh nó đều nằm trong sự thống nhất của cái chung và cái đơn nhất. 4 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 Cái riêng là dấu hiệu của đối tượng, dấu hiệu đó nằm trong mối quan hệ không giống với các dấu hiệu khác của tất cả các đối tượng khác cùng một loại đối tượng đã được xác định. Khi thể hiện những đặc điểm và những tính chất không lặp lại của đối tượng, cái riêng chỉ tồn tại trong cái đơn lẻ gắn trong mình sự thống nhất biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học thể hiện cái chung trong cái riêng và thể hiện cái riêng trong sự thống nhất của nó với cái chung. Nguyên nhân-kết quả là một phạm trù triết học phản ánh một trong những hình thức của mối liên hệ và mối liên hệ tác động qua lại chung của các hiện tượng. Nguyên nhân được hiểu là hiện tượng mà tác động của nó gây ra, qui định, làm thay đổi, tạo nên hoặc là kéo theo mình những hiện tượng khác. Những hiện tượng khác đó được gọi là kết quả.Sự tạo nên kết quả bởi nguyên nhân phụ thuộc vào các điều kiện: Một nguyên nhân đó, trong những điều kiện khác nhau gây ra những kết quả không giống nhau. Sự khác nhau giữa nguyên nhân và điều kiện chỉ mang tính tương đối: Mỗi một điều kiện trong một mối quan hệ xác định lại là nguyên nhân, còn mỗi một nguyên nhân trong mối quan hệ tương ứng lại là kết quả.Nguyên nhân và kết quả nằm trong sự thống nhất: Những nguyên nhân giống nhau trong những điều kiện giống nhau gây ra những kết quả giống nhau. Nguyên nhân và kết quả là những mặt riêng rẽ, là các khoảng khắc, là các khâu của mối quan hệ tác đông qua lại tổng hợp: Chỉ khi cô lập bằng ý nghĩ các hành động riêng rẽ của nó và khi trừu tượng khỏi ảnh hưởng ngược lại, dẫn đến nguồn gốc ra đời, mới có thể nói về tác động một chiều của nguyên nhân lên kết quả. Trong các quá trình thực tế, kết quả không thụ động, nó có thể tác động lên nguyên nhân sinh ra mình. Quan hệ nguyên nhân-kết quả thực hiện chức năng phương pháp luận quan trọng, nó định hướng các nhà nghiên cứu lên sự vận động tiến lên của nhận thức theo dây xích nguyên nhân-kết quả, nghĩa là từ các ngẫu nhiên tới cái tất nhiên, từ cái đơn nhất tới cái riêng đến cái chung, từ hình thức tới nội dung, từ hiện tượng tới bản chất. Tất nhiên-ngẫu nhiên là phạm trù triết học tương quan, nó phản ánh những hình thức liên hệ khác nhau trong thế giới khách quan và trong nhận thức của con người về các hình thức liên hệ đó. Tất nhiên phản ánh các mối liên hệ chung nhất, lặp đi lặp lại, ổn định, bên trong của hiện thực, nó phản ánh hướng chính sự phát triển của hiện thực đó, là sự vận động của nhận thức vào chiều sâu của đối tượng khi nhận thức được bản chất và qui luật của đối tượng, là phương pháp chuyển hoá khả năng vào hiện thực, trong đó, ở đối tượng cụ thể, chỉ có một khả năng được chuyển hoá thành hiện thực.Tất nhiên là cái gây ra sự điều chỉnh và các nguyên nhân thường xuyên của quá trình, nó thể hiện sự ổn định, không biến đổi trong cấu trúc của thế giới khách quan, là đặc trưng của tính một nghĩa (thường xuyên là tính tất nhiên). 5 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 Ngẫu nhiên phản ánh những mối liên hệ đơn lẻ, không ổn định, không tồn tại, bên ngoài của hiện thực, là điểm khởi đầu của nhận thức đối tượng, là kết quả sự giao nhau của các quá trình, các sự kiện có nguyên nhân độc lập, là phương pháp chuyển hoá khả năng vào hiện thực, trong đó, ở đối tượng cụ thể, trong những điều kiện cụ thể có một số khả năng khác nhau có khả năng chuyển hoá vào hiện thực, nhưng chỉ có một khả năng trong số đó được thực hiện, là hình thức biểu hiện của tất nhiên và những cái thêm vào nó. Trong hiện thực khách quan, tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại trong các dạng độc lập "...ngẫu nhiên- đó chỉ là một cực của sự phụ thuộc qua lại, cực khác của sự phụ thuộc qua lại đó được gọi là tất nhiên" Nội dung-hình thức là một phạm trù triết học mà trong mối quan hệ qua lại của chúng, nội dung, với tính cách là mặt xác định của cái nguyên vẹn, tạo ra sự thống nhất của tất cả các thành phần cấu thành nên cái nguyên vẹn đó, của mọi tính chất của nó, của các quá trình bên trong, của các mối liên hệ, của các mâu thuẫn và của các xu hướng, còn hình thức là phương pháp tồn tại và thể hiện của nội dung. C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển quan niệm mà Ph.Hêghen đã bắt đầu về sự khác nhau của nội dung với bản thể vật chất của vật thể ("vật chất"): các ông cho rằng, nội dung không phải chính là bản thể, mà là tình trạng bên trong của nó; là tổng số các quá trình, chúng là đặc trưng của sự tác động qua lại giữa các hình dạng của các thành phần bản thể với nhau và với hoàn cảnh và qui định sự tồn tại của chúng, với sự phát triển và sự thay thế của chúng. Trong nghĩa này, chính nội dung thể hiện mình là quá trình. Cách hiểu duy vật biện chứng về hình thức yêu cầu xem xét nó như cái đang phát triển, cần phải, theo C.Mác, "... mô tả cái nguồn gốc, căn nguyên các hình thức khác nhau..." và cần hiểu "quá trình hành động tạo lập hình thức trong các giai đoạn khác nhau của quá trình đó" . Khi làm sâu sắc hơn sự phân tích của C.Mác về tính đặc thù của sự phát triển như là sự đấu tranh giữa nội dung với hình thức, mà các yếu tố thành phần của cuộc đấu tranh đó là sự chuyển hoá qua lại của nội dung và hình thức và sự "lấp đầy" hình thức cũ bằng nội dung mới, V.I.Lênin đã tạo ra vị trí quan trọng về cái, rằng "... mọi sự khủng hoảng, thậm chí mọi bước ngoặt trong sự phát triển, bắt buộc phải đi tới sự không phù hợp giữa hình thức cũ với nội dung mới". Giải quyết mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau- từ việc loại bỏ hoàn toàn hình thức cũ, đã lỗi thời cho phù hợp với nội dung mới, đến việc sử dụng các hình thức cũ, không chú ý tới sự thay đổi đang tồn tại của nội dung. Nhưng trong trường hợp này thì chính hình thức cũng không dừng lại ở trạng thái cũ, nội dung mới "... có thể và cần phải thể hiện mình trong bất kỳ hình thức nào, trong hình thức cũ và hình thức mới, có thể và cần phải thay đổi hẳn,..., gói mình vào mọi hình thức, không những trong các hình thức mới, mà còn trong các hình thức cũ". 6 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 Bản chất-hiện tượng là phạm trù triết học phản ánh những hình thức chung của thế giới khách quan, của nhận thức về nó và phản ánh hoạt động thực tiễn của con người. Bản chất là nội dung bên trong của đối tượng, thể hiện sự thống nhất của tất cả các hình thức muôn hình, muôn vẻ và mâu thuẫn với nhau trong sự tồn tại của nó. Hiện tượng là sự thể hiện thế này hoặc sự thể hiện thế khác của đối tượng, là hình thức bên ngoài, trực tiếp thể hiện sự tồn tại của đối tượng. Nội dung biện chứng của mối quan hệ qua lại của bản chất với hiện tượng được chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ ra. Bản chất và hiện tượng là tính chất khách quan tổng hợp của thế giới đối tượng. Trong quá trình nhận thức, chúng thể hiện là các nấc thang nhận thức đối tượng. Bản chất và hiện tượng luôn là mối liên hệ gắn bó, không tách rời: Hiện tượng gắn trong mình hình thức thể hiện của bản chất, bản chất được mở ra trong hiện tượng. Tuy vậy, sự thống nhất giữa bản chất với hiện tượng không có nghĩa là chúng đồng nhất, hợp nhất với nhau "...nếu như hình thức của sự xuất hiện và bản chất của các sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau, thì mọi khoa học đều trở nên thừa" Hiện tượng phong phú hơn bản chất, bởi vì hiện tượng gắn trong mình không chỉ sự thể hiện của nội dung bên trong, của các mối liên hệ tồn tại của đối tượng, mà còn gắn trong mình tất cả các mối quan hệ ngẫu nhiên, đặc biệt là các đặc điểm của các mối quan hệ ngẫu nhiên đó. Hiên tượng năng động, biến đổi, trong khi bản chất là cái gì đó được lưu lại trong mọi sự thay đổi. Nhưng, là cái ổn định hơn trong quan hệ so với hiện tượng, bản chất cũng thay đổi "...không chỉ hiện tượng chuyển hoá, xê dịch, lưu chuyển mà bản chất của vật thể cũng vậy" Khả năng-hiện thực là phạm trù triết học tương quan, đặc trưng cho hai mức độ trong sự hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng. Khả năng là xu hướng khách quan của sự hình thành đối tượng, được thể hiện trong sự hiện diện của các điều kiện cho sự xuất hiện của đối tượng. Hiện thực là đối tượng đang tồn tại khách quan, là kết quả của việc hiện thực hoá của một số khả năng. Trong nghĩa rộng, hiện thực là tổng số tất cả những khả năng đã được hiện thực hoá. c. Ý nghÜa ph¬ng ph¸p luËn cña nguyªn lý vÒ mèi liªn hÖ phæ biÕn. Mçi sù vËt, hiÖn tîng ®Òu cã nhiÒu mèi liªn hÖ, t¸c ®éng qua l¹i víi nhau chø kh«ng t¸ch rêi, c« lËp nhau. Do vËy, khi xem xÐt sù vËt, hiÖn tîng cô thÓ chóng ta ph¶i cã quan ®iÓm toµn diÖn. Quan ®iÓm toµn diÖn lµ mét trong nh÷ng nguyªn t¾c quan träng nhÊt cña ph¬ng ph¸p biÖn chøng M¸c-Lªnin. Quan ®iÓm toµn diÖn yªu cÇu chóng ta ph¶i nghiªn cøu tÊt c¶ c¸c mèi liªn hÖ, mäi sù t¸c ®éng qua l¹i cña sù vËt, hiÖn tîng ®ang nghiªn cøu víi c¸c sù vËt, hiÖn tîng kh¸c. Ph¶i nghiªn cøu c¸c mèi liªn hÖ cña c¸c mÆt, c¸c yÕu tè cÊu thµnh sù vËt, hiÖn t îng ®ã. Ph¶i ®Æt sù vËt, hiÖn tîng ®ang nghiªn cøu vµo trong kh«ng gian vµ thêi gian nhÊt ®Þnh, nghÜa lµ ph¶i nghiªn cøu qu¸ tr×nh vËn ®éng cña sù vËt, hiÖn tîng trong qu¸ khø, hiÖn t¹i vµ ph¸n ®o¸n c¶ t¬ng lai cña nã. 7 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 1.2.2 Nguyªn lý vÒ sù ph¸t triÓn. Trong phÐp biÖn chøng duy vËt, nguyªn lý vÒ mèi liªn hÖ phæ biÕn g¾n liÒn víi nguyªn lý vÒ sù ph¸t triÓn. Hai nguyªn lý nµy thèng nhÊt h÷u c¬ víi nhau, bëi v×, liªn hÖ còng tøc lµ vËn ®éng, kh«ng cã vËn ®éng sÏ kh«ng cã mét sù ph¸t triÓn nµo. a. Kh¸i niÖm vÒ sù ph¸t triÓn Ph¸t triÓn lµ sù vËn ®éng ®i lªn, c¸i míi thay thÕ c¸i cò. Tuú theo c¸c lÜnh vùc kh¸c nhau mµ sù ph¸t triÓn thÓ hiÖn ra kh¸c nhau. §Æc ®iÓm cña sù ph¸t triÓn lµ sù ph¸t triÓn cã tÝnh tiÕn lªn, cã tÝnh kÕ thõa gi÷a c¸i cò vµ c¸i míi, cã sù dêng nh lÆp l¹i c¸i cò nhng trªn c¬ së cao h¬n. Điêu này v¹ch ra nguån gèc bªn trong cña sù vËn ®éng vµ ph¸t triÓn, ®ã lµ sù ®Êu tranh gi÷a c¸c mÆt ®èi lËp bªn trong sù vËt, hiÖn tîng. b. C¸c qui luËt c¬ b¶n cña sù ph¸t triÓn. C¸c qui luËt chung nhÊt cña chñ nghÜa duy vËt biÖn chøng lµ Qui luËt chuyÓn ho¸ tõ nh÷ng thay ®æi vÒ lîng dÉn ®Õn nh÷ng thay ®æi vÒ chÊt (cña c¸c sù vËt, hiÖn tîng) vµ ngîc l¹i- gäi t¾t lµ qui luËt lîng ®æi, chÊt ®æi; Qui luËt thèng nhÊt vµ ®Êu tranh gi÷a c¸c m¨t ®èi lËp (trong mét sù vËt, hiÖn tîng toµn vÑn)- qui luËt m©u thuÉn vµ Qui luËt phñ ®Þnh cña phñ ®Þnh (cña c¸c sù vËt, hiÖn tîng)- qui luËt phñ ®Þnh. C¸c qui luËt nµy thÓ hiÖn lµ c¸c h×nh thøc chung cña sù vËn ®éng vµ ph¸t triÓn cña thÕ giíi vËt chÊt vµ cña nhËn thøc cña con ngêi vÒ thÕ giíi ®ã, ®ång thêi, c¸c qui luËt nµy còng t¹o ra c¬ së cho ph¬ng ph¸p chung cña nhËn thøc biÖn chøng. Qui luËt m©u thuÉn nãi lªn nguån gèc, ®éng lùc bªn trong cña sù vËn ®éng vµ ph¸t triÓn: sù ph¸t triÓn cña thÕ giíi vËt chÊt vµ cña nhËn thøc ®îc thùc hiÖn b»ng con ®êng chia ®«i thÓ thèng nhÊt thµnh c¸c yÕu tè ®èi lËp, cïng triÖt tiªu nhau, thµnh c¸c mÆt, c¸c xu híng; thµnh mèi liªn hÖ qua l¹i cña chóng; thµnh sù "®Êu tranh" vµ gi¶i quyÕt nh÷ng m©u thuÉn- vÒ mét mÆt, cã ®Æc tÝnh chung cña hÖ thèng nµy hay cña hÖ thèng kh¸c nh lµ cña thÓ thèng nhÊt nµo ®ã cã chÊt x¸c ®Þnh. Cßn vÒ mÆt kia, t¹o nªn sù kÝch thÝch bªn trong cho sù thay ®æi cña thÓ thèng nhÊt ®ã, t¹o nªn sù kÝch thÝch bªn trong cña sù ph¸t triÓn, cña sù chuyÓn ho¸ cña nã vµo chÊt míi. N¾m v÷ng ®îc néi dung cña qui luËt nµy lµ c¬ së ®Ó nhËn thøc tÊt c¶ c¸c ph¹m trï vµ qui luËt kh¸c cña phÐp biÖn chøng duy vËt. Néi dung qui luËt nµy cßn gióp chóng ta h×nh thµnh ph¬ng ph¸p, h×nh thµnh t duy khoa häc, biÕt kh¸m ph¸ ra b¶n chÊt cña c¸c sù vËt vµ gi¶i quyÕt c¸c m©u thuÉn n¶y sinh, thóc ®Èy sù vËt, hiÖn tîng ph¸t triÓn. Qui luËt lîng ®æi-chÊt ®æi (vµ ngîc l¹i) nãi lªn c¸ch thøc cña sù vËn ®éng vµ ph¸t triÓn khi cho r»ng, mäi sù thay ®æi vÒ chÊt chØ xÈy ra khi sù vËt, hiÖn tîng ®· tÝch luü ®îc nh÷ng thay ®æi vÒ lîng ®· ®¹t ®Õn giíi h¹n- ®Õn ®é. Qui luËt nµy chØ ra c¬ chÕ chung nhÊt cña sù ph¸t triÓn: Nh÷ng thay ®æi vÒ chÊt cña sù vËt, hiÖn tîng chØ xÈy ra khi ®· tÝch luü ®îc nh÷ng thay ®æi vÒ lîng ®Õn giíi h¹n x¸c ®Þnh, tøc lµ ®Õn ®é, xÈy ra bíc nh¶y, cã nghÜa lµ diÔn ra sù thay thÕ mét chÊt nµy b»ng mét chÊt kh¸c. Qui luËt phñ ®Þnh chØ ra sù ®Þnh híng cho sù ph¸t triÓn; nãi lªn khuynh híng tiÕn lªn cña sù ph¸t triÓn cña c¸c sù vËt, hiÖn tîng. Néi dung chÝnh cña qui luËt nµy ®îc thÓ hiÖn trong sù thèng nhÊt gi÷a c¸c tÝnh chÊt tiÕn lªn, tiÕn bé víi sù kÕ thõa trong sù ph¸t triÓn: trong sù xuÊt hiÖn cña c¸i míi, cã lÆp l¹i mét c¸ch t¬ng ®èi mét sè ®Æc tÝnh, thµnh phÇn cña c¸i cò vµ kÕt qña lµ trong c¸i míi tån t¹i mét sè ®Æc tÝnh, thµnh phÇn cña c¸i cò. Trong phÐp biÖn chøng duy vËt, nÕu nh qui luËt m©u thuÉn chØ ra nguyªn nh©n cña sù ph¸t triÓn, qui luËt lîng ®æi chÊt ®æi lµ c¸ch thøc cña sù ph¸t triÓn th× qui luËt phñ ®Þnh cña phñ ®Þnh chØ ra ph¬ng híng, h×nh thøc vµ kÕt qu¶ cña sù ph¸t triÓn ®ã. 8 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 c. ý nghÜa ph¬ng ph¸p luËn cña nguyªn lý vÒ sù ph¸t triÓn. Nguyªn lý vÒ sù ph¸t triÓn gióp chóng ta nhËn thøc ®îc r»ng, muèn thùc sù n¾m ®îc b¶n chÊt cña sù vËt, hiÖn tîng, n¾m ®îc khuynh híng ph¸t triÓn cña chóng th× ph¶i cã quan ®iÓm ph¸t triÓn, kh¾c phôc t tëng b¶o thñ, tr× trÖ. Quan ®iÓm ph¸t triÓn yªu cÇu chóng ta, khi ph©n tÝch mét sù vËt, hiÖn tîng ph¶i ®Æt nã trong sù vËn ®éng, ph¶i ph¸t hiÖn ®îc c¸c xu híng biÕn ®æi, chuyÓn ho¸ cña chóng. V.I.Lªnin cho r»ng: "L«gÝc biÖn chøng ®ßi hái ph¶i xÐt sù vËt trong sù ph¸t triÓn, trong sù "tù vËn ®éng"..." trong sù biÕn ®æi cña nã". 2. Các quy định về công tác kiểm tra của Đảng. 2.1 Các quy định chung về công tác kiểm tra Đảng. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX có quy định tại Chương VII về Công tác kiểm tra của Đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp, cụ thể được quy định rõ tại Điều 30 và Điều 32. Điều 30 quy định: “1. Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra của Đảng. 2. Các cấp uỷ đảng lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng”. Điều 32 quy định: “Uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ: 1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. 2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng. 3. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật. 4. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng. 5. Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cùng cấp.”. Điều lệ Đảng là bộ luật cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, mọi quy định trong Điều lệ là sự tập chung ý trí và trí tuệ của toàn Đảng. Đảng được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, do vậy mọi hoạt động của đảng viên và các tổ chức đảng cơ sở phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy định tại Điều lệ Đảng. Điều lệ đã xác định kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, không có kiểm tra thì coi không có lãnh đạo: Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối và được cụ thể hoá bằng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, được thể chế hoá bằng chính sách, pháp luật của nhà nước; Các chủ 9 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 trương, đường lối của Đảng đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống và dựa trên các quy luật vận động khách quan; Mỗi chủ trương, đường lối của Đảng được ban hành, sau một quá trình tổ chức thực hiện sẽ được phát triển, hoàn thiện ở một mức độ cao hơn, điều này đòi hỏi cần phải có công tác kiểm tra và tổng kết thực tiễn. Quy định này đã xác định rõ Công tác kiểm tra là của toàn Đảng. Các tổ chức Đảng vừa phải tiến hành công tác kiểm tra, vừa chịu sự kiểm tra của tổ chức Đảng cấp trên, công tác kiểm tra là mang tính toàn diện: kiểm tra cả các đảng viên và tổ chức đảng, ở các cấp từ trung ương đến địa phương, mang tính thường xuyên, liên tục: đảm bảo trong mỗi nhiệm kỳ, mỗi đảng viên và tổ chức đảng phải được tiến hành kiểm tra một lần…Công tác kiểm tra được thực hiện bởi cấp uỷ các cấp và uỷ ban kiểm tra các cấp, cấp uỷ lãnh đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy định, uỷ ban kiểm tra các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy định đồng thời có nhiệm vụ tham mưu cho cấp uỷ cùng cấp thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra. 2.2 Ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu, nhiệm vụ của công tác kiểm tra. 2.2.1 Ý nghĩa tác dụng. Kiểm tra là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc của hoạt động ý thức của một tổ chức và con người trong xã hội: Hoạt động có tổ chức và con người trong xã hội là hoạt động có ý thức. Điều này đã được Mác minh hoạ bằng sự so sánh về sự khác biệt giữa nhà kiến trúc tồi nhất (hoạt động có ý thức) và con ong giỏi nhất (hoạt động theo bản năng) là "nhà kiến trúc trước khi xây dựng từng ngăn trong tổ ong thì đã xây dựng từng ngăn đó trong óc mình rồi". Nhận thức bao giờ cũng là một quá trình. Tổ chức dù vững mạnh, con người dù có tài năng, có khoa học và công nghệ phát triển cao, cũng không thể một lúc hiểu biết được mọi vấn đề, mọi sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, chuẩn xác. Vì vậy muốn đạt được kết quả trong thực tiễn, phải xem xét tình hình thực tế để nhận xét, đánh giá, nghĩa là phải kiểm tra; phải kiểm tra toàn bộ từ ý định, chủ trương, kế hoạch đến hoạt động thực tiễn và kết quả đã đạt được để giúp cho tổ chức và con người đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của ý định, chủ trương, kế hoạch, hành động; kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi những thiếu sót, chưa đồng bộ, chưa phù hợp hoặc sai lầm, lệch lạc; bảo đảm ý định, chủ trương, kế hoạch, hành động được đúng đắn, chuẩn xác hơn, chất lượng, hiệu quả đạt được tốt đẹp hơn. Do đó, hoạt động có ý thức là hoạt động có kiểm tra; ý thức càng cao, tổ chức càng quan trọng, con người ở cương vị càng cao và cán bộ chủ chốt các cấp, nhiệm vụ càng khó khăn, phức tạp, thì càng đồi hỏi phải coi trọng và tiến hành tốt công tác kiểm tra. Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Kiểm tra là một nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của toàn Đảng. 2.2.2 Yêu cầu, nhiệm vụ công tác kiểm tra. 10 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 Công tác kiểm tra của Đảng phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng và nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ và công tác ấy. Điều ấy đòi hỏi các tổ chức Đảng phải nắm vững những nội dung, yêu cầu chủ yếu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ trong từng thời kỳ, nắm vững Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ và cấp uỷ cấp mình, tình thình thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ để lãnh đạo công tác kiển tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra một cách có hiệu quả. Phải nắm vững và thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng. Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng được đúc kết từ thực tiễn công tác kiểm tra và công tác xây dựng Đảng trong những năm qua là: "Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả". Các nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và được thể hiện cụ thể trên những vấn đề chủ yếu sau đây: Tính chủ động: Công tác kiểm tra phải được tiến hành một cách thường xuyên, có nề nếp, không thụ động chờ vụ việc xảy ra rồi mới xem xét, giải quyết; phải thường xuyên nắm vững tình hình hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, luôn coi trọng sự chủ động tự kiểm tra của các tổ chức Đảng và đảng viên, đồng thời phải kịp thời biểu dương, cổ vũ mặt tích cực, tiến bộ; ngăn ngừa, khắc phục mặt tiêu cực, lạc hậu nhằm chủ động ngăn chặn và hạn chế đến mức thâp nhất các khuyết điểm. Tính chiến đấu: Thể hiện ở tinh thần đấu tranh làm rõ đúng, sai, ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình kiểm tra; nếu có vi phạm thò cần đấu tranh làm rõ: Nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân của vi phạm để bảo vệ cái đúng, cái tốt; khắc phục cái sai, cái xấu. Đây là cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình trung tực, thẳng thắn; nhiều khi rất quyết liệt giữa cái cái đúng, mặt tích cực với cái sai, mặt tiêu cực trong bản thân đối tượng được kiểm tra; giữa chủ thể kiểm tra với đối tượng được kiểm tra; giữa đảng viên với đảng viên; giữa đảng viên với tổ chức đảng; giưũa tổ chức đảng có thaamr quyền thi hành ký luật với đối tượng bị thi hành kỷ luật và ngay cả đối với chính bản thân cán bộ và tổ chức Đảng tiến hành kiểm tra. Không có tính chiến đấu cao, bản lĩnh vững vàng, phương pháp thích hợp, hoặc bị khuất phục bởi uy quyền, vật chất, bị chi phối bởi chủ nghĩa cá nhân thì không kết luận được đúng, sai, vi phạm (nếu có) khi tiến hành kiểm tra. Tính giáo dục: thể hiện ở mục đích của nó là "thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, với nhà nước, làm gương tốt cho nhân dân", chứ không phải để vạch lá tìm sâu, để trừng trị. Về phương pháp kiểm tra là phát huy tinh thần tự giác của tổ chức Đảng và đảng viên trong quá trình kiểm tra nhằm thấy được ưu điểm để phát triển, kịp thời phát hiện khuyết điểm để có biện pháp sửa chữa, khắc phục; đồng thời, qua kiểm tra phải rút ra được những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, về tổ chức thực hiện 11 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng để bồi dưỡng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng và đảng viên Tính hiệu quả: thể hiện là sau khi kết thúc cuộc kiểm tra thì đối tượng được kiểm tra thấy được ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) để phấn đấu tiến bộ; tổ chức Đảng nơi có đối tượng được kiểm tra và tổ chức đảng tiến hành kiểm tra thấy được ưu điểm, khuyết điểm và rút ra được những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, về giáo dục, quản lýtổ chức Đảng và đảng viên; về lãnh đạo công tác kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra để xây dựng chi, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị mình. Để làm tốt công tác kiểm tra Đảng, cũng yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng với công rác thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và phối hợp với các ban, ngành có liên quan. 2.3 Nhưng quy định về việc thi hành kỷ luật trong Đảng. 2.3.1 Tính chất kỷ luật của Đảng. Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của mình, nên kỷ luật của Đảng ta là "kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác". Nghiêm túc là mọi tổ chức Đảng và đảng viên đều phải phục tùng kỷ luật của Đảng, phải chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ. Toàn Đảng phải triệu người như một. Đảng yêu cầu mọi tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành kỷ luật của Đảng vô điều kiện, Đảng không giảm bớt yêu cầu đối với bất kỳ ai, không ai được coi là ngoại lệ. Tự giác là đặc trưng cơ bản của kỷ luật Đảng. Vì Đảng ta bao gồm những người thừa nhận và tự nguyện phấn đấu thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng.. Tính nghiêm túc và tự giác của kỷ luật Đảng là sự thống nhất biệc chứng giữa tập trung và dân chủ, bắt buộc và tự giác. Nghiêm túc phải trên cơ sở tự giác, tự giác càng cao thì kỷ luật càng nghiêm túc. 2.3.2 Ý nghĩa tác dụng của kỷ luật. Tăng cường kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mọi tổ chức Đảng và đảng viên để nâng cao tính Đảng, tính giai cấp, giữu vững kỷ cương của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo và xây dựng Đảng. Tăng cường kỷ luật là thường xuyên giáo dục, nâng cao giác ngộ chính trị, giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cho các tổ chức Đảng và đảng viên để nghiêm túc và tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng. Nhưng nếu tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì cần được xử lý một cách nghiêm túc để giữ vững sự thống nhất ý chí và hành động, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, giáo dục tổ chức Đảng và đảng viên. 2.3.3 Phương châm thi hành kỷ luật trong Đảng. 12 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 Công minh là mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đảng, nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì đều phải được xử lý, không ai ngoại lệ, không phân biệt chức vụ cao hay thấp, tuổi Đảng nhiều hay ít. Công minh còn có nghĩa là việc xử lý đảng viên vi phạm phải đồng bộ. Chính xác là việc thi hành kỷ luật phải đúng người vi phạm; đúng nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân của vi phạm và phải được xem xét trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khi xảy ra vi phạm. Kịp thời là việc xem xét, thi hành kỷ luật phải khẩn trương, đúng lúc, không để chậm trễ, kéo dài gây thêm khó khăn cho việc thẩm tra, xác minh, kết luận, xử lý; làm giảm tác dụng giáo dục. Kịp thời còn có nghĩa là sau khi tổ chức Đảng có thẩm quyền quyết định kỷ luật thì phải công bố ngay quyết định ấy cho tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm, không được trì hoãn vì bất cứ lý do gì. 3. Thực hiện công tác kiểm tra tại Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang. 3.1 Đặc điểm của Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang. Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang là đảng bộ bao gồm các chi, đảng bộ khối các cơ quan cấp tỉnh, các doanh nghiệp thuộc quản lý của tỉnh, gồm 62 chi đảng bộ cơ sở trong đó có 20 đảng bộ và 42 chi bộ cơ sở với 1190 đảng viên là cán bộ, công nhân viên các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước của tỉnh. Đảng bộ Các cơ quan tỉnh có đặc thù là tổ chức Đảng không có chính quyền đồng cấp, chỉ đơn thuần lãnh đạo quản lý các chi, đảng bộ trên lĩnh vực công tác đảng. Các cơ sở đảng của đảng bộ là các ban ngành của tỉnh, các đảng viên của đảng bộ bao gồm cả những đồng chí cán bộ chủ chôt của Tỉnh, các đồng chí trưởng các ban, đoàn thể của Tỉnh. Đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng tại các chi, đảng bộ chủ yếu là kiêm nghiệm, nhiệm vụ chính là thực hiện nhiệm vụ chính của ban ngành mình. Với đặc điểm như vậy, công tác xây dựng đảng trong đảng bộ nói chung và công tác kiểm tra đảng trong đảng bộ nói riêng đặt ra yêu cầu rất cao. Phải xây dựng đảng bộ trong sạch và vững mạnh toàn diện, củng cố vững chắc tổ chức cơ sở đảng mới đảm bảo hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị của các ban, ngành đoàn thể trong tỉnh. Công tác kiểm tra đảng phải đảm bảo hoạt động tốt, phát huy được hiệu quả, mục đích yêu cầu của công tác kiểm ta theo quy định của Trung ương. Điều ấy đòi hỏi cán bộ làm công tác kiểm tra trong đảng bộ phải có lập trường tư tưởn vững vàng, kiên định và có phương pháp luận trong công tác, giải quyết công việc khoa học, đúng đắn. Không gì hơn là phải thường xuyên và tăng cường học tập nghiên cứu và tiếp thu các phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác, để xây dựng cho mình một thế giới quan đúng đắn khi xem xét vấn đề, một phương pháp luận khoa học trong giải quyết vấn đề theo yêu cầu của nhiệm vụ công tác. Học tập, nghiên cứu triết học Mác-Lênin là một đòi hỏi quan trọng, cùng với nắm vững những quy định của Đảng về công 13 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 tác kiểm tra góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ công tác kiểm tra tại Đảng bộ Các cơ quan tỉnh trong điều kiện hiện nay. 3.2 Thực hiện công tác kiểm tra tại Đảng bộ các cơ quan tỉnh Bắc Giang. Nắm vững các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, sử dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng của Triết học Mác-Lênin vào quá trình thực hiện công tác kiểm tra tại Đảng bộ trong thời gian qua đã thu được các kết quả hết sức đảng khích lệ. Về công tác kiểm tra của Cấp uỷ theo quy định tại Điều 30, Điều lệ Đảng: Ban Thường vụ Đảng uỷ đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc cơ sở xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra đáp ứng được các yêu cầu, quy đinh về thời gian, chất lượng. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các chi đảng bộ tiến hành công tác kiểm tra, kịp thời sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, phân tích và chỉ rõ những ưu khuyết điểm của cơ sở, nêu rõ nguyên nhân. Tổ chức hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, đề tài để tìm ra các giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trong đảng bộ. Kịp thời tổng kết thực tiễn, đánh giá thực tiễn và rút ra các bài học kinh nghiệm. Kết hợp tổ chức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất, xây dựng kế hoạch kiểm tra một cách toàn diện đồng thời cũng căn cứ vào điều kiện đặc điểm riêng của từng đơn vị để vạch ra các nội dung cần đi sâu kiểm tra… Công tác kiểm tra của Ban Thường vụ Đảng uỷ đã đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định của Trung ương và trên quan điểm toàn diện, đồng thời xem xét, kiểm tra, đánh giá cơ sở trên quan điểm biện chứng đó là xem xét trong su thế vận động phát triển đi lên, trong mối quan hệ đa dạng và ràng buộc lẫn nhau giữa các đơn vị, giữa các yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị…để có được cái nhìn toàn diện, khách quan, đánh giá được đúng, trung thực về các tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ. Nắm vững nguyên lý thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa nhận thức và thực tiễn, Ban Thường vụ Đảng uỷ cũng luôn coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, từ đó kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của công tác, tham mưu cho Tỉnh uỷ, Trung ương sửa đôi các quy định cho phù hợp với những tình hình thực tế tại địa phương, cơ sở. Về công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy: Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ có nhiệm vụ kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của Uỷ ban kiểm tra cấp dưới, giải quyết đơn thư tố cáo tổ chức Đảng và đảng viên, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, kiểm tra tài chính đảng của cấp uỷ uỷ cấp dưới và tài chính đảng cùng cấp; bên cạnh đó Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ còn có nhiệm vụ quan trọng là tham mưu giúp Ban Thường vụ Đảng uỷ thực hiện và lãnh đạo công tác kiểm tra trong toàn Đảng bộ. Quán triệt quan điểm toàn diện trong xem xét, đánh giá và giải quyết vụ việc, Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt 14 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 tình hình của cơ sở, kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm và tiến hành kiểm tra, không để những vi phạm trở thành khuyết điểm lớn, chỉ rõ ưu, khuyết điểm của những cá nhân tập thể vi phạm, kịp thời chấn chỉnh, giúp các cá nhân, tập thể có vi phạm nhận ra khuyết điểm của mình và có biện pháp sửa chữa, khắc phục để tíên bộ. Cụ thể trong thời gian qua, Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ đã tiến hành kiểm tra 2 chi bộ cơ sở có dấu hiệu vi phạm, yêu cầu đơn vị có vi phạm làm kiểm điểm về những sai phạm, nhận rõ được ưu khuyết điểm và hướng khắc phục, sau khi được kiểm tra các tổ chức Đảng đã chấn chỉnh tổ chức và sinh hoạt, kết quả là trong những năm tiếp theo 2 cơ sở trên đã được Ban Thường vụ Đảng uỷ đánh giá là đơn vị trong sạch, vững mạnh; Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ cũng đã tiến hành kiểm tra 4 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, sau khi chỉ rõ ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục, biện pháp khắc phục khuyết điểm, cả 4 cán bộ đảng viên trên đếu đã phát huy tốt tác dụng và sau một thời gian đã được đề bạt lên các vị trí cao hơn. Điều ấy chứng tỏ công tác kiểm tra do Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ tiến hành đã phát huy tác dụng, khẳng định được ý nghĩa và tác dụng của công tác kiểm tra. Việc đánh giá ưu khuyết điểm của tổ chức Đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm đã được xem xét trên cơ sở quan điểm toàn diện, nghĩa là những vi phạm, khuyết điểm đã được đặt trong các mối quan hệ, các mối tương quan, trong su thế vận động phát triên của các hiện tượng để xem xét. Nắm vững các quy định và sự chỉ đạo của Trung ương ương về công tác kiểm tra Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng có dấu hiệu vi phạm đạt được mục đích, yêu cầu, chỉ đạo Uỷ ban kiểm tra cơ sở thực hiện tốt công tác kiểm tra, do vậy trong những năm qua, không có trường hợp nào khiếu nại về kỷ luật Đảng. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thường vụ Đảng uỷ tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm tra trong Đảng bộ, Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ đã giúp cấp uỷ xây dựng kế hoạch kiểm tra một cách toàn diện, kịp thời và sâu sát với tình hình thực tiễn của cơ sở. Đã tham mưu giúp Ban Thường vụ tổ chức các cuộc kiểm tra đạt kết quả và hiệu quả tốt, chỉ đạo cơ sở thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra trên quan điểm toàn diện và những quy định của Trung ương về công tác kiểm tra Đảng. Nắm vững các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, đồng thời xây dựng được một bản lĩnh vững vàng, một thế giới đúng đắn, và một phương pháp luận khoa học để xem xét đánh giá và kết luận một vấn đề là điều kiện chắc chắm đảm bảo cho việc thực hiện tốt công tác kiểm tra đảng trong các điều kiện đặc thù, có nhiều khó klhăn của Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua. Phát huy các kết quả đã đạt được trong những năm qua, Ban Thường vụ Đảng uỷ chủ trương tiếp tục lãnh đạo và chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng bộ trong thời gian tới trên cơ sở quán triệt chặt chẽ các quy định của Trung ương về công tác kiểm tra Đảng với phương pháp luận biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin trong xem xét đánh giá và giải quyết từng vụ việc cũng như trong 15 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm và đưa ra bài học để thực hiện tôt hơn, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn đó là biện pháp để ngày càng phát huy thành tích công tác kiểm tra tại Đảng bộ. Kết luận Mặc dù gặp nhiều khó khăn do có các đặc điểm mang tính đặc thù riêng, nhưng trong những năm vừa qua, công tác kiểm tra Đảng tại Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang đã đạt được các kết quả tốt. Có được kết quả đó là nhờ Ban Thường vụ Đảng uỷ đã nắm vững các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, đồng thời xây dựng cho mình một phương pháp luận đúng đắn là luôn quán triệt chặt chẽ phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin. Sau khi được học tập nghiên cứu môn Triết học Mác-Lênin trong chương trình đào tạo sau đại học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, với những kiến thức được trang bị, em đã mạnh dạn sử dụng để nghiên cứu về thực tiễn sử dụng phép biện chứng duy vật trong công tác chuyên môn tại đơn vị công tác, công tác kiểm tra tại Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang. Trong phạm vi một bài tiểu luận, đề tài đã nêu lên các vấn đề có tính lý luận cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, các quy định về công tác kiểm tra Đảng và phân tích tình hình thực hiện công tác kiểm tra Đảng tại Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang trong những năm vừa qua. Đề tài được thực hiện đã đạt được các yêu cầu đề ra, đó là có cái nhìn thích đáng về việc sử dụng phép biện chứng duy vật trong công tác kiểm tra Đảng tại Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc 16 CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 Giang, kết hợp được các kiến thức đã học vào xem xét đánh giá thực tiễn công việc và đã rút ra được các phương hướng cho công tác trong thời gian tới. Sau khi nghiên cứu đề tài, vấn đề được rút ra là: Nắm vững các quy định của Đảng về công tác kiểm tra đồng thời quán triệt phép biện chứng duy vật là điều kiện quan trọng để tiếp tục hoàn thành tốt công tác kiểm tra Đảng trong thời gian tới tại Đảng bộ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang./. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Quy định, hướng dẫn cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, 2006. 2. Công tác kiểm tra và việc thi hành kỷ luật trong Đảng (tài liệu tập huấn nghiệp vụ), Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, 2006. 3. Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, 2005. 4. Tài liệu giảng dạy môn Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 5. Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006. 6. Tạp chí Xây dựng Đảng, năm 2006, 2007. 7. Tạp chí Kiểm tra, năm 2006, 2007. 8. Tạp chí Cộng sản, năm 2006, 2007. 9. Tạp chí Tư tưởng Văn hoá, năm 2006, 2007. 10. Báo cáo việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra của Ban Thường vụ Đảng uỷ Các cơ quan tỉnh Bắc Giang, năm 2004, 2005, 2006, 2007. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan