Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận Khoáng vật và đá hình thành nên đất...

Tài liệu Tiểu luận Khoáng vật và đá hình thành nên đất

.PDF
22
662
114

Mô tả:

Nguyễn xuân nghĩa Địa lý K32 CHƯƠNG 1 KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Vỏ Trái Ðất được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, một loại đá thường được cấu tạo bởi một số khoáng vật nhất định. Ðá và khoáng vật ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái Ðất bị phá huỷ tạo thành mẫu chất, do tác động của sinh vật mẫu chất biến đổi tạo thành đất. Vậy khoáng vật và đá là cơ sở vật chất để hình thành nên đất. 1. KHOÁNG CHẤT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT 1.1. Khái niệm chung về khoáng chất Theo địa chất học: khoáng chất là sản phẩm tự nhiên của các quá trình hoá lý và các quá trình địa chất diễn ra trong vỏ Trái Ðất, có thành phần tương đối đồng nhất và có những tính chất vật lý, hoá học nhất định. Khoáng chất tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí, trong đó chủ yếu ở thể rắn. Khoáng chất thể rắn hình thành và tồn tại ở 2 dạng cơ bản là kết tinh tạo thành các tinh thể và vô định hình, hầu hết khoáng vật ở dạng tinh thể. Hình dạng tinh thể do sự liên kết theo quy luật của các nguyên tử, ion hoặc phân tử tạo nên các mạng lưới tinh thể. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Na Cl a. Muối mỏ b. Thạch anh Mạng lưới tinh thể và hình dạng một số khoáng vật Các khoáng vật khác nhau có: hình dạng, kích thước, độ cứng, tỷ trọng, màu sắc, cát khai, vết vỡ, thành phần hoá học... rất khác nhau, đây cũng là những dấu hiệu để nhận biết và phân loại khoáng vật trong tự nhiên. Tuỳ điều kiện hình thành mà một khoáng chất có kích thước khác nhau. Ví dụ: Khoáng chất mica là những tấm mỏng có kích thước từ vài mm2 đến hàng m2. Một số khoáng chất có cùng thành phần nhưng kết tinh ở mạng lưới tinh thể khác nhau tạo nên khoáng chất có tính chất vật lý khác xa nhau. Ví dụ: Than chì và kim cương có cùng thành phần hoá học là C nhưng kết tinh ở mạng tinh thể khác nhau mà than chì có độ cứng 1, kim cương có độ cứng 10. Hiện nay đã xác định được trên 3000 loại khoáng chất có trong vỏ Trái Ðất. Theo Chetvericốp, toàn bộ khoáng vật có trong vỏ Trái Ðất nằm trong 10 lớp: - Silicát - Sunphat - Cácbonát - Haloit - Oxyt - Phosphat - Hydroxyt - Vonfranat - Sunphua - Nguyên tố tự nhiên Một số tác giả đề nghị ghép lớp Sunphua với Sunphát thành lớp khoáng vật có lưu huỳnh... Dựa vào nguồn gốc thành tạo, các khoáng chất nằm trong 2 nhóm lớn là khoáng chất nội sinh và khoáng chất ngoại sinh. Có khoảng 50 khoáng chất chiếm tỷ lệ lớn trong các loại đá ở vỏ Trái Ðất được gọi là khoáng chất chính tạo đá. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT 1.2. Khoáng chất và đá hình thành đá và đất. Trong quá trình phát sinh và phát triển ,thổ nhưỡng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với đá và khoáng chất hình thành nên chúng .khái niệm về khoáng chất hình thành đá dùng để chỉ những khoáng chất cấu tạo nên thành phần chủ yếu của các loại đá của vỏ quả đất và chúng cũng chính là những khoáng chất hình thành đất . Xét về mặt phát sinh thì khoáng chất là những hợp chất tự nhiên được hình thành do kết quả của nhiều quá trình như lý học ,hóa học ,lý hóa học… của vỏ quả đất .các khoáng chất khác nhau đều có cấu trúc và tính lý hóa riêng biệt . Trong khái niệm về khoáng chất cần phân biệt hai loại : a. Khoáng nguyên sinh Được tạo ra trong khối macma nóng chảy ở trong lòng đất hoặcphun trào lên trên bề mặt đất và ngưng tụ lại. Tính chất của các đá khác nhau đối với phong hóa không đồng nhất. tính bền vững của đa đối với phong hóa do độ bền vững của các khoáng chất tạo nên chúng quyết định. độ bền vững khác nhau của các khoáng trong đá ở một mức độ đáng kể do tính chất tinh thể của chúng quyết định.Nhưng khoáng chất nguyên sinh thường gặp trong đá và đất là: Thạch anh Fenspat Amfibol Pyroxen Mica Các khoáng thuộc olevin Chúng ta lần lượt đi tìm hiểu cấu trúc tinh thể hóa học và độ bền vững đối với phong hóa của những khoáng chất tạo đá đó. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT 1. Thạch anh Thạch anh là khoáng chất phổ biến nhất của thạch quyển ,nó có mặt trong đá macma,biến chất và trầm tích, có cấu trúc khung (bốn mặt Oxyt silic). Cấu trúc như vậy tạo nên độ bền vững của nó đối với các quá trình phong hóa .trong lớp vỏ phong hóa các hạt thạch anh còn nguyên vẹn hay chỉ bị Nguyên tử Silic gặm mòn ở ria mép. Hình 4 mặt của Oxyt silic cũng là bộ Nguyên tử oxy phận quan trọng nhất của cấu trúc tinh thể của các silicat-là những khoáng chủ yếu tạo nên khối đá. Fenspat,mica,piroxen,amfibol Hình 1.2: Cấu tạo của khối 4 mặt oxit silic, khoảng cách Si-O2 là 1,6 Ǻ và nhiều khoáng chất khác cũng thuộc vào khối này. 2. Fenspat. Fenspat tạo nên nhóm khoáng tạo đá rất phổ biến (khoảng 50% trọng lượng của thạch quyển).cấu trúc tinh thể hóa học là một bộ kung phức tạp được tạo thành bởi các hình 4 mặt Oxy với các ion silic và nhân nằm ở bên trong .những hình 4 mặt này được nối với các cation kiềm và kiềm thổ Na+,Ca2+,K+, có trị số bán kính ion tương đối lớn. Hàm lượng các kiềm và canxi trong thành phần của fenspat biến đổi có quy luật,vì vậy người ta chia làm hai loại địa hình  Loại thứ nhất: Tạo nên fenspat-kali-natri, đại diện của chúng là những khoáng có octolaz đơn tà và microlin tam tà. công thức hóa học có dạng K(AlSi2O8) (fenspat kali). Octoclaz gặp nhiều nhất và là một trong những khoáng vật chính của đá macma axit như granit,liparit.  Loại thứ hai –plagioclaz: Là sự hỗn hợp vô định hình liên tục của hai thành viên anbit:Na(AlSi2O8) (fenspat natri) và anotit Ca(AlSi2O8) (fenspat canxi).Fenspat natri là một loại fenspat phổ biến trong tự nhiên có nhiều trong đá macma axit. Fenspat không bền vững đối với quá trình phong hóa.đặc biệt là plagioclaz với hàm lượng anoctit cao bị phá hủy nhanh. điều đó có liên quan đến sự tách canxi khỏi cấu trúc tinh thể, do đó tất cả cấu trúc khung phức tạp cũng bị phá hủy. 3. Mica Mica chiếm hơn 4% thạch quyển và có trong nhiều loại macma và đá biến chất .cấu trúc tinh thể của chúng có tính chất lớp (có cấu trúc lớp). Những lớp trên mặt của hình 4 mặt của Oxyt silic đều hướng các đỉnh vào với nhau nối với các ion nhôm. Những cụm 3 lớp nối với nhau bằng những ion kali cũng hình thành như vậy.  Muscovit Muscovit còn gọi là mica trắng có thành phần cấu tạo là: KAl2[(OH,Fe)2.AlSi3O10].Tinh thể muscovit có dạng dẹt hình tấm mỏng hoặc dạng vẩy, không màu,nhưng thường lẫn màu xám trắng,đôi khi phớt hồng. Muscovit có nhiều trong đá granit, gnai, phiến thạch mica, sa thạch. Muscovit có nhiều ở bão hà, lào cai. Muscovit (mica trắng) KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT  Biotit Biotit còn gọi là mica đen,có thành phần cấu tạo là: K(Mg,FeII,Mn)3.(AlSi3O10).(OH,F)2. Tinh thể biotit thường dẹt hoặc hình trụ, có màu đen, đôi khi có màu lục. Biotit thường gặp trong đá granit, syenit, diorit, poocfia nhiều nhất trong đá gnai và phiến thạch mica. Ở nước ta biotit có trong phiến thạch ở thượng nguồn sông Hồng và sông Đà.Các mica trong quá trình phong hóa dễ dàng bị mất các ion kiềm, các ion này nối thành các lá 3 lớp.mica đen bền vững hơn mica trắng. Biotit (mica đen) Các hình 4 mặt oxyt silic được nối với nhau thành nhưng lưới bằng phẳng (silicat cấu trúc lớp (Si4O11)6 -∞ – cấu trúc mica 4. Pyroxen và amfibol Hai loại khoáng này rất phổ biến trong các đá macma và đá biến chất ( chiếm khoảng 6% thạch quyển). Đại biểu phổ biến cho piroxen là augit và diopsit, còn đại biểu cho amfibol là hocblen. Cấu trúc tinh thể hóa học của piroxen (cấu trúc chuổi – mắt xích đơn độc) và amfibol (cấu trúc mạch)ndo hai dải piroxen ghép lại mà thành. Các dây xích được nối bằng những cation khác nhau (Fe, Al, Canxi, Natri, K). nhìn chung piroxen kém bền vững hơn amfibol. Công thức chung của piroxen- R2(Si2O6) và của amfibolR7(Si4O11).(OH)2, trong đó R là những cation kim loại hóa rị 1,2,3. a. Các hình 4 mặt của oxyt silic được nối với nhau thành những giây xích (chuổi) - [SiO2]-2 - cấu trúc piroxen. b. Silicat cấu trúc băng - [SiO2]-2 - cấu trúc amfibol. 5. Các khoáng thuộc nhóm olevin. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Các khoáng này chiếm một lượng đáng kể trong các đá siêu bazơ và một phần trong đá macma bazơ. Nhưng loại khoáng chất thuộc nhóm này là tinh thể hổn hợp của hai dạng forterit (Mg2SiO4) và faylit (Fe2SiO4).cấu trúc tinh thể hóa học của các khoáng thuộc nhóm này được đặc trưng bằng những hình 4 mặt Oxyt silic nằm riêng lẻ, các hình này được nối với nhau bằng nhưng ion sắt và magiê hóa trị hai Olevin là sản phẩm trung gian giữa hai loại trên. Công thức của olivin là (Mg, Fe )2SiO4. Olivin có màu phớt lục hoặc vàng, có khi không màu. Olivin kém bền vững dễ bị phong hóa thông qua oxy hoặc Fe+2 vì vậy chúng bị phá hủy một cách nhanh chóng. II Olivin thường gặp trong đa macma bazơ có màu tối, nghèo silic như bazan (bazan olivin), gabro, diabaz. Đá bazan ở Vạn Yên, Liên Sơn (Tam Đảo), ở Lâm Đồng chứa nhiều olivin.Phù sa ở Chợ Bờ, cao bằng, đôngThái Nguyên, nam Thanh Hóa có nhiều hạt olivin… Nếu chúng ta đặt các khoáng tạo đá chủ yếu nhất theo mức độ tăng lên về độ bền vững đối với các quá trình phong hóa thì chúng ta sẽ có những vị trí nối tiếp nhau liên tục như nhà nghiên cứu người mỹ X.Goldis đả xác định: Olevin Augit (Piroxen) Plagiocla Canxi Amfibol (Hocblen) Plagiocla Canxi - Natri Biotit (Mica đen) Plagiocla Natri - Canxi Plagiocla Natri Penspat Kali Muscovit (Mica trắng) Thạch anh b. Khoáng thứ sinh Những khoáng nguyên sinh chịu sự biến đổi hóa học trên bề mặt quả đất mà hình thành những khoáng mới đó là khoáng thứ sinh. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Khoáng thứ sinh được tạo thành do phá hủy các khoáng nguyên sinh cũng như quá trình phong hóa và hình thành đất. sự phân hủy khoáng nguyên sinh đả tái tạo để hình thành một khoáng chát mới – khoáng nguyên sinh tiến hành một cách liên tục nên khoáng nguyên sinh phân bố rộng rải trong đất. Trong các khoáng thứ sinh người ta chia ra khoáng của các muối đơn giản, khoáng oxyt và hydroxyt và khoáng sét. 1. Khoáng của các muối đơn giản : Khoáng của các muối đơn giản được tạo thành khi phong hóa các khoáng nguyên sinh và kết quả của các quá trình hình thành đất.  Khoáng nhóm cacbonat: - Canxit - CaCO3 có hàm lượng các thành phần hóa học tương ứng là CaO:56%, CO2:44%,ngoài ra còn có thể còn chứa một hàm lượng nhỏ Mg, Fe, Mn. Dạng tinh thể có mặt tam giác hay hình thoi. Phần lớn canxit không màu hoặc màu trắng sữa, nếu lẫn tạp chất chỉ còn có màu xám, vàng, hồng hoặc nâu đỏ hay đen. Canxit là một loại khoáng chất phổ biến trong tự nhiên là thành phần chủ yếu của đá vôi. Ở nước ta canxit có nhiều ở vùng đá vôi Ninh Bình và vùng Tây Bắc. - Đolomit - [Ca,Mg](CO3)2 có thành phần hóa học bao gồm CaO:30,4%,MgO:21,7%, CO2:47,9%,ngoài ra còn có một lượng nhỏ Fe, Mn, Co, Zn.Tinh thể đolomit rất giống tinh thể canxit. Đolomit có màu trắng xám, vàng nhạt hoặc nâu nhạt thường gặp nhiều trong vùng đá vôi đặc biệt là trong vôi biến Tinh thể Dolomit chất. Ở nước ta vùng núi Mật (Thanh Hóa) có nhiều đolomit. Ngoài ra khoáng chất cacbonat còn gặp sođa – Na2CO3.10H2O  Khoáng nhóm sunfua và sunfat: - Pirit – FeS2, có thành phần hóa học gồm 53,4% S và 46,6% Fe, các chất lẫn thường có Co và Ni. Tinh thể Pirit có nhiều hình khác nhau óng ánh vàng. Pirit có nguồn gốc từ núi lửa phun ra hay do những vùng giàu lưu huỳnh trong điều kiện yếm khí. - Thạch cao – CaSO4.2H2O chứa 32,5 CaO, 46,6% SO3 và 20,9% H2O. Tinh thể thạch cao có hình lăng trụ đối xứng trong suốt, thường được hình thành những khối lớn trong các hồ và biển cạn. Ngoài ra thuộc nhóm này còn có mirabilit -Na2SO410H2O. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Tinh thể Pirit Thạch cao  Khoáng nhóm phốt phát: - Apatit: Ca5(PO4)3(Cl, F, OH). Trong đó Florua apatit có hàm lượng P2O5 : 42,3%, CaO : 55,5% và F : 3,7%. Clorua apatit có hàm lượng P2O5 : 41%, CaO : 55,8% và Cl : 6,8%. Tinh thể apatit có hình lăng trụ hoặc có hình mặt kim có Màu trắng, lục nhạt hoặc lục, đôi khi cóm màu vàng nâu.Apatit thường gặp trong các lọa đá macma. Đây chính là nguồn dự trữ dinh dưỡng phốt pho quan trọng của thực vật. - Phốtphorit : Ca3(PO4)3 thường gặp trong đa trầm tích. Ở những vùng đá vôi giàu phốtpho, do quá trình phong hóa mà phốtpho tích lũy lại thành Phốtphorit. - Vivianit : Fe(PO4)2.8H2O, chứa 28,3% P2O5, 43% FeO. Tinh thể Vivianit thường có hình trụ , hình kim với màu trong suốt nhưng dễ bị oxy hóa thành màu xám, thường gặp dưới các lớp than bùn. Những khoáng này có khả năng tích lũy ở trong đất một lượng rất lớn trong điều kiện khí hậu khô. Thành phần, chất lượng của chung quyết định mức độ và đặc điểm đổ mặn của đất. Tinh thể apatit, Canada Vivianit 2. Khoáng của các oxyt và hydroxyt: Đó là những hidroxyt silic, nhôm ,sắt , mangan được tạo thành có đạng vô định hình khi phong hóa các khoáng nguyên sinh ở dạng hydrat hóa những gel cao phân tử và dần dần bị phản hydrat hóa và kết tinh tạo thành oxyt và hydroxyt có cấu trúc tinh thể.Nhiệt độ cao, giá lạnh, khô hạn và điều kiện oxy hóa thúc đẩy sự tạo thành tinh thể.  Hydroxyt silic (SiO2.nH2O) trải qua thời kì lâu dài chuyển thành gel cứng Opan (SiO2.nH2O) với hàm lượng nươc từ 20% đến 30% sau đó bị mất nước chuyển thành dạng tinh thể Khanxeđon và thạch anh SiO2.  Hydroxyt mangan có màu đen, mềm kết thành những hạt tròn nhỏ có trong đất phù sa và đất đá vôi – được kết tinh dưới dạng khoáng Piroluzit - MnO2, Mangannit Mn2O3.H2O và Pxilomelan – mMnO.nMnO2.pH2O. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT  Oxyt và hydroxyt sắt có màu nâu đỏ đến màu nâu vàng hoặc nâu đen. Nói chung các loại khoáng vật chứa sắt đều có khả năng phân giải tạo thành hdroxyt sắt thứ sinh. Loại này có nhiều trong đất đỏ và là thành phần chính của kết von và đá ong vùng nhiệt đới, bao gồm các loại sau: - Hematit - Fe2O3, có màu đỏ hoặc màu nâu đỏ, có nhiều trong đất đỏ feralit, tập trung nhiều thì thành quặng sắt. - Magnetit – Fe3O4 hoặc Fe2O3.FeO màu đen, hút kim loại phân bố nhiều trong đá macma. - Gơtit -Fe2O3.H2O và Limonit- 2Fe2O3.3H2O. - Hydrogơtit - Fe2O3.3H2O, FeOOH.nH2O. Hematit Magnetit Gơtit Limonit  Oxyt và hydroxyt nhôm, thường gặp trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm: - Bơmit - Al2O3.H2O, hàm lượng Al2O3 85%. Tinh thể bơmit hình trụ có màu trắng xen vàng. - Hydracgylit (Gibsit) - Al(OH)3 chứa 65,4% Al2O3. Tinh thể gibsit hình lục giác màu trắng hoặc xám,đôi khi màu phớt lục hoặc phớt hồng. trong phong hóa nhiệt đới gibsit thường đi kèm với hydroxyt sắt trong kết von và đá ong. Bơmit Hydracgylit KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT  Diaspor - AlO(OH) chứa 85% Al2 O3, đôi khi còn lẫn một lượng nhỏ sắt, mangan hay crom. Tinh thể diaspor dạng lớp mỏng có màu trắng,nâu phớt vàng, tím tươi hoặc xám lục. trong đá biến chất thường gặp diaspor. Những khoáng này ở trong nhiều loại đất thường gặp một lượng không lớn. Gơtit và Gibsit có nhiều trong đất feralit. Diaspor Mức độ kết tinh của các khoáng gây nên độ hòa tan của chúng “phản ứng của môi trường càng lớn thì đọ hòa tan càng nhỏ”. Phản ứng của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến độ hòa tan của sét quy oxyt. Khi pH <5 thì nhôm chuyển sang dạng ion, còn khi pH<3 thì sắt hóa trị 3 chuyển thành dạng ion. Nhứng chất vô định hình có độ phân tán cao như mùn ,từ núi lửa,olofan (Al2O3.SiO2.nH2O). nhiều tính chất phụ thuộc vào hàm lượng và bản chất của những chất vô định hình. Mùn và sét quy oxyt có vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc đất.Oxyt nhôm, sắt vô định hình nhờ có bề mặt lớn hấp phụ nhiều lần làm giảm khả năng cung cấp nó cho thực vật. 3. Khoáng sét Khoáng sét là những alumo – ferosilicat thứ sinh. Chúng được tạo thành do kết quả tổng hợp từ những sản phẩm cuối cùng của sự phong hóa các khoáng nguyên sinh cung như bằng cách thay đổi dần dần các khoáng nguyên sinh trong quá trình phong hóa và hình thành đất. khoáng sêt phổ biến nhất trong đất gồm các nhóm montmorilonit, kaolinit, hydromica, clorit những khoáng này có trong thành phần sét tự nhiên, trong mối quan hệ với chúng và có tên gọi là khoáng sét. Khoáng sét có những tính chất chung:     Cấu tạo tinh thể lớp Độ phân tán cao Có khả năng hấp phụ Có nước liên kết hóa học trong thành phần của chúng. Tuy nhiên mỗi khoáng nhóm có tính chất đặc trưng riêng và ý nghĩa trong độ phì nhiêu của nó. - Khoáng sét nhóm Montmorilonit - [Al2Si4O10(OH)2.nH2O]. Thuộc nhóm này thì có nontronit, beidelit, xaponit… được phâ bố rộng rải ở trong đất trừ đất feralit (ở trong đất feralit montmorilonit có rất ít hoặc hoàn toàn không có). Montmorilonit có mạng lưới tinh thể 3 lớp, được tạo thành từ 2 khối 4 mặt của Oxyt silic, giữa 2 lớp đó có lớp hình 8 mặt của hydroxyt nhôm. Mạng lưới 3 lớp này lần lượt kế tiếp nhau trong tinh thể và làm cho chúng có cấu trúc lớp KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Trong khối 4 mặt và khối 8 mặt của nhóm khoáng montmorilonit sự thay đổi đồng hình có thể có thể xảy ra và gây ra thay đổi thành phần hóa học của khoáng. Điện tích còn thừa được bù bằng nhưng cation này chủ yếu là trao đổi. silic của khối 4 mặt có thể bị thay thế bằng magiê, sắt, niken, kẽm, đồng và những nguyên tố hóa học khác: mMg3(OH)2[Si4O10].n(Al, Fe)2(OH)2[Si4O10].pH2O (m, n thường bằng 0,8 – 0,9). Khoáng sét nhóm montmorilonit Sự liên kết giữa các lớp yếu – các khoáng này có độ trương lớn, phụ thuộc vào lượng nước chứa giữa các lớp mà khoảng cách giữa các lớp thay đổi từ 9,4 đến 21,4Ao. khoảng cách giữa các lớp lớn cho phép kiềm trao đổi xâm nhập vào chúng một cách tự do. Các khoáng thuộc nhóm montmorilonit có độ phân tán cao, chúng chứa tới 60%phần keo và 80% hạt <0,001mm. cấu trúc đặc biệt và tính phân tán cao gây nên dung lượng hấp phụ cation lớn. dung lượng hấp phu cation của montmorilonit bằng 80 120mgđl/100g đất, độ hút ẩm cực đại của montmorilonit đạt tới 30%. Kết hợp với axit mùn khoáng này tạo nên cấu trúc hạt bền trong nước. Như vậy, đối với đất giàu các khoáng montmorilonit đặc trưng bởi khả năng hấp phụ cao, độ trương nở lớn, độ dính và độ hút ẩm cực đại cao. - Khoáng sét nhóm kaolinit - Al2[Si2O5].(OH)4 hoặc Al4[Si4O10].(OH)8. Thuộc nhóm này có kaolinit, haluazit, dikit… kaolimit thường được gặp ở trong đất một lượng nhỏ trừ đất feralit (trong đất feralit kaolinit là khoáng sét chủ yếu). Mạng lưới tinh thể của kaolinit và thuộc nhóm có kết hợp xen kẽ các cụm hai lớp bằng phẳng : lớp dươi gồm những lớp 4 mặt oxyt silic và lớp trên gồm kết hợp các ion hydroxyt và các ion nhôm (các khối 8 mặt của hydroxit nhôm). KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Kaolinit không trương nở vì nước khó xâm nhập vào khoảng cách giữa các lớp do sự liên kết rất chặt giữa các lớp. khoảng cách giữa các lớp không đổi( 7,2A0). Kaolinit không chứa kiềm và ít kiềm thổ, độ phân tá của nó không lớn dung lượng hấp phụ không quá 20mgdl/100g đất. kaolinit chiếm ưu thế của trong đất là dấu hiệu nghèo kiềm của nó. Khoáng sét nhóm kaolinit - Khoáng sét nhóm hydromica - [K,(H3O)].(Al,Fe)2[AlSi3O10]. Thuộc nhóm này có hydromuscovit, hydrobiotit… phổ biến rất rộng rãi ở trong đất. cấu trúc tinh thể hóa học của hydromica chiếm vị trí trung gian giữa cấu trúc của mica và montmorilonit. Các hydromica có các cụm 3 lớp, các cụm này được nối với nhau bằng những hydroxol (H3O) và kali. Chúng thuộc nhóm khoáng 3 lớp nên có khả năng thay đổi đồng hình. Thành phần hóa học của chúng luôn thay đổi. Liên kết giữa các lớp bền vững và nước không thể xâm nhập vào được. Cation kali bù (trung hòa diện tích) không trao đổi với các kali trao đổi do nằm ở ngoài rìa mạng lưới tinh thể nên dễ đàng bị phá hủy. Hydromica là nguồn cung cấp kali quan trọng cho cây. Hàm lượng kali trong hydromica loại illit đạt 6 - 7%. Hydromica được tạo thành chủ yếu từ mica và fenspat. Thuộc về khoáng 3 lớp còn có vermiculit được phân bố rộng rãi ở trong đất. về tính chất nó giống với montmorilonit nhưng chứa nhiều magie hơn (gần 25%) Khoáng sét trong đất thường gặp trong đất clorit. Mạng lưới tinh thể của chúng 4 lớp, không trương nở. Clorit là alumosilicat có chứa sắt, magiê, crôm ít gặp, niken. Về điều kiện thành tạo nó có thể là khoáng nguyên sinh. Trong đất khoáng hỗn hợp nhiều lớp được phân bố rộng rãi. Trong mạng lưới tinh thể của chúng được sắp xếp thứ tự các lớp khối 8 mặt và 4 mặt của những khoáng khác nhau như montmorilonit với illit, vermiculit với clorit… Tỷ lệ giữa khoáng nguyên sinh và khoáng thứ sinh trong đá tạo đất và đất thay đổi phụ thuộc vào thành phần cơ giới của chúng. Cát và cát pha khoáng nguyên sinh chiếm ưu thế chủ yếu là thạch anh và fenspat. Đất thịt được tạo thành từ hỗn hợp các khoáng nguyên sinh và thứ sinh. Trong đất sét khoáng thứ sinh nhiều hơn cả. Thực nghiệm đã chứng minh rằng các khoáng sét tham gia vào sự hấp phụ photpho. N.I.Gorbunov khi phân tích quy luật phân bổ các khoáng có độ phân tán cao ở trong đất đã đi đến kết luận sau : sự thành tạo đất hoàn toàn không làm thay đổi thành phần khoáng, tuy nhiên cùng với sự hình thành đất các khoáng thay đổi bằng cách di chuyển, phá hủy và tổng hợp các khoáng. Không có sự trùng hợp hoàn toàn giữa khoáng có độ phân tán cao với các loại đất. Một khoáng có thể có ở trong nhiều loại đất khác nhau và các khoáng khác nhau có thể có trong một loại đất. Quy luật này được N.I.Gorbunov giải thích bởi do thành phần đá mẹ và tuổi của chúng không giống nhau. Thành phần và hàm lượng các khoáng đặc biệt là khoáng có độ phân tán cao trong đất quyết định nhiều tính chất và độ phì nhiêu của đất. 1.3. Ðá và đá hình thành đất Ðá trầm tích KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Ðá biến chất Ðá Macma Lò macma Mối quan hệ giữa 3 nhóm đá chính trong vỏ Trái Ðất 1.3.1. Ðịnh nghĩa và phân loại đá Ðá là một tập hợp nhiều hoặc một khoáng vật, là thành phần vật chất chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Ðất. Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Ðất gọi là nham thạch hay thạch học. Theo nhà thạch học lỗi lạc người Ðức Rozenbút thì chỉ có những tập hợp khoáng vật tạo thành những thể địa chất độc lập mới được gọi là đá. Một thể địa chất độc lập phải có đủ các điều kiện sau: - Phân biệt rõ với các khối xung quanh và được thành tạo do những quá trình địa chất riêng. - Có thành phần khoáng vật, hoá học xác định và khác với các khối bao quanh. - Các thành phần tạo đá có phương thức kết hợp riêng. Ðá do nhiều loại khoáng vật tạo nên gọi là đá đa khoáng, do một loại khoáng vật gọi là đá đơn khoáng. Ðá bị phong hoá để tạo thành đất gọi là đá mẹ. Theo nguồn gốc hình thành, toàn bộ đá cấu tạo nên vỏ Trái Ðất nằm trong 3 nhóm lớn là: Ðá macma, đá trầm tích và đá biến chất. Trong từng nhóm chính lại chia ra nhiều nhóm nhỏ hơn. Ví dụ: nhóm đá macma có các nhóm phụ là macma siêu axit, macma axit, macma trung tính... 1.3.2. Ðá macma a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá macma Ðá macma là những đá được hình thành do sự đông cứng của dung dịch macma. Nếu dung dịch macma đông cứng dưới sâu (trong vỏ Trái Ðất) tạo đá macma xâm nhập, ngược lại dung dịch macma phun trào ra phía ngoài mặt vỏ Trái Ðất rồi đông cứng lại thì tạo nên đá macma phun trào. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Ðá macma có nhiều loại khoáng vật khác nhau, có kiến trúc và cấu tạo phức tạp. Trong vỏ Trái Ðất đá nằm ở nhiều thể: tường mạch, nền, trụ, nấm, lớp phủ, vòm phủ... Có nhiều cách phân loại đá macma, phương pháp được sử dụng rộng rãi là dựa vào hàm lượng SiO2 trong đá như ở bảng sau: Phân loại đá macma theo hàm lượng SiO2 Hàm lượng SiO2 (%) Tên đá > 75 Macma siêu axít 65 - 75 Macma axít 52 - 65 Macma trung tính 40 - 52 Macma bazơ < 40 Macma siêu bazơ Ðá Macma có hàng trăm loại khoáng vật nhưng số khoáng vật chính tạo đá không nhiều. Mười khoáng vật: Fenspat, Thạch anh, Amphibon, Pyroxen, Mica, Ôlivin, Nephêlin, Lơxit, Manhêtit, Apatit chiếm 99% trọng lượng đá macma; Thành phần hoá học chủ yếu của đá macma là Silic, nhôm, sắt... thể hiện ở bảng sau: Hàm lượng trung bình của các nguyên tố Các chất Hàm lượng trung bình (%) SiO2 59,12 Al2O3 15,13 Fe2O3 6,88 CaO 5,08 MgO 3,49 Na2O 3,84 K2O 3,13 H2O 1,15 Dựa vào màu sắc, các khoáng vật tạo đá macma chia làm hai nhóm chính:   Các khoáng vật sáng màu: Fenspat, Mica trắng... Các khoáng vật sẫm màu: Amphibon, Ôlivin, Manhêtit... KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT b. Một số loại đá Macma  Pecmatit : Là loại đá điển hình cho macma siêu axit, hình thành dưới sâu, nằm ở thể mạch, có kiến trúc toàn tinh hạt lớn. Các khoáng vật chính tạo đá là Fenspat dạng Octoclaz, Thạch anh, Mica kết tinh tạo các tinh thể lớn, màu xám trắng hay trắng xám. Pecmatit là loại đá cứng rắn rất khó bị phá huỷ hoá học. Sản phẩm phong hoá của đá Pecmatit chủ yếu là các hạt cơ giới có kích thước khác nhau. Ðất hình thành trên Pecmatit có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng chua và nghèo dinh dưỡng. Việt Nam gặp Pecmatit ở La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.  Granit: Ðá Granit còn có tên gọi là đá hoa cương, đại diện cho đá macma axit. Hình thành dưới sâu, rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất, màu xám trắng, xám hoặc hồng. Kiến trúc toàn tinh với các kích thước hạt khác nhau. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Octoclaz, Thạch anh, mica trắng và đen, Hoocblen. Khoáng vật phụ có Plazoclaz, Apatit, Manhetit. Các khoáng vật có thể quan sát nhận biết bằng mắt thường. Dựa vào kích thước và thành phần khoáng vật mà có các tên gọi như: Granit hạt thô, Granit hạt trung bình, Granit hạt mịn, Granit 2 mica... Granit có Fenspat kiềm như Anbit, Microlis... thì có màu hồng, đỏ, đỏ sẫm dùng làm gạch trang trí. Granit là loại đá cứng rắn, khó bị phong hoá. Ðất hình thành trên đá Granit nói riêng và Macma axit nói chung có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, rất chua và nghèo dinh dưỡng. Ở Việt Nam gặp Granit ở nhiều nơi như Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Ðèo Hải Vân, Thanh Hoá, Quảng Bình... Ðá phun trào tương ứng với Granit là Riôlit (còn gọi là Lipazit) có thành phần khoáng vật giống với Granit nhưng có kiến trúc poocphia, cấu tạo dòng chảy. Nếu Riôlit không kết tinh được gọi là thuỷ tinh núi lửa. Dãy núi Tam Ðảo chủ yếu cấu tạo bởi Riolit.  Anđêzit và Poocphia: Là những đá macma trung tính điển hình, hình thành bằng con đường phun trào. Anđêzit có màu xám, xám đen, xanh đen, đen. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Plazoclaz, Hoocbles, Ôgít, Pyroxen, Biôtit. Anđêzit là đá phun trào kiểu mới, Poocphia là đá phun trào cổ. Ðá xâm nhập tương ứng với Anđêzit là Ðiorit có kiến trúc toàn tinh, thành phần khoáng vật tương tự Anđêzit. Khi lộ ra ngoài Anđêzit bị phá huỷ dễ hơn đá macma axit. Ðất hình thành trên loại đá này có thành phần cơ giới nặng, tầng dày và có nhiều tính chất tốt. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Việt Nam gặp Anđêzit ở Thanh Hoá, Lai Châu, Tây Nguyên. Ðiorit gặp ở Lào Cai, Kontum...  Bazan, Ðiabaz, Gabrô: Bazan là đá điển hình của Macma bazơ, hình thành bằng con đường phun trào. Màu xám, xám đen, đen. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Pyroxen (Ôgít hoặc Ðiopxit) chiếm khoảng 50 %, thứ đến là Plazoclaz kiềm, khoáng vật phụ là Olivin, hoocblen. Ðá Bazan có kiến trúc vi tinh hay hạt mịn, mắt thường không phân biệt được các tinh thể khoáng có trong đá. Trong đá thường có các lỗ hổng hình tròn hay bầu dục, nếu đá có nhiều lỗ hổng thường xốp, nhẹ gọi là đá bọt Bazan. Thế nằm của đá Bazan chủ yếu là vòm phủ và dòng chảy. Ðiabaz là Bazan cổ. Gabrô là đá xâm nhập tương ứng với phun trào Bazan, có kiến trúc toàn tinh dạng hạt lớn và trung bình. Khi lộ ra ngoài mặt, đá Bazan rất dễ bị phá huỷ, đất hình thành trên đá Bazan có màu đỏ, nâu đỏ, thành phần cơ giới nặng, tầng dày và có nhiều tính chất tốt. Việt Nam gặp đá Bazan ở Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá... - Ðunít: Ðunít là đá Macma siêu bazơ hình thành dưới sâu. Ðá có kiến trúc hạt trung bình hay hạt nhỏ. Màu xanh lục, xám đen, đen. Khoáng vật chủ yếu là Ôlivin (thay đổi từ 85 100%), ngoài ra còn gặp một ít Crônit, Manhêtít. Khi bị biến đổi Ôlivin tạo thành Secpentin. Ðất hình thành trên đá Ðunít có màu đen. Việt Nam gặp Ðunít ở Cổ Ðịnh - Thanh Hoá. Pecmatit Granit Anđêzit Bazan Dunit 1.3.3. Ðá trầm tích a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá trầm tích Ðá trầm tích là đá hình thành từ sản phẩm phong hoá của các đá có trước hoặc do xác sinh vật tích đọng tạo thành. Ví dụ: Ðá cát kết (Sa thạch) do các hạt cát là sản phẩm của phong hoá vật lý kết gắn tạo thành. Ðá vôi San hô do xác San hô chết tích đọng tạo thành... Dựa vào nguồn gốc hình thành, nhóm đá trầm tích thường được chia thành các nhóm phụ sau: Trầm tích cơ học, trầm tích hoá học, trầm tích sinh học và trầm tích hỗn hợp. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT b. Một số loại đá trầm tích  Đá vụn: Sản phẩm của sự phân hũy cơ học và trầm tích lắng lại các khoảng bền vững chủ yếu là thạch anh. Thuộc nhóm này là quăngzit, cuội kết… Dựa vào kích thước và hình dạng các mảnh vụn và mức đôo gắn kết ,mà đá trầm tích được chia ra: - Đá vụn thô > 2mm - Đá cát > 0.5 - 2mm - Đá phấn sa (đá bột) > 0,01 - 0,5mm  Đá vụn thô: Các loại hạt sỏi hoặc đá dăm do quá trình phong hóa các loại đá khác bị vở vụn ra rồi di chuyển, bị bào mòn,sau đó gắn kết lại với nhau mà thành. Chất gắn kết chính là canxit, silic, sắt…và có khi là những hạt khoáng sét. Thành phần khoáng vật của đá vụn thô không ổn định, nó phụ thuộc vào các loại khoáng vật bị tách ra hoặc di chuyển từ nơi khác đến. Dựa vào kích thước và hình dạng riêng biệt đá vụn thô được chia ra một số nhóm. Phân nhóm đá vụn thô theo kích thước và hình dạng. Kích thước mảnh Mãnh vụn tròn nhẵn Mãnh vụn sắc cạnh vụn (mm) Rời rạc Gắn kết Rời rạc Gắn kết 100-1000 và lớn hơn Đá mảnh tròn 10 - 100 Cuội < 10 Sỏi  Cuội kết Cuội kết Cuội kết Đá mảnh sắc cạnh Đá dăm Sỏi sắc cạnh Đá dăm kết Đá dăm kết Đá dăm kết Ðá cát: Ðá cát là đá điển hình của trầm tích cơ học. Hạt cát là sản phẩm phá huỷ cơ học các đá khác có kích thước từ 2mm - 0,1mm. Sản phẩm ở trạng thái rời rạc gọi là cát, nếu kết gắn lại gọi là cát kết (Sa thạch). Cát kết có 2 thành phần cơ bản là các hạt cát và chất xi măng kết gắn. Thành phần khoáng vật của cát kết: Thạch anh, Fenspat, Mica, Ziacon, Manhetít, Kaolinít... Cát kết có cấu tạo khối và cấu tạo phân lớp. Xi măng kết gắn là Silic, sắt, canxi, sét... Cát kết rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất, chiếm khoảng 60% trầm tích cơ học. Ðất hình thành trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, có nhiều tính chất xấu. KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT Ở Việt Nam đá cát gặp phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi như Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Kontum... Cát rời gặp ở ven các dòng sông suối, đặc biệt gặp một dải dài ven biển miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.  Đá phấn sa (đá bột cát): Được tạo thành từ những hạt nhỏ có kích thước từ 0,1 – 0,01mm. thành phần khoáng vật chủ yếu như đá cát hoặc phức tạp hơn. Đá bột cát được chia ra thành: cát pha và hoàng thổ (lios) – kích thước của nó chiếm khoảng trung gian giữa cát và sét. Ở nước ta đá bột cát có nhiều ở Bắc Giang, Lạng Sơn.  Đá sét (đá phiến sét): Là kết quả của sự phá hủy cơ học cũng như sự biến cải sâu sắc tinh thể hóa học của cac khoáng nguyên sinh trong úa trình hình thành đá. Đây là đá trầm tích được tạo thành chủ yếu (gần 75%) từ các hạt có kích thước <0,01mm, trong đó chủ yếu là các hạt có kích thước <0,001mm.màu sắc sét phụ thuộc vào hàm lượng các khoáng vật chứa trong đó. Đá sét chặt (thường cứng) được tạo thành do nén chặt khi mất nước và kết gắn nhưng tấm sét gọi là sét kết (acgilit). Dựa và thành phần khoáng vật người ta chia đá sét ra: sét montmorilonit, sét monotecnit, bentonit... đây là các loại trầm tích màu, dễ bị phong hóa. Đất phát triển trên đá phiến sét thường giàu chất dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nặng.  Đá trầm tích nguồn gốc hóa học và hữu cơ  Than bùn Than bùn được hình thành do sự phân giải không hoàn toàn xác thực vật trong điều kiện dư ẩm và thiếu oxy (vùng đầm lầy), màu đen, nâu đen hay xám đen. Rất nhẹ, xốp và chứa nhiều di tích thực vật. Thành phần hoá học của Than bùn: Oxy chiếm 30 - 38%, Cacbon 28 - 35%, Hyđro 5,5%, Nitơ 1- 2%. Than bùn có phản ứng rất chua. Than bùn được sử dụng làm chất đốt, làm nguyên liệu để sản xuất phân bón cho sản xuất nông nghiệp.  Ðá Vôi Ðá vôi được hình thành do kết tủa CaCO3 từ dung dịch thật (trầm tích hoá học) hoặc do xác sinh vật chứa nhiều CaCO3 tích đọng lại (trầm tích sinh học). Màu trắng, hồng, xám, xanh, xám đen. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Canxit, ngoài ra còn gặp Aragônít, Kaolinit, Thạch cao, oxyt sắt, nhôm, Ðôlômít... Ðá vôi sinh vật do xác các loại sinh vật như Huệ biển, Tay cuộn, San hô, sò, hến,... Núi đá vôi ở vịnh Hạ Long chủ yếu là xác San hô. Ðất hình thành trên đá vôi có màu đỏ, nâu đỏ, trường hợp đặc biệt có màu đen. Ðá vôi còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, làm chất cải tạo đất chua... 1.3.4. Ðá biến chất KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá biến chất Ðá biến chất là đá được hình thành do đá macma, đá trầm tích bị biến đổi mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn. Nguyên nhân tạo nhiệt độ cao và áp suất lớn là các hoạt động địa chất diễn ra trong vỏ Trái Ðất như hoạt động macma, hoạt động kiến tạo... Giới hạn dưới của nhiệt độ là 350oC, của áp suất là 250-300 atm bắt đầu gây biến chất cho đá. Dựa vào nguồn gốc đá ban đầu, dựa vào nguyên nhân, dựa vào mức độ biến chất, dựa vào thành phần khoáng vật và hoá học để phân loại đá biến chất. Nhóm đá biến chất có các nhóm phụ là biến chất động lực, biến chất nhiệt, biến chất nhiệt động và biến chất trao đổi. Nếu đá biến chất có nguồn gốc macma thì thêm đầu ngữ là Octo, có nguồn gốc từ đá trầm tích thì thêm tiếp đầu ngữ là Para. Ví dụ: Octognai, Paragnai... b. Một số loại đá biến chất  Nhóm đá phiến Là những đá có cấu tạo phân phiến, gặp rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất với những đá điển hình sau: - Phiến thạch sét: trước đây đá này xếp vào đá trầm tích, nay được xếp vào đá biến chất, thực chất phiến thạch sét được coi là trung gian giữa đá trầm tích và biến chất. Thành phần chính của đá là sét, ngoài ra còn gặp một số khoáng vật đặc trưng của đá biến chất như: Xêrixit, Clorit. Ðá có cấu tạo phân phiến điển hình, màu xám, xám đen, đen hoặc xanh xám. Khi lộ ra ngoài không khí đá dễ bị phá huỷ tạo thành đất đỏ và có nhiều tính chất tốt. Ở Việt Nam, phiến thạch sét gặp ở nhiều nơi như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Tây Nguyên... - Phiến thạch mica: Ðá có cấu tạo phân phiến nhưng không điển hình như các đá phiến khác. Thành phần khoáng vật chính của đá là sét, mica, khoáng vật phụ là Grơnat, Xinimanit, Ðites, Thạch anh. Màu xám, xám vàng. Việt Nam gặp nhiều ở Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An... - Phiến Clorit, phiến Phyllit: Là những đá có cấu tạo phân phiến rất điển hình. Khoáng vật chủ yếu trong đá Clorit là sét và Clorit, trong đá Phyllit là sét và Xêrixit. Vùng vòng cung sông chảy gặp khá phổ biến Clorit và Phyllit. - Amphibolit: Là đá phiến kết tinh của nhóm biến chất nhiệt động. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Hoocblen và Plazoclaz, khoáng vật phụ có Pyroxen, Biotit, Êpiđôt, thạch anh. Ðá có cấu tạo phân phiến, cấu tạo phân lớp song song. Màu đen, lục, xám xanh, xanh lá cây. Ở Việt Nam Amphibolit gặp ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ... KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT  Ðá Gnai Thuộc nhóm đá biến chất nhiệt động, có kiến trúc hạt biến tinh với kích thước hạt khá lớn. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Fenspat, thạch anh và mica, khoáng vật phụ có Hoocblen, Pyroxen, Granát. Gnai có nguồn gốc từ Granit, Ðioxit, Cát kết.... Ở Việt Nam Gnai gặp ở thượng nguồn sông chảy, Kontum...  Ðá hoa Ðá hoa do đá vôi bị tái kết tinh khi gặp nhiệt độ cao. Thành phần khoáng vật chính là Canxit kết tinh từ hạt mịn đến trung bình hoặc to, ngoài ra còn gặp khoáng vật phụ là Ðôlômit, Xêrixit, Tan. Ðá có cấu tạo khối, màu trắng, nâu, hồng... Ở Việt Nam đá hoa gặp ở Phong Thổ - Lai Châu, Quốc Oai - Hà Tây.  Quăczít Quăczít thuộc nhóm đá biến chất nhiệt. Kiến trúc hạt biến tinh với cấp hạt mịn là chính. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Thạch anh, ngoài ra còn gặp Xirêxit, Fenspat. Quăczít có nguồn gốc từ macma siêu axit hay cát kết thạch anh. Màu vàng, trắng, hồng hoặc xám. Ðá rất cứng rắn, khó bị phong hoá khi lộ ra ngoài không khí. Việt Nam gặp Quăczít ở nhiều nơi như: Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Giang... Đá Gnai Đá phiến silic Đá hoa Đá phiến phyllit Quăczit Đá phiến mica Amfibolit Đá phiên sét Tất cả các loại đá và mẫu đá hình thành đất dựa vào tuổi có thể chia thành hai nhóm lớn:  Đá cổ hoặc đá gốc trước kỷ thứ tư chủ yếu là những đá chặt kể trên.  Đá đệ tứ hoặc đá hiện đại chủ yếu là những đá xốp có nguồn gốc lục địa hoặc biển. Đá gốc là sản phẩm phá hủy các đá macma, trầm tích và biến chất thuộc các thời đại thời kỳ khác nhau. Chúng phân bố rộng rải ở vùng núi còn ở đồng bằng tương đối ít. Đá hiện đại gặp nhiều ở đồng bằng. Dựa vào nguồn gốc phát sinh các đá tạo đất được chia ra thành nhưng loại chủ yếu KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT sau:  Tàn tích (eluvi) Sản phẩm phong hóa đá cổ (đá gốc) nằm tại chổ hình thành nên chúng. Tàn tích phát triển mạnh trên những khu vực phân thủy bằng phẳng ở đó không có quá trình bóc mòn hoặc bóc mòn rất yếu. tàn tích trên đá xốp về thành phần cơ giới và thành phần khoáng chúng thường chứa những mảnh vụn của đá gốc ới hàm lượng khác nhau. Màu sắc của eluvi thay đổi phụ thuộc vào đá gốc và đặc điểm của phong hóa. Đặc điểm đặc trưng của trầm tích là mối quan hệ mật thiết về mặt phát sinh sản phẩm của phong hóa đá gốc (đá ban đầu) và sự chuyển tiếp dần dần đến đá gốc khi quan sát lát cắt đứng.  Sườn tích (deluvi): Được tạo thành ở những vùng thấp chân của sườn đồi, núi do sự rữa trôi của nước mưa hoặc tuyết những sãn phẩm phá hủy đá từ phía trên sườn núi và một phần từ đường phân thủy. Dấu hiệu của sườn tích là phân lớp, khác nhau về thành phần cơ giới (các phần tử lớn nằm ở phía trên sườn núi, các phân tử nhỏ hơn nằm ở chân núi). Tuy nhiên gặp trầm tích không phân lớp và không phâ loại thành phần cơ giới. sườn tích có nhiều loại theo thành phần cơ giới: cát, pha cát, sét cát, sét. Nó phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan