Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành ...

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng

.DOC
83
1837
96

Mô tả:

-1- LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên cuối khóa, bước đầu giúp chúng ta làm quen với việc nghiên cứu một đề tài khoa học. Xuất phát từ ý tưởng và hoài bão lớn lao của mình và được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Địa Lý, em đã quyết định thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng”. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của: - Cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thị Diệu Huyền – Giáo viên hướng dẫn – Giảng viên khoa Địa Lý - Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN. - Ban giám đốc, cán bộ, công nhân của Công ty Công viên và Công ty Cây xanh thành phố Đà Nẵng. - Quý thầy cô khoa Địa Lý cùng tất cả bạn bè, đồng nghiệp và sự ủng hộ, động viên của gia đình. Em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến quý thầy cô, ban lãnh đạo Công ty Công viên – Công ty Cây xanh và gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ em thực hiện tốt đề tài này. Vì bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cộng với kinh nghiệm của bản thân chưa có nhiều nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả quý thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Đà Nẵng, tháng năm Sinh viên thực hiện -2- MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cảm ơn………………………………………………………1 Mục lục………………………………………………………….2 Danh sách các bảng biểu………………………………………...5 Bản đồ Đà Nẵng…………………………………………………6 Phần I: Mở đầu………………………………………………………..7 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………...7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………….8 3. Mục đích nghiên cứu………………………………………….9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………........9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………....10 6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………..10 Phần II: Nội dung…………………………………………………......12 Chương 1: Cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan đến Đô thị hóa – Môi trường – Cây xanh………………………………....12 1.1. Tổng quan về đô thị hóa – Môi trường – Môi trường đô thị - Cây xanh đô thị………………………………………...,12 1.1.1. Đô thị hóa………………………………………………...,12 1.1.2. Môi trường………………………………………………..12 1.1.3. Môi trường đô thị………………………………………....13 1.1.4. Cây xanh đô thị…………………………………………...13 1.1.5. Không gian xanh đô thị…………………………………..14 1.2. Vai trò của cây xanh đô thị………………………………....14 1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển cây xanh của thành phố…………..17 1.3.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………...17 1.3.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội………………………………..19 Chương 2: Hiện trạng cây xanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...21 2.1. Khái quát tình hình cây xanh đô thị Đà Nẵng……………....21 2.1.1. Tình hình phát triển – phân bố cây xanh đường phố……...21 2.1.2. Tình hình phát triển – phân bố cây xanh Công viên – Vườn hoa – Hành lang kĩ thuật………………………………………...25 -3- 2.2. Đánh giá tình hình, công tác phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng……………………………………………...33 2.2.1. Những ưu điểm……………………………………………34 2.2.2. Những tồn tại, khó khăn…………………………………..34 2.3. Cây xanh tại một số tuyến đường trên thành phố…………...36 2.3.1. Đường Nguyễn Văn Linh…………………………………36 2.3.2. Đường Trần Phú…………………………………………..37 2.3.3. Đường Bạch Đằng………………………………………...38 2.3.4. Đường 2/9…………………………………………………41 2.3.5. Đường Phạm Văn Đồng…………………………………..42 2.3.6. Đường Nguyễn Tất Thành………………………………...43 2.3.7. Đường Điện Biên Phủ…………………………………….45 Chương 3: Việc quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng………………………………………………………...47 3.1. Các văn bản, chính sách quản lý cây xanh đô thị…………...47 3.1.1. Bộ Xây Dựng……………………………………………...47 3.1.2. Thành phố…………………………………………………48 3.2. Việc quy hoạch, phát triển cây xanh đô thị…………………53 3.2.1. Cơ sở xác định chủng loại cây trồng đô thị……………….53 3.2.2. Định hướng quy hoạch, phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng……………………………………………...54 3.2.3. Giải pháp trồng cây có chọn lọc…………………………..55 3.2.4. Các giải pháp thực hiện "Đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010"……………………………..65 3.2.5. Tiến độ thực hiện "Đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010"……………………………..68 3.2.6. Phân bổ kinh phí cho "Đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010"……………………………..70 3.2.7. Tổ chức thực hiện "Đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010"……………………………..75 3.3. Một số mô hình, hình ảnh của các đô thị xanh ở nước ta…...75 3.3.1. Cây xanh thành phố Huế…………………………………..75 3.3.2. Cây xanh thành phố Vũng Tàu……………………………77 3.3.3. Cây xanh thành phố Hồ Chí Minh………………………...79 3.4. Dự báo về tình hình cây xanh đô thị thành phố những năm tới trong chiến lượt: “Phủ xanh thành phố Đà Nẵng tới năm 2015”…80 -4- Phần III: Kết luận – Tồn tại – Kiến nghị……………………………..82 1. Kết luận………………………………………………………...82 2. Tồn tại………………………………………………………….82 3. Kiến nghị……………………………………………………….83 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..85 -5- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Danh sách bảng biểu 1 Ảnh hưởng của độ rộng đai cây đến độ giảm tiếng ồn 2 Bảng thống kê sự phân bố cây xanh đường phố trên Trang 1 24 địa bàn thành phố Đà Nẵng 4 Bảng các loại cây trồng phổ biến trong 26 Công viên – vườn hoa 4 Bảng thống kê các Công viên - Vườn hoa 27 tại thành phố Đà Nẵng 5 Bảng tình hình phát triển cây xanh từ năm 2003 33 đến năm 2006 6 Đặc điểm một số loài cây trồng đường 56 7 Bảng một số loài cây trồng đặc trưng 59 cho thành phố Đà Nẵng 8 Nhóm cây bóng mát chủ lực 65 9 Bảng phân bổ kinh phí hằng năm 70 -6- -7- -8- (Nguồn: Sở Giao thông – Công chính) PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong quá trình mở cửa phát triển nền kinh tế, nhiều đô thị đang được hình thành và phát triển, đó không gian đô thị được mở rộng hơn với những nét hiện đại, cảnh quan thiên nhiên trong đô thị dần bị thu hẹp do sự phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Do vậy việc phát triển hạ tầng kinh tế sao cho phù hợp với quy hoạch bố trí không gian xanh trong đô thị đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của các đô thị trên cả nước hiện nay. Đà Nẵng là một thành phố biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thành phố với một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư xây dựng một cách nhanh chóng, cảnh quan đô thị đang được hình thành một ngày hoàn thiện hơn. Quá trình đô thị hóa đã làm cho thành phố đang trở nên nóng hơn, ô nhiễm và mất cảnh quan hơn. Quá trình bêtông hóa đang làm mất dần những khoảng không gian xanh trong thành phố. Màu xám ghi của chất liệu bêtông như đang lấn át màu xanh của thiên nhiên, nét hiện đại của đô thị đang dần vượt trội vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế thành phố nói chung và cảnh quan thành phố nói riêng. Cùng với vị trí nằm ở trung tâm hai đầu đất nước, núi nhô ra sát biển nên hằng năm thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra đã gây những hậu quả không nhỏ đến việc quy hoạch, phát triển mạng lưới cây xanh trên địa bàn thành phố. Song song với việc phát triển kinh tế, vấn đề hình thành và bảo vệ không gian cây xanh trong thành phố đã trở thành một vấn đề hết sức cấp bách của không chỉ riêng ai mà của toàn thể nhân dân thành phố với -9- những chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học của quốc gia và địa phương đã và đang được triển khai thực hiện. Tuy vậy là một đô thị mới đang trên đà phát triển kinh tế, trong điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều khó khăn thiếu thốn thì việc chỉnh trang quy hoạch không gian xanh đô thị sao cho phù hợp với phát triển kinh tế là một vấn đề nan giải, đòi hỏi phải có sự đồng tình chung sức chung lòng của không chỉ các cấp lãnh đạo thành phố mà của toàn nhân dân thành phố mới có thể đưa thành phố trở thành một đô thị kinh tế năng động, một đô thị xanh, văn minh, lịch sự của cả nước trong thời gian tới. Đây chính là lý do và động cơ thôi thúc em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới - Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị tập trung vào việc trồng cây, bảo quản và kiến trúc cảnh quan (Landscape architeure). Đến giữa thập kỷ 60 của thế kỷ 20 quan niệm Lâm nghiệp đô thị (Urban forestry) hay sự quản lý hệ thống rừng cây xanh đô thị vẫn chưa được thừa nhận Grey (1978) dẫn ra rằng quan niệm Lâm nghiệp đô thị được giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới ở trường Đại học Toroto vào năm 1965 (theo Jorgensen) như sau: “Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến các cây xanh đô thị hay quản trị các cây cá lẻ, mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị ...”. - Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt giữa ngành trồng cây và Lâm nghiệp đô thị nhưng trong Hiến Chương Lâm Nghiệp phối hợp, năm 1978 xem Lâm nghiệp đô thị và ngành trồng cây là thể thống nhất, đã định nghĩa Lâm nghiệp đô thị như sau: “Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng, tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành”. - Những năm cuối thế kỷ 20, các phong trào nghiên cứu cây xanh đô thị, đặc biệt là các vườn thực vật, công viên phát triển mạnh trên thế giới. 2.2. Ở Việt Nam - 10 - - Quá trình nghiên cứu phát triển trồng cây xanh đã có từ lâu đời. Trong thời phong kiến, các cung điện, lăng tẩm được trồng cây xanh và một số cây vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở trong các khu du lịch. Nhưng cây xanh đô thị thực sự chú trọng phát triển một cách khoa học khắp nơi trong nước vào thời kỳ Pháp thuộc, khi mà quá trình xây dựng đô thị ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ được hình thành. - Phong trào: ”Tết trồng cây” đã được Bác Hồ kính yêu phát động từ năm 1960. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, cuộc chiến tranh chống Mỹ hầu như đã làm gián đoạn các quá trình nghiên cứu về cây xanh đô thị. Chỉ từ khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì sự nghiên cứu trở lại mạnh mẽ hơn ở miền Nam và miền Bắc. - Tháng 12 năm 1994 Việt Nam tham gia một hội thảo ở ChaingMai - Thái Lan về chuyên đề rừng và môi trường đô thị, hội thảo này tập trung vào 4 chủ đề chính là Việt Nam tham gia báo cáo chủ đề “Cây và môi trường đô thị”, trong đó tập trung vào 4 vấn đề: + Khái quát quá trình trồng cây và phát triển cây xanh đô thị trong các tỉnh, thành phố Việt Nam. + Sơ bộ thống kê các thành phần cây xanh trong đô thị ở các thành phố lớn (chủ yếu là ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh). + Nghiên cứu chọn các loài cây cho các đô thị ở Việt Nam theo chức năng khác nhau. - Và cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây xanh của các nhà khoa học trong cả nước trong tất cả các lĩnh vực: thống kê, phân loại, điều tra đánh giá hiện trạng, các giải pháp quy hoạch ... 3. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý luận và thực tiễn công tác quy hoạch phát triển cây xanh trong đô thị của Việt Nam áp dụng vào địa bàn nghiên cứu và thực tế tình hình phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng nhằm hình thành một không gian xanh đô thị, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của kinh tế thành phố trong thời gian tới, đưa Đà Nẵng trở thành một đô thị xanh - sạch - đẹp - văn minh lịch sự của nước ta và khu vực. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát chung những vấn đề lý luận và vai trò của cây xanh đô thị. - 11 - - Tìm hiểu hiện trạng các điểm tập trung cây xanh trên địa bàn thành phố, qua đó nêu bật lên tình hình phát triển, phân bố của hệ thống cây xanh đô thị của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. - Nắm bắt một số định hướng, quy hoạch phát triển cây xanh thành phố thông qua các văn bản về công tác quản lý, chăm sóc và quy hoạch của các Sở, Ban, Ngành của thành phố. - Dẫn chứng một số mô hình về cây xanh đô thị ở Việt Nam mà Đà Nẵng có thể học tập, áp dụng được. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm giúp cho việc quy hoạch và phát triển cây xanh thành phố ngày càng phong phú và đa dạng hơn trong thời gian tới. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cây xanh đô thị là tài sản công cộng thuộc quyền quản lý của nhà nước. Cây xanh đô thị bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau từ các loài thực vật thân gỗ nằm trên các vỉa hè, đến các cây bụi, dây leo, hoa cỏ trên các dải phân làn, trong Công viên – Vườn hoa, công sở, trường học bệnh viện… Nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về một số loài cây xanh đường phố tại các tuyến đường lớn trong nội thị và một số loài cây hoa tại các công viên vườn hoa trong thành phố. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan các tài liệu có được, chúng ta tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin, tài liệu giúp ta có được một tài liệu toàn diện và khái quát về đề tài nghiên cứu. Những tài liệu được cập nhật từ rất nhiều nguồn tài liệu như : Sở Giao thông – Công chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Công ty Cây xanh Đà Nẵng, Công ty Công viên Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng… Là những tài liệu về các vấn đề liên quan qua đến cây xanh của thành phố như: tình hình phát triển cây xanh, việc chăm sóc, quản lý và quy hoạch của các cơ quan chủ quản của thành phố. Trên cơ sở những tài liệu đó sẽ đưa vào xử lí phân tích để rút ra những kết luận cần thiết, từ đó có những định hướng phát triển cho vấn đề cây xanh của Đà Nẵng trong tương lai. - 12 - 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa Việc nghiên cứu một đề tài mang tính thực tiễn đòi hỏi phải có kiểm nghiệm thực tế. Với việc nghiên cứu, khảo sát thực tế tình hình phân bố cây xanh trên địa bàn thành phố, từ đó có được một nét tổng quát và đầy đủ về sự phát triển của cây xanh thành phố để đưa ra được những quy hoạch phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế của tiêu chuẩn cây xanh đô thị thành phố. 6.3.Phương pháp điều tra Kết hợp với việc nghiên cứu thực tế, tiến hành điều tra số lượng cây, chủng loại cây, tình hình phân bố phát triển trên các tuyến đường tiêu biểu của thành phố. Từ đó, làm rõ thêm hiện trạng cây xanh đô thị trong những năm qua và đưa ra một số giải pháp cho vấn đề cây xanh đo thị thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. - 13 - PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔ THỊ HÓA – MÔI TRƯỜNG – CÂY XANH 1.1. Tổng quan về đô thị hóa – Môi trường – Môi trường đô thị - Cây xanh đô thị 1.1.1. Đô thị hóa - Đô thị hoá là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Đây là một khái niệm rất đa dạng, bởi vì đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học cũng xem xét và quan sát hiện tượng đô thị hoá từ nhiều góc độ khác nhau. - Quá trình đô thị hoá là quá trình công nghiệp hoá đất nước. Vì vậy, cũng có người cho rằng đô thị hoá là người bạn đồng hành của công nghiệp hoá. Quá trình đô thị hoá cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. 1.1.2. Môi trường - Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố sống ở chung quanh chúng ta. Như vậy, môi trường được hiểu như là gồm: không khí, đại dương và lục địa trong đó có cả sinh vật (động vật, thực vật và vi sinh vật) sinh sống. - Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: + Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật lý, hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người. + Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. + Môi trường nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. - 14 - - Môi trường là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học liên ngành có mục đích chủ yếu là bảo vệ môi trường sống lâu dài của con người trên Trái Đất. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật của con người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống (khai thác tài nguyên thiên nhiên, gia tăng dân số, sản xuất công nghiệp). Không có một ngành khoa học nào đang có hiện nay đủ điều kiện nghiên cứu và giải quyết mọi nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường là quản lý và bảo vệ chất lượng các thành phần môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất. 1.1.3. Môi trường đô thị Môi trường đô thị bao gồm mọi yếu tố đất, nước, không khí, môi sinh, ánh sáng, lòng đất, các hệ sinh thái, các khu dân cư, các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất, các khu bảo tồn thiên nhiên... và các hình thái vật chất khác nằm trong lãnh thổ đô thị. 1.1.4. Cây xanh đô thị a) Khái niệm Cây xanh đô thị có thể chia thành nhiều loại, tùy theo tính chất sử dụng và vị trí của khu đất trong cơ cấu quy hoạch đô thị. Các loại cây xanh đô thị: * Cây xanh sử dụng công cộng Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường) phục vụ trực tiếp cho đô thị theo nhu cầu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, rèn luyện thân thể và mỹ quan đô thị. Gồm các loại: - Các dải cây xanh thành phố: thường được trồng theo các phố lớn ở 2 bên hoặc ở khoảng giữa tuyến đường. Hình thức này còn được tổ chức trên các tuyến đi bộ chính trong khu ở, trên các trục trung tâm đi bộ có xen kẽ các kiến trúc nhỏ ghế đá nghỉ chân. - Cây xanh trong công viên thành phố: là loại hình cây xanh chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống cây xanh thành phố. Tùy theo điều kiện địa hình cho phép, công viên có thể bố trí đều trong khu dân cư và ở những nơi có địa hình cảnh quan thiên nhiên đẹp. Công viên là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, giải trí nghỉ ngơi, thể thao, rèn luyện thân thể. - 15 - - Các vườn hoa: là khuôn viên nhỏ hẹp kết hợp với các quảng trường công cộng thành phố và các công trình kiến trúc nhỏ, làm tăng vẻ đẹp của tổng thể kiến trúc đô thị. Đây cũng là chỗ dừng chân, ngắm cảnh đô thị. * Cây xanh sử dụng hạn chế Đây là khu cây xanh công cộng nhưng chỉ phục vụ hạn chế cho một số đối tượng mang tính chuyên dùng như cây xanh trong khu trường học, bệnh viện, khu công nghiệp… * Cây xanh có chức năng đặc biệt Là khu cây xanh tổ chức theo nhu cầu riêng của quy hoạch. Bao gồm các khu cây xanh mang tính chất nghiên cứu khoa học, vườn thực vật, vườn thú, vườn ươm cây, các khu cây xanh cách lý bảo vệ, chống gió bão, gió nóng, gió bụi… 1.1.5. Không gian xanh đô thị Không gian xanh là bộ phận chức năng quan trọng cấu thành không gian đô thị, trong đó bao gồm không gian xanh công cộng, không gian xanh cục bộ và không gian xanh chuyên dùng. Không gian xanh và môi trường đô thị gắn bó trong tổng thể thống nhất cây xanh - không gian xanh có tác dụng cải thiện điều kiện tự nhiên và vệ sinh công cộng như: Làm không khí thanh khiết, cải thiện điều kiện khí hậu, phòng chống khí độc hại, ngăn và dẫn gió, giảm tiếng ồn, làm cân băng sinh thái đô thị… Cây xanh còn làm đẹp thành phố và phong phú cuộc sống văn hoá dân cư đô thị, ngoài ra còn có ý nghĩa kinh tế và tác dụng phòng hộ an toàn. 1.2. Vai trò của cây xanh đô thị Đô thị thường là nơi tập trung sản xuất công nghiệp, dân cư đông, mật độ kiến trúc cao. Vì thế môi trường đô thị thường bị ô nhiễm bởi khói, bụi, khí độc, chất thải và tiếng ồn... Một trong những biện pháp tốt nhất nhằm cải tạo điều kiện vi khí hậu, bảo vệ môi trường sống là trồng cây xanh. Với cây xanh đô thị khi được tổ chức trồng hợp lý sẽ có nhiều tác dụng như: 1.2.1. Điều hòa nhiệt độ Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào việc kiểm soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn sự phản chiếu hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Mặt khác nhờ vào quá trình thoát hơi nước, làm cho độ ẩm môi trường xung quanh tăng lên và giảm nhiệt độ. Vào ban đêm, tán cây mất nhiệt chậm hơn, tạo ra một tấm màn chắn giữa nhiệt độ đêm lạnh và bề mặt đất ấm. Vì vậy nhiệt độ dưới tán cây cao hơn ngoài - 16 - không gian trống và trong vùng đô thị, sự khác biệt này có thể là 5 – 8 0C. Một cây đơn lẻ trong một ngày có thể hấp thụ 400 lít nước tương đương với 5 máy điều hoà không khí với công xuất 2500 kcal/20giờ/ngày. Khả năng điều hoà không khí tuỳ thuộc vào từng loại cây và sự nối kết của các cây với nhau. 1.2.2. Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão, hạn chế tác hại - Tốc độ gió mạnh, khi gặp vật cản như cây xanh sẽ làm giảm tốc độ gió xuống. Vì vậy những hàng cây, dải cây và nhất là những cây trồng xung quanh đô thị góp phần quan trọng trong việc cản trở tốc độ gió bão, hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên. 1.2.3. Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn và sạt lỡ đường sá, vườn hoa, công viên - Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều lại tập trung vào số tháng trong năm. Có những trận mưa lớn không những làm hư hại các vườn hoa công viên mà còn làm hư hỏng đướng sá, gây xói mòn, sạt lở nhất là ở những nơi đất dốc. Vì vậy để chống xói mòn, bảo vệ đường sá thì việc trồng cây xanh che phủ là tấm lá chắn bảo vệ hiệu quả nhất cho đô thị. 1.2.4. Cây xanh lọc không khí, chống nhiễm bẩn môi trường - Trong không khí lượng CO2 chiếm 0,03 %, nhưng ở các đô thị và ở nơi tập trung đông người lượng CO 2 thường cao hơn. Hàm lượng CO2 cao sẽ đe dọa đến sức khoẻ con người. Thế nhưng với vai trò thiên bẩm của nó, cây xanh sẽ hấp thụ những khí độc hại ấy giúp nó thực hiện quá trình quanh hợp tạo nên dưỡng chất cho cây đồng thời thải ra khí CO 2 trong khí quyển và góp phần cải tạo môi trường. 1.2.5. Cây xanh ngăn cản bụi, giảm bớt tiếng ồn - Các ô nhiễm dạng hạt có thể được giảm nhiều bởi sự hiện diện của cây và các thực vật khác trong nhiều ngày. Chúng giúp cho việc tách khỏi các hạt trên không như cát, bụi, tro bay, phấn hoa và khói. Các cành, lá, thân và các bộ phận khác như chồi, hoa có khuynh hướng hứng các hạt và sau đó được rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí trên không bằng cách rửa sạch không khí hô hấp gia tăng ẩm độ, như cây giúp cho cố định các hạt ô nhiễm trên không, 1 m 3 không khí ở nơi có cây xanh: hút 0,5 mg bụi, nơi không có cây xanh: hút 0,9 mg bụi. - Bên cạnh đó ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề cần quan tâm. - 17 - + Các sóng âm thanh được hấp thụ bởi lá cây, cành, nhánh của cây xanh cả cây bụi. Việc bố trí cây xanh thường là thẳng góc với hướng gió, bụi, khói và tiếng ồn, chọn loài cây lá rộng và trồng với số lượng lớn thì hiệu quả sẽ cao hơn. Vì nó có khả năng hấp thụ 27 % âm lượng, 73 % âm lượng khuyếch tán và phản xạ đi xa. Cây trồng thành đai có khả năng cản tiếng ồn khá nhiều, nhất là khoảng cách 5 – 10 m khả năng giảm tiếng ồn mạnh nhất. + Đai giảm ồn mạnh có sự phối kết nhiều loài cây, độ giảm ồn sau đai phụ thuộc vào khoảng cách giữa các hàng cây và bề rộng giữa các dãi cây. Bảng: Ảnh hưởng của độ rộng đai cây đến độ giảm tiếng ồn Độ giảm ồn – Stt Dải cây xanh Bề rộng dải cây (m) Dexiben (db) 1 Dải cây kiểu bàn cờ 10 - 15 4-5 2 Dải cây kiểu bàn cờ 15 - 20 5-8 3 Hai dải cây cách nhau 3-5m 21 - 25 8 - 10 4 Hai dải cây hoặc 3 dải cây cách 3m 26 - 30 10 – 12 (Nguồn: Cây xanh với môi trường đô thị. Tác giả Trần Thanh Lâm. Tạp chí Xây dựng, 1996.) - Ở những đường phố có cây xanh thì có độ giảm ồn hơn so với đường phố không có cây xanh 5 lần. Khả năng giảm ồn ở khu vực có cây xanh và khu vực không có cây xanh là 5 – 10 db. 1.2.6. Tạo cảnh quan đường phố và mỹ quan kiến trúc đô thị - Trong thiết kế xây dựng, các chất liệu như gỗ, bê tông, thép ... luôn luôn được bố trí cây trồng để làm giảm đi tính kết cấu nặng nề của các vật liệu này. Cây xanh trồng ở hai bên đường phố, các khu nhà tập thể, nhà máy, cơ quan, bệnh viện, trường học, vườn hoa, công viên... ở mọi nơi, cây xanh đều làm tăng thêm vẻ đẹp. Vẻ đẹp này càng nổi bật hơn nếu nghệ thuật sắp xếp tài tình đi đôi với việc chọn giống cây có hoa đẹp, hoa thơm và cùng với các công trình kiến trúc như ao hồ, bể nước, vòi phun... Vì vậy cây xanh luôn tô điểm đậm nét cho bộ mặt của đô thị. 1.2.7. Các vai trò khác - Ngoài những công dụng chính đã kể trên, cây xanh còn có nhiều công dụng khác nữa: phòng hoả, hạn chế xói mòn đất ảnh hưởng đến nguồn nước, bảo tồn nguồn gen, có giá trị trang trí trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Cây xanh còn có thể giúp ích trong việc điều khiển giao thông. Cây - 18 - xanh đô thị sau chu kỳ nuôi dưỡng, được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ củi. Dưới tán cây, bóng mát trong các khu công cộng, cây xanh đem lại chỗ nô đùa, vui chơi cho trẻ em. Dưới bóng mát của cây xanh, người lớn có thể đi dạo, hít thở không khí trong lành, lặng ngắm thiên nhiên và suy ngẫm những vấn đề riêng tư của mình. - Cây xanh còn dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm. Có những tên đường phố, khu phố mang tên của những loài xây rất gần gũi và thân thương. Như phố Hàng Xanh (mang tên của các loài Si, Sanh), Ngã Ba Cây Thị, Ga Hàng Sao, Bót Hàng Keo, Chợ Cầu Vông, thành phố Hoa Phượng Đỏ... Và cây xanh trồng ở một nơi nào đó có thể là một vật gợi nhớ những kỷ niệm quê hương hay một nơi thân thương đã trải qua trong đời khi sự hiện diện của chúng, hay ngửi những hương thơm, mùi vị mà cây xanh có được gây trong ta một cảm giác nhớ thương, làm cho cuộc sống thú vị hơn. Ít ra thì chúng ta có thể nói rằng: “Đô thị sẽ là một nơi đìu hiu, hoang vắng nếu vắng bóng cây xanh”. 1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển cây xanh của thành phố 1.3.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý - Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam có toạ độ địa lý: 1070 49’ 11’’ đến 1080 20’ 20’’ độ kinh Đông và 150 55’ 19’’ đến 160 13’ 20’’ độ vĩ Bắc. - Phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam, phía Đông được giới hạn bởi biển Đông, phía Tây giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam. - Thành phố với vị trí đặc biệt, tựa mình bên dãy Trường Sơn hùng vĩ và hướng mình ra mặt biển Đông, thành phố còn có nhiều điểm du lịch kỳ thú: Núi Ngũ Hành Sơn lịch sử mang ẩn nét đẹp của non nước hữu tình ... cũng như đỉnh Bạch Mã - tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế thì Đà Nẵng lại có một Bà Nà cũng hùng vĩ và kỳ thú như thế. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thành phố thật là độc đáo và đẹp mắt, luôn thu hút đông đảo du khách đến thăm quan và ngắm cảnh đẹp của thành phố. - 19 - b) Địa hình - Với diện tích tự nhiên là 1248,37 km 2, nằm trên dãi đất hẹp, thành phố Đà Nẵng nhìn chung khá phức tạp, phần lớn là đồi núi. Nhiều dãy núi chạy tận ra biển, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, một số đồi thấp xen kẽ đồng bằng hẹp ven biển. - Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, đa số có độ cao từ 700 – 1500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn nên vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái cho thành phố phải đặc biệt được quan tâm. c) Thổ nhưỡng - Thổ nhưỡng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại của cây cối, chỉ với những loại đất thích hợp cây mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. - Cho đến nay, thành phố Đà Nẵng vẫn chưa tiến hành lập bản đồ thổ nhưỡng cho toàn vùng. Tuy nhiên qua các số liệu kiểm tra, khảo sát địa chất rải rác ở các công trình xây dựng, khu chế xuất trên địa bàn thành phố cho thấy: đất tại đô thị Đà Nẵng chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng, mang đầy đủ các đặc trưng của vùng đất cát ven biển: loại đất chủ yếu là cát hoặc cát pha. Ngoài ra, thành phố còn có những loại đất khác như: đất cồn cát trắng vàng, đất phèn, đất mặn, phù sa, đất mùn vàng đỏ trên đá Macmaxit, đất feralit đỏ vàng. Với nền như vậy ít thuận lợi cho việc phát triển của cây xanh, đặc biệt là cây xanh trồng trong khu vực đô thị, dễ dẫn đến tình trạng thiếu nước và dinh dưỡng cho cây trồng. d) Khí hậu Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu đan xen giữa 2 miền Bắc và Nam. một năm có 2 mùa rõ rệt: một mùa khô và một mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, còn mùa mưa thường trùng với mùa bão lụt từ tháng 9 đến tháng 12. * Chế độ nhiệt - Nhiệt độ bình quân năm: 25,70C - Số giờ nắng trung bình trong năm: 2116 giờ - Tổng bức xạ nhiệt trong năm: 135 - 150 kcal/cm2/ năm. * Lượng mưa - Lượng mưa trung bình trong năm: 2066,3 mm - Số ngày mưa trung bình trong năm: 172 ngày - 20 - Mưa vào tháng 5 và tháng 6 thường mang lại lượng nước hữu ích cho sản xuất và cây trồng. * Độ ẩm - Độ ẩm trung bình hàng năm: 82,5 % Với một nền nhiệt độ không lớn lắm, lượng mưa dồi dào, độ ẩm cao là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ thống cây xanh đô thị của thành phố. * Chế độ gió, bão Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: + Gió mùa Đông Bắc: thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau với tốc độ gió trung bình từ 36 – 54 km/h. Gió này thường đem lại một lượng mưa đáng kể thường gây ra mưa to, lạnh rét và đôi khi gây ra lũ lụt. + Gió mùa Tây Nam: gió này hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8 với tốc độ gió trung bình từ 10 – 18 km/h, thường đem theo thời tiết khô nóng cho khu vực. Gió này nếu hoạt động mạnh sẽ làm tăng độ bốc hơi và sự thoát nước ở cây trồng tăng lên, dễ gây ra hạn hán. Tốc độ gió bão hàng năm rất lớn (40 m/giây), với sức gió như vậy thường ảnh hưởng đến cây trồng, đặc biệt là cây xanh đường phố làm gãy đỗ hàng loạt, tạo điều kiện cho mầm mống sâu bệnh gây hại. 1.3.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội a) Dân số - Tổng dân số toàn thành phố là 716. 282 người, nữ chiếm 365. 269 người trong tổng số (hơn 50%). Mật độ dân số là: 573 người/km 2. (Năm 2000) + Dân số khu vực thành thị: 565. 440 người (78,95 %) + Dân số khu vực nông thôn: 150. 842 người (21,05 %) Qua đây chúng ta thấy rõ sự chênh lệch giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn là rất lớn. Chính sự phân bố dân cư như vậy đã tạo nên một sức ép rất lớn về dân số, môi trường, cảnh quan cho khu vực thành thị. b) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Về giao thông: hệ thống giao thông đường bộ trong nội thành được quan tâm đầu tư rất lớn, nhiều tuyến đường cũ được nâng cấp, cải tạo, mở rộng cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Có nhiều tuyến đường mới được mở rất khang trang và đẹp mắt như Nguyễn Tất Thành, Sơn Trà – Điện Ngọc đã tạo nên một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh từ trung tâm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan