Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch đường sông tại tp. cần th...

Tài liệu Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch đường sông tại tp. cần thơ

.PDF
80
1580
113

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ-DU LỊCH LÊ THỊ HUỆ QUYÊN MSSV: 6096220 TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người hướng dẫn: Ths. HUỲNH VĂN ĐÀ Cần Thơ, tháng 11/2011 TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LỜI CẢM ƠN Mỗi chặng đường đã qua đi là một dấu ấn, là một sự ghi nhận để đánh dấu một bước phát triển mới. Bốn năm ở giảng đường đại học với biết bao kỉ niệm, biết bao ân tình mà thầy cô đã giành cho chúng em. Thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức cũng như kinh nghiệm vô cùng quý báo để làm hành trang bước vào đời. Lúc này đây em đang làm bài luận văn tốt nghiệp để hoàn thành chương trình học của mình. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô của Bộ môn Lịch sử - Địa lý và Du lịch, trường Đại học Cần Thơ, những thầy cô đã truyền dạy cho em kiến thức, kinh nghiệm, cũng như kỹ năng chuyên môn trong những năm qua trên giảng đường đại học. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy HUỲNH VĂN ĐÀ, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình. Em xin chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt! Sinh viện thực hiện LÊ THỊ HUỆ QUYÊN LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 4 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 5 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................... 5 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 5 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 6 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 7 6.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu ................................................................... 7 6.2. Phương pháp khảo sát thực tế ............................................................................... 7 6.3. Phương pháp phân tích hệ thống ........................................................................... 8 6.4. Các phương pháp xử lý bằng công cụ tin học. ....................................................... 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM ............................................................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm du lịch ................................................................................................. 9 1.1.2 Phân loại du lịch ................................................................................................. 12 1.2. DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ...................................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm du lịch đường sông ........................................................................... 17 1.2.2. Các yếu tố hình thành và ảnh hưởng tuyến du lịch đường sông .......................... 18 1.2.3. Vai trò của du lịch đường sông .......................................................................... 19 Chương 2 TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................................................... 20 2.2. TIỀM NĂNG DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI CẦN THƠ ...................................... 23 2.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên ................................................................................ 23 2.2.2 Tiềm năng du lịch nhân văn ............................................................................... 27 2.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI CẦN THƠ ............. 41 2.3.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch tại Cần Thơ ............................................. 41 2.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch đường sông tại Cần Thơ ........................................ 43 2.3.2.1 Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch đường sông tại thành phố Cần Thơ .......................................................................................................................... 43 2.3.2.2 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ ........................................................ 49 LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................................. 50 2.3.2.4 Các nhân tố kinh tế xã hội ............................................................................ 52 2.3.2.5 Tình trạng an ninh đường sông tại Cần Thơ................................................. 53 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ...................................................... 55 3.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 55 3.1.2. Định hướng phát triển ........................................................................................ 55 3.1.2.1 Định hướng về tổ chức không gian du lịch ................................................... 55 3.1.2.2 Tổ chức hệ thống tuyến điểm có thể phát triển du lịch đường sông............... 56 3.1.2.3 Định hướng các loại hình du lịch ................................................................. 57 3.1.2.4 Định hướng đầu tư phát triển du lịch ........................................................... 57 3.1.2.5 Định hướng thị trường du lịch...................................................................... 58 3.2. GIẢI PHÁP ............................................................................................................. 58 3.2.1. Phát triển các sản phẩm du lịch kết hợp với đường sông và các tuyến du lịch mới. .................................................................................................................................... 58 3.2.2. Nâng cấp hạ tầng đường sông và cơ sở vật chất phục vụ du lịch ........................ 59 3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực. ................................................................................. 60 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường, an ninh đường sông .......... 61 3.2.5. Tăng cường quản lý của nhà nước cũng như chính quyền địa phương, liên kết với các tỉnh lân cận............................................................................................................ 63 3.2.6. Tạo điều kiện cho cư dân địa phương cùng hợp tác phát triển. ........................... 64 3.2.7. Tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch ........................... 64 KẾT LUẬN 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................................................. 67 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT..................................................................................................... 67 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 70 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 71 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................... 75 LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay du lịch ngày càng phát triển, nhu cầu đi của người du lịch cũng trở nên đa dạng hơn. Để đáp ứng những nhu cầu đó đòi hỏi ngành du lịch phải cho ra nhiều loại hình du lịch mới hơn. Du lịch bằng đường sông là một loại hình du lịch rất phổ biến ở Châu Âu. Với đặc thù địa lí ở Châu Âu, các con sông thường chảy qua những thành phố đẹp và thơ mộng. Tàu chuyên dùng cho du lịch đường sông được thiết kế khá gọn nhẹ để có thể đi vào những nhánh sông nhỏ, du khách vừa có thể ngắm toàn cảnh thành phố vừa có thể dừng lại ở nhiều điểm tham quan lý thú dọc hành trình. Nhu cầu du lịch bằng đường sông của khách nước ngoài nay đã mở rộng hơn với nhiều hành trình hướng tới Châu Á, đặc biệt là những chuyến khám phá kỳ thú dọc sông Mê Kông. Đồng bằng Sông Cửu Long với một bề dày lịch sử miền quê sông nước, với con sông Cửu Long – phần hạ lưu của sông Mê Kông khi đổ vào Việt Nam cùng với nền văn hóa đa dân tộc, đa tôn giáo, với nhiều lễ hội…Một nơi “Chỉ bán khí trời cũng đủ giàu rồi” (câu nói của một nhà đầu tư Nhật Bản khi khảo sát 5 cồn dọc sông Hậu, theo Vũ Thống Nhất, Báo Sài Gòn Giải Phóng). Những sản phẩm du lịch mùa nước nổi với nhiều lễ hội trên sông, chợ nổi, chèo ghe trên sông rạch, thăm vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử, ẩm thực thời khẩn hoang… Nơi đây có rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch bằng đường sông. Và một trong những tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nhất đó là Cần Thơ. Được mệnh danh là Tây Đô – vùng trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ đã được nhà nước đưa thành trung tâm phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ cũng như những địa phương khác trong vùng đều có hệ thống sông ngòi dày đặt, chợ nổi, các vườn trái cây, hệ thống cù lao…đây là những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch bằng đường sông. Và ở Cần Thơ cũng đã có những tuyến du lịch bằng đường sông, nhưng chưa thật sự đa dạng, vẫn chưa thu hút nhiều du khách và có sự trùng lắp gây nhàm chán. Chính vì vậy, nên tôi muốn nghiên cứu về thực trạng các tuyến du lịch bằng đường sông tại đây, để từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp phát triển loại hình du lịch tiềm năng này có hiệu quả hơn. LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, mục tiêu mà tôi nghiên cứu là về thực trạng phát triển các tuyến du lịch bằng đường sông hiện có tại Cần Thơ, để từ đó tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp để định hướng phát triển loại hình du lịch bằng đường sông. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: các tuyến điểm du lịch bằng đường sông tại thành phố Cần Thơ - Phạm vi nghiên cứu + Địa bàn nghiên cứu: các tuyến đường sông và các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ + Lĩnh vực nghiên cứu: hiện trạng các tuyến du lịch bằng đường sông tại thành phố Cần Thơ và đưa ra định hướng phát triển + Thời gian nghiên cứu: từ ngày 25/8/2012 đến ngày 20/11/2012. 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Du lịch bằng đường sông là loại hình du lịch đã được phát triển tại Đồng bằng Sông Cửu Long trong đó có Cần Thơ nhưng những nghiên cứu tổng hợp về vấn đề các tuyến du lịch bằng đường sông vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay thì thành phố Hồ Chí Minh đang rất chú trọng đưa ra những phương án phát triển loại hình du lịch đường sông này biến nó trở thành du lịch mũi nhọn. Nhưng đối với thành phố Cần Thơ thì vẫn chưa tìm thấy một đề án nào cụ thể, mà chỉ là những vấn đề chung chung đề cập đến việc phát triển du lịch sông nước miệt vườn. Chỉ có một số vấn đề liên quan như là, du lịch sinh thái sông nước đã được nghiên cứu và đề cập đến trong chương trình quảng bá du lịch Cần Thơ được tổ chức tại Hà Nội ngày 15/4/2011. Từ đó tổ chức các chương trình du lịch đưa khách tham quan chợ nổi, cù lao, vườn trái cây, ngắm cảnh vật trên sông, thưởng thức đặc sản và nghe đờn ca tài tử tại Cần Thơ. Ngoài ra thì vấn đề du lịch đường sông tại Cần Thơ còn được đề cập trong một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long như là cuốn “Chợ nổi đồng bằng Sông Cửu Long” của nhà văn Nhâm Hùng có đề cập đến sự phát triển của chợ nổi Cái Răng tại Cần Thơ, nhưng vẫn chưa đi sâu vào vấn đề phát triển du lịch. LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Đối với vấn đề du lịch đường sông tại đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng vẫn chưa được nhiều người nghiên cứu. Nhìn chung các loại hình du lịch chưa có sức thu hút phần nhiều bị trùng lắp giữa các địa phương trong vùng, tuyến du lịch không nhiều cũng chỉ là những tuor tham quan chợ nổi và vườn trái cây. Quá trình nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục và phát triển loại hình này là một quá trình lâu dài, cần có sự kết hợp của các ban ngành, các cấp, của những người làm công tác du lịch và những người dân địa phương. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Quan điểm hệ thống: là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong du lịch do tính chất tổng thể của đối tượng nghiên cứu, do vô số những mối quan hệ nội tại, do sự đa dạng của những chức năng xã hội, những yếu tố và những điều kiện phát triển du lịch. Theo quan điểm này khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn - Quan điểm tổng hợp: do nguồn tài liệu vô cùng phong phú, do đó để đạt được yều cầu đề phải cần phải tổng hợp lại nguồn tại liệu từ sơ cấp đến thứ cấp, từ đó chọn ra nguồn tài liệu đáng tin cậy cho đề tài nghiên cứu - Quan điểm lãnh thổ: du lịch là một hệ thống. Hệ thống du lịch có tính chất lãnh thổ và được cấu tạo bởi nhiều phân hệ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đề tài nghiên cứu này dựa trên sự tác động qua lại giữa phân hệ tài nguyên du lịch và phân hệ giao thông vận tải đó là giao thông đường sông và các phương tiện lưu thông trên sông. Sự tác động này diễn ra trong phạm vi các tuyến điểm du lịch trên sông tại thành phố Cần Thơ là chủ yếu. - Quan điểm lịch sử và viễn cảnh: không gì là bất biến tồn tại mãi mãi. Cảnh vật tự nhiên mỗi ngày một thay đổi. Vì thế tùy vào hoàn cảnh và thời điểm nghiên cứu mà chúng ta cho những nhận xét khác nhau về đối tượng nghiên cứu. - Quan điểm kế thừa: khi muốn nghiên cứu đạt được hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, thì nên kế thừa các công trình nghiên cứu, các dự án phát triển, bảo tồn, khai thác các đề tài nghiên cứu về du lịch bằng đường sông tại thành phố Cần Thơ có nhiều ưu điểm trước đó. - Quan điểm phát triển bền vững: phát triển bền vững trở thành xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành Du lịch của các quốc gia. LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED), cũng như theo Khoản 21 (Điều 2, chương I) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 thì phát triển du lịch bền vững được quan niệm là “Sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu Thu thập những nguồn thông tin tư liệu về tài nguyên du lịch, các hoạt động du lịch, tuyến điểm du lịch và những vấn đề liên quan đến du lịch bằng đường sông tại thành phố Cần Thơ thông qua sách, báo, các đề tài nghiên cứu trước, internet .. Từ đó tham khảo các thông tin, hệ thống lại và rút ra những thông tin cần thiết để đưa vào đề tài nghiên cứu của mình 6.2. Phương pháp khảo sát thực tế Đến tại điểm du lịch, công ty du lịch, sở du lịch tại thành phố Cần Thơ để tìm hiểu về hiện trạng các tuyến du lịch bằng đường sông. Nhằm nhận định lại sự phát triển của loại hình du lịch này, tìm hiểu được khía cạnh khác nhau của thực tế về phát triển du lịch bằng đường sông. Trong quá trình khảo sát có điều kiện đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết. Phương pháp này dùng để - Xem xét tình hình thực tế. Mặc khác có thể lấy ý kiến của khách du lịch về loại hình du lịch bằng đường sông, chất lượng quy mô; điều tra thái độ, khả năng đóng góp cộng đồng trong việc phát triển. - Lấy ý kiến các chuyên gia nơi điều tra, đánh giá khả năng phát triển của loại hình du lịch bằng đường sông. - Lấy ý kiến các nhà lãnh đạo để thấy rõ nhận thức của họ về vấn đề này. Thực hiện phương pháp này gồm các bước: xác định các vấn đề cần điều tra, lựa chọn đối tượng và khu vực để điều tra; lập bảng câu hỏi, điều tra mẫu, chỉnh sữa bảng hỏi, điều tra chính thức và xử lý kết quả điều tra. Trong quá trình điều tra, tùy thuộc vào đối tượng, khu vực, mục đích điều tra để lập bảng câu hói phù hợp. Bảng câu hỏi thiết kê các câu hỏi từ dễ đến khó, các câu hỏi gần nhau về nội dung đưa về một nhóm. Bảng câu hỏi được thiết kế theo câu hỏi đóng. Thời gian trả lời câu hỏi từ 10 – 15 phút. LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 6.3. Phương pháp phân tích hệ thống Nghiên cứu cơ chế hoạt động bên của du lịch bằng đường sông tại Cần Thơ, sự tác động giữa các thành phần như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông, và các ý kiến của khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch ở đây. Bên cạnh đó cũng xem xét về sự tác động của hoạt động du lịch này đến môi trường xung quanh như là môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội, những tiến bộ khoa học kỹ thuật… 6.4. Các phương pháp xử lý bằng công cụ tin học. Sử dụng phần một số phần mềm thông dụng để hổ trợ nghiên cứu như Microsoft word để soạn thảo văn bản. Sử dụng Internet để tìm kiếm tài liệu nghiên cứu. LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM 1.1.1 Khái niệm du lịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta nhận thức nội dung , du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Khi điểm lại các công trình nghiên cứu về du lịch, Giáo sư – Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia nghiên cứu về du lịch đã đưa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì bấy nhiêu định nghĩa”. Nhìn chung khái niệm du lịch được hiểu dưới hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất, du lịch là một dạng hoạt động của con người. Khía cạnh thứ hai, du lịch là một ngành kinh tế hay một lĩnh vực kinh doanh. - Du lịch là một dạng hoạt động của con người Hoạt động du lịch là một trong những hình thái vốn tồn tại trong đời sống con người. Hoạt động du lịch đã sớm xuất hiện trong lịch sử phát triển của loài người và đã trở thành một phần của nền văn minh nhân loại. Năm 1811, ở Anh có một định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” (Dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Năm 1930, nhà nghiên cứu Thụy Sĩ Glusman định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên” (Dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004) Ngày nay du lịch đã mang tính phổ biến với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người, củng cố hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Tuyên bố La Hay (Hà Lan) về du lịch đã nêu: “Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại. Bởi lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người (Dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, 1996). Tóm lại, du lịch được hiểu là các hoạt động gắn liền với sự di chuyển của cá nhân hoặc của nhóm dân cư. Người ta đã thống nhất rằng về cơ bản tất cả các dạng hoạt động di chuyền của con người ở trong hay ngoài nước, ngoại trừ việc đi cư trú chính trị, đi tìm việc làm và đi xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch (Dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, 1996). Theo I.I.Pirojnic: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” (Dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, 1996) Theo Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời (Dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Hội nghị thống kê du lịch tại Canada, năm 1991 đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” (Dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. - Du lịch là một ngành kinh tế Hội nghị du lịch thế giới tại Philippin năm 1980 đã ra Tuyên bố Malina về du lịch, trong đó nêu rõ: “Phần đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế đang làm cho nó trở thành một luận cứ tốt cho sự phát triển của thế giới. Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán đang đặt du lịch vào vị trí trong số các ngành hoạt động kinh tế thế giới quan trọng nhất” (Dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Thuở ban đầu du lịch chỉ là sự tự thỏa mãn nhu cầu của bản thân người đi du lịch. Người đi du lịch phải tự lo liệu tất cả các khâu trong chuyến du lịch của mình. Đến năm 1841 với sự kiện Thomas Cook tổ chức một chuyến đi du lịch tập thể bằng tàu hỏa đã mở đầu cho sự ra đời hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên cho đến thế kỷ XX, du lịch vẫn chủ yếu là hoạt động mang tính cá nhân, khách du lịch phải tự lo lấy việc đi lại, ăn nghỉ… Đứng trên góc độ kinh tế có thể hiểu rằng, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: tổ chức, hướng dẫn du lịch; sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch. Theo Nguyễn Hồng Giáp (2002): “Du lịch là một ngành công nghiệp nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm du lịch”. Cụ thể hơn, tác giả nêu rằng: “Toàn bộ kinh tế du lịch là một hệ thống gồm những phần nhỏ hay là tiểu hệ thống, nguyên nó có thể chia nhỏ ra thêm nữa và những biến số độc lập với nhau cho phép biến đầu vào (nguồn nhân lực, nguyên liệu, tư bản, khoa học kĩ thuật) thành đầu ra (sản phẩm và dịch vu du lịch)”. Trường Đại học Kinh tế Varna (Bungary) định nghĩa: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn – chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hóa của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập – đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kĩ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thỏa mãn các nhu cầu cá thể về vật chất và tinh thần của người lưu trú ngoài nơi thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí (thuộc các nhu cầu về văn hóa, LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ chính trị, kinh tế, v.v…) mà không có mục đích lao động kiếm lời” (Dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004) Trường Đại học Kinh tế Praha (Cộng hòa Séc) định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các hoạt động kĩ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ” (Dẫn theo Nguyến Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Hoạt động kinh doanh du lịch luôn dựa trên nhu cầu của khách du lịch, đó là hai mặt tác động tương hỗ lẫn nhau. Như người ta vẫn thường nói: Khách hàng là thượng đế, trong kinh doanh du lịch cũng cần hướng đến khách du lịch như vậy. Theo Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2000): “Du lịch là một hiện tượng KTXH nảy sinh trong điều kiện KTXH nhất định, là sự tổng hòa tất cả các quan hệ và hiện tượng đó do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi tiêu khiển, giải trí và văn hóa, nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”. Định nghĩa được Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch nêu trong từ điển bách khoa quốc tế về du lịch là: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ” (Dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Vào năm 1994, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức…và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống” (Dẫn theo Nguyễn Văn Lưu, 1998). Ngoài hai yếu tố tương tác cơ bản là khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch, các nhà nghiên cứu còn đề cập đến một số yếu tố khác. Theo nhà nghiên cứu người Mỹ Michael Coltman thì: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch” (Dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004). Kinh doanh du lịch là một lĩnh vực kinh doanh tổng hợp. Ngành du lịch luôn tồn tại và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ tác động phức tạp. Nhu cầu du lịch du lịch của con người ngày càng đa dạng nên hoạt động kinh doanh du lịch cũng ngày càng mở rộng. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm du lịch là một khái niệm tập mờ, nghĩa là ranh giới của nó không rõ ràng. Người ta khó có thể phân định rạch ròi giữa du lịch với những hoạt động khác. Ví dụ giữa thể thao và du lịch thể thao, giữa y tế và du lịch chữa bệnh hay giữa tôn giáo và du lịch tôn giáo, v.v… LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 1.1.2 Phân loại du lịch Du lịch là một lĩnh vực hoạt động rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, có nhiều cách phân loại du lịch khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại du lịch thông dụng nhất. a. Theo mục đích đi du lịch (động cơ đi du lịch) - Du lịch tham quan - Du lịch nghỉ ngơi (giải trí) - Du lịch chữa bệnh - Du lịch thể thao - Du lịch công vụ - Du lịch tôn giáo - Du lịch thăm hỏi b. Theo phạm vi lãnh thổ - Du lịch trong nước - Du lịch quốc tế c. Theo địa bàn du lịch - Du lịch biển - Du lịch núi - Du lịch nông thôn - Du lịch đô thị d. Theo phương tiện du lịch - Du lịch bằng xe đạp, mô tô - Du lịch bằng ôtô - Du lịch bằng máy bay - Du lịch bằng tàu hỏa - Du lịch bằng tàu thủy e. Theo thời gian du lịch - Du lịch ngắn ngày - Du lịch dài ngày f. Theo hình thức tổ chức - Du lịch tự do. - Du lịch có tổ chức. g. Theo thị trường du lịch - Thị trường nhận khách (Du lịch chủ động). - Thị trường gửi khách (Du lịch bị động). h. Theo tính chất hoạt động du lịch - Du lịch khám phá. - Du lịch mạo hiểm. - Du lịch chuyên đề. - Du lịch kết hợp. l. Theo hành vi hiện thực của khách du lịch - Khách đến lần đầu - Khách đến lại (từ lần thứ hai trở đi) LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ m. Theo đặc tính tinh thần của khách - Khách đi cá nhân hay tập thể. - Khách đi theo quyết định của bản thân hay phụ thuộc người khác. n. Phân loại tổng hợp về du lịch - Du lịch sinh thái - Du lịch văn hóa 1.1.3 Chức năng của du lịch Du lịch có mối quan hệ rất đa dạng và phức tạp với hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường sinh thái. Vì vậy, chức năng của du lịch cũng được xét trên nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là một số chức năng cơ bản. a. Chức năng kinh tế Du lịch được mệnh danh là ”Con gà đẻ trứng vàng” bởi nó đang là ngành kinh doanh lớn nhất và co vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của nhiều nước cũng như của nền kinh tế toàn cầu. Lượng khách du lịch tăng nhanh tạo cơ hội cho du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ. Năm 1994, du lịch đã thu hút trên 528 triệu lượt khách quốc tế. Năm 1996 có 595 triệu. Năm 1997 đạt 617 triệu khách. Năm 1999, toàn cầu đạt 635 triệu khách. Năm 2008 có 922 triệu khách du lịch quốc tế. Ước tính năm 2010 có gần 1 tỉ lượt khách du lịch quốc tế. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên thế giới với mức doanh thu ngày càng lớn. Năm 1995, du lịch đã tạo ra doanh thu 3400 tỉ USD, đóng góp 10,9% GDP toàn cầu. Năm 1996 du lịch đã tạo ra giá trị hàng hóa 3600 tỉ USD (10,6% GDP toàn cầu). Năm 2008, doanh thu từ du lịch trên thế giới đạt trên 5500 tỉ USD. Du lịch hiện nay đã trở thành một trong 5 ngành kinh tế lớn nhất hành tinh. Du lịch đang tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia. Ở các nước du lịch phát triển, thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm tới 20% hoặc cao hơn trong tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Nhu cầu tiêu dùng trong du lịch là những nhu cầu đặc biệt: hiểu biết văn hóa, lịch sử, văn cảnh thiên nhiên, bơi lặn, thể thao, tắm biển,...Các nhu cầu này góp phần khai thác các giá trị văn hóa tinh thần và tài nguyên thiên nhiên của đất nước vào phát triển kinh tế. Việc tiêu dùng dịch vụ và hàng hóa vật chất trong du lịch xảy ra cùng một thời gian và cùng một địa điểm với nơi sản xuất chúng. Vì vậy, khách du lịch đến và tiêu dùng tại nơi có hàng hóa. Điều đó góp phần giảm các chi phí vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng; đồng thời nó cũng tiết kiệm được nhiều thời gian và tăng nhanh vòng vay vốn trong hoạt động du lịch. Thu nhập từ kinh doanh quốc tế được gọi là ”xuất khẩu vô hình”. ”Xuất khẩu” bằng du lịch phần lớn là xuất khẩu dịch vụ (lưu trú, vận chuyển, dịch vụ bổ sung..) đó là điều mà ngành xuất khẩu thật sự không thực hiện được. Riêng đối với hàng hóa vật chất, người ta gọi việc bán hàng cho khách nước ngoài tại điểm du lịch là ”xuất khẩu tại chỗ”. Việc bán hàng cho khách du lịch thường đạt hiệu quả cao hơn nhiều lần so với xuất khẩu cùng một loại hàng. Các hàng hóa tiêu dùng trong du lịch (thức ăn, trái cây, rau xanh, hàng lưu niệm, đặc sản địa phương...) là những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo con LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 13 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ đường ngoại thương. ”Xuất khẩu tại chỗ” bằng du lịch là bán hàng với giá bán lẻ nên cao hơn giá bán sỉ nếu xuất khẩu theo con đường ngoại thương. Mặt khác, ”xuất khẩu tại chỗ” giảm nhiều chi phí: đóng gói, vận chuyển, bảo quản, thuế xuất khẩu, bảo hiểm. Ví dụ, ở Thụy Sĩ cùng một món hàng bán cho khách du lịch được 20USD thì xuất khẩu thực sự chỉ thu được 6USD. Du lịch là ngành thu hút nhiều lao động, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Như trên đã nêu, du lịch hiện nay có số lao động trên 200 triệu (chiếm 10% lao động toàn thế giới). Như vậy là trung bình cứ 10 người lao động thí có một người làm việc trong ngành du lịch. Số này chưa kể lực lượng gián tiếp tham gia vào phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ở nhiều nước trên thê giới, phong trào phát triển phát triển du lịch nhân dân đang tạo ra nhiều việc làm và nguồn thu nhập cho người dân. Theo các chuyên gia kinh tế, 1 phòng khách sạn ở các nước đang phát triển tạo ra 1 đến 1,2 việc làm. Nếu kể cả lao động gián tiếp (thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp, thương mại, v.v...) thì có thể tạo ra tới 2 – 3 việc làm. Ở các đảo Bermundes 50% việc làm là từ du lịch, ở vùng Địa Trung Hải và Caribê, khoảng 30 – 35% việc làm từ du lịch. Các hoạt động du lịch cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ khác như: vận chuyển, lưu trú, y tế, thông tin phát triển. Trong quá trình hoạt động, du lịch đòi hỏi khối lượng rất lớn về vật tư hàng hóa. Đó là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp điện, nước...) phát triển. Để khai thác một điểm tài nguyên du lịch, đòi hỏi phải đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật; vì vậy sẽ thúc đẩy xây dựng đường sá, mạng lưới thương mại, bưu điện phát triển. Đồng thời, du lịch còn góp phần đánh thức các ngành sản xuất thủ công cổ truyền. Du lịch cũng là một công cụ quảng cáo hữu hiệu và ”không mất tiền” cho nước chủ nhà. Khi khách đến một quốc gia để du lịch, họ sẽ làm quen với nhiều sản phẩm ở đó. Khi trở về họ sẽ chủ ý đến các mặt hàng trên thị trường của nước họ, mặt khác họ có thể sẽ là người quảng bá, tiếp thị tự nhiên rất có hiệu quả cho các sản phẩm mà họ biết đến qua con đường du lịch. Ví dụ, khách du lịch Bắc Âu khi đến Việt Nam mới biết nước ta cũng xuất khẩu cà phê và có những sản phẩm chế biến từ cà phê chất lượng cao. Trước đó, họ chỉ biết đến cà phê của Braxin. Ngoài ra, du lịch còn góp phần thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường: tìm hiểu thị trường, kí kết các hợp đồng kinh tế, v.v... Tuy nhiên du lịch cũng có tác động tiêu cực đến kinh tế: - Du lịch phát triển ồ ạt có thể làm cho vật giá gia tăng, đồng tiền mất giá. Điều đó cũng có nghĩa là làm bần cùng hóa người dân ở vùng du lịch. Tình trạng giá thực phẩm, giá đất, giá các hàng hóa tiêu dùng...gia tăng ở các khu du lịch là hiện tượng rất phổ biến. Tình trạng tăng giá tại các khu du lịch có thể làm bần cùng hóa người lao động địa phương, đẩy họ vào tình trạng lao động rẻ mạt, tạm bợ, theo mùa... - Du lịch cũng thúc đẩy sự cạnh tranh khóc liệt, có thể gây ra các rối loạn kinh tế. Mặt khác, du lịch có thể gây tổn hại đến sự phát triển các ngành kinh tế hoặc suy giảm các nguồn lợi kinh tế như làm mất đất canh tác nông nghiệp, thu hẹp diện tích rừng, hạn chế khai thác đá vôi, giảm dung tích hồ chứa nước phục vụ sản xuất và đời sống... Ví dụ, khi LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 14 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ xây dựng sân Golf ở khu hồ Đồng Mô (Hà Nội) để phục vụ du lịch người ta đã hạ thấp mực nước xuống để không vượt quá mức 21,5m nghĩa là giảm 22% dung tích thiết kế của hồ và giảm khả năng tưới cho 2800 ha đất nông nghiệp (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001). b. Chức năng sinh thái. Du lịch tạo sự gắn bó của con người với môi trường, đưa con người đến với thiên nhiên. Ở các nước công nghiệp, nhu cầu du lịch thường hình thành bởi sự mong muốn được thay đổi không khí ngột ngạt của các khu công nghiệp với khói, bụi và tiếng ồn. Trên cơ sở đó, du lịch giúp cho con người mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. Tiếp xúc với thiên nhiên hung vĩ và thơ mộng, tâm lí người trở nên thanh thản, cân bằng. Từ đó, họ thấy tăng thêm lòng yêu thiên nhiên và ý thức phải giữ gìn môi trường sống. Hoạt động du lịch cũng góp phần đầu tư bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái. Các nguồn thu từ du lịch là cơ sở quan trọng để đầu tư cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Ví dụ, người ta đã đầu tư khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. HCM) để biến nó thành khu du lịch sinh thái. Một số khu du lịch khác người ta phát triển nghề nuôi các động vật hoang dã để bảo tồn chúng và phục vụ cho du lịch. Việc chuyển đổi hợp lí nghề nghiệp của người dân ở những khu vực bảo tồn thiên nhiên, tạo điều kiện cho họ tham gia phục vụ du lịch cũng là biện pháp rất hữu hiệu để góp phần bảo vệ môi trường. Ví dụ, trước đây nhiều vùng ven biển người ta sống bằng nghề săn bắt cá voi làm cho loài động vật này có nguy cơ bị tuyệt chủng, nay người ta đầu tư xây dựng các khu du lịch và chuyển những người săn bắt cá voi sang nghề hướng dẫn khách tham quan cá voi. Nhờ vậy, ngư dân có thêm nguồn thu nhập, họ sẽ không săn bắt cá voi. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng gây ra nhiều hậu quả đối với môi trường: Các khách sạn và các khu du lịch thải vào môi trường khối lượng lớn các chất thải: đồ nhựa, rác, vỏ họp lon, bọc nilon, thức ăn dư thừa. Khách du lịch còn làm phá hủy các rạng san hô ở vùng biển, các thạch nhũ trong hang động, v.v…Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới, năm 1991 trên thế giới có hơn 2 nghìn bãi biển ở 14 quốc gia ven biển phải đóng cửa vì bị ô nhiễm. Trên thế giới, du lịch bằng lều cũng làm suy giảm diện tích rừng. Mỗi năm trung bình 1 lều làm mất 1 ha rừng. Mỗi ha rừng bị mất kéo theo mất 30 – 75 tấn đất (Gurung.C 1992). Việc sử dụng các loài hoang dã làm thực phẩm ở các khu du lịch đã làm tuyệt chủng nhiều loài động vật. Ví dụ, năm 1996 ở Vũng Tàu có 10 nhà hàng đặc sản thịt thú rừng và 60 nhà hàng khách sạn. Lượng thịt thú rừng và hải sản tiêu thụ được ước tính như sau: Thịt heo rừng 450 – 500 kg/ngày, thịt nai rừng 460 – 550 kg/ngày, rắn 10 – 50 con/ngày, nhím 20 – 50 con/ngày, tôm hùm 180 – 240 kg/ngày, tôm càng xanh 180 – 240 kg/ngày, cua biển 120 – 180 kg/ ngày, ốc hương 300 – 600 kg/ngày… Ở Hạ Long, lượng hải sản nhà hàng lớn tiêu thụ 500 – 600 kg/ngày, nhà hàng nhỏ tiêu thụ 250 kg/ngày. Tính trung bình toàn thành phố tiêu thụ mỗi ngày 1,6 – 2,0 tấn hải sản (Phạm Trung Lương, 2001). LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Các hoạt động thể thao, đánh bắt cá của du khách cũng gây tổn hại rất lớn đến các loài sinh vật. Chẳng hạn, các thuyền gắn máy, thuyền buồn, thuyền câu cá…ngẫu nhiên làm chết các loài cá vược, rùa biển. Ở các vườn quốc gia, hoạt động du lịch làm biến đổi môi trường: xe cộ và du khách đi lại dẫm đạp lên cỏ, chặt cây, bẻ cành, vặt lá, hái hoa, gây tiếng ồn…làm cho các loài thú hoang bị thay đổi tập tính, sợ hãi hoặc bị tai nạn, bị chết. c. Chức năng văn hóa, chính trị - xã hội Du lịch góp phần thỏa mãn nhu cầu của con người, nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết. Dân gian Việt Nam có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” hoặc “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Du lịch là yếu tố làm tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội, tăng thêm tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc, quốc gia. Du lịch góp phần tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua các chuyến tham quan du lịch đến Việt Nam, khách nước ngoài sẽ trực tiếp chứng kiến thành tựu của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Như vậy, những bằng chứng thực tế thông qua các chuyến du lịch sẽ là cách tuyên truyền thuyết phục nhất. Du lịch cũng góp phần giáo dục long yêu nước, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Khi người Việt Nam đi du lịch nước ngoài chúng ta sẽ có dịp so sánh và thấy được những ưu điểm và nhược điểm của đất nước mình so với các nước khác. Như vậy, long yêu nước sẽ có cơ hội vững chắc hơn. Mặt khác, mỗi khi đi xa người ta thường có tình cảm sâu đậm hơn với những gì thường ngày mình thấy quá quen thuộc và gần gũi. Đó là hiệu ứng rất tự nhiên và rất mạnh mẽ cho long yêu quê hương đất nước của con người. Du lịch còn là nhân tố rất quan trọng góp phần củng cố hòa bình thế giới. Không phải ngẩu nhiên mà Tổ chức du lịch thế giới lại lấy chủ đề cho năm du lịch 1967 là “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình”. Du lịch quốc tế làm cho con người hiểu biết nhau và xích lại gần nhau. Chuyến đi du lịch quốc tế giúp cho người ta thêm gần gũi và thân thiện nhau hơn, nhờ vậy mà nó tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Du lịch còn góp phần phục hồi và nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, nâng cao thể lực và khả năng lao động. Theo các nghiên cứu về sinh học của Crivôsep và Dorin (1981) cho thấy, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lí, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%, bệnh về hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20%. Nhờ vậy, du lịch góp phần giảm đáng kể các chi phí của xã hội cho việc khám và chữa bệnh, nâng cao số ngày làm việc và năng suất lao động xã hội (Dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, 1996). Tuy nhiên, cũng cần chú ý mặt tiêu cực của du lịch như: - Làm tăng sự phân hóa giàu nghèo, gây ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội. - Hình thành tâm lí chạy theo đồng tiền, phát sinh các tệ nạn xã hội, sự xâm nhập lối sống lai căng, tư tưởng vọng ngoại…làm xói mòn truyền thống văn hóa dân tộc. - Bị lợi dụng để hoạt động tình báo, gián điệp, tuyên truyền, kích động gây bạo loạn... Du lịch thường là con đường xâm nhập của bọn phản động quốc tế và những thế LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 16 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ lực thù địch trên thế giới. Vì vậy, cần nâng cao cảnh giác và tăng cường luật pháp trong công tác quản lí các hoạt động du lịch. 1.2. DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG 1.2.1. Khái niệm du lịch đường sông - Du lịch đường thủy là một hình thức tổ chức các chuyến du lịch chủ yếu dựa vào các dòng chảy tự nhiên, kết hợp với các mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tìm hiểu, khám phá. Du lịch đường thủy là loại hình du lịch có sức thu hút đặc biệt, tạo cho du khách cảm giác thư thái, hòa mình vào thiên nhiên, tránh xa những ồn ào, khói bụi của cuộc sống thường nhật. Tại các nước tiên tiến thì loại hình du lịch bằng thuyền có sưc hấp dẫn khá lớn và đang được ưa chuộng. Du lịch đường thủy phân thành những loại như sau: Du lịch đường biển: là loại hình du lịch tham quan tìm hiểu có quy mô quốc tế, di chuyển bằng tàu biển sang trọng, đi qua những vùng biển rộng lớn, kết nối các quốc gia, thậm chí kết nối các châu lục. Hiện nay du lịch tàu biển đón một lượng khách lớn trên phạm vi thế giới. Du lịch biển với hai chức năng chính là chữa bệnh và thể thao… cho nên chúng ta có thể gọi đây là loại hình du lịch tổng hợp (du lịch nghỉ dưỡng và du lịch thể thao). Ngày nay, nhiều hãng tàu có các loại tàu với chất lượng tương đương khách sạn 5 sao với nhiều loại dịch vụ phong phú có thể đáp ứng nhu cầu cao của du khách, đặc biệt là những người có thu nhập cao. Du lịch trên hồ: là hình thức tổ chức các chuyến du lịch tham quan, tìm hiểu, giải trí trên các khu vực hồ nước có cảnh quan thiên nhiên thu hút, có các công trình văn hóa phục vụ du lịch. Du lịch trên hồ chủ yếu thực hiện bằng phương tiện di chuyển là thuyền, với quy mô nhỏ, di chuyển theo nhóm từ 5 – 10 người. Du lịch trên hồ giúp du khách thư giãn với cảnh quan tự nhiên của hồ. Du lịch đường sông: là hình thức tổ chức các chuyến du lịch tham quan dọc theo dòng chảy của các con sông, kết hợp việc tham quan cảnh quan hai bên bờ sông cùng với việc tìm hiểu đời sống văn hóa của cư dân các địa phương mà tuyến du lịch đường sông đi qua. LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 17 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Các tuyến du lịch đường sông thường là những tuyến ngắn ngày, từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, cũng có những tuyến dài ngày, kết hợp với những việc tham quan các nước lân cận dựa vào những con sông lớn mang tính khu vực. Khái niệm về tuyến du lịch đường sông: “Tuyến du lịch đường sông là lộ trình liên kết các khu du lịch; điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường sông”. (theo Ts. Trần Văn Thông). Cũng như các tuyến du lịch khác, tuyến du lịch đường sông cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về lực hút của các điểm tham quan, các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các dịch vụ du lịch, các yếu tố đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Một số yếu tố khác: Du thuyền: là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch đường thủy. Tàu nhà hàng: là phương tiện vận tải khách đường thủy nội địa, đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ về hoạt động ăn uống cho du khách trên tàu. Canô: là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, có kết cấu gọn nhẹ, sức chở từ 2 đến 10 người. Tàu cánh ngầm: là dạng tàu có cánh bằng composite hình chiếc lá lắp trên các thanh giằng phía trên thân. Khi tàu tăng tốc, các cánh ngầm tạo ra lực nâng nâng thân tàu lên khỏi mặt nước giúp làm giảm lực cản và gia tăng tốc độ. Độ tĩnh không: là khoảng cách giữa mặt nước với cầu bắc qua sông, khoảng cách này được tính từ mép nước đến các cấu kiện thấp nhất tại khoảng giữa nhịp chính của cầu. Cảng, bến phục vụ tàu du lịch: là cảng, bến thủy nội địa có điều kiện theo quy định, dùng để đón, trả khách du lịch và thực hiện các dịch vụ khác. Bao gồm: cảng, bến trong đất liền, tại các điểm tham quan du lịch. 1.2.2. Các yếu tố hình thành và ảnh hưởng tuyến du lịch đường sông Nguồn nước sông: không bị ô nhiễm, không bốc mùi hôi thối, không có rác thải hữu cơ gây tắc nghẽn đường giao thông thủy. Tuyến sông khai thác phải đảm bảo cho các loại phương tiện giao thông phục vụ du lịch đường sông có thể hoạt động được; độ sâu của mực mước phải đạt từ 3 m trở lên khi nước ở trạng thái thấp nhất, để loại tàu có bánh lái thấp vẫn có thể hoạt động được; cường độ dòng chảy phải tương đối ổn định, ít có các dòng xoáy nước nguy hiểm. LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 18 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Cảnh quan trên sông: phong phú, có những sinh hoạt của cư dân miền sông nước, có những công trình nổi trên sông, những vườn trái cây trên cù lao. Cảnh quan ven bờ: phong phú, đa dạng, bao gồm cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn. Các công trình tôn tạo cảnh quan hai bên bờ sông, công trình kiến trúc đặc sắc, độc đáo; các điểm, khu du kịch sinh thái ven bờ; các làng nghề thủ công truyền thống; vườn trái cây… chính là những nét thu hút của tuyến du lịch đường sông. Cơ sở du lịch: cơ sở du lịch là một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch. Với những loại hình du lịch đường sông thì các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: + Cơ sở hạ tầng của du lịch đường sông bao gồm: hệ thống giao thông vận tải đường sông, hệ thống bến tàu du lịch, hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện nước, phương tiện vận chuyển, các điểm, khu du lịch… + Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm: hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở thể thao, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa, các cở sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác.v.v… + Dịch vụ du lịch: các loại hình dịch vụ phục vụ du khách tham gia tuyến du lịch đường sông. Trong đó bao gồm dịch vụ thuê tàu thuyền, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, nhà hàng nổi, dịch vụ tổ chức các hoạt động theo yêu cầu của khách hàng… 1.2.3. Vai trò của du lịch đường sông Trước hết, du lịch bằng đường sông mang lại cho du khách nhiều điều thú vị nhất là đối với những du khách thích khám phá nét văn hóa của cư dân hai bên bờ sông hay cũng như những loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng sông nước. Du lịch đường sông mang lại cảm giác gần gũi quê hương, thư giãn tận hưởng bầu không khí trong lành cho du khách. Du lịch đường sông mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho những đơn vị tham gia tổ chức và cả người dân hai bên bờ sông. Du lịch đường sông không những mang lợi ích cho nền kinh tế đất nước, mà còn quảng bá thu hút du khách từ các vùng miền khác và cả trên thế giới. LÊ THỊ HUỆ QUYÊN (6096220) 19 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan