Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận khái quát ba vùng kinh tế trọng điểm...

Tài liệu Tiểu luận khái quát ba vùng kinh tế trọng điểm

.DOC
25
325
149

Mô tả:

Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 CHƯƠNG 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 4.1. Quan niệm về vùng kinh tế trọng điểm và hành lang kinh tế 4.1.1. Vùng kinh tế trọng điểm * Khái niệm: Vùng kinh tế trọng điểm là vùng có ranh giới “cứng” và ranh giới “mềm”. Ranh giới “cứng” bao gồm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh và ranh giới “mềm” gồm các đô thị và phạm vi ảnh hưởng của nó. Một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian. Thông thường nó có xu hướng phát triển nhất ở một hoặc vài điểm, trong khi đó ở những điểm khác lại chậm phát triển hoặc trì trệ. Tất nhiên, các điểm phát triển nhanh này là những trung tâm, có lợi thế so với toàn vùng. * Đặc điểm: lãnh thổ được gọi là vùng kinh tế trọng điểm phải thoả mãn các yếu tố sau: - Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia và trên cơ sở đó, nếu được đầu tư tích cực sẻ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước. - Hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi và ở mức độ nhất định đã tập trung tiềm lực kinh tế (kết cấu hạ tầng, lao động kỹ thuật, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và vùng, có vị thế hấp dẫn với các nhà đầu tư...) - Có khả năng tạo tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng đồng thời có thể tạo nguồn thu ngân sách lớn. Trên cơ sở đó, vùng này không những chỉ tự đảm bảo cho mình mà còn có khả năng hỗ trợ một phần cho các vùng khác khó khăn hơn. - Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước. Từ đây, tác động của nó là lan truyền sự phân bố công nghiệp ra các vùng xung quanh với chức năng là trung tâm của một lãnh thổ rộng lớn. * Mục đích: Như vậy, mục đích của sự phân chia lãnh thổ thành các vùng kinh tế trọng điểm nhằm tạo căn cứ xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ và phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm cho phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao trên khắp các vùng đất nước. 4.1.2. Hành lang kinh tế. * Khái niệm: Hành lang kinh tế là một không gian kinh tế có giới hạn về chiều dài và chiều rộng, liên vùng lãnh thổ hoặc liên quốc gia, dựa trên việc thành lập một 1 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 hoặc nhiều tuyến giao thông kết hợp với những chính sách kinh tế nhất định để thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn không gian đó. * Đặc điểm: - Khái niệm hành lang kinh tế ra đời dựa trên việc xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh tế nhằm để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh ( về kinh tế, vị trí địa lí , lịch sử…) của khu vực. Đặc điểm của hành lang phụ thuộc nhiều vào các quan hệ kinh tế của nó. - Đối với việc hình thành hành lang kinh tế trước hết cần phải xây dựng các mối liên kết kinh tế làm cho sự tang trưởng có thể lan truyền từ ngành này sang ngành khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Điều này là cần thiết trong việc tạo ra các điều kiện để bản thân hành lang có khả năng phát triển bền vững. - Hành lang kinh tế bao gồm các yếu tố sau: + Các ngành kinh tế tạo tăng trưởng: có thể là các ngành công nghiệp chủ đạo hay các ngành có tỉ trọng ngày càng cao ( các ngành đang phát triển). Hoặc là các ngành công nghệ cao (điện tử, hóa chất…) hay các ngành công nghiệp hiện đại (chế tạo cơ khí, lắp ráp ô tô…), hơn nữa là các ngành dịch vụ. + Các ngành xúc tác: phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các khu công nghiệp và của các ngành kinh tế tạo tăng trưởng. Ví dụ: cơ sở hạ tầng là xúc tác của ngành chế biến nông sản + Các tuyến chuyển tải: nối các cực phát triển (ngành chủ đạo ) với các ngành xúc tác. + Các trọng điểm phát triển (vùng KTTĐ) là một yếu tố quan trọng hàng đầu để hành lang kinh tế phát triển bền vững. * Mục đích : Hành lang kinh tế thường được thành lập để đẩy mạnh sự hội nhập về kinh tế giữa những vùng kém phát triển hơn và thường là vùng sâu vùng xa với những vùng phát triển hơn và thường là vùng duyên hải. Một bên muốn tìm đường ra biển, một bên muốn tìm đường tiếp cận trung tâm. Bản thân từ "hành lang" trong quy hoạch giao thông và quy hoạch vùng lãnh thổ có nghĩa là tuyến giao thông kết nối một vùng sâu trong nội địa với cảng biển trong nước hoặc nước khác. 4.2. Vai trò, vị trí của ba vùng kinh tế trọng điểm trong cơ cấu lãnh thổ Việt Nam Các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) được Đảng và Nhà nước xác định là các vùng động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Hiện 2 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 nay, trên cả nước có vùng KTTĐ sau: Vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ miền Trung, KTTĐ phía Nam. Mỗi vùng có vị trí và vai trò riêng trong nền kinh tế của cả nước. 4.2.1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: 4.2.1.1. Vị trí - Vùng KTTĐ Bắc Bộ có diện tích là 15594 km 2 (chiếm 4,7% diện tích cả nước) và dân số là 1458,9 triệu (người chiếm 16,2% dân số cả nước) (vào năm 2009). Vùng KTTĐPB (bao gồm 7 tỉnh, Tp): Tp Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sáp nhập vào Hà Nội 8/2008). - Vùng KTTĐ phía Bắc nằm giữa hai bộ phận lãnh thổ là đồng bằng sông Hồng và vùng núi Đông Bắc. Về ba phía Bắc, Tây, Tây Nam tiếp giáp với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và với Trung Quốc. Phía Đông và Đông Nam của vùng tiếp giáp vùng biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, với hàng nghìn và quần đảo lớn nhỏ như: Bạch Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà…( Hải Phòng), Cái Bầu, Cô Tô, Vĩnh Thục…( Quảng Ninh). - Phía Bắc, Tây, Tây Nam giáp với các vùng, có địa hình phần lớn là đồng bằng hoặc trung du, đồi thấp. Hướng đồi núi hoặc các thung lũng sông đa phần chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ với các vùng, lãnh thổ lân cận nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 4.2.1.2. Vai trò - Tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh phía Bắc và cả nước: + Có vai trò tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Bắc và cả nước. Nó được coi như hạt nhân cho sự phát triển kimh tế - xã hội, tạo nên sức hút đối với các tỉnh lân cận, cũng như các vùng khác. + Luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của cả nước từ 1,1 đến 1,2 lần. + Thực sự là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Bắc và cả nước. + Đi đầu trong cả nước về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều đó có tác động, lôi kéo và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, tạo điều kiện hổ trợ các vùng khác cùng phát triển. - Góp phần giải quyết việc làm: cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hình thành nhiều khu công nghiệp, vùng đã góp phần 3 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 giải quyết việc làm cho một bộ phận dân đông đảo, làm giảm bớt sức ép về việc làm cho cả vùng cũng như các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các thành phố lớn. - Thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước: Vùng có sức hút lớn về vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. Về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ( FDI ) trong thời kì 1988 – 2003, cả vùng đã có 1153 dự án ( chiếm 21,3% ), với tổng số vốn đăng kí 12.456,7 triệu USD ( chiếm 28,9% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta ). 4.2.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 4.2.2.1. Vị trí - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm vắt qua giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, bao gồm 5 tỉnh, thành phố; tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẳng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định. Vùng có vị trí về chính trị và an ninh quốc phòng đối với cả nước. - Lãnh thổ của vùng nằm ven biển với nhiều cảng nước sâu: Chân Mây, Dung Quốc, Tiên Sa hẹp theo chiều ngang, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng. - Là cửa ngỏ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên và các nước bạn Lào. Campuchia và Đông Bắc Thái lan, Đặc biệt là khi thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực Asean thì vùng có lợi thế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và nước ngoài. 4.2.2.2. Vai trò: - Góp phần tăng trưởng kinh tế: liên tục có sự tăng trưởng nhưng so với mức bình quân cả nước và hai vùng kinh tế trọng điểm ở hai đầu đất nước vẫn ở mức độ thấp hơn. Tuy vậy vùng vẫn được coi như là hạt nhân cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sức hút đối với các tỉnh lân cận, cũng như các vùng khác và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế chung của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. - Góp phần tăng thu ngân sách, thúc đẩy phát triển ngoại thương, thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn: + Việc phát triển vùng trọng điểm này nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng trong cả nước. + Cùng với hệ thống chính sách ưu đãi và sự quan tâm lớn của Nhà Nước, trong những năm qua vùng đã thu hút số lượng đầu tư lớn. 4 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 - Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật trong vùng: trong những năm qua cơ sở hạ tầng của vùng có bước phát tiển đáng kể. Cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của vùng trong hiện tại và tương lai. - Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động: bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hình thành nhiều khu công nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng, vùng đã góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động của cả khu vực miền Trung, khu vực có nguồn nhân lực dời dào nhưng tỉ lệ thất nghiệp lại vào loại cao nhất cả nước. 4.2.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 4.2.3.1. Vị trí - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một tổng thể không gian thống nhất gồm có lãnh thổ của 8 tỉnh, Tp: Tp HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. - Vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế ở khu vực phía Nam của nước ta. 4.2.3.2. Vai trò - Là vùng kinh tế có tiềm lực lớn nhất và phát triển năng động nhất. Vùng cũng đã có nhiều đóng góp to lớn tạo động lực cho quá trình cất cánh của đất nước thông qua nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, đi trước, thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và công nghệ. - Còn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kimh tế theo hướng CNH – HĐH cho toàn khu vực phía Nam và các vùng lân cận. Vùng luôn đi đầu cả nước về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều này đã tạo ra những động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, tạo điều kiện hỗ trợ cho các vùng khác cùng phát triển. - Vùng còn là cửa ngõ, là đầu mối giao lưu quốc tế năng động. Với vị trí của mình vùng đã góp phần làm tăng thêm sức mạnh đối trọng và nâng cao vị thế của nước ta trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới; đặc biệt là với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương. 5 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 - Vùng còn là địa bàn phân bố lại dân cư nhằm giảm bớt sức ép cho các đô thị quá đông dân, nhất là thành phố Hồ Chí Minh. - Bên cạnh đó, vùng còn có vai trò tích cực trong thu hút đầu tư, tích tụ cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật cho quá trình phát triển. 4.3. Ba vùng kinh tế trọng điểm 4.3.1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 4.3.1.1. Khái quát chung - Vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng kinh tế đặc biệt, một trong những trọng điểm thu hút đầu tư của nước ta (qua các năm vốn đầu tư không ngừng được tăng lên thời kì 2000 – 2003 đạt 146,2 nghìn tỉ đồng chiếm 20% của cả nước), góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp lớn vào GDP. - Chỉ số phát triển GDP của vùng hàng năm đều tăng: năm 2000 là 9,4%, năm 2003 là 12,9%. Tốc độ tăng trưởng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều cao, trong đó dẫn đầu là công nghiệp. - Vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, quy mô GDP lớn và ngày càng tăng nên thu nhập bình quân đầu người của vùng tăng liên tục qua các năm, đời sống nhân dân được cải thiện. 4.3.1.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế * Ngành công nghiệp - Khái quát: vùng KTTĐ Bắc Bộ có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao, năm 2000 đạt 16,2% và đến năm 2003 lên 17,4%. + Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo và luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của vùng (năm 2003 chiếm tới 41,2%). + Các tỉnh, thành phố có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. + Các sản phẩm công nghiệp đặc trưng của vùng: than đá (95% cả nước), máy công cụ, máy cắt gọt kim loại (90%), động cơ điện (93%),… - Các ngành công nghiệp chủ yếu: 6 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 + Công nghiệp điện: năm 2003 vùng sản xuất được 3,9 tỉ kWh, hiện nay vùng có 2 nhà máy nhiệt điện lớn ( Phả Lại công suất 400MW và Uông Bí có công suất 105MW). + Khai thác than: năm 2003 đạt 18,2 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh. + Sản xuất xi măng: tổng sản lượng xi măng toàn vùng đạt 3,6 triệu tấn (năm 2003) chiếm 34% cả nước. + Sản xuất thép: chiếm 24% cả nước vào năm 2003, đạt sản lượng 53 vạn tấn. + Công nghiệp cơ khí: bao gồm cơ khí chế tạo động cơ, đóng tàu biển và sản xuất máy biến thế + Lắp ráp ôtô, xe máy: với tổng công suất khoảng 87 nghìn xe/năm, chiếm 65-66% của cả nước. + Các ngành sản xuất bia, nước giải khát: các này có điều kiện phát triển và phân bố hầu hết các tỉnh trong vùng (các tỉnh, thành phố đứng đầu về sản lượng là: Hà Nội, Quảng Ninh…). + Công nghiệp may mặc, dệt và da giày: là ngành mũi nhọn của nhiều địa phương nhất là Hà Nội, Hải Phòng. * Ngành nông – lâm – ngư nghiệp: - Khái quát: + Vùng KTTĐ Bắc Bộ bao gồm một số tỉnh của đồng bằng sông Hồng có nền nông nghiệp phát triển từ rất sớm. + Nhân dân có truyền thống và trình độ thâm canh cao, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất ngày càng rộng rãi. + Tốc độ tăng trưởng khá ổn định. - Ngành nông nghiệp: + Ngành trồng trọt chiếm tỉ lệ cao nhất, tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ, dịch vụ nông nghiệp không đáng kể. Lúa là cây trồng có diện tích lớn nhất, năm 2004 diện tích lúa của vùng là 742 nghìn ha chiếm 10% diện tích lúa cả nước và sản lượng chiếm 11,4% cả nước, 60% của đồng bằng sông Hồng (4.008,7 nghìn tấn). Tập trung chủ yếu ở Hải Dương, Hưng Yên…Ngoài lúa vùng còn phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu… 7 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 + Ngành chăn nuôi khá phát triển: năm 2003 đàn trâu chiếm 6,6% cả nước, đàn bò chiếm 19,3% cả nước… - Ngành lâm nghiệp: chủ yếu được phát triển ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc... - Ngành ngư nghiệp: ngành thủy sản của vùng được gắn liền với các hoạt động đánh bắt thủy sản ven bờ tiến dần ra ngoài khơi, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, tập trung chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh. * Ngành dịch vụ: Vùng KTTĐ Bắc Bộ có các ngành dịch vụ, thương mại phát triển khá đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng cao. - Ngành giao thông vận tải: vùng KTTĐ Bắc Bộ có mặt hầu hết các loại hình giao thông vận tải như đường: Sắt, bộ, sông, biển và đường hàng không. + Năng lực hoạt động và cơ sở vật chất kĩ thuật của các loại hình vận tải này ngày càng được nâng cao và ngày càng hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa. + Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa và hành khách tăng lên. Năm 2003 khối lượng vận chuyển hàng hóa chiếm 20,3% cả nước, khối lượng luân chuyển hàng hóa chiếm 10,1% cả nước. + Mạng lưới giao thông vận tải đường bộ có vai trò quan trọng nhất (chiếm 60% khối lượng vận chuyển và 30% khối lượng luân chuyển của các loại hình vận tải trong vùng). Các tuyến đường quan trọng: quốc lộ 5 (nối Hà Nội với Hải Phòng), quốc lộ 18, tuyến Láng – Hòa Lạc, các tuyến đường 1,2,3,4,6,32 từ Hà Nội tỏa đi nhiều hướng. + Mạng lưới giao thông vận tải đường sắt: các tuyến đường quan trọng là Hà Nội – Hải Phòng, Yên Viên (Gia Lâm) – Hòn Gai, Hà Nội – Lạng Sơn… + Vận tải biển: có các cảng chính: Hải Phòng, Cái Lân. + Mạng lưới giao thông vận tải sông phát triển trên các sông chính như sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Thương. + Đường hàng không: có sân bay quốc tế Nội Bài (lớn nhất), Cát Bi. - Ngành bưu chính viễn thông: là ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất, đa dạng về các loại hình: mạng điện thoại (bình quân 124 máy/1000 dân bình quân hàng năm tăng 91,3%), mạng truyền dẫn (mạng cáp quang, viba…), hoạt động bưu chính (năm 8 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 2003 đạt giá trị doanh thu 4.100.009 triệu đồng chiếm 23% cả nước)… Hà Nội là một trong hai đầu mối thông tin quan trọng của cả nước. - Ngành thương mại: Vùng KTTĐ Bắc Bộ là trung tâm thương mại lớn nhất nhì ca nước, nơi xuất phát của nhiều hàng hóa đi khắp mọi nơi, đáp ứng nhu cầu của khu vực Bắc Bộ và cả nước. Các trung tâm thương mại lớn nhất vùng chủ yếu tập trung ở Hà Nội (Tràng Tiền, Sóc Sơn, Pháp Vân, Gia Lâm…) và Hải Phòng (Đồ Sơn, Chợ Sắt..). + Ngành nội thương: doanh thu bán lẻ hàng hóa của vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày càng tăng cao năm 2003 đạt 575.155 tỉ đồng, bình quân hàng năm tăng 16%. + Ngành ngoại thương: giá trị xuất, nhập khẩu không ngừng tăng lên: giá trị xuất khẩu năm 2003 của vùng tăng lên đạt 1272,6 triệu USD tốc đọ tăng bình quân 23,3%/năm (cả nước là 13%). Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: công nghiệp (sản phẩm đẹt may, khai thác than…), nông nghiệp (vải thiều, nhãn, lúa gạo…) - Ngành tài chính ngân hàng: Vùng KTTĐ Bắc Bộ giữ vai trò là trung tâm tài chính, ngân hàng hàng đầu của cả nước, tốc độ tăng trưởng luôn cao và đáp ứng được nhu cầu phát triển và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng. + Năm 2000 toàn vùng đạt ngân sách 25.275,5 tỉ đồng chiếm 27,8% cả nước, năm 2003 đạt 41.185,3 tỉ đồng chiếm 32,2% cả nước. + Hà Nội là nơi tập trung nhiều ngân hàng nhất cả nước. - Ngành du lịch: vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. + Loại hình du lịch đa dạng: du lịch thắng cảnh, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải trí kết hợp hội nghị, tham quan các cơ sở sản xuất.. + Hàng năm thu hút hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế và 2 triệu lượt khách nội địa và ngày càng tăng lên. + Các nơi du lịch nổi tiếng: Hà Nội (hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, chùa Hương…), Quảng Ninh (vịnh Hạ Long…) * Phát triển các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế - Giáo dục: Phát triển nhanh và có chất lượng cao, nhiều trường đại học cao đẳng, trung tâm dạy nghề được nâng cấp. Hiện nay trên địa bàn có 41 trường đại học 9 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 (cả nước có 82 trường), 20 trường cao đẳng (cả nước có 127 trường). Năm 2003, tỉ lệ không biết chữ trong tổng lao động của vùng là 0,77% (cả nước là 3,6%). - Y tế: Toàn vùng có 104 bệnh viện (chiếm 12,5% cả nước), hơn 18 nghìn giường bệnh (chiếm 16,3% cả nước). Trong vùng, tất cả các xã phường đều có trạm y tế và được trang bị về cơ sở vật chất, trình độ khám chữa bệnh. - Văn hóa –xã hội: Tỉ lệ đói nghèo trong vùng giảm đáng kể, từ 9,6% năm 1996 xuống còn 6% năm 2003. Trong vùng, có 100% số hộ thành thị có thiết bị nghe nhìn. Các hoạt động văn hóa vật thể, phi vật thể được quản lí tốt và phát huy, mở rộng giao lưu. An ninh, chính trị và trật tự xã hội có nhiều tiến bộ ( giảm ma túy, mại dâm, tội phạm), làm tốt chương trình giới thiệu việc làm. 4.3.2. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung 4.3.2.1. Khái quát chung - Vùng KTTĐMT là vùng kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục với nhịp điệu cao đặc biệt là giai đoạn 2001-2005. + Giai đoạn 1996-2000: nhịp điệu tăng trưởng kinh tế (theo GDP) bình quân là 6,21% thấp hơn mức bình quân cả nước là 7,3%. + Giai đoạn 2001-2005: Tốc độ tăng trưởng là 10,6%, năm 2005 là 12% cao gấp 1,4 lần so với mức bình quân cả nước. - Tốc độ tăng trưởng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng, đặc biệt công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp hơn, song vẫn cao hơn so với mức trung bình của cả nước. 4.3.2.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế * Công nghiệp - Khái quát + Ngành công nghiệp đa dạng có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2000 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 28,9% GDP, năm 2003 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng lên đạt 32,7% GDP, năm 2005 ước đạt 35,96% GDP toàn vùng. + Về nguồn lực, VKTTĐMT có thế mạnh tương đối để phát triển công nghiệp: nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông, lâm và thủy sản, nguồn lao động dồi dào và rẻ, đặc biệt thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến 10 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 thực phẩm và công nghiệp dệt và may mặc, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện tại và trong tương lai ngành công nghiệp trong vùng đang có nhiều chuyển biến với sự có mặt của các công trình trọng điểm của Nhà nước. Trên địa bàn của vùng có khoảng 52.957 cơ sở sản xuất 10 KCN, KCX. + Về cơ cấu ngành công nghiệp, nhóm ngành nổi trội là công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thực phẩm và đồ uống. Tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 80% giá trị sản xuất công nghiệp. + Về cơ cấu thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm khoảng trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp, thấp nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. - Các ngành công nghiệp chủ yếu trong vùng + Công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống: đây là ngành công nghiệp chủ đạo. Các sản phẩm chính của ngành là: bia, nước giải khát, thủy hải sản đông lạnh, nước mắm, công nghiệp mía đường và các sản phẩm sau mía đường… Nhà máy nước khoáng Quãng Ngãi, công suất 30 triệu lít / năm. Nhà máy sản xuất rượu Sakê và rượu trắng (Thừa Thiên – Huế) vốn đầu tư 2 triệu USD. Nhà máy chế biến tinh dầu Quãng Ngãi, công suất 50 tấn/ năm. Cụm chế biến mía đường Quảng Ngãi, tổng công suất 5000 tấn mía cây/ ngày. + Công nghiệp dệt may và da giầy: Đây là ngành công nghiệp truyền thống của vùng. Hiện trong vùng có nhà máy dệt vải và khăn bông Hải Vân, nhà máy sản xuất giầy Quốc Bảo công suất 700 nghìn sản phẩm/ năm, nhà máy sản xuất màn tuyn công suất 1,5 triệu sản phẩm / năm. + Công nghiệp xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng: VKTTĐMT có nhiều thế mạnh về nguyên liệu cho vật liệu xây dựng (như cát với hàm lượng SiO cao, đá granit, cao lanh….). Cơ sở sản xuất như công ti xi măng Thành Mỹ (Đà Nẵng) 1,5 triệu tấn/ năm, nhà máy nghiền clinke Hải Vân công suất 520 nghìn tấn/ năm. Năm 2003, toàn vùng sản xuất khoảng 1,8 triệu tấn xi măng. + Công nghiệp khai khoáng: Ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất các sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại cũng được đẩy mạnh nhưng không ổn định. Các cơ sở như xí nghiệp đá Mỹ Trung (Quảng Ngãi), ở Bình Định có khoảng trên 600 cơ sở khai thác. Năm 2003 ngành khai thác được khoảng 3.018 nghìn mét đá. 11 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 + Ngành công nghiệp cơ khí: chủ yếu là cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu loại nhỏ, thuyền phục vụ vận tải và nghề cá, phát triển mạnh ở Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế. Nhà máy cơ khí Phú Xuân (Thừa Thiên – Huế) công suất 200 tấn/ năm. + Ngành công nghiệp luyện kim quy mô sản xuất còn nhỏ. Tiêu biểu trong vùng có nhà máy cán thép ở Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn (sản lượng khoảng 2,4 nghìn tấn/ năm). + Công nghiệp điện tử mới phát triển trong những năm gần đây, quy mô và tỉ trọng còn nhỏ. + Công nghiệp hóa chất: nhà máy sản xuất săm lốp và các sản phẩm cao su tại Đà Nẵng (giai đoạn 2001 – 2005 sản xuất khoảng 500.000 bộ), nhà máy lọc dầu Dung Quất. * Nông, lâm, ngư nghiệp - Khái quát tình hình phát triển - Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay vẫn là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng. Năm 2003, ngành đóng góp 26,90% GDP của vùng, cao hơn so với mức trung bình chung của cả nước (21,83%). Trong đó, nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, năm 2004 chiếm 63,9% giá trị sản xuất toàn ngành; lâm nghiệp chiếm 5,6% và ngư nghiệp chiếm 30,5%. - Cơ cấu ngành nông – lâm – ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành ngư nghiệp, giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. - Cơ cấu ngành nông – lâm – ngư nghiệp + Nông nghiệp Ngành nông nghiệp đã phát triển tương đối nhanh, giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng với nhịp độ khá cao. Năm 2000, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.161,9 tỉ đồng (theo giá so sánh năm 1994), chiếm 4,6% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước. Năm 2003 tăng lên đạt 5629,4 tỉ đồng, chiếm 4,4% giá trị sản xuất cả nước. Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tỉ trọng của ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo. Năm 2000 tỉ trọng ngành trồng trọt chiếm 70,3% giá trị sản xuất nông nghiệp, năm 2003 giảm xuống còn 69,9%. Năm 2000 tỉ trọng ngành chăn nuôi chiếm 25,27%, năm 2003 tăng lên đạt 27,52%. Cây lương thực: diện tích trồng cây lương thực có xu hướng giảm. 12 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 Lúa là cây lương thực chủ yếu, chiếm khoảng 92,1% về diện tích và 92,7% về sản lượng lương thực có hạt của toàn vùng năm 2004. Năng suất lúa trung bình năm 2004 đạt 45,8 tạ/ha, thấp hơn mức trung bình của cả nước (48,2 tạ/ha). Lúa được trồng chủ yếu ở các đồng bằng trong vùng của tỉnh Bình Định, Quãng Ngãi, Quảng Nam. Cây màu lương thực: tiêu biểu trong vùng có cây ngô, sắn (mì), khoai lang. Cây công nghiệp: Cây công nghiệp ngắn ngày: cây mía, lạc (đậu phộng) ở Quãng Ngãi và Bình Định. Cây công nghiệp ngắn ngày khác như thuốc lá, cói và dâu tằm. Cây công nghiệp lâu năm: tiêu biểu có dừa ở Quãng Ngãi và Bình Định, cây điều ở Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, cây cao su ở Thừa Thiên – Huế. Cây ăn quả trong vùng cũng được phát triển mạnh: cam, quýt, xoài, dứa (thơm), chuối…ở Quãng Nam, Bình Định, dứa ở Quãng Nam, cam ở Thừa Thiên – Huế, Bình Định. + Ngành chăn nuôi: đang có xu hướng phát triển nhanh nhưng chưa thật vững chắc. Số lượng đàn trâu ít biến động, có tăng nhưng tăng ít. Trâu nhiều nhất ở Quảng Nam và Quãng Ngãi. Đàn bò thì có xu hướng giảm, Bình Định là tỉnh có nhiều bò nhất. + Lâm nghiệp: Lâm nghiệp là ngành quan trọng của VKTTĐMT, có ý nghĩa về kinh tế và giá trị về môi trường. Năm 2004, toàn vùng có 1133,0 nghìn ha rừng, chiếm 9,21% diện tích rừng của cả nước. + Ngư nghiệp: có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của VKTTĐMT, tỉ trọng của ngành trong GDP của vùng liên tục tăng, từ 11,1% năm 2000 lên 13,4% năm 2004. Đánh bắt thủy sản: đây là nghề truyền thống của hầu hết cư dân vùng ven biển. Sản lượng khai thác thủy sản (chủ yếu là cá biển) trong những năm qua liên tục tăng ở Quãng Ngãi và Bình Định. Nuôi trồng thủy sản: Cơ cấu của ngành thủy sản đang có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng của nghề nuôi trồng. Trong đó Thừa Thiên – Huế và Quãng Nam là hai tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng lớn hơn cả (chiếm 63,1% diện tích 13 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 nuôi trồng cả vùng). Thủy sản nuôi trồng bao gồm cá, tôm, nhuyễn thể, rong biển ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. * Dịch vụ - thương mại Dịch vụ là ngành quan trọng trong nền kinh tế của VKTTĐMT, đóng góp hơn 1/3 GDP với tốc độ tăng trưởng bình quân năm khoảng 10,6% trong thời kì 2000 – 2004. - Giao thông vận tải VKTTĐMT có đầy đủ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và hệ thống cảng biển, sân bay đã tạo thành các tuyến lực. Các tuyến lực này cùng với các “cực”, các đô thị hạt nhân là những yếu tố cơ bản của tổ chức không gian để hình thành lên các khu, điểm công nghiệp, các trung tâm thương mại, các vùng sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng CNH – HĐH. Năm 2000, khối lượng hàng hóa vận chuyển của vùng là 10.426 nghìn tấn, năm 2003 tăng lên đạt 12.208,6 nghìn tấn. Về cơ cấu, vận tải đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối. Trong hoạt động giao thông vận tải của vùng năm 2003, vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm 89,3% khối lượng vận chuyển và 82,5% khối lượng luân chuyển, vận tải hành khách chiếm tương ứng là 85,2% và 97,2%. Dịch vụ vận tải đường thủy chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Sân bay và cảng biển với ý nghĩa quốc gia và quốc tế, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của VKTTĐMT và một phần của Hạ Lào. - Bưu chính viễn thông Mạng lưới bưu chính viễn thông trong vùng phát triển nhanh: công nghệ hiện đại, thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao. Những hệ thống truyền tin hiện đại bằng cáp, sóng ngắn và vệ tinh Instelsal. - Thương mại Hoạt động thương mại của VKTTĐMT ngày càng phát triển nhanh về cơ sở kinh doanh, đa dạng về chủng loại hàng hóa. Mạng lưới chợ được phân bố tương đối rộng khắp từ thành phố đến các huyện lị và các xã. + Nội thương: Đến năm 2003, các doanh nghiệp đang hoạt động trong vùng là 3.837 doanh nghiệp. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của vùng tăng từ 14.810,4 tỉ đồng năm 2000 lên 19,160,2 tỉ đồng năm 2003. Đà Nẵng và Bình Định có mức bán lẻ hàng hóa cao hơn cả. 14 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 + Ngoại thương: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 406 triệu USD, năm 2003 tăng lên đạt 480,6 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng là hải sản đông lạnh, hải sản khô, hàng may mặc, quặng, hạt điều, lạc nhân, cát, song mây, gỗ tinh chế… - Du lịch Ngành du lịch đã và đang trở thành mũi nhọn phát triển của VKTTĐMT. Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Nét đặc sắc về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho vùng nhiều tài nguyên du lịch có giá trị cao. + Các tài nguyên du lịch: Tiêu biểu là các danh thắng làm say đắm lòng người như sông Hương, núi Ngự, Đèo Hải Vân, Bạch Mã, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Nhiều bãi biển đẹp, trải dài cát trắng như Lăng Cô, Cảnh Dương, Đà Nẵng, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Hoàng Hậu….Trong vùng còn có khu dự trữ thiên nhiên, rừng quốc gia Bạch Mã, Cù Lao Chàm. Tài nguyên du lịch nhân văn và các lễ hội đặc sắc: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn, Cố đô Huế (là các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận). + Năm 2000, số lượng khách đến vùng khoảng 1,3 triệu lượt khách (trong đó có khoảng 550 nghìn lượt khách quốc tế). Đến năm 2005, con số này đạt 3,45 triệu lượt với khoảng 1,53 triệu lượt khách quốc tế. Tốc độ tăng trung bình năm khoảng 26%. Trong đó tỉnh có số lượng khách đến nhiều nhất là Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế. - Phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế + Văn hóa: VKTTĐMT là vùng đất giàu giá trị văn hóa, với những công trình kiến trúc cổ, đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa nhân văn – văn hóa lịch sử. Tiêu biểu là sự hội tụ của hai nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh. Trong vùng lưu lại nhiều di tích của nền văn hóa Champa, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế. + Giáo dục: Công tác giáo dục và đào tạo trong những năm qua của VKTTĐMT đã có những thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng. Mạng lưới các trường học từ mẫu giáo, trung học đến đại học, phát triển rộng khắp và thu hút đông đảo học sinh. Hệ 15 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 thống đào tạo trong vùng bao gồm các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp và các trường cao đẳng – đại học cũng khá phát triển. + Y tế: Hệ thống y tế - chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phát triển khá rộng khắp, bao gồm các bệnh viện, phòng khám đa khoa ở tuyến tỉnh, huyện và khu vực, các trạm y tế xã, phường. năm 2004, toàn vùng có 882 cơ sở y tế, trong đó có 71 bệnh viện. Những trung tâm y tế lớn, trình độ chuyên môn cao và trang bị kĩ thuật tốt: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn. 4.3.3. Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam 4.3.3.1. Khái quát chung - Qui mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế: VKTTĐPN có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm: Thời kì 1996 – 1999 tăng trưởng GDP bình quân của vùng đạt 11,2%, bằng 1,47 lần so với bình quân chung cả nước. Giai đoạn 2000 – 2003 của vùng đạt 12%, hơn 1,74% so với thời kì 1996 -1999 và bằng 1,67 lần so với bình quân chung cả nước trong cùng thời kì. Tỉ trọng của vùng tăng và chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng GDP của cả nước. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cùng với xu thế chung của cả nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành đang diễn ra khá nhanh ở VKTTĐPN. Trong cơ cấu kinh tế của vùng, khu vực II và III chiếm ưu thế tuyệt đối, khu vực I có vai trò không đáng kể và có xu hướng giảm. Hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng đều có giá trị và tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng rất cao và có xu hướng tăng lên. Chính sách phát triển nhiều thành KT của nước ta tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các tỉnh, TP trong vùng. Cùng với sự chuyển dịch chung về cơ cấu kinh tế, cơ cấu theo thành phần của vùng cũng có nhiều thay đổi. 4.3.3.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế. * Ngành Công nghiệp. - Khái quát: + Ngành công nghiệp có vị trí vô cùng quan trọng có sự phát triển vượt bậc thu hút lực lượng lao động đông đảo, đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP, đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu với cơ cấu sản phẩm CN ngày càng đa dạng. Giá trị SX của ngành liên tục tăng nhanh. Năm 2003 đạt 146.765,9 tỉ đồng (tăng gấp 1,46 lần). Trong cơ cấu giá trị 16 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 SXCN VKTTĐPN, TP.HCM chiếm tỉ trọng lớn nhất tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. + CN của VKTTĐPN phát triển không đồng đều trên lãnh thổ. Giá trị SXCN tập trung chủ yếu ở các tỉnh, TP như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu. - Các ngành công nghiệp chủ yếu: VKTTĐPN là một vùng công nghiệp đa ngành, có qui mô và tốc độ phát triển lớn nhất nước ta. Trong cơ cấu ngành CN của vùng có hầu hết các phân ngành và có trình độ phát triển khá cao. + Ngành khai thác dầu khí: Nhiều mỏ có trữ lượng lớn như: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông…trữ lượng CN của các mỏ này đạt trên 300 triệu tấn dầu thu đổi, sản lượng khai thác cho phép trên 20 triệu tấn. Khí thiên nhiên từ hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ, sản lượng khai thác dầu thô 1,73 triệu tấn năm 2003 => dầu thô trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. +CN điện năng: Năm 2002 đạt 15 tỉ kWh (chiếm 42,05% tổng điện năng cả nước ), Phú Mỹ nhà máy nhiệt điện với công suất 5- 6 tỉ m 3 khí để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. + CN thực phẩm và đồ uống: Đây là ngành CN quan trọng nhất trong số các ngành CN chế biến của VKTTĐPN, chiếm 20% giá trị SXCN của toàn vùng như: TP.HCM là 19,8%, Bình Dương là 19,7%, Đồng Nai 22,5%...Một số sản phẩm chế biến của vùng chiếm tỉ trọng lớn trong trong tổng sản lượng của cả nước như thuốc lá 74,5%, bia 48,9%, đường mía 24,4%, thủy sản 29,1%... + CN dệt may, da giầy: Ngành dệt may là một trong những ngành CN mũi nhọn và phát triển với tốc độ khá mạnh. + CN hóa chất và các sản phẩm hóa chất: Đây là vùng tập trung khá nhiều các cơ sở SXCN hóa chất và cũng là ngành chiếm tỉ trọng khá cao trong giá trị sản xuất của ngành CN. Năm 2004, tiến hành xây dựng nhà máy phân đạm từ khí ở Phú Mỹ. + Ngành CN điện tử - tin học: Là trung tâm CN điện tử lớn nhất cả nước, phát triển mạnh ở các tỉnh, TP như: TP.HCM, Biên Hóa và Bình Dương. + CN cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy: Hiện nay, có 7 cơ sở liên doanh lắp ráp và sản xuất các linh kiện phục vụ sản xuất ô tô, xe máy. + CN sản xuất thép: Năm 2002 đạt 1235 nghìn tấn (chiếm 54,46% cả nước), được đầu tư theo chiều sâu, đổi mới một phần thiết bị. 17 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 * Nông - Lâm – ngư nghiệp. - Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu KT của vùng nói riêng và cả nước nói chung. Giá trị SXNN trong vùng liên tục tăng lên năm 2003 đạt 23,283,5 tỉ đồng. Trồng trọt đã và đang giữ vai trò chủ đạo, chiếm hơn ¾ giá trị SX cả ngành, chăn nuôi vẫn ở vị trí thứ yếu, ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên. Năm 2003 đạt 22,2% giá trị SX của ngành NN, tốc độ tăng trung bình đạt 9,5%. + Ngành trồng trọt: là thế mạnh trong SXNN của VKTTĐPN; bao gồm các nhóm cây CN, cây lương thực, cây ăn quả, cây thực phẩm, trong đó ưu thế các nhóm cây CN lâu năm. Cây CN dài ngày năm 2003 là 537,27 nghìn ha. + Cây lương thực: Năm 2004, đạt 3,751 nghìn tấn. Cây lương phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bình Phước. + Cây công nghiệp:   Cây công nghiệp hàng năm: Năm 2003 còn 124,25 nghìn ha (chiếm 14,9% cả nước) diện tích các loại cây CN ngắn ngày trong vùng đều có xu hướng giảm. Cây công nghiệp hàng năm trong vùng gồm mía, lạc, đậu tương, đay, cói. Cây mía chiếm diện tích lớn nhất ( 48,5% diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm của vùng).   Cây công nghiệp lâu năm là thế mạnh của ngành trồng trọt VKTTĐPN, chiếm 36% diện tích cây lâu năm của toàn quốc gồm cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm. Trong đó cây cao su chiếm diện tích lớn nhất, năm 2003 đạt 281,63 nghìn ha, đây cũng là vùng trọng điểm về SX điều năm 2003 đạt 119,5 nghìn tấn. Vùng nông sản hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Vùng chuyên canh cao su tập trung chủ yếu ở Bình Phước, Đồng Nai. Vùng chuyên canh cà phê ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Vùng chuyên canh điều ở huyện Long Thành, Long Khánh (Đồng Nai )…   Ngoài ra, còn có thế mạnh đặc biệt về cây ăn quả, nhất là những loại cây ăn quả cao cấp. Vùng nông sản xuất khẩu, các vùng cây ăn trái nổi tiếng (Lái Thiêu, bưởi Tân Triều, sầu riêng Long Khánh…) + Chăn nuôi: Đàn trâu của vùng có xu hướng giảm, đàn bò phát triển khá nhanh. Năm 2004 đàn bò đạt 380,6 nghìn con (chiếm 7,8% đàn bò cả nước ). Đàn lợn: Năm 2004, tăng lên gấp 1,5 lần (chiếm 8,9% so với đàn lợn cả nước ). Đàn gia cầm trong vùng được chú trọng phát triển và khá đa dạng, trong đó gà chiếm tỉ trọng 18 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 - Ngành ngư nghiệp: VKTTĐPN có nhiều khả năng phát triển ngư nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành liên tục tăng lên từ 2005,2 tỉ đồng lên 3476,2 tỉ đồng năm 2003. Nuôi trồng thủy sản trong vùng tập trung lớn ở TP.HCM, Long An. Các hoạt động ngư nghiệp tập trung chủ yếu tại Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM và Long An. - Ngành lâm nghiệp: Diện tích rừng của vùng năm 2004 đạt 354,7 nghìn ha trong đó diện tích rừng trồng là 178,8 nghìn ha (chiếm 50,4%) * Ngành dịch vụ - thương mại: Phần lớn các hoạt động dịch vụ, nhất là các dịch vụ hiện đại đều tập trung tại TP.HCM, với chức năng là trung tâm thương mại, tài chính, du lịch quốc tế của vùng nói riêng và cả nước nói chung nên có nhiều nỗ lực để phát triển các lĩnh vực dịch vụ . - Giao thông vận tải: + Giao thông đường bộ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 14, quốc lộ 20, quốc lộ 51, ngoài ra còn có hệ thống đường sắt, đường ống. + Giao thông đường sông: Phát triển sớm và thuận lợi, có các cảng sông như: Cảng Bình Đông, Tân Thuận, Bình Lợi, Bình Phước.. ngoài hệ thống sông tự nhiên còn có các kênh đào nối giữa hệ thống sông ĐN và ĐBSCL. + Giao thông đường biển: Ngoài những tuyến đường biển quan trọng trong nước, còn có những tuyến đường biển quốc tế chủ yếu từ TP.HCM đi các hướng và ngược lại. + Mạng lưới đường hàng không: Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất, cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại có các tuyến đường bay trong nước và quốc tế, hàng ngày đều có trên 100 chuyến bay trong và quốc tế. Với sụ phát triển mạnh, hệ thống GTVT đã có những bước tiến, đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của vùng và cả nước. - Bưu chính viễn thông: Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú. Hiện nay vùng đang đẩy mạnh các mạng truyền dẫn hiện đại, kĩ thuật tiên tiến phục vụ cho nhu cầu phát KT-XH và các dịch vụ cao cấp như: truyền hình kĩ thuật số, viễn thông… - Ngành thương mại: VKTTĐPN là vùng có hoạt động thương mại sôi động động bậc nhất trên lãnh thổ nước ta. + Nội Thương: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000 – 2004 đạt 12,1%, gần 70% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ những dịch vụ tiêu dùng tập trung 19 Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Nhóm 4 ở TP.HCM và trở thành trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. Các tỉnh trong vùng sẽ xây dựng các trung tâm thương mại có qui mô tương ứng như: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Long An , Bình Phước… các trung tâm này gắn liền với sự phát triển khu CN trên địa bàn, phục vụ nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa. + Ngoại Thương: Các hoạt động XNK diễn ra trên địa bàn vùng, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển KT của vùng. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 20%, năm 2003 đạt 11484,6 triệu U SD đóng góp trên 60% giá trị XK của cả nước. Ngoài thị trường Châu Á, ÂU hàng hóa cũng thâm nhập vào một số thị trường châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Phi và các bạn hàng quan trọng của vùng Singapo, Nhật Bản, Hoa Kì… - Ngành du lịch: VKTTĐPN có nhiều lợi thế phát triển du lịch (tài nguyên tự nhiên, khí hậu ôn hòa, đường bờ biển dài có nhiều bãi tắm đẹp…) + Vùng còn có khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (HCM), VQG Bù Gia Mập (Bình Phước), ngoài tiềm năng tự nhiên còn có tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng đa dạng. Các di tích lịch sử, văn hóa có ở hầu hết khắp các tỉnh và nhiều nhất là ở TP.HCM (45 di tích được xếp hạng như: địa đạo Củ Chi..). + Với những lợi thế của mình, ngành du lịch VKTTĐPN đã có những bước phát triển nhất định. Mỗi năm, vùng đón khoảng hơn 2 triệu lượt khách quốc tế và hơn 7 triệu khách nội địa. Với trung tâm là TP.HCM có vị trí đặc biệt quan trọng trong qui hoạch và phát triển du lịch của cả nước, là thị trường phân phối khách, nhất là khách quốc tế của vùng du lịch NTB và NB. - Phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế + Lĩnh vực giáo dục : phát triển mạnh về cả quy mô, chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất. Hình thành hệ thống trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở rộng khắp, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. Số trường lớp không ngừng tăng lên, vùng cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề trên khắp cả nước. + Y tế: Chăm sóc và cải thiện sức khỏe cộng đồng được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới y tế đã được đầu tư, cải tạo và nâng cấp, là nơi tập trung cơ sở y tế lớn với đội ngũ cán bộ chuyên môn có tay nghề cao. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan