Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu luận công tác quản lý cơ sở vật chất- thiết bị dạy học ở trường thcs...

Tài liệu Tiểu luận công tác quản lý cơ sở vật chất- thiết bị dạy học ở trường thcs

.DOC
22
7435
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường học tỉnh vĩnh phúc CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT –THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS NHÂN ĐẠO HUYỆN SÔNG LÔ-TỈNH VĨNH PHÚC Học viên: Vũ Xuân Hưng 1.Lý do chọn chủ đề tiểu luận. Giáo dục và đào tạo là động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế đất nước. có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người , đối với nền kinh tế -văn hóa của đất nước. Do đó cở sở vật chất và thiết bị dạy học (CSVC-TBDH) được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Tầm quan trọng của cơ sở vật chất –thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục nói chung và ở trường THCS nói riêng được khẳng đinh từ : Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc đến các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và Bộ giáo dục như: Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD ĐT về quy chế công nhận trường chuẩn, Quyết định số 07/2007 QĐ-BGD ĐT ban hành điều lệ trường phổ thông. Công văn số 4381/BGD ĐT-CSVC, ngày 6/7/2011… Đã khẳng định cở sở vật chất và thiết bị dạy học là phương tiện lao động của các nhà giáo và học sinh, là trong các điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học. Vì vậy cở sở vật chất và thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học , góp một phần cho định hướng phát triển nền giáo dục nước nhà theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện. Ở trường THCS Nhân Đạo , cở sở vật chất và thiết bị dạy học chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa Kĩ năng sử dụng cở sở vật chất và thiết bị dạy học của giáo viên-học sinh còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác quản lý CSVC-TBDH theo quan điểm hiệu quả. Chính vì những lý do trên nên tôi chọn chủ đề tiểu luận “ Công tác quản lý cơ sở vật chất- Thiết bị dạy học ở trường THCS Nhân Đạo” 2.Thực trạng quản lý và sử dụng CSVC-TBDH ở trường THCS Nhân Đạo. 2.1 Đặc điểm tình hình của nhà trường Trường THCS Nhân Đạo-Huyện Sông Lô-Tỉnh Vĩnh Phúc, được thành lập năm 1996 . Năm học 2012-2013, nhà trường có 9 lớp với 241 học sinh, đội ngũ cán bộ- giáo viên-nhân viên có 19 người , trong đó : cán bộ quản lý 02 người, giáo viên 15 người (10 GV biên chế , 05 GV hợp đồng) , nhân viên 02 người. Trường được thành lập trong địa bàn xã khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, các trang thiết bị dạy học thiếu và hư hỏng nhiều, nhiều trang thiết bị còn lạc hậu, không đáp ứng được chương trình đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Đội ngũ giáo viên phần lớn chưa có kinh nghiệm trong việc khai thác và sử dụng CSVC-TBDH, đặc biệt là kỹ năng sử dụng TBDH, nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách và nghiệp vụ về công tác thiết bị thí nghiệm và đào tạo đúng chuyên môn quản lý thiết bị. Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn trên, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường và học sinh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục, trường có chất lượng giáo dục vào tốp đầu của huyện Sông Lô , nhiều năm nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyên, tiên tiến cấp tỉnh, tạo được lòng tin của nhân dân và chính quyền địa phương và tạo được sự tin tưởng và quan tâm của phòng giáo dục , của sở giáo dục ,vì thế cơ sở vật chất –thiết bị dạy học đang từng bước được tu sửa và bổ sung . 2.2.Thực trạng quản lý và sử dụng CSVC-TBDH ở trường THCS Nhân Đạo. Năm học 2012-2013 nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý và sử dụng CSVC-TBDH . Nhà trường được sự ủng hộ của ban đại diện hội phụ huynh học sinh , được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện Sông Lô và của sở giáo dục đào tạo tỉnh vĩnh phúc, của các cấp ủy Đảng-chính quyền địa phương, do đó đã mua sắm và trang bị được một số lượng TBDH đáng kể, song so với nhu cầu phát triển của nhà trường chuẩn bị xây dựng thành trường chuẩn quốc gia cấp độ 1 thì còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, đặc biệt là vấn đề quản lý sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nỗ lực hơn nữa trong quản lý, sử dụng và bảo quản, tăng cường mua sắm và bổ sung CSVC-TBDH để đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia. 2.2.1Bảng thống kê: CƠ SỞ VẬT CHẤT-TBDH NĂM HỌC 2012-2013 Đơn vị TT Danh mục Số lượng I. CƠ SỞ VẬT CHẤT: 1 Tổng diện tích toàn trường 2 Phòng học 3 Phòng tin học 4 Phòng học bộ môn vật lí 5 Phòng học bộ môn hóa học 6 Phòng học bộ môn sinh học 7 Thư viện 8 Phòng thiết bị Phòng giám hiệu 9 02 10 Văn phòng 11 Phòng công đoàn 12 Phòng đoàn đội 13 Phòng truyền thống 14 Phòng tổ KHXH 15 Phòng tổ KHTN 16 Nhà vệ sinh dành cho GV 17 Nhà vệ sinh dành cho HS 18 Phòng học môn công nghệ 19 Phòng học ngoại ngữ 20 Phòng truyền thống 21 Kho để hóa chất 22 Nhà bảo vệ 23 Phòng y tế 24 Diện tích sân chơi bãi tập 25 Nhà để xe II.THIẾT BỊ TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Danh mục m2 01 12 01 01 01 01 01 01 72 6520 648 54 54 54 54 54 54 01 01 01 01 01 01 02 02 0 0 0 0 0 0 01 02 96 36 36 36 36 36 40 64 0 Đơn vị 300 286 Số Bàn ghế HS Sách GK Sách GV Sách tham khảo Tạp chí-các loại sách khác Máy tính để bàn Máy tính sách tay Máy chiếu Bộ Quyển Quyển Quyển Quyển Bộ Chiếc Chiếc lượng 180 750 125 1000 800 30 01 01 Thiết bị dạy học tối thiểu 03 Bộ 40 Cần bổ sung Ghi chú 6000 03 01 01 01 01 01 500 Cần bổ sung 40 100 50 80 10 02 10 Ghi chú 10 11 12 13 14 15 Ti vi Âm li Loa Đầu DVD Máy phô tô Bàn ghế văn phòng Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Bộ 01 02 02 01 01 01 01 01 01 2.2.2.Công tác kiểm kê tài sản, lập kế hoạch mua sắm CSVC-TBDH. - Nhà trường quyết định thành lập Ban kiểm kê tài sản ngày từ đầu năm học 20122013 gồm các thành phần như sau : Ban giám hiệu, Kế toán, chủ tịch Công đoàn, Thanh tra nhân dân, các cán bộ thiết bị, cán bộ thư viện và một số giáo viên am hiểu về thiết bị dạy học. - Ban kiểm kê chịu trách nhiệm kiểm kê số lượng tài sản theo từng chủng loại, đối chiếu với sổ sách kế toán; đồng thời đánh giá chất lượng còn lại của tài sản. - Đối với những tài sản chưa có giá, Ban kiểm kê căn cứ giá trên thị trường tự áp giá để làm căn cứ ghi giá trị tài sản vào hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị. - Đối với những tài sản hư hỏng không sửa chữa được, Ban kiểm kê lập biên bản đề nghị thanh lý. Căn cứ các quy định về quản lý tài sản hiện hành, Hiệu trưởng nhà trường quyết định cho thanh lý đối với những tài sản thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên cho thanh lý đối với những tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên. - Đối với những tài sản chênh lệch (thừa, thiếu) giữa số liệu kiểm kê với sổ sách kế toán, Ban kiểm kê lập biên bản đề nghị hiệu trưởng có biện pháp xử lý. - Căn cứ số lượng tài sản sau kiểm kê, căn cứ vào danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường lập kế hoạch mua sắm bổ sung để đảm bảo đủ thiết bị dạy học và các phương tiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Kết quả kiểm kê như sau: TT Danh mục Số lượng Số lượng Tình trạng Được cấp Sau khi CSVC-TBDH Và mua Kiểm kê Sử dụng Sắm 1 Hỏng Được 2 Bảng các lớp học Bàn ghế HS 16 chiếc 16 chiếc 16 bộ 3 Sách GK 220 bộ 750 quyển 220 bộ 180 bộ 725 quyển 725 quyển 4 Sách GV 125 quyển 125 quyển 125 quyển 5 Sách tham khảo 1000 quyển 850 quyển 850 quyển 6 Tạp chí-các loại sách khác 800 quyển 650 quyển 7 Máy tính để bàn 30 bộ 30 bộ 18 bộ 8 Máy tính sách tay 01 chiếc 9 Máy chiếu 03 chiếc 01 chiếc 03 chiếc 01 chiếc 03 chiếc 10 Thiết bị dạy học tối thiểu 40 bộ 40 bộ 25 bộ 11 Ti vi 01 chiếc 01 chiếc 12 Âm li 02 chiếc 02 chiếc 01 chiếc 13 Loa 02 chiếc 02 chiếc 02 chiếc 14 Đầu DVD 01 chiếc 01 chiếc 01 chiếc 15 Máy phô tô 01 chiếc 01 chiếc 16 Bàn ghế văn phòng 1 bộ 1 bộ 40 bộ 12 bộ 15 bộ 01 chiếc 01 chiếc 01 chiếc 1 bộ 2.2.3 Công tác sử dụng CSVC-TBDH. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” nhằm mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng thiết bị, trường THCS Nhân Đạo đã có những biện pháp cụ thể như: lập kế hoạch, kiểm tra đột xuất, thanh tra chuyên môn, việc đánh giá giờ dạy của giáo viên được dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học . Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy học cũng còn một số hạn chế như: Đội ngũ nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm của nhà trường còn thiếu kinh nghiệm chưa được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ nên phần nào hạn chế trong việc quản lí thiết bị và đồ dùng dạy học. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu, còn nhiều thiết bị đã cũ và hư hỏng ,số lượng thiết bị cấp phát còn thiếu, chất lượng TBDH chưa đảm bảo . Giáo viên nhà trường còn xem nhẹ việc áp công nghệ thông tin và sử dụng TBDH vào công tác dạy và học, sử dụng chưa thường xuyên , chưa đúng quy định; một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ hiệu quả sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học, nên chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng khi lên lớp. Số lượng giáo viên đăng kí mượn và sử dụng TBDH khi lên lớp còn ít, đại đa số giáo viên chưa được tập huấn cách sử dụng TBDH trong các giờ thực hành ở các bộ môn vật lí, công nghệ, sinh học, hóa học, âm nhạc, mĩ thuật. Số lượng giáo viên tính tỉ lệ trên lớp học của nhà trường là đủ so với quy định của nghành đối với bậc THCS , tuy nhiên còn thiếu cục bộ giáo viên ở một số bộ môn như : giáo viên môn vật lý, giáo viên môn công nghệ, giáo viên môn âm nhạc, giáo viên môn tin học . Do đó dẫn tới tình trạng phân công giáo viên giảng dạy trái ban, không đúng trình độ chuyên môn được đào tạo, dẫn đến hiệu quả sử dụng CSVCTBDH chưa cao trong các giờ lên lớp. 2.2.4 .Huy động nguồn lực để mua sắm, bổ sung CSVC-TBDH. Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, nên ngân sách nhà nước dành cho nghành giáo dục nói chung và dành cho nhà trường còn nhiều hạn chế. Vì vậy Để đảm bảo CSVC-TBDH phục vụ cho công tác dạy và học ,ngay từ trong hè nhà trường đã lập tờ trình báo cáo với chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí tu sửa hệ thống đường điện trong các lớp học, sửa chữa lại các bàn ghế bị hỏng ,các công trình vệ sinh của giáo viên và của học sinh. Bên cạnh đó nhà trường cũng huy động ban đại diện phụ huynh học sinh hỗ trợ lải lát 100 m2 sân trường. Phòng GD-ĐT Sông Lô cấp kinh phí mua sắm mới 80 bộ bàn ghế HS, 01máy pho to , 10 bộ máy vi tính . 2.2.5 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng CSVC-TBDH. a. Điểm mạnh: Về cơ bản nhà trường có đủ các phòng học theo quy định của nghành, trong đó có một số phòng học bộ môn như: phòng tin học , phòng hóa học , phòng vật lí, phòng sinh học được đưa vào sử dụng. Một số thiết bị dạy học được cấp mới và hiện đại như : 3 máy chiếu , toàn bộ hệ thống đường truyền internet được đấu đường truyền băng thông rộng tốc độ cao và được kết nối với toàn bộ hệ thống máy tính trong trường. b. Điểm yếu: -Cách khai thác thông tin trên mạng của cán bộ giáo viên còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận giáo viên trong việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học chưa cao. -Đội ngũ giáo viên phần lớn chưa học qua các lớp tập huấn sử dụng thiết bị dạy học theo môn được đào tạo, do đó kỹ năng sử dụng TBDH hiện đại còn lúng túng. -Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách và có nghiệp vụ về công tác TBTN và đào tạo đúng chuyên môn. -Còn thiếu các phòng học chức năng hiện đại như: phòng học tiếng, nhà tập đa năng, phòng học môn công nghệ. - Các trang thiết bị được cấp phát theo dự án chất lượng không cao, tuổi thọ thấp. c.Thuận lợi: Những điểm mạnh về CSVC-TBDH nêu trên là một thuận lợi cơ bản để nhà trường quản lý và sử dụng phục vụ trong công tác giáo dục Ban giám hiệu nhà trường có nhiều biện pháp chỉ đạo, quản lý phù hợp nhằm động viên, khuyến khích cán bộ-giáo viên khai thác sử dụng CSVC-TBDH hiện có thực sự góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. d.Khó khăn -Diện tích sân chơi bãi tập còn hẹp chưa đáp ứng được theo quy định của nghành. -Việc cấp mức kinh phí của nhà trường và địa phương đầu tư cho mua sắm còn ít. -Đội ngũ giáo viên còn thiếu cục bộ ở một số môn, dạy học chưa đúng chuyên nghành được đào tạo do đó việc sử dụng CSVC-TBDH chưa tốt. -Thiết bị cấp phát còn thiếu và lạc hậu, chất lượng thiết bị kém. - Ý thức bảo quản và sử dụng TBDH của một số em học sinh chưa cao. -Đời sống của nhân dân trong xã đại đa số còn nghèo, các doanh nghiệp trên địa bàn còn ít và quy mô nhỏ bé dẫn đến việc vận động ủng hộ kinh phí đầu tư cho CSVCTBDH còn nhiều khó khăn. 2.3 Một số kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm của bản thân trong đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng CSVC-TBDH 2.3.1. Một số kết quả đạt được: a.Công tác bảo quản: -Phòng TBDH và thí nghiệm phải được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, thường xuyên, sắp xếp khoa học, hợp lí. Thiết bị được phân loại từng khối, từng môn bảo quản đúng yêu cầu từng loại . CSVC đảm bảo an toàn về mọi mặt, không để xẩy ra mất mát hư hỏng lớn. b. Công tác quản lý sử dụng: Nhà trường phân công 01 Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác CSVC-TBDH, quản lý sổ sách theo dõi việc mượn TBDH của giáo viên. Nhà trường chọn cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học do sở giáo dục tổ chức, các đồng chí giáo viên này có trách nhiệm tập huấn lại cho các đồng nghiệp trong trường. Ban chuyên môn nhà trường thường xuyên dự giò thăm lớp , kiểm tra đánh giá các giờ dạy của giáo viên , hầu hết giáo viên đều sử dụng TBDH trong các tiết học có quy định và đạt kết quả khá-giỏi. c.Công tác quản lý mua sắm, bổ sung, nâng cấp CSVC-TBDH. Ngay từ trong hè và đầu năm học ban giám hiệu nhà trường, ban chuyên môn nhà trường , ban cơ sở vật chất căn cứ vào nhu cầu thiết yếu về CSVC-TBDH phục vụ cho nhiệm vụ năm học đã phối hợp với chính quyền địa phương cho tu sửa CSVCTBDH như: hệ thống điện, bàn ghế học sinh ,các phòng học ,các lớp học, các công trình vệ sinh. Ban giám hiệu phối hợp với ban đại diện phụ huynh học sinh cho lải lát 100m 2 sân trường. Ban cơ sở vật chất của nhà trường thường xuyên kiểm tra , lập kế hoạch tác nghiệp ngắn hạn về quản lý, sử dụng, mua sắm CSVC-TBDH tổ chức đúng thời gian, nhờ đó tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục đạt kết quả tốt. Ban giám hiệu nhà trường lập các kế hoạch mua sắm , xin hỗ trợ bổ sung kinh phí của phòng giáo dục. *,Nguyên nhân kết quả đạt được: -Ban giám hiệu nhà trường thống nhất chỉ đạo, quán triệt đầy đủ và cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên. -Nhận thức của cán bộ-giáo viên-nhân viên và học sinh trong việc quản lý, sử dụng CSVC-TBDH có sự tiến bộ. -Nhà trường có sự tham mưu với các cấp ủy Đảng-chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm và đầu tư về CSVC-TBDH của phòng giáo dục và sở giáo dục. -Có sự phối hợp và ủng hộ của ban đại diện phụ huynh học sinh. -Biện pháp quản lý, chỉ đạo ,tổ chức thực hiện của nhà trường phù hợp với thự tế nhiệm vụ năm học. 2.3.2. Một số tồn tại. Nhận thức của một số bộ phận giáo viên-nhân viên còn hạn chế , trình độ và điều kiện tiếp cận những phương tiện kỹ thuật mới hiện đại chưa đạt yêu cầu. nên nhiều tiết dạy chưa coi trọng sử dụng TBDH, dạy chay,dẫn đến kết quả giờ dạy thấp. Ý thức bảo quản và sử dụng TBDH của một số học sinh còn chưa tốt. CSVC còn thiếu, chưa có nhân viên phụ trách TBDH được đào tạo đúng chuyên môn, việc sắp xếp thiết bị cho một tiết dạy chưa khoa học ảnh hưởng đến giờ dạy của giáo viên. Việc tuyên truyền , công tác xã hội hóa giáo dục chưa có biện pháp hữu hiệu nên nguồn kinh phí đầu tư cho CSVC-TBDH của nhà trường không hiệu quả. *,Nguyên nhân tồn tại. Nguồn ngân sách của nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất-thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác kiểm định chất lượng các TBDH cấp cho các trường còn hạn chế (Đa số là được sản xuất tại Trung Quốc). Công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH của nghành hàng năm còn ít. Công tác chỉ đạo, quản lý ở các tổ chuyên môn chưa chặt chẽ và sát sao, chưa động viên được giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Kinh phí hỗ trợ cho giáo viên tự thiết kế, sáng tạo và làm đồ dùng ở các tiết học không được thỏa đáng. 2.3.3. Một số vấn đề rút ra trong quản lý và sử dụng CSVC-TBDH. Từ thực trạng trên một số vấn đề đặt ra trong quản lý,sử dụng CSVC-TBDH ở trường THCS Nhân Đạo là: -Phải nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm ,đạo đức nghề nghiệp của giáo viênnhân viên trong việc quản lý, sử dụng CSVC-TBDH. -Tổ chức tập huấn ,đào tạo kỹ năng sử dụng TBDH, kỹ năng thực hành cho giáo viên. -Phân công và bố trí giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn, chuyên nghành được đào tạo, giáo dục ý thức học sinh trong việc bảo vệ và sử dụng TBDH. -Chỉ đạo và phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận : Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, tổ hành chính, giáo viên và học sinh trong quản lý và sử dụng CSVC-TBDH. -Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ , nhân viên chuyên trách công tác TBDH -Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, động viên giáo viênnhân viên thực hiện nghiêm túc trong công tác bảo quản,sử dụng CSVC-TBDH. -Ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch cụ thể , kiểm tra đánh giá CSVC-TBDH .để từ đó tu sửa và mua sắm kịp thời phục vụ cho công tác dạy và học. -Xây dựng nội quy chặt chẽ về việc quản lý và sử dụng CSVC-TBDH. 3.Kế hoạch hành động quản lý CSVC-TBDH ở trường THCS Nhân Đạo 3.1.Các mục tiêu của nhà trường trong năm học 2013-2014 về công tác quản lý CSVC-TBDH. -Hoàn thành việc mở rộng diện tích đất khu trường học (6000m2). -Bổ sung cán bộ -nhân viên được đào tạo đúng chuyên môn và nghiệp vụ về công tác phòng học bộ môn, công tác thư viện –thiết bị dạy học. -Giáo viên được tập huấn về công tác quản lý CSVC-TBDH, có kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị dạy học. -Giáo dục ý thức bảo quản và sử dụng CSVC-TBDH cho học sinh trong nhà trường. -Thay thế các thiết bị lạc hậu, không sử dụng được , mua sắm và bổ sung các thiết bị mới. -Tu sửa và nâng cấp các thiết bị dạy học. -Đầu tư CSVC-TBDH bằng nhiều nguồn vốn, đảm bảo thiết bị đồng bộ. -Rà soát việc quản lý và sử dụng các thiết bị cũng như nhu cầu thực tế của nhà trường. -Đảm bảo 100% GV phải sử dụng TBDH ở các tiết dạy theo quy định của nghành. -Xây dựng đủ các phòng học bộ môn theo quy định như phòng học ngoại ngữ. -Trang bị thêm 01 máy chiếu, bổ sung thêm 01 máy laptop 3.2.Các hoạt động chính. 3.2.1.Các hoạt động thực hiện trong 2 tuần tới ( Hai tuần cuối tháng 12 năm 2012) a.Các hoạt động. Trong thời gian này các trường THCS chuẩn bị cho công tác đánh giá chất lượng học sinh hết học kỳ I năm học 2012-213, chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thi khảo sát chất lượng HSG lớp 9 vòng huyện và chuẩn bị cho công tác thi khảo sát chất lượng học kỳ I theo kế hoạch của sở giáo dục, sơ kết học kì I Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm đó, về công tác quản lý CSVC-TBDH phải đảm bảo các hoạt động của nhà trường, bản thân tôi dự kiến tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả một số hoạt động sau: -Bố trí CSVC- TB phục vụ cho kỳ thi khảo sát học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, thi khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2012-2013. -Kiểm tra lại tài sản cuối học kỳ I b.Kết quả cần đạt. -Sắp xếp lại các phòng thi. -Bố trí các phòng thi đủ số bàn ghế theo quy định, hệ thống ánh sáng đảm bảo. -Đảm bảo đủ các văn phòng phẩm phục vụ cho kì thi khảo sát. c,. Thời gian thực hiện: - Đối với kì thi khảo sát học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện từ ngày 17/12-24/12/2012 -Đối với kì thi khảo sát chất lượng học sinh học kì I từ ngày 25-30/12/2012. d.Người phụ trách/phối hợp: Phó hiệu trưởng, thanh tra nhân dân, nhân viên,ban cơ sở vật chất, một số giáo viên và học sinh. e.kinh phí: Theo quy chế chi tiêu nội bộ. f,Kế hoạch chi tiết. Thời gian Nội dung công việc thực hiện Người phụ trách và bộ Ghi phận thực hiện chú -Kiểm tra CSVC (Các lớp học, hệ -Phó hiệu trưởng(P.Trách) Tuần 16 17/12- thống điện) -Ban thanh tra. -Bố trí, sắp xếp phòng thi -Nhân viên-học sinh 24/12 Những điều chỉnh khi cần Tuần 17 25/12- -Bố trí, sắp xếp phòng thi -Phó hiệu trưởng(P.Trách) -Kiểm kê tài sản: -Giáo viên –HS. Những điều +CSVC (Nhà làm việc, phòng -Ban cơ sở vật chất 30/12 chỉnh học) khi +TBDH cần g.. Điều kiện/rủi do: 3.2.2.Các hoạt động trong ba tháng tới ( Từ tháng 01/2013-03/2013) Trong thời gian này các nhà trường vừa kết thúc học kì I bắt đầu vào học kì II. Trên cơ sở nhiệm vụ công tác đầu học kì II của năm học, bản thân tôi dự kiến tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả một số hoạt động chính như sau: Thời gian Hoạt động Kết quả cần đạt Hoàn tất các loại hồ sơ Chính xác kiểm kê Sở kết công tác bảo Đúng thực tế Người phụ trách Kinh phí Ban cơ sở vật chất Quy chế chi -PHT (phụ trách) tiêu nội bộ Phó hiệu trưởng quản CSVC-TBDH Kiểm tra sửa chữa,bàn Toàn Tháng ghế, điện, quạt, các bộ các phòng học Quy chế chi -GVCN, NV PBM tiêu nội bộ 1/2013 Phòng học bộ môn và phòng TV-TBDH Thanh lí một số thiết Quản lí số liệu HT,PHT,Kế toán Quy chế chi Bị hỏng Thiết bị hỏng Thanh tra, CTCĐ tiêu nội bộ Bổ sung CSVC-TBDH Đủ về số lương Ngân sách -PHT (phụ trách) Tháng Cho học kì II Và chất lượng Bảo trì và sửa Gọn gàng,khoa -CB phụ trách Mua sắm học, 20 máy tính Phòng tin học. Nhỏ 2/2013 chữa máy tính, sắp xếp lại phòng máy vi tính sử dụng được Kiểm tra công tác Khoa học,đảm -Phó hiệu trưởng Quy chế chi PCCC, các phòng chức bảo an toàn -Bảo vệ. tiêu nội bộ Năng, phòng TBDH -CB phụ trách PCCC Các phòng học bộ môn Phòng học bộ môn Kiểm tra sử dụng Tất cả đồ dùng -Phó hiệu trưởng Quy chế chi TBDH Các môn học -Tổ trưởng CM tiêu nội bộ Đánh giá đồ dùng dạy Học tự làm ở tổ CM Sử dụng được -Ban chuyên môn Sắp xếp các phòng Phục vụ các giờ -CB phụ trách Chức năng, TB để HS dạy thí nghiệm Thí nghiệm thực hành Và thực hành -Chuẩn bị CSVC -Thi đua chào Phòng máy phục vụ mừng ngày 26/3 Quy chế chi tiêu nội bộ Phòng học bộ môn -Ban CSVC nhà trường thao giảng chào mừng Tháng 26/3/2013 3/2012 -Kiểm tra sử dụng -Đánh giá ý thức -Ban giám hiệu TBDH. Sử dụng của Quỹ thi đua -Thi làm TBDH cấp Giáo viên. khen trường. -Phục vụ cho -Ban chuyên môn Công tác dạy Nhà trường Và học *,Điều kiện/rủi do: -Tài chính hạn hẹp, chi nhiều cho các hoạt động chuyên môn. -Thiết bị có nhiều hư hỏng. Hướng khắc phục: -Huy động các nguồn lực về tài chính. thưởng -Sửa chữa và nâng cấp các trang thiết bị 3.2.3. Các hoạt động dự kiến trong năm học 2013-2014. Thời Hoạt động gian Kết quả cần đạt Người phụ trách Kinh phí -Tổ chức cho cán bộ CB-GV-NV có Giáo viên, nhân viên đi Trình độ chuyên Theo ngân tập huấn kỹ năng bảo môn nghiệp vụ sách quản CSVC-TBDH về bảo quản và kĩ năng thí nghiệm CSVC-TBDH -CB-GV-NV thực hành -Xây dựng kế hoach Tháng 8/2013 Phó hiệu trưởng Quản lí ,sử Đảm bảo tốt các phụ trách CSVC- dụng CSVC- Hoạt động quản TBDH TBDH lý trong nhà trường -Kiểm kê, kiểm Đánh giá đúng tra đánh giá các thiết bị hiện CSVC dạy học. trạng -TBDH Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn -Tu sửa và mua sắm các Đáp ứng được thiết bị dạy học mới các yêu cầu Giảng dạy -Ban giám hiệu -Mua sắm nhỏ và học tập -Xây dựng các phòng Phục vụ cho học học bộ môn còn thiếu như phòng nghe môn tiếng anh -Chính quyền địa phương Ngân sách Nhà nước -Kiểm tra chất lượng Bàn ghế, TB phòng học, HS tự bảo quản Bàn giao cho các lớp -Phó HTr,GVCN HS, Bảo vệ Tự quản lý Tháng 9/2013 -Tổng vệ sinh khu vực, Đảm bảo khuân khuân viên trường học viên nhà trường sạch đẹp -Đoàn thanh niên, GVCN, học sinh -Sắp xếp TB phòng thực hành, đồ dùng Đảm bảo các -Nhân viên chuyên thí nghiệm, kho TB Điều kiện cho Trách -Tham mưu huy Dạy học -Ban giám hiệu -Mở rộng diện tích sân HS có sân chơi -Chính quyền địa Kinh phí Chơi bãi tập Và tập TDTT phương nhà nước Ban phụ huynh HS động vốn -Tạo cơ sở dữ liệu quản Quản lí CS Tháng Lý thiết bị, thư viện Dữ liệu 10/2013 bằng phần mềm VEMIS Tháng -CB chuyên trách, Giáo viên tin học -Theo dõi , bảo quản Quản lí thiết bị -Ban giám hiệu giao nhận thiết bị dạy -Cán bộ chuyên học trách -Chuẩn bị CSVC chuẩn Thi đua giờ dạy 11/2013 bị cho thao giảng Chào mừng ngày 20/11 -Mua máy vi tính bổ sung phòng máy Tháng -Sửa chữa hư hỏng 12/2013 CSVC-TBDH. tốt, giờ học tốt -Công đoàn, đoàn thanh niên Phục vụ dạy học -Ban chuyên môn Phục vụ dạy học -Ban giám hiệu Quy chế chi tiêu nội bộ Quỹ công đoàn Mua sắm nhỏ Quỹ tiết kiệm nhà trường Tháng -Lập kế hoạch kiểm kê Biết số lượng CSVC-TBDH hết KH I TBDH -Phó hiệu trưởng -Kiểm kê tài sản tăng, 01/2014 giảm trong năm2013, Có kế hoach bổ báo cáo nên PGD sung -CB phụ trách -Phó hiệu trưởng Nguồn ngân sách Đánh giá ý thức -CB phụ trách -Theo dõi việc sử dụng Tháng chấp hành TBDH của GV -Phó hiệu trưởng -TT chuyên môn 02/2014 -Kiểm tra và liêm Phong CSVC-TBDH Bảo vệ tài sản -Ban cơ sở VC nhà trường -Bảo vệ Trước khi nghỉ tết -CB phụ trách - Thường xuyên kiểm - Phục vụ dạy tra, sửa chữa CSVC hư học. hỏng, đảm bảo tốt cho công tác dạy – học. Tháng - Đảm bảo - Phó hiệu trưởng - Chỉ đạo tổng vệ sinh khuân viên nhà - Đoàn thanh niên 03/2014 trường lớp, chăm sóc và trường sạch đẹp. - Bảo vệ trồng cây xanh. Ngân sách - Ban CSVC - Giáo dục kĩ năng sống về phòng tránh hỏa hoạn. Tháng - Theo dõi tình hình 4/ 2014 cảnh quan môi trường. - Đoàn thanh niên Đảm bảo các - Nâng cấp một số công tiêu chí chuẩn - Phó hiệu trưởng, hợp đồng trình vệ sinh, CSVC quốc gia. - Phỏ hiệu trưởng, đảm bảo các tiêu chí nhân viên thư viện Ngân sách chuẩn quốc gia. - Kiểm tra thư viện ( việc sắp xếp ,bố trí, trang trí, vệ sinh, sổ sách, bảo quả, phân loại, tinh thần thái độ làm việc…) - Kiểm tra tình hình quản lí CSVC các lớp, có biện pháp giải quyết những vi phạm. Tháng 5/ 2014 - Kiểm kê CSVC- Bảo quản tài sản CSVC-TBDH - Phó HTr, Đoàn thanh niên, GVCN, TTHS TBDH ( quan sát trao -Phó HTr, tổ trưởng đổi với cán bộ phụ chuyên môn, nhân trách thiết bị.) viên thiết bị - Chuẩn bị CSVC- TB - Phó HTr, GV, HS phục vụ cho kết thúc năm học. *,. Kinh phí thực hiện kế hoạch trên: - Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp duy trì CSVC- TBDH hàng năm. - Huy động hỗ trợ từ phụ huynh - Phối hợp chạy dự án - Tổng khoảng 02 tỉ đồng *,Điều kiện/rủi do -hướng khắc phục: - Nguồn tài chính có thể không đạt 02 tỉ đồng và sự biến động về giá cả. - Một số tai họa có thể xảy ra không lường trước. Trước tình hình đó cần điều chỉnh những kế hoạch, ưu tiên những công việc thiết yếu nhất, thực hiện vốn vay khi cần, báo cáo chính quyền và Sở GD-ĐT hỗ trợ. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. kết luận - CSVC- TBDH là điều kiện để thực hiện mọi hoạt động của nhà trường, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục. Việc xây dựng , quản lí và sử dụngCSVC- TBDH có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ cuaer hiệu trưởng mà là trách nhiệm của tất cả giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. - Để có được một hệ thống CSVC- TBDH đáp ứng được nhu cầu phát triển nhà trường, cần phát huy và huy động mọi tiềm năng trong và ngoài nhà trường. - Người quản lí cần thực sự coi trọng công tác quản lí CSVC- TBDH, xác định công tác đó là nghệ thuật, là khoa học và cả một quá trình có sự kế thừa và không ngừng thay đổi để thích ứng. 2. Đề xuất và khuyến nghị. - Bộ và Sở GD-ĐT cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên chuyên trách TBDH cũng như bồi dưỡng GV đứng lớp và bố trí đủ, đúng nhân viên chuyên trách cho các trường. - hàng năm tổ chức thi tay nghề cho nhân viên phụ trách, GV sử dụng giỏ TBDH , có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng, - Học viện quản lí giáo dục ban hành bộ tài liệu về khoa học quản lí CSVC- TBDH và các biểu mẫu quản lí, lưu trữ hồ sơ. Bài viết trên đây thể hiện một phần kinh nghiệm thực tiễn quản lý ở nhà trường và kết quả kiến thức tiếp thu được qua khóa học của bản thân tôi, chắc chắn bài viết còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự bổ sung của các thầy cô và đồng nghiệp, xin chân thành cảm ơn. Người thực hiện: Vũ Xuân Hưng Phó hiệu trưởng Trường THCS Nhân Đạo- Sông Lô- Vĩnh Phúc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng