Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn

.DOC
14
40350
177

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ, THỊ TRẤN - Họ và tên : Tô Minh Tiến - Sinh năm: 1965 - Quê quán: Ấp Vàm Đình - xã Phú Thuận- Huyện Phú Tân- Cà Mau. - Chổ ở hiện nay: Khóm 2, TT Cái Nước - huyện Cái Nước - Cà Mau. - Đơn vị công tác: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phú Tân. - Trình độ: + Văn hóa: 12/12. + Chuyên môn: Cử nhân kinh tế - Cử nhân Luật. - Chức vụ hiện nay: Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phú Tân. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Phú Tân có chín đơn vị hành chính cấp cơ sở xã, thị trấn là nơi đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống, chính quyền cấp xã, thị trấn có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bác Hồ đã từng nói: “ Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. 1 Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Phú Tân luôn quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã, thị trấn để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương. Ngày nay trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đặc biệt là Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì chất lượng cán bộ, công chức cấp xã phải được nâng cao, đây là bộ phận trực tiếp tổ chức, thực hiện đưa đường lối Chủ trương của Đảng và chính sách sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Họ là những người giải quyết trực tiếp các công việc hàng ngày của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thực trạng trình độ, năng lực của cán bộ xã, thị trấn tuy có nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành còn nhiều lúng túng và yếu kém, từ đó tuyên truyền, triển khai các Chủ trương, chính sách còn nhiều hạn chế chưa thuyết phục sự đồng thuận của nhân dân, điều quan trọng nhất là khâu quản lý hành chính Nhà nước, ngân sách, đầu tư xây dựng. Nguyên nhân đa phần do cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, nên hiệu quả hoạt động bộ máy hành chính ở cấp xã, thị trấn chưa được như mong muốn của Đảng bộ và nhân dân . Để đáp ứng yêu cầu vấn đề cấp bách hiện nay, bản thân tôi rút ra sáng kiến kinh nghiệm cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn nhằm trang bị cho họ những kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý ngân sách, đầu tư xây dựng, kỹ năng nghiệp vụ, tin học văn phòng để đảm nhiệm công tác quản lý, điều hành chặt chẽ đúng pháp luật, tạo được lòng tin vững chắc trong nhân dân sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Chủ tịch 2 Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là gốc mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì lẽ đó tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn ”. PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- THỰC TRẠNG CỦA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN XÃ, THỊ TRẤN Nhìn chung về thực trạng số lượng, trình độ, tiêu chuẩn cán bộ, công chức xã, thị trấn từng bước nâng lên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đang phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kiến thức, cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh. Huyện Phú Tân cần phải rà soát, đánh giá thực trạng đội ngủ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn để có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng kịp thời công cuộc đổi mới của đất nước. 1-Số lượng cán bộ, công chức và không chuyên trách: Qui định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ; Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 10/05/2012 của UBND tỉnh Cà Mau; Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 10/07/2013 của HĐND tỉnh Cà Mau; đã cơ cấu lực lượng cán bộ, công chức, không chuyên trách của tám xã và thị trấn trên địa bàn huyện có tổng số là 406 người. Huyện Phú Tân có hai loại đơn vị hành chính, loại 3 một gồm Thị trấn Cái Đôi Vàm, Phú Mỹ, Phú Tân, Tân Hải, Nguyễn Việt Khái còn lại loại hai là xã Phú Thuận, Tân Hưng Tây, Rạch Chèo, Việt Thắng. Cán bộ xã loại 1 có chuyên trách 12, công chức 13, không chuyên trách 21. Cán bộ xã loại 2 có chuyên trách 12, công chức 11, không chuyên trách 21. 2- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức: Được qui định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ và thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Công chức cấp xã, thị trấn gồm có Văn phòng - Thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội; Chỉ huy trưởng Quân sự và Trưởng Công an xã. Các đối tượng này phải có đủ các tiêu chuẩn chung như đủ 18 tuổi trở lên, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chức danh công chức được đảm nhiệm, tin học văn phòng trình độ A trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm. Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Căn cứ vào tiêu chuẩn công chức cấp xã, thị trấn cần phải tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và hội nhập theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 3- Nhận xét, đánh giá chung: 4 Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn được các ngành các cấp quan tâm và tập trung đầu tư nên số cán bộ, công chức, không chuyên trách có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra do còn những khiếm khuyết, tồn tại hạn chế nhất định. - Qua nhận xét trình độ cán bộ, công chức có tăng lên, nhưng chủ yếu là trình độ trung cấp, cao đẳng, còn đại học chiếm tỷ lệ thấp, đa phần chưa qua bồi dưỡng về quản lý nhà nước, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng nhu cầu học tập. - Do không phân biệt chuyên ngành nên số cán bộ có bằng cấp chuyên môn được tuyển vào chưa phù hợp với chức danh đảm nhiệm còn quá nhiều. - Tình trạng tuyển dụng và bố trí cán bộ, công chức theo ý chí chủ quan của Lãnh đạo cấp xã, thị trấn vẫn còn xảy ra, kể cả việc bố trí người không đủ tiêu chuẩn nên phải có thời gian đào tạo, gây tốn kém, lãng phí và hiệu quả công tác không cao. - Do điều động và bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn được đào tạo không phù hợp với chức danh đảm nhiệm còn xảy ra. - Công tác điều động, luân chuyển còn hạn chế, chủ yếu huyện đưa xuống xã, thị trấn, chưa thực hiện việc điều động cán bộ chính quyền giữa các xã trong huyện với nhau. - Năng lực còn yếu so với yêu cầu nhiệm vụ, chưa thật sự nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Còn lúng túng, bất cập về kiến thức, năng lực và kỹ năng công tác nên ảnh hưởng không nhỏ đến viê êc thụ lý, 5 giải quyết công viê êc, nhất là về thủ tục hành chính, làm cho một số tổ chức, công dân thiếu hài lòng. - Cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn sau khi được đào tạo thì trình độ năng lực có phần nâng lên. Bên cạnh vẫn hạn chế vì chủ yếu tham gia các khóa đào tạo theo loại hình vừa làm vừa học, hoặc đào tạo từ xa nên chất lượng sau đào tạo không cao. Khi áp dụng vào công tác thực tế cho thấy ứng dụng kiến thức chuyên môn đã được đào tạo vào công việc còn nhiều hạn chế, thậm chí chưa nắm vững. II- CƠ SỞ PHÁP LÝ - Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của chính phủ Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. - Nghị định số: 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 Quy định những người là công chức. - Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng công chức. - Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ Về công chức xã, phường, thị trấn. -Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/05/2010 liên bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. - Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/09/2010 của Bộ tài chính Quy định 6 việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. - Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ nội vụ về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức. - Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn - Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND ngày 5 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Cà Mau. - Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 10/7/2013 của HĐND tỉnh Cà Mau qui định số lương, chức danh và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Cà mau và Quyết định số 1043/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh. III- CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ, THỊ TRẤN. Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sự cần thiết để thực hiện 19 tiêu chí theo Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới ở 08 xã trên địa bàn huyện Phú Tân, nhằm phục vụ nhân dân từ nay đến năm 2015 - 2020 và những năm tiếp theo. Điều quan trọng nhất để đi đến thắng lợi 7 là yếu tố con người, trên cơ sở đó cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để góp phần giúp chính quyền cấp cơ sở hoạt động hiệu lực, hiệu quả củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Sự cần thiết cấp bách là phải tiến hành một số giải pháp để chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực cán bộ cấp xã, thị trấn. 1- Qui hoạch, tạo nguồn: Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và thị trấn, xem xét đưa vào quy hoạch giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND phải có đủ tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ theo quy định. Bảo đảm tính liên tục, kế thừa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung dân chủ, công tâm, minh bạch, khách quan, thống nhất của Đảng; phương châm, cần thực hiện quy hoạch "động" và "mở". 2-Tuyển dụng: - Tuyển dụng các chức danh Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội; cơ bản là thực hiện việc tuyển dụng phải thông qua thi tuyển. - Chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự, Trưởng Công an xã theo qui trình xét tuyển và bổ nhiệm đúng quy định của Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Công an xã. - Tổ chức thi tuyển công chức phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật. Bảo đảm tính cạnh tranh, tuyển chọn đúng ngành nghề, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm, có tài năng thật sự. 8 - UBND cấp huyện cần xem xét tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức ngạch chuyên viên chiếm ít nhất 65% trở lên, còn lại trung cấp, đặc biệt hạn chế tối đa việc tuyển ngạch cán sự. - UBND huyện cần quan tâm chỉ đạo và qui định cụ thể việc tuyển chọn lực lượng cán bộ không chuyên trách. Trước khi thực hiện hợp đồng lao động phải xin ý kiến thống nhất của UBND cấp huyện, sau đó UBND cấp xã mới được ký hợp đồng lao động. Việc tuyển chọn những người có bằng đại học chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển để đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian chờ tổ chức kỳ thi tuyển, tránh tình trạng lợi dụng thân quen để tuyển dụng không đúng ngành nghề ảnh hưởng đến bố trí công việc. 3-Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, kiện toàn bộ máy: Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải đạt đủ các tiêu chuẩn cụ thể sau: - Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND phải có trình độ học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt là công tác thẩm tra, giám và kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. - Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành từ trung cấp trở lên để quá trình lãnh, chỉ đạo và thực hiện nắm vững chính sách pháp luật của nhà nước không ảnh hưởng đến xã hội và quyền lợi của nhân dân. - Công chức xã, thị trấn có trình độ chuyên môn từ trung cấp, đại học chuyên ngành, tin học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh mà công chức đó đảm nhiệm. Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng 9 quản lý hành chính nhà nước, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức đã sắp xếp bố trí. - Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự và Trưởng Công an thực hiện đúng quy định của pháp luật chuyên ngành. - Kiện toàn bộ máy tổ chức, đối với công chức đã có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên nhưng không phù hợp với chức danh đảm nhiệm, trước đây UBND huyện đã bổ nhiệm chức danh thì UBND cấp xã, thị trấn phải trình UBND cấp huyện xem xét quyết định chuyển đổi vị trí công tác cho phù hợp, không được tùy tiện, tự ý chuyển đổi vị trí theo yêu cầu chủ quan, trái qui định. - Chính sách thôi việc đối với cán bộ dôi dư, không tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu, không bố trí được vào vị trí công tác mới, không có vị trí công tác khác phù hợp, không đào tạo được. Thực hiện đúng qui trình, công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật về chế độ, không làm ảnh hưởng, xáo trộn đến tư tưởng, đời sống của cán bộ, công chức. 4-Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng: - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. - Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và kỹ năng hoạt động cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND-UBND và công chức. Bồi dưỡng kiến thức nâng cao và chuyên sâu về nghiệp vụ đấu thầu, quản lý dự án, giám sát thi công công trình, quản lý ngân sách Nhà nước. - Cán bộ, công chức thiếu tiêu chuẩn nào thì đào tạo, bồi dưỡng ngay tiêu 10 chuẩn đó. Đối với công chức có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên nhưng chưa phù hợp với chức danh đang đảm nhiệm thì kiện toàn, sắp xếp, chuyển đổi vị trí công tác cho phù hợp. - Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho những cán bộ kiêm nhiệm chức danh theo hình thức vừa làm vừa học, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn và các lớp tập huấn chuyên ngành để nâng cao trình độ chuyên môn. - Đào tạo bổ sung trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức hiện đang công tác nhưng thiếu chuẩn để đủ tiêu chuẩn theo quy định. - Gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, không chuyên trách với đào tạo cán bộ dự nguồn bảo đảm kịp thời thay thế khi cán bộ, công chức thôi việc hoặc nghỉ hưu. IV-TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 1. Phòng Nội vụ: - Tham mưu cho UBND huyện việc theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các giải pháp, hướng dẫn trình tự, thủ tục và thẩm định hồ sơ cán bộ, công chức khi có biến động do sắp xếp, chuyển đổi vị trí công tác và cán bộ thôi việc để trình UBND huyện quyết định. - Phối hợp với UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động cán bộ, công chức cấp xã trình UBND huyện xem xét quyết định. - Hướng dẫn UBND xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hành chính, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm, trình UBND 11 huyện để tổ chức triển khai thực hiện kịp thời. - Lập dự toán kinh phí đào tạo hàng năm, xác định cấp thẩm quyền quyết định đào tạo, gửi phòng TC-KH trước khi giao dự toán để UBND huyện có cơ sở thông qua HĐND huyện việc bố trí kinh phí đào tạo. - Định kỳ hàng năm, tổng hợp số lượng cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và báo cáo UBND huyện để có hướng chỉ đạo. 2. Phòng Tài chính- Kế hoạch: - Phối hợp với phòng Nội vụ và UBND các xã, thị trấn tính toán, tổng hợp nhu cầu kinh phí đào tạo trong năm, cân đối bố trí nguồn đảm bảo để thực hiện các giải pháp đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng và quyết toán kinh phí. - Phối hợp phòng Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục và thẩm định hồ sơ cán bộ, công chức xã thôi việc theo đề nghị của UBND cấp xã. 3. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn: - Tạo điều kiện thuận lợi nơi làm việc để cán bộ, công chức đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Thực hiện việc chi trả lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp đối với cán bộ, công chức hàng tháng đúng qui định, kịp thời. - Xây dựng kế hoạch kiện toàn tổ chức, bố trí sắp xếp lại cán bộ, công chức phù hợp vị trí việc làm, trình UBND huyện phê duyệt. - Lập hồ sơ cán bộ, công chức thôi việc gửi Phòng Nội vụ tổng hợp trình UBND cấp huyện quyết định. 12 - Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính tại cơ sở. - Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng kế hoạch hàng năm gửi Phòng Nội vụ để bố trí, sắp xếp kinh phí và thực hiện đào tạo theo quy hoạch được duyệt. - Thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức, tổng hợp kết quả đánh giá gửi Phòng Nội vụ hàng năm theo qui định đê báo cáo UBND huyện. - Chủ tịch UBND xã, thị trấn phải thường xuyên, liên tục và nêu gương trong việc cập nhật, nghiên cứu, tìm hiểu, triển khai các các chính sách, Luật, Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn của Nhà nước về kinh tế- xã hội, ngân sách, đầu tư, xây dựng, qui hoạch, đất đai, quốc phòng - an ninh.v.v... Đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội, các quỹ chuyên dùng của ngân sách xã, thị trấn để trong quá trình thực hiện tránh tình trạng sai sót, trái qui định làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. PHẦN III KẾT LUẬN Trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập, việc kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn mang lại hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của công cuộc cải cách hành chính, là động lực thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở xã, thị trấn góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đảng bộ huyện đã đề ra. Thực hiện “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, 13 thị trấn ” để kiện toàn cán bộ cấp xã là những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm việc theo các chức danh quy định, tăng cường kiêm nhiệm công việc, khoán quỹ phụ cấp để giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách gắn với việc tăng thu nhập của cán bộ công chức cấp xã. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển để rèn luyện trong thực tiễn. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là cấp bách và thật sự cần thiết, đúng Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã thể hiện rõ nét tại kết luận số 64-KL/TW ngày 28/05/2013, Hội nghị lần thứ bảy khóa XI của Trung ương “ Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”./. Ý kiến xác nhận Người thực hiện của Thủ trưởng đơn vị Tô Minh Tiến 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng