Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận bệnh vô cảm của một bộ phận người việt nam...

Tài liệu Tiểu luận bệnh vô cảm của một bộ phận người việt nam

.DOCX
29
2628
98

Mô tả:

BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU “Sống trong đờ i s ố ng c ầ n có mộ t tấ m lòng Để làm gì em biế t không ? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...” Ai trong chúng ta đề u có mộ t tấ m lòng, mộ t tấ m lòng nhân hậ u thậ t s ự. Bạn rơi nướ c mắ t khi thấ y các hoàn c ả nh b ấ t hạ nh. Tôi nhoi nhói nơi tim lúc chứ ng kiế n nhữ ng tai nạn thương tâm.Nhớ lạ i lờ i d ạ y c ủa ông cha ta “thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành đạ o lý c ủa ngườ i Việt Nam. Tính nhân văn, lòng nhân ái là ng ọ n lửa sưở i ấ m là ánh sáng trong mỗi con ngườ i, mỗi gia đình cũng như toàn xã hộ i. thế nhưng ngày nay, bên cạ nh nhiều nét đẹ p vẫ n luôn hiệ n h ữ u trong cuộc s ống c ủa chúng ta vớ i nh ững con ngườ i luôn biế t c ố ng hiến, đồ ng c ả m, chia s ẻ, cưu mang, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít kẻ s ố ng ích k ỷ, vô trách nhiệ m, vô c ảm, vô đạo đức. Tạ i sao chúng ta không can thiệ p?hay b ở i chúng ta vô c ảm trướ c nỗi đau của đồ ng lo ạ i,s ợ liên l ụy và mang v ạ vào thân. Thế mớ i biế t xã hộ i chúng ta ngày nay “vô cảm” như thế nào ?. Vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là thách đố cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của “bệnh vô cảm”, chúng ta sẽ thấy tác hại ghê gớm của nó hầu tìm ra phương cách để chống lại căn bệnh quái ác này. 1 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM BỆNH VÔ CẢM I. Giải thích: Bệnh vô cảm là gì? Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng? “ Bệnh vô cảm” được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không nảy sinh cảm xúc đối với sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nổi buồn, nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng loại, hay như một cách nói hình tượng là con người bị “ rô -bốt hóa”, khiến con người hành xử tàn nhẫn vô tình. Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại... Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, một sô" người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với eộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”. Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến cái xấu, cái ác. Những người sống vô cảm thường chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, ngại va chạm, sợ phiền toái. Những kẻ sống vô cảm còn lạnh lung, nhẫn tâm gieo rắc đau khổ cho người khác mà không mảy may động lòng trắc ẩn. II. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm hiện nay: Trước đây, vô cả m ch ỉ là nh ữ ng hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiề u hướng gia tăng, nế u không có nh ữ ng biện pháp ngăn chặ n thì có thể trở thành một căn bệ nh có tính xã hội. Trong cơn lốc toàn c ầ u hóa và hộ i nhậ p qu ố c tế , cùng vớ i việ c tiế p thu nh ữ ng tinh hoa c ủa văn minh nhân loạ i thì l ố i s ống hưở ng th ụ và mặ t trái c ủa 2 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM nề n kinh t ế th ị trường đang tác độ ng mạnh đế n tâm lý xã h ộ i, d ầ n d ầ n hình thành l ố i s ống th ực d ụng trong một b ộ phận ngườ i Việ t Nam. Một con số đáng báo động là: Việt Nam xếp hạng 123/176 về chỉ số cảm nhận tham nhũng và đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc (vô cảm) nhất. Điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng của căn bệnh thờ ơ, dửng dưng của không ít người Việt hiện nay. Thực chất, “bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Biểu hiện của nó trong xã hội hiện đại thì muôn hình, muôn vẻ, người mắc chứng này cũng rất đa dạng, không chừa bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu, mà nó còn có thể có ở cả những người vẫn được coi là người tốt. Bởi lẽ, khi người tốt làm ngơ, im lặng trước cái xấu, để cái xấu chà đạp lên những giá trị nhân văn, thậm chí nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì cũng chính là một biểu hiện không thể chối cãi của chứng vô cảm. Sáng 3-12, nhiều người đi trên chuyến xe buýt xuất phát từ ĐHQG TP.HCM đã bất bình trướ c hình ả nh nhiề u b ạ n trẻ không nhườ ng ghế cho mộ t ông c ụ ngoài 60 tuổi, tóc bạc. Ông phải ngồi lắc lư trên ba chiếc hộp nhựa được xếp chồng lên nhau ngay phía sau ghế tài xế (ảnh). Trên xe buýt, hai hàng ghế đầu thường dành cho người già và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lên xe rất nhanh chân ngồi vào hàng ghế này và không chịu đứng lên nhường ghế nên khi ông cụ lên xe không tìm ra chỗ ngồi. Chắc hẳn mọi người trong chúng ta đều không quên vụ việc hôi của hàng ngàn thùng bia xảy ra vào đầu giờ chiều ngày 4/12 /2013 tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp 3 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM (thuộc KP.1, phường Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Chiếc xe tải chở 1,5 ngàn thùng bia bị đổ xuống đường, hàng trăm người lao vào hôi của. Có cả người mang xe ba gác ra chở bia. Khoảng 12h30, chiếc xe tải chở hàng ngàn két bia Tiger do tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) điều khiển từ TP.HCM đi TP. Phan Thiết. Khi vừa ôm cua vòng xoay Tam Hiệp do đường đông phương tiện tham gia giao thông nên tài xế Hậu đánh tay lái sang đường Bùi Văn Hòa để tránh va chạm. Vì đang đi với tốc độ cao nên khi bất ngờ đổi hướng, hàng ngàn két bia Tiger trên thùng xe đã đổ xuống đường. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại về người. Trong số bia bị đổ xuống đường, ngoài loại bia chai vẫn còn nhiều thùng bia lon. Thấy bia bị đổ xuống đường, hàng trăm người đi đường cũng như ở xung quanh hiện trường ập tới hôi của. “Mặc dù tôi và lơ xe đã cố gắng thu gom số bia bị đổ ra đường để vớt vát tài sản, nhưng hàng trăm người dân đã nhảy vào tranh giành nhau lấy hết số bia lon còn nguyên vẹn. Không những thế, nhiều người còn lợi dụng leo lên cả thùng xe để lấy bia”, tài xế Hậu buồn bã cho biết. Một số người dân chứng kiến cho biết, trong số những người đến hôi của có nhiều người đã đưa cả xe ba gác ra chở bia. Được biết, chiếc xe tải trên đang chở khoảng 1.400 két bia lon và hơn 100 két bia chai nhưng sau vụ tai nạn số bia còn lại chỉ khoảng 10%. Một số hình ảnh về vụ việc hôi bia chấn động dư luận Việt Nam: 4 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Trước sự việc này, dư luận đã choáng váng và bàng hoàng về thái độ vô cảm trắng trợn của người dân ở hiện trường. Rất dễ để ta có thể đọc được những ý kiến: “ Nghèo/đói /khát không có nghĩa là được quy ền ăn cướp c ủa người khác”. C ư dân mạ ng có nickname Ben Nguyen nhậ n xét: "M ỗi ngườ i chắ c uố ng đượ c vài lon bia cho hả hê cái lương tâm rẻ tiề n c ủa mình còn ngườ i lái xe phả i đố i diệ n vớ i việ c phả i đề n tiề n toàn b ộ và có th ể s ẽ b ị đuổ i việ c. Nghèo/đói /khát không có nghĩa là đượ c quyề n ăn cướ p c ủa ngườ i khác"'. 5 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Độc giả Nguyễn Hiếu Trinh bức xúc lên tiếng "Ngày xưa lúc mới vào lớp 1 điều đầu tiên ba mẹ và cô giáo dạy luôn là "Nhặt của rơi trả lại cho người mất, hoặc không được gian dối tham lam ..." Khái niệm đúng sai rất mơ hồ nhưng chí ít bản thân chúng ta đều nên biết làm thế nào cho phải. Người lớn đàn ông đàn bà lớn hết mà còn như thế thì họ dạy con cháu họ như thế nào đây?... Lấy được vài lon hay vài két, Tết này khỏi mua bia nhưng khi uống nó có nghĩ đến việc mình làm đã góp phần cho cuộc sống của chú tài xế thêm khó khăn. Tết đến nơi, tiền đâu mà chú ấy có thể đền bao nhiêu đó két bia? Chưa kể chú sẽ bị cho thôi việc, khiển trách. Tết của chú sẽ thế nào, con cái chú sẽ có cái Tết ra làm sao... Vậy mà họ vẫn thu gom được thì thực sự không thể nào hiểu nổi. Liệu đạo đức con người đang xuống dốc? Hay tình thương đồng loại giữa con người với con người không còn tồn tại?..." Hay "Chỉ còn từ "rẻ tiền" là miêu tả đúng nhất bản chất của những kẻ hám của như vậy thôi và rất đáng buồn khi bộ phận này lại chiếm số lượng đông đảo. Có dư tiền mua xe tay ga chạy nhưng lại đi giành giật từng lon bia rơi rớt của người khác cho bằng được để rồi lương tâm xem như bị tha mất, còn danh dự lại mặc nhiên mời gọi để người đời sỉ vả, chà đạp. Những người này đã lợi dụng thời cơ để hôi của đâu khác trộm cắp bao nhiêu, chỉ có điều hôi của có cả lực lượng bầy đàn khổng lồ, trộm cắp thường đơn thân 1 tên, trộm cắp thì cố gắng giấu giếm, còn hôi của thì công khai hành vi trắng trợn mà kẻ cắp ti tiện đến mức đã không ý thức bản thân sai trái thế nào còn chặn đường, đánh đập người khác", một độc giả khác nhận xét. Cùng chung nỗi bức xúc với những độc giả trên, một bạn có nickname Vo Minh Cong bình luận "Ý thức của người dân quá kém. Lòng tự trọng đã được đánh đổi bằng vài lon bia. Vật chất đã điều khiển ý thức. Lòng tham đã chiến thắng không có chỗ cho lòng tự trọng. Điều đ áng buồn đó không phải là 1 cá nhân mà là cả một tập thể. Thật đáng xấu hổ. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ đi chính lương tâm của mình. Nếu trong 15 phút đó họ thu gọn số bia lại gửi trả tài xế thì điều đó thật đẹp đẽ làm sao. Nếu cứ như thế này thì ngàn năm nữa cũng chẳng khá hơn được. Cứ bảo sao nước mình nghèo mãi. Cái nghèo nhất của nước ta là "nghèo ý thức". Đến bao giờ mới có ý thức giống người dân Nhật Bản sau vụ sóng thần ???!???" Ngoài những lời bình luận thể hiện sự phẫn nộ trước hành vi hôi của đáng xấu hổ của một người dân, rất nhiều cư dân mạng cũng tỏ ra thương cảm cho người tài xế trong vụ tai nạn đáng tiếc này. Độc giả Linh An nhận xét "Khổ thân chú lái xe quá! Không phải lỗi do mình nhưng bị những người ý thức kém lấy trộm hết. Ngườ i ta khóc để xin đừng lấy thế mà một nhóm người vẫn hùng hục lao ra để ăn cướp giữa ban ngày! Liệu uống được ngụm bia vào có ngon không hay sẽ phải mang tiếng xấu đến 6 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM suốt đời. Có thể họ nghĩ người ta không biết mình là ai nên họ cứ thoải mái hôi của, nhưn g họ không nghĩ rằng lấy cái gì không phải của mình thì sẽ phải trả giá gấp trăm nghìn lần à?" Ngày 9/12/2013 (theo giờ địa phương), một trong những Đài truyền hình hàng đầu Liên Bang Nga có tên gọi RenTV đã đưa tin về vụ "hôi bia" chấn động dư luận suốt những ngày qua tại Việt Nam. Đài truyền hình hàng đầu Liên Bang Nga đã đưa tin về vụ "hôi bia" diễn ra vào ngày 4/12 vừa qua tại Việt Nam. Với tiêu đề "Biển Bia", một phần bản tin 24h do phóng viên Andrei Dobrov thực hiện, đã cung cấp cho khán giả Nga cái nhìn toàn cảnh về sự việc "hôi bia" tại Đồng Nai. Bản tin miêu tả, sự việc này mới xảy ra tại Việt Nam. Do chiếc xe ô tô gặp nạn, hơn ngàn két bia bị đổ xuống đường. Chỉ ít phút sau đó, người dân quanh khu vực xảy ra tai nạn cũng như người đi đường đã đổ xô tới hiện trường và bắt đầu "hôi bia" như đi trẩy hội. Mặc mọi việc xung quanh, ai cũng tranh thủ lấy được nhiều bia nhất có thể. Không ch ỉ gây rúng động dư luận trong nước suốt thời gian qua, vụ "hôi bia" này còn khiến nhiều người nước ngoài bàng hoàng, ngạc nhiên trước lối suy nghĩ, cách ứng xử xấu xí của một bộ phận người dân Việt Nam. Chắc chắn rằng, với bản tin thời sự này, hành động "hôi bia" của một bộ phận người dân đã vô tình khiến hình ảnh của Việt Nam trở nên xấu xí hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Qua vụ việc trên, được xác định là chiếm đoạt bia với số lượng lớn, đủ yếu tố cấu thành tội phạm, 2 lái xe ba gác hôi bia sau tai nạn lật xe bị khởi tố. Cơ quan điều tra xác định, khi chiếc xe tải bị lật, hàng nghìn thùng bia đổ xuống đường đã bị nhiều người xông vào cướp. Trong đó, ông Vinh và Cường đã lấy một lượng lớn bia rồi dùng xe ba gác chở đi. Qua giám định, số bia mỗi người này lấy có giá trị trên 3 triệu đồng, đủ yếu tố cấu thành phạm pháp hình sự… 7 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Vinh (áo trắng) và Cường tại phiên tòa. Trước vành móng ngựa, 2 bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và tỏ ra hối hận. Cường và Vinh đều cho rằng mình không ý thức được việc lấy bia là sai trái và vi phạm pháp luật, chỉ đến khi báo chí vào cuộc mới biết nhưng đã quá muộn. Tại phiên tòa, HĐXX đã đưa ra nhiều lý lẽ để răn dạy Cường và Vinh. Một vị Hội thẩm nhân dân đã đọc bài thơ dân gian: “Bà còng đi chợ trời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Đưa bà qua quãng đường đông Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà Tiền bà trong túi rơi ra Tép tôm nhặt được trả bà mua rau” Vị Hội thẩm nhân dân này nói rằng bài thơ “bà còng” chắc là người dân Việt Nam ai cũng biết. Đáng lẽ khi thấy người gặp nạn phải giúp đỡ họ, đằng này các bị cáo lại tham gia “hôi của”, lấy đi tài sản của người bị nạn. Tuy số tài sản không lớn nhưng lại làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Xưa nay cha ông ta thường dạy con cháu từ thuở bé thơ là ra đường, về nhà “nhặt được của rơi tìm người trả lại” chứ không phải tham lam muốn chiếm của người khác thành của mình. HĐXX cũng đã đưa ra những câu chuyện về các tấm gương người tốt việc tốt khắp cả nước về những hành động ý nghĩa là trả lại tiền hoặc những thứ nhặt được trên đường cho người bị mất. Những người đó họ cũng nghèo khổ nhưng lại không tham của rơi, còn các bị cáo chỉ vì thấy cái lợi trước mắt mà lao vào lấy bia mặc cho tài xế nài nỉ, thậm chí khóc lóc van xin. Tại tòa, anh Hậu có đơn bãi nại gửi lên HĐXX xin giảm nhẹ án và cho rằng các bị cáo cũng do quá khổ, học 8 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM hành ít, không hiểu luật pháp nên mới hành động thiếu suy nghĩ. Anh Hậu cũng cho rằng rất thương các bị cáo vì đều chung cảnh tha phương kiếm sống giống như mình nên xin tòa xem xét để họ có thể sớm trở về để lo cho gia đình. HĐXX đã tuyên phạt Cường và Vinh mỗi ngưởi 6 tháng tù. Hàng trăm người dân có mặt tại phiên xử cũng đồng tình với phán quyết này. Một mức án không nặng nhưng cũng là bài học đắt giá với 2 bị cáo cho thói tham lam, và cũng là lời cảnh tỉnh cho nhiều người. Thờ i gian gần đây, tộ i phạ m giết người càng ngày càng đượ c trẻ hóa. R ấ t nhiề u t ộ i phạm đang ở thế hệ 8x, 9x. Chắ c hẳ n mọi ngườ i trong chúng ta nhớ vụ án giết ngườ i chấn độ ng c ả nướ c mà hung th ủ khi ấ y mớ i 17 tuổi. Đó chính là V ụ án Lê Văn Luy ệ n, một v ụ án giết người cướ p c ủa x ả y ra t ạ i tiệ m vàng Ng ọc Bích ( Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong v ụ án này, sát th ủ Lê Văn Luyện đã giế t chế t c ả vợ chồ ng chủ tiệ m vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổ i. Con gái lớ n c ủa họ 8 tu ổ i b ị chém đứt tay. Đây là vụ án rấ t nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luậ n và ả nh hưởng đế n trậ t t ự an ninh tại địa phương cũng như nhữ ng ý kiế n về c ầ n s ửa đổ i luậ t phòng chố ng tộ i phạm. Lê Văn Luyệ n nổ i tiế ng vì phạ m tội khi chưa đế n 18 tuổ i. Do vậ y khi b ị kế t án Luy ệ n ch ỉ b ị mức án nặ ng nhất là 18 năm tù theo luậ t pháp c ủa Việ t Nam t ạ i thời điểm đó. Lê Văn Luyệ n - hung th ủ chính c ủa v ụ án giết người, cướ p tài s ả n ti ệ m vàng Ng ọc Bích Vì lỡ "cầm" mất cái xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện không còn tiền để chuộc xe. Đó là cái động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng. Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời vẫn còn mờ tối, Luyện nấp cách tiệm vàng một quãng, mắt đảo nhìn quanh. Khi không thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà. Công cụ của Luyện là một con dao nhọn và một con dao phớ. Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2. Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt cầu dao và camera. Lúc 5 giờ rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi quần áo tầng 3, Lê Văn Luyện vung dao đâm anh ta. Anh này tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu. Vợ của anh ta chạy lên liền hứng thêm nhiều nhát. Chủ nhân sau đó cướp được con dao nhọn. 9 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp. Chủ nhân lăn xuống tầng 2. Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh kia im hẳn. Con gái lớn nhà này thấy tiếng kêu bật dậy. Vì thông minh nên tìm điện thoại liên lạc bên ngoài. Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên cung đao chém đứt tay cô bé rồi đâm thêm nhiều nhát. Tưởng cô này đã chết nên Luyện bỏ đi. Với cô con gái thứ khóc to quá nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống luôn. Sát hại xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1. Sau đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài. Lúc này, trời đã sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh họ đến đón rồi bỏ trốn. Lúc chạy trốn hành trang của Lê Văn Luyện chỉ có một bộ quần áo, mấy bao thuốc lá với 200 nghìn Việt Nam đồng. Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Lê Văn Luyện chẳng may rơi vào tay lực lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Luyện định chạy trốn sang Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang nơi Luyện đã sinh ra, lớn lên và gây án. Sau v ụ thả m sát, trên trang mạ ng xã h ộ i Facebook còn có c ả mộ t trang Hộ i nh ữ ng ngườ i hâm mộ Lê Văn Luyệ n. Nh ững ngườ i tham gia bình lu ậ n chia s ẽ , c ả m thông 10 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM cho…kẻ gây án v ị thành niên này. Thậ m chí còn có nickname tôn th ờ Luy ệ n làm thầ n tượ ng. Ngày 2/2/2015, trên trang mạng xã hội http://kenhtin360.com , bài báo mang tên “Âm mưu tàn độc của hai sát thủ nhí và sự mù quáng từ người mẹ yêu con” đã thu hút được rất nhiều độc giả khi mà hung thủ của vụ án giết người là hai tay sát thủ còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vụ án để lại nỗi kinh hoàng và không ít xót xa… Một ngày cuối xuân cách đây vài năm, tại một vùng quê nghèo của huyện Kim Thành (Hải Dương) bỗng rúng động bởi một số người dân phát hiện ra một xác chết nằm dưới mương nước. Thông tin tức tốc được báo cáo lên chính quyền địa phương, công an huyện Kim Thành và Công an tỉnh. Cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc bảo vệ hiện trường và khám nghiệm tử thi. Nạn nhân là một thanh niên xác định độ tuổi còn khá trẻ chỉ từ 18-22. Nạn nhân bị tử vong do bị một sợi dây nhỏ siết vào cổ, khuôn mặt biến dạng, tàn ác hơn kẻ giết người còn mổ bụng nạn nhân từ đoạn xương ức xuống tới rốn với ý định để xác nạn nhân không nổi lên mặt nước. Khám nghiệm hiện trường cơ quan công an thu được một chiếc áo phông cộc tay màu trắng và con dao nhọn chuôi bằng gỗ được vứt ở chân đê ngay sát mép nước. Từ những vật chứng thu thập tại hiện trường cơ quan điều tra nhận định rất có thể đây là vụ án giết người do thù hằn cá nhân. Kẻ thủ ác ở ngay tại địa bàn bởi hiện trường phát hiện xác chết là một nơi khá kín đáo, vắng vẻ phải là người trên địa bàn mới có thể biết được. Tin tức lan truyền khắp nơi cuối cùng cũng có người phụ nữ đến trình báo với cơ quan chức năng về việc con trai mình mất tích. Chị là Trần Thị Thêu ở xã Ngũ Phúc huyện Kim Thành. 11 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Người phụ nữ này đồng thời cung cấp cho cơ quan điều tra những thông tin mới là con trai chị tên Trần Văn Tâm, sinh năm 1989 làm nghề lái máy xúc. Tâm đi ra ngoài từ ngày 29 tháng 4 đến hôm đó là 2 tháng 5 vẫn chưa thấy về. Khi đi Tâm mang theo 1 xe máy nhãn hiệu Jupiter, một điện thoại di động và 1 ví da trong đó có nhiều giấy tờ. Cơ quan điều tra lập tức tiến hành so sánh dấu vân tay trên chứng minh thư của Tâm thì hoàn toàn trùng khớp với dấu tay của nạn nhân. Không ai khác chính Tâm là nạn nhân của vụ án nghiêm trọng này. Các mũi điều tra của công an tỏa đi khắp nơi để tìm hiểu về các mối quan hệ ngoài xã hội của Tâm. Cùng thời điểm xác định ra danh tính của Tâm cơ quan điều tra được người dân trên địa bàn cho biết một số cháu nhỏ đã nhặt được đôi dày thể thao và 1 chiếc áo bò gần nơi phát hiện ra xác chết. Cơ quan công an đã chuyển hướng nhận định rằng nạn nhân Tâm đã bị giết ở nơi khác rồi mang đến đây để phi tang. Trong khi đó, mũi điều tra tìm hiểu về các mối quan hệ của Tâm đặc biệt chú ý đến mối tình đơn phương của nạn nhân với một cô gái còn đang ngồi trên ghế nhà trường tên Nhung sinh năm 1990. Nhung hiện là học sinh lớp 12 của trường PTTH bán công Kim Thành đang thuê trọ tại xã Kim Anh. Mẹ của nạn nhân cho biết, có lần con trai đã tâm sự với bà là rất yêu Nhung và có ý đinh sẽ lấy Nhung làm vợ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các trinh sát điều tra được biết tình cảm của Tâm chỉ là đơn phương. Bởi, khi đó cô bé Nhung đã có người yêu là Bùi Văn Huy cùng tuổi và đang thuê trọ sát phòng. Biết hoa đã có chủ nhưng Tâm không bỏ cuộc mà tuyên bố rằng nhất định sẽ giành được Nhung từ tay Huy. Cũng chính vì nguyên nhân này mà giữa hai bên đã từng xảy ra xô xát. Từ những nguồn tin có được cơ quan điều tra quyết định triệu tập Huy đến trụ sở để làm việc. Chỉ mất một thời gian ngắn đấu tranh, Huy đã cúi đầu nhận tội. Đồng thời, Huy khai ra đồng phạm là Vũ Văn Hoàn. Cơ quan công an cũng chính thức thực hiện lệnh bắt giữ đối với Bùi Văn Huy và Vũ Văn Hoàn đều sinh năm 1990 ở xã Đại Đức huyện Kim Thành. Tại cơ quan điều tra, Huy khai rằng vì sự ghen tuông mù quáng, bởi sợ mất người yêu trong cuộc tình trẻ con mà Huy đã lên kế hoạch giết người. Toàn bộ kế hoạch phạm tội được Huy kể và mời người bạn chí cốt học cùng từ thời cấp 2 tham gia, đó là Đỗ Văn Hoàn. Trong những phương thức gây án được chúng vạch ra như dùng dao đâm, dùng dây điện dí vào người và cuối cùng chúng thống nhất cách lấy dây siết cổ nạn nhân rồi đem vứt xác phi tang. Tàn độc hơn, chúng còn bảo nhau khi giết xong sẽ mổ bụng nạn nhân cho thoát hơi để xác chết chìm xuống đáy mương nước. 12 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Để thực hiện mưu đồ giết Tâm, Huy và Hoàn rủ nhau ra quán sửa xe gần đó mua dây phanh xe đạp thủ sẵn. Tuy nhiên, kế hoạch ấy cứ dần lui lại bởi không có cơ hội cho chúng ra tay. Đúng 20 giờ 30 ngày 29 tháng 4, Tâm đến phòng trọ của Nhung chơi nhưng tất cả đã về quê nên khu trọ vắng vẻ. Nhận thấy đây là một cơ hội hiếm có để thực hiện kế hoạch giết hại Tâm nên Huy đã mời anh sang phòng chơi. Tâm không biết rằng, sau cái lời mời thân thiện ấy là một dã tâm, một cái bẫy rất thâm độc. Khi Tâm đang ngồi trên giường nói chuyện thì Hoàn ngồi sau quàng dây vào cổ Tâm siết chặt còn Huy giữ chặt người tâm không cho giãy giụa. Mỗi tên một đầu siết dây phanh vào cổ Huy cho đến khi nạn nhân tử vong. Gây án xong, hai tên lục lọi trên người nạn nhân lấy đi một điện thoại, một ví tiền rồi kéo xác nạn nhân giấu vào gầm giường và ung dung đi xem ca nhạc. Đến khoảng 23 giờ 30 chúng đi xem ca nhạc về leo lên giường ngủ như không hề có chuyện gì xảy ra. 3 giờ sáng chúng tỉnh dậy ôm xác Tâm lên xe chở ra bờ đê cống Thượng cởi áo, tụt giầy dùng dao rạch bụng và mặt nạn nhân rồi vứt xác xuống nước. Huy cởi bỏ chiếc áo bò đang mặc trên người của mình và con dao gần nơi vứt xác. Ngay sáng hôm sau, hai tên mang chiếc xe máy đến hiệu cầm đồ ở huyện An Dương cầm cố lấy 3 triệu đồng rồi tiếp tục bắt xe sang Hải Phòng bán chiếc điện thoại. Hoàn thành việc giết Tâm 2 tên sát nhân trở về Kim Thành đi liên hoan lớp thời cấp 2 nhân ngày 1-5. Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng phát đi thông tin, rồi cơ quan công an ráo riết truy tìm hung thủ của vụ án người mẹ của Huy đã nghi ngờ đến con trai mình. Thấy con trai về sau buổi liên hoan bà đã gặng hỏi và Huy đã thành thật kể lại hành trình tội ác của mình cho mẹ nghe. Sự thương con mù quáng, sợ Huy sa lưới pháp luật không những không khuyên con ra tự thú mà bà ta đã vạch ra kế hoạch để con trai che 13 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM giấu tội ác ấy. Đầu tiên, bà ta sai con trai đi chuộc lại chiếc xe máy ở hiệu cầm đồ rồi mang ra một cánh đồng thuộc xã An Hòa để vứt. Tất cả giấy tờ liên quan đến nạn nhân đều được mang đi đốt, công cụ gây án là chiếc dây phanh xe đạp cũng được phi tang ở một cái ao gần nhà trọ. Số tiền còn lại chưa tiêu hết cũng được mang đi giấu. Khi con trai tra tay vào còng, người mẹ tội lỗi ấy mới ngã gục xuống đau đớn, ân hận nhưng đã quá muộn màng. Vụ án cũng là những bài học cho những kẻ coi thường pháp luật, coi mạng người rẻ rúng và cũng như một thông điệp rằng dù có tính toán hoàn hảo đến thế nào thì cuối cùng cái ác vẫn phải đền tội. Bệnh vô cảm nặng hơn khi ta quên đi trách nhiệm cứu người, giúp người bị nạn. Chúng ta ai cũng từng chứng kiến những đám đông trên đường phố khi có vụ tai nạn hoặc va chạm. Người lao vào cứu giúp thì ít, kẻ hiếu kì xúm vào xem rồi lẳng lẽ bỏ đi thì nhiều. Có kẻ vô cảm đến mức dã mang, vô lương tâm là lợi dụng cơ hội cướp đi tài sản của người bị nạn. Tệ hại hơn nữa, là có kẻ còn lạnh lùng dùng điện thoại di động quay lại cảnh một người bị xe cán cụt chân, nát thây rồi tung cảnh quay ấy lên mạng. Người đi đường đứng xung quanh... nhìn người bị nạn. 14 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Cụ già nằm chơ vơ trên cầu Thanh Trì. Thấy tai nạn mà chỉ đứng nhìn 15 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Sự việc diễn ra trước nhà số 203 Võ Thị Sáu (P.7 Q.3 TP.HCM) khi một thanh niên bị nạn nằm bất động trước hàng chục cặp mắt hiếu kỳ nhưng không một ai động lòng ra tay trợ giúp. Tối ngày 6/4, trên đường 2A khu công nghiệp Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Tp.HCM đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa hai xe máy làm hai cô gái bị thương, trong đó một người bị thương khá nặng. Hiện trường vụ tai nạn. Hai cô gái được người dân nhanh chóng đưa đi cấp cứu. Lúc này, một thanh niên chạy tới tự xưng là người nhà nạn nhân rồi mở cốp xe lấy đồ đạc ra ngoài nhưng b ị lực lượng bảo vệ khu Công nghiệp Vĩnh Lộc ngăn cản và báo cho lực lượng dân 16 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM phòng đến bảo vệ hiện trường. Thấy lực lượng dân phòng, người này tìm cách chống chế cho hành động của mình rồi rời đi. Trước đó, khoảng 20h30', hai thanh niên (chưa rõ danh tính) đi trên xe máy hiệu Exciter chạy trên đường 2A khu công nghiệp Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân hướng từ đường A5 về quốc lộ 80. Do di chuyển với tốc độ nhanh, khi đến khúc cua, xe của hai thanh niên lấn sang chiều ngược lại rồi đâm mạnh vào xe máy biển số 84E1 – 122.18 của hai cô gái chạy hướng ngược lại. Cú đâm mạnh làm hai cô gái đều bị thương, trong đó một người bị thương khá nặng, nằm bất tỉnh trên đường. Lợi dụng trong lúc lộn xộn, mọi người tập trung đưa hai cô gái đi cấp cứu, hai thanh niên gây ra tai nạn dựng xe lên rồi trốn khỏi hiện trường. Sau khi hai thanh niên này bỏ trốn thì một nam thanh niên khác tự xưng người nhà của nạn nhân đến định "hôi của" nhưng bất thành. Sự việc nhanh chóng được báo lên cơ quan chức năng và Tổ xử lý tai nạn Công an quận Bình Tân có mặt ghi nhận vụ việc, lấy lời khai các nhân chứng để xác minh truy tìm chiếc xe máy đã trốn khỏi hiện trường. Vô cảm trước cái xấu là một nhẽ, vô cảm trước cái tốt còn đáng sợ hơn. Tình yêu thương là nguồn gốc sự sống của con người. Người ta mất đi tình yêu thương thì sự sống cũng không tồn tại. Khi đọc một cuốn sách hay, hay một câu châm ngôn trong cuộc sống, người ta vô cảm. Người ta thấy nó sáo rỗng và nhạc nhẽo. Thế nhưng người ta lại thấy điều gì đó thú vị ở những câu chuyện hài tục tỉu truyền từ blog này sang blog kia..;Người ta nghe một bài nhạc kháng chiến hay một bài nhạc vàng, người ta thấy nó cũ rích hay không phù hợp. Nhưng người ta lại thấy cái hay, cái mới mẻ trong những bài hát thị trường mà âm nhạc bị sáo đi sáo lại, lời lẻ thì thẳng đuộc và vô hồn. Tại sao một người nhạc sĩ cần hàng ngàn bài hát để được nổi tiếng trong khi có những người chỉ có một tác phẩm thì tên tuổi đã sống mãi với thời gian. Người ta nhìn thấy tấm gương đôi bạn ở Tây Nguyên cõng nhau đi học 6 năm trời, người ta thấy thật ngu ngốc và tẻ nhạt. Nhưng người ta tìm thấy điều đáng chú ý, đáng quan tâm ở những scandal của một ca sĩ, diễn viên, người mẫu nào đấy. Những thứ đáng đọc, đáng nghe, đáng nhìn, …để mà học tập, để mà noi gương, xúc động và rung cảm…thì người ta không đọc, không nghe, không nhìn, không hiểu. Sự vô cảm trước cái tốt, bắt nguồn từ sự thờ ơ với xã hội, thờ ơ với cộng đồng. Tầm nhìn của họ bị bó hẹp lại với bản thân chính họ mà thôi. Sẽ có người bảo: “ Người ta vẫn biết cười, biết khóc, biết lắng nghe, biết đọc, biết nhìn,..tại sao lại bảo là vô cảm?”. Xin trả lời rằng, cảm xúc của họ chỉ tồn tại cho chính họ, mà không hề được chia sẽ, hòa chung cùng cộng đồng. Cảm xúc của họ không làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn mà làm cho nó ngày cảng giảm dần giá trị nhân văn, và kéo nó đi xuống mà thôi. Đối lập với lối sống vô cảm bàng quan là lòng yêu thương con người, vốn là một lối sống văn hóa truyền thống thể hiện lối sống tốt đẹp từ bao đời nay: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. 17 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Khuya ngày 9/11, hai sinh viên trên đường dự sinh nhật bán gái trở về phát hiện một người nằm bất động ngày dải phân cách giữa đường. Chiếc xe máy của nạn nhân nằm chông chênh một bánh trên lề phân cách. Cả hai tiến tới phát hiện người bị nạn là một cô gái còn rất trẻ. Vẫn còn sống mặc dù bất tỉnh, hai sinh viên quyết định bế cô gái đưa thẳng vào khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức. Khi bệnh viện thông báo yêu cầu đóng tiền để chụp CT, cả hai ngỡ ngàng vì trong túi chỉ còn rất ít tiền. Bàn bạc với nhau cầm cố chiếc xe đang đi. Không thể được vì đã khuya. Chợt nhớ tới một người bạn, hai sinh viên gọi điện cầu cứu. Ngay sau đó, người bạn có mặt ở bệnh viện đóng đủ tiền cho cố gái và nạn nhân được cứu sống. Không quen biết, không có quan hệ huyết thống nhưng tình thần xả thân cứu người này đã được đông đảo bạn đọc ngưỡng mộ và trân trọng. Một hành động khác cũng rất đáng khen xảy ra vào ngày 28/1 khi 2 CSGT bất chấp các thủ tục thông thường khi tiếp cận hiện trường tai nạn trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Phát hiện nạn nhân nằm thoi thóp, 2 CSGT thuộc đội CSGT Chợ Lớn đã xốc nạn nhân đưa đến bệnh viện cấp cứu. Trước đó, nhiều người đi đường chứng kiến cảnh tượng xảy ra bằng con mắt dửng dưng. Không một ai dừng lại giúp đưa nạn nhân đi cấp cứu. Nhiều người thản nhiên bỏ đi trong khi nạn nhân nằm bất động trên đường. Một số khác hiếu kỳ vây quanh. Sau khi đưa nạn nhân vào bệnh viện, cả hai trở lại hiện trường tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Chính nhờ sự nhanh nhạy và lòng thương người đó nạn nhân đã được cứu sống. 18 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM Tình người lại một lần nữa được thể hiện trong vụ cháy xảy ra ngày 15/2 tại căn nhà số A2/11A tỉnh lộ 10 (xã Lê Minh Xuân H. Bình Chánh TPHCM). Thiếu úy Vương Huỳnh Hải Đăng của đội CSPCCC quận Bình Tân đã không ngại hiểm nguy xông vào biển lửa cứu người bị nạn. Cũng trong đám cháy này, 2 sinh viên của một trường cao đẳng đã tìm mọi cách cứu một thiếu nữ đang tuyệt vọng không thể thoát thân. Cả hai tìm cách leo qua rào lên đến tầng 2 mặc cho khói và sức nóng đưa được thiếu nữ ra ngoài ban công. Những người bên ngoài đã hỗ trợ họ và thiếu nữ đã được an toàn. Khoảng 0h ngày 22/1, tại TP.Phủ Lý, Hà Nam. Tài xế taxi Mai Linh Trần Trung Dũng (SN 1991), đón sản phụ Vũ Thị Huyền (32 tuổi, ngụ Lạc Tràng, Lam Hạ, TP.Phủ Lý, Hà Nam) cùng người mẹ già đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Tài xế taxi Mai Linh đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên xe (Ảnh: Nld) Tuy nhiên, khi di chuyển được khoảng 2km, chị Huyền bất ngờ trở dạ, bụng đau dữ dội. Lúc này đã qua 0h ngày 22/1, giữa cánh đồng hoang vắng không có người trợ giúp ngoài mẹ của chị Huyền tuổi cao sức yếu. Trước tình hình trên, anh Dũng nhanh trí ngả ghế sau để chị Huyền nằm thoải mái, và nhanh chóng đỡ đẻ thành công cho sản phụ Huyền. Sau khi cháu bé ra đời, anh Dũng lấy áo khoác gió của mình ủ ẩm cho cháu bé rồi nhanh chóng chở mẹ con sản phụ đến bệnh viện. Thực trạng của “bệnh vô cảm” này đang diễn biến hết sức phức tạp. Một lần nữa, tiếng chuông báo động về sự vô cảm lại được rung lên, đặc biệt đối với giới trẻ. Ông cha ta đã thấy rõ được những tác hại của nó nên đã tích cực phê phán, lên án những 19 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM thói xấu chỉ biết vun quén cho riêng mình: “Đèn nhà ai nhà ấy sáng”, hay “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Quả thật, không thể dung thứ cho những hành động vô cảm ấy. Nó đồng nghĩa với việc vứt bỏ truyền thống của dân tộc, cũng là vứt bỏ chính bản thân mình. III. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh vô cảm: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức, nhưng tựu chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt. 1. Nguyên nhân từ bản thân: Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng tin vào điều tốt, thế nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời này. Đối với họ, nhà hàng xóm gặp hoạn nạn, có người thân mắc phải tệ nạn xã hội, họ cũng bàng quan như không hay biết, không hỏi han, cũng chẳng an ủi một vài lời. Trên đường đi, gặp người bị nạn, họ bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra sao, hoặc có ghé lại thì cũng chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, giương đôi mắt ếch nhìn chung quanh, không hề giúp đỡ nạn nhân vì họ sợ phải gánh trách nhiệm. Gặp kẻ bất hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường, họ chẳng những không thương xót mà còn khinh bỉ, rẻ rúng những con người kém may mắn đó. Quả thật, đó là những hành động đáng lên án. Theo chuyên viên tư vấn Lý Thị Mai thuộc Trung tâm Tư vấn Hôn nhân và Gia đình TPHCM, cho biết: “Do tâm lý sống ‘chỉ biết mình’ khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay, căn bệnh vô cảm đã thật sự xâm nhập và ăn sâu trong thế hệ trẻ hiện giờ!” Hơn nữa, sự vô cảm bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân khiến người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa. Hậu quả là, những xúc cảm đạo đức bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu. 2. Nguyên nhân từ gia đình: “Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II. Thế mà ngày nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con có sự đồng cảm với người khác, với những người chung quanh. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng game online. Những cảnh bạo lực từ đấm đá đến chém giết man rợ, đầy rẫy trong các trò chơi điện tử, trên ti vi, trong truyện tranh; những thú vui giải trí được 20 BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ hay lãnh đạm với những việc xảy ra xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi”. Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng dường như nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con phải có sự đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ và biết tha thứ cho người khác. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Hiện nay, có bao nhiêu bậc cha mẹ chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan