Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tiếp cận sinh thái

.PDF
40
394
119

Mô tả:

Các bước tiếp cận hệ môi trường sinh thái
Tiếp cận hệ sinh thái Năm bước thực hiện Gill Shepherd Ấn phẩm về quản lý hệ sinh thái Số 3 Tiếp cận hệ sinh thái Năm bước để thực hiện Việc quy định về các thực thể trong tài liệu này và việc trình bày các tài liệu không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN liên quan đến tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ hay khu vực nào, cũng như về các cơ quan có thẩm quyền của họ và việc phân định ranh giới quốc gia hay lãnh thổ. Quan điểm được thể hiện trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh quan điểm của IUCN. Ấn phẩm này được xuất bản với kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ Hà Lan. Cơ quan xuất bản: IUCN, Gland, Switzerland và Cambridge, Anh Quốc Các tổ chức hoặc cá nhân có thể tái bản ấn phẩm này vì mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận mà không cần đồng ý trước bằng văn bản của nơi giữ bản quyền, nhưng phải ghi rõ nguồn gốc. Các tổ chức hoặc cá nhân không được phép tái bản ấn phẩm này để kinh doanh hay vì mục đích thương mại mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của nơi giữ bản quyền. Trích dẫn: Shepherd, Gill. (2004). Tiếp cận Hệ sinh thái: Năm bước để thực hiện. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. vi + 30 trang. ISBN: 978-2-8317-1188-1 Bản quyền: Ảnh: 2004 Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế © và Bà Gill Shepherd Trang bìa: Road into Bermi village, Babati, Tanzania, Gill Shepherd, ph; Back (l-r): Wild pig hunter, Indonesian Papua, Gill Shepherd, ph; Dry acacia woodland, western Sudan, Jim Harvey, ph; Mangrove forest, Panama, Marieke Wit, ph. Thiết kế Mỹ thuật: Patricia Halladay Graphic Design In tại: Luck House Graphics Nơi lưu giữ ấn phẩm: IUCN Publications Services Unit 21 9c Huntingdon Road, Cambridge CB3 ODL, United Kingdom Tel: +44 1223 277894, Fax: +44 1223 277175; E-mail: [email protected]; http://www. iucn.org Một cuốn catalogue những ấn phẩm của cũng sẵn có để sử dụng? Sách này được in trên giấy không có Clo phân tử, couché matte 115 gsm. Tiếp cận hệ sinh thái Năm bước để thực hiện Gill Shepherd Lãnh đạo chuyên đề về tiếp cận hệ sinh thái Ủy ban về quản lý hệ sinh thái IUCN - Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Lời tựa Tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng sự đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy nó thích hợp đối với các nhà chuyên môn và những người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các vùng bảo tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác. Tài liệu này được xuất bản bởi Gill Shepherd, lãnh đạo chuyên đề về tiếp cận hệ sinh thái của ủy Ban IUCN về quản lý hệ sinh thái, đưa chúng ta đi từ lý thuyết của tiếp cận đến các bước thực tiễn để cải thiện nó. Tài liệu làm rõ Tiếp cận thông qua việc cung cấp những hướng dẫn về cách sử dụng tiếp cận như thế nào trong lập kế hoạch các hoạt động thực tế. Cả Hội nghị thứ 9 về Hội đồng hỗ trợ cho tư vấn khoa học, công nghệ và kỹ thuật (SBSTTA) của Ủy ban bảo tồn và đa dạng sinh học (CBD) và Hội nghị lần thứ 7 của các bên liên quan đối với CBD đã hoan nghênh sự ra đời của cuốn tài liệu hướng dẫn này về ứng dụng của tiếp cận hệ sinh thái. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến bà Gill Shepherd về sự hiểu biết sâu sắc và những đóng góp to lớn của bà trong các công việc của IUCN, CEM về tiếp cận hệ sinh thái. Tôi cũng xin cảm ơn các thành viên khác của Ban điều hành CEM đã cung cấp nhiều thông tin, nội dung, và gửi lời cảm ơn tới ông Joachim Gratzfeld của Chương trình quản lý hệ sinh thái IUCN về những kỹ năng hiệu đính tỷ mỉ của ông. Tài liệu được xuất bản với sự tài trợ của Tổng giám đốc của tổ chức Hợp tác quốc tế (DGIS), Bộ Ngoại giao Hà Lan. Chúng tôi cũng cảm ơn DGIS đã tài trợ kinh phí cho hầu hết các nghiên cứu được sử dụng để minh họa 5 bước cho việc thực hiện Tiếp cận hệ sinh thái trong cuốn tài liệu này. Dr. Hillary Masundire Chủ tịch, Ủy ban IUCN về Quản lý hệ sinh thái Chúng tôi hoan nghênh ý kiến của bạn về tính hữu ích của tài liệu hướng dẫn này; liên hệ với chúng tôi: [email protected] Nội dung Giới thiệu 12 nguyên lý của tiếp cận hệ sinh thái Các nguyên lý tổ chức 1 2 3 B ư ớ c A  X á c đ ị n h c á c b ê n l i ê n q u a n v à đ ị n h n g h ĩ a k h u v ự c h ệ s i n h t h á i Nghiên cứu điển hình, xác định các nhóm liên quan (Bocas del Toro, Panama) Nghiên cứu điển hình, xác định khu vực hệ sinh thái (Biên giới Niger-Nigeria) 4 5 9 B ư ớ c B C ấ u t r ú c , c h ứ c n ă n g v à q u ả n l ý h ệ s i n h t h á i Nghiên cứu điển hình, cấu trúc và chức năng hệ sinh thái (Tỉnh Papua, Indonesia) Nghiên cứu điển hình, chuyển giao quản lý hệ sinh thái (Tanzania) 12 13 17 Bước C Các vấn đề về k inh tế Nghiên cứu điển hình, các vấn đề về kinh tế (Lưu vực sông Mekong) 18 19 B ư ớ c D Q u ả n l ý k h ả n ă n g t h í c h ứ n g v ề k h ô n g g i a n Nghiên cứu điển hình, nhân rộng (Tanzania) Nghiên cứu điển hình, thu hẹp (Biên giới Niger-Nigeria) 22 23 25 B ư ớ c E Q u ả n l ý k h ả n ă n g t h í c h ứ n g v ề t h ờ i g i a n Nghiên cứu điển hình, chương trình lâm nghiệp đa bên (Tỉnh Papua, Indonesia) 26 27 Kết luận 30 Nguồn ảnh Trang 1. Cây keo khô, Zalingei, Tây Sudan Jim Harvey 4. Ngư dân, Bocas del Toro archipelago, Panama Nestor Windevoxhel 5. Rừng ngập mặn, Bocas del Toro archipelago, Panama Marieke Wit 6. Nhà của ngư dân, Bocas del Toro, Panama Simon Rietbergen 7. Tập huấn PR với cộng đồng và chính phủ, Panama Marieke Wit 8. Đất nông trang, Sahel, Bắc Ghana Gill Shepherd 9. Những người chăn nuôi gia súc di cư về phía nam, tây Sudan, Jim Harvey 10. Phụ nữ Fulbe đang cho gia súc ăn, biên giới Niger-Nigeria, Mike Mortimore 11. Chăn thả gia súc trên đất cây keo, tây Sudan Jim Harvey 12. Hướng ra vịnh Baliem, Indonesian Papua Adrian Wells 13. Đất trồng khoai lang, cao nguyên Indonesian Papua Adrian Wells 14. Phụ nữ đi ngang qua đồng, cao nguyên Indonesian Papua Gill Shepherd 15. Tập huấn PR cho nam giới, cao nguyên Indonesian Papua Gill Shepherd 16. Bán gỗ làm củi đun, Bermi village, Babati, Tanzania Gill Shepher 17. Đường tới làng Bermi, Babati, Tanzania Gill Shepherd 18. Đánh cá trên bờ biển, TháiLan - Lào border Peter-John Meynell 19. Đồng bằng sông Mê-kông, Vườn quốc gia Tràm Chim, Việt Nam Peter-John Meynell 20. Đăng cá, đồng bằng sông Mê-kông, vựa lúa, Việt Nam Peter-John Meynell 21. Vườn bên sông, nhánh sông Mekong, Lào Peter-John Meynell 22. Cây keo, Babati, Tanzania Gill Shepherd 23. Vách đứng bên núi , Babati, Tanzania Gill Shepherd 24. Phụ nữ đang làm cỏ, biên giới Niger-Nigeria Mike Mortimore 25. Đi cày sớm đầu mùa mưa, Kitui, Kenya Gill Shepherd 26. Cây với đất màu mỡ, vùng đất thấp, Indonesian Papua Gill Shepherd 27. Trưởng thôn và cán bộ chính phủ Adrian Wells 28. Săn lợn rừng, vùng đất thấp Indonesian Papua Gill Shepherd 29. Hướng dẫn sử dụng đất, cao nguyên Indonesian Papua Gill Shepherd 30. Kênh trong rừng ngập mặn, Isla Bastimentos, Panama Marieke Wit Ti ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n 1 1 Giới thiệu Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng. Nó là khung cơ bản cho hành động của Hiệp định về Đa dạng sinh học (CBD) và bao gồm 12 nguyên lý (trang 2). Khi xem xét làm thế nào để có thể thực hiện tốt nhất tiếp cận hệ sinh thái, đã có một vài nỗ lực để xếp hạng các nguyên lý theo mức độ quan trọng hoặc theo chủ đề. Trong khi những nỗ lực này khá thú vị về mặt khái niệm, vẫn có những khoảng trống đó là sự trợ giúp về mặt thực tiễn trong việc áp dụng lĩnh vực tiếp cận hệ sinh thái Ủy ban IUCN về Quản lý hệ sinh thái (CEM) đã xây dựng tài liệu này nhằm lấp đầy khoảng trống này. Chúng tôi đã tập hợp nhiều Các nguyên lý Tiếp cận Hệ sinh thái thành một tiếp cận chung để thúc đẩy những thảo luận, lập kế hoạch và hành động từng bước. Đương nhiên, ta không thể giải quyết từng khía cạnh của một hệ sinh thái một cách đơn lẻ cho dài hạn và những khía cạnh này có thể được xem xét giải quyết sớm trong những nội dung mô tả dưới đây và sẽ được kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, tiếp cận này nâng cao khả năng chủ động bởi vì nó khuyến khích cả nhà nghiên cứu và các cán bộ thực địa tập trung vào một nhóm vấn đề tại một thời điểm. Trong cách tiếp cận này, hệ sinh thái, các cư dân của nó, những thách thức, cơ hội hiện hữu có thể dần thấy và quản lý được thành trọng tâm. 2 Ti ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n 12 Nguyên lý của Tiếp cận hệ sinh thái 1. Những mục tiêu của quản lý đất, nước và môi trường sống là một vấn đề của sự lựa chọn xã hội. 2. Quản lý nên được phân cấp đến cấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất. 3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện tới những hệ sinh thái lân cận và các hệ sinh thái khác. 4. Nhận thức rõ những lợi ích có thể đạt được từ quản lý, đó là sự cần thiết thường xuyên để hiểu được và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế. Mỗi một chương trình quản lý hệ sinh thái như thế này nên bao gồm: (i) Giảm những khiếm khuyết của thị trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học; (ii) Khuyến khích để thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn sự đa dạng sinh học và (iii) Nội tại hóa chi phí và lợi ích của một hệ sinh thái ở một cấp độ khả thi nhất. 5. Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên được xem như là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái. 6. Hệ sinh thái nên được quản lý trong phạm vi chức năng của nó. 7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời gian phù hợp. 8. Nhận ra được sự khác nhau phạm vi không gian và những tác động trễ do đặc thù của một hệ sinh thái, mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên được thiết lập cho dài hạn. 9. Quản lý phải nhận ra sự thay đổi là không thể tránh khỏi. 10. Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hòa nhập của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học. 11.  Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các dạng của thông tin có liên quan, bao gồm những kiến thức khoa học và bản địa và địa phương, sự đổi mới và thực tiễn. 12. Tiếp cận sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan của một xã hội và những kiến thức khoa học. Ti ế p c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n Tổ chức các nguyên lý Bước A 12 Nguyên lý đã được tổ chức thành 5 bước, mỗi bước liên quan đến một phạm vi các hoạt động. Bước B P hác họa cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái và thiết lập cơ chế để Năm bước thực hiện tiếp cận hệ sinh thái như sau: Bước C X ác định tầm quan trọng của các vấn đề kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến hệ  ác định các nhóm có liên quan chính, xác định khu vực hệ sinh thái và X phát triển mối quan hệ giữa các bên và hệ sinh thái quản lý và giám sát nó sinh thái và các cư dân hệ sinh thái Bước D X  ác định những tác động có thể xảy ra của hệ sinh thái này tới các hệ sinh thái lân cận Bước E X ây dựng các mục tiêu dài hạn, và các giải pháp linh hoạt để đạt được những mục tiêu này 3 4 A Ti ế p Bước A Xác định các nhóm có liên quan chính và khu vực hệ sinh thái c ậ n h ệ s i n h Bước A bao gồm những vấn đề khó khăn nhất: •• Xác định các nhóm có liên quan chính; •• Xác định khu vực sinh thái, và •• Phát triển mối quan hệ giữa chúng. Việc xác định đồng thời khu vực hệ sinh thái và các nhóm liên quan là những người sẽ hỗ trợ sự lựa chọn và quản lý khu vực đó là rất quan trọng. Dù bắt đầu với việc xác định khu vực hay xác định các nhóm có liên quan thì cũng sẽ tốn thời gian và công sức để đạt được một công việc khả thi. Chúng ta bắt đầu với các vấn đề về các bên có liên quan. Với nhiều nỗ lực trước đây về quản lý sự đa dạng sinh học đã cố gắng gắn các bên liên quan vào một khu vực đã được lựa chọn mà không xem xét đến những hàm ý rộng hơn về tiếp cận sinh thái, nhấn mạnh vào sự lựa chọn của xã hội. t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n Nguyên lý liên quan đến Bước A 1. M  ục tiêu của quản lý đất, nước, và các tài nguyên sống là một vấn đề của sự lựa chọn xã hội. 7.  T iếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời gian phù hợp. 11. Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các dạng của thông tin có liên quan, bao gồm thông tin khoa học, thông tin bản xứ và kiến thức, sự đổi mới và thực tiễn của địa phương. 12. T iếp cận sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả thành phần có liên quan của một xã hội và những kiến thức khoa học. Bước A: Nghiên cứu điển hình, xác định các bên liên quan 5 A Bước A: Nghiên cứu điển hình, xác định các bên liên quan Bocas del Toro Archipelago, Panama Nguồn tài nguyên chính được quản lý ở khu vực này là hệ sinh thái biển. Các bên có liên quan – ngư dân, phụ nữ và các cư dân địa phương - đã thương lượng về quyền quản lý các dãy san hô và khu vực đánh bắt thông qua việc thiết lập các ban thủy sản địa phương (COLOCOPES). Với sự trợ giúp của 2 tổ chức phi chính phủ (NGOs) là thành viên của IUCN: Fundación Promar và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên(TNC), các ban thủy sản đã xây dựng đề xuất về các quy định cho việc quản lý đánh bắt thông qua Bocas del Toro Archipelago. Các nhóm COLOCOPES đã xác định 7 khu bảo tồn nguồn lợi thủy sản cộng đồng , bao gồm cả vùng cấm đánh bắt (để cho sinh sản) và các nguồn thủy sản có chất lượng cao (ở đó việc khai thác cần được quy định chặt chẽ hơn). Các nhóm COLOCOPES cũng đã tạo ra được các hiệp hội đánh bắt vùng, khu vực đảo (ADEPESCO) để khuyến khích vị trí đàm phán của họ đối với các tổ chức thể chế khác có quyền lực hơn. Các ban ngành địa phương của chính phủ chịu trách nhiệm kiểm soát các nguồn lợi thủy sản và các khu vực bảo tồn không ngừng tăng cường sự hỗ trợ cho ý tưởng bảo tồn quản lý thủy sản cộng đồng. Hiện nay, các cuộc họp giữa ADEPESCO và chính quyền địa phương diễn ra thường xuyên để giám sát và đối phó với các vấn đề phát sinh. Tiếp tục ở trang 7 6 A Ti ế p Bước A (tiếp) c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n Xác định các bên liên quan Cả Nguyên lý 1 và Nguyên lý 12 nhấn mạnh đến sự tham gia của xã hội vào sự lựa chọn hệ sinh thái và các mục tiêu quản lý, và ở một phạm vi của các kỹ năng cần thiết. Nguyên lý không đề ra tiêu chuẩn nào để lựa chọn một phần của xã hội, và kiến thức của nó đối với các phần khác mặc dù điều này sẽ cần thiết trong thực tiễn. Điều này đòi hỏi một sự phân tích các bên liên quan. Phân tích các bên liên quan Xác định các bên liên quan chính với sự quan tâm vào hệ thống sinh thái đã đề xuất. Trước tiên đánh giá bên liên quan chính sau đó bên liên quan thứ hai hoặc thứ ba và đánh giá đánh giá rõ quan điểm của họ. Bên liên quan chính L à những người gần như phụ thuộc vào tài nguyên, mà họ thường đóng vai trò tích cực trong quản lý nguồn tài nguyên đó và họ phải được xem là nhóm liên quan chính. Bên liên quan thứ hai và thứ ba L à những bên mà tiếng nói của họ có trọng lực, có thể được đánh giá là bên liên quan thứ hai và thứ ba bao gồm cán bộ chính quyền địa phương và những người sống gần nguồn tài nguyên nhưng không quá phụ thuộc vào nó (thứ hai); và các cán bộ cấp quốc gia và các tổ chức bảo tồn quốc tế (thứ ba). Bước A: Nghiên cứu điển hình, xác định các bên liên quan Bước A: Nghiên cứu điển hình, xác định các bên liên quan (tiếp theo) Tổ chức quản lý khu bảo tồn hưởng ứng ADEPESCO như là một sự hỗ trợ quan trọng cho Công viên hải duơng quốc gia Isla Bastimentos, trong khi đó các cơ quan quản lý tài nguyên biển rất quan tâm đến áp lực ngày càng lớn lên, nguồn lợi thủy sản của địa phương và sẵn sàng xem xét những đề xuất xây dựng để giải quyết áp lực này. Fundación Promar và TNC, cùng với các cơ quan quản lý quốc gia chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên biển đang thử nghiệm xem liệu một quy định luật mới về biển có là sự mở cửa phù hợp cho việc bảo tồn nguồn lực thủy sản của cộng đồng. Cơ quan quản lý các khu vực bảo tồn quốc gia quan tâm đến tiếp cận này nhưng một điều băn khoăn là việc phát triển du lịch nhanh chóng ở quần đảo Bocas del Toro Archipelago có thể cần có sự bảo vệ nghiêm ngặt hơn các điều khoản quy định của các khu bảo tồn nguồn lực thủy sản cộng đồng. Về ý tưởng, các kế hoạch của họ sẽ hỗ trợ và bảo vệ cả các bên liên quan địa phương và nguồn lực thủy sản của họ. Tất cả những nhà quản lý hệ sinh thái – hỗ trợ một phần và cạnh tranh một một phần, hoạt động ở các cấp khác nhau – đang học cách làm việc cùng nhau để giải quyết áp lực ngày càng ra tăng lên hệ sinh thái. Trong trung hạn, các vấn đề quản lý khả năng thích ứng có thể khuyến khích một bước để bao gồm những tác động của các khu vực vùng cao lân cận các nguồn lợi biển bởi vì ngư dân ngày càng nhận thức được những tác động của các dòng phù sa từ lục địa và các hòn đảo đến hệ sinh thái biển. 7 A 8 A Ti ế p Bước A (tiếp) c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n Đánh giá năng lực quản lý và cam kết của các bên liên quan về lĩnh vực hệ sinh thái. Thiết lập diễn đàn các bên có liên quan để họ gặp mặt thường xuyên. Các bên liên quan chính có thể không có nhiều kinh nghiệm để phát biểu trong những sự kiện như thế này và có thể cần sự giúp đỡ trong thảo luận các vấn đề và chuẩn bị các bài trình bày cho diễn đàn chính. Phân tích khu vực Độ rộng của khu vực sinh thái sẽ được lựa chọn thế nào và sử dụng tiêu chuẩn nào để lựa chọn? Một kích thước và phạm vi thích hợp (Nguyên lý 7) phải thoả mãn các tiêu chí sau đây: •• Đáp ứng được những tiêu chuẩn về khoa học (Nguyên lý 11 và Nguyên lý 12); •• Phải phù hợp với năng lực quản lý, kiến thức và kinh nghiệm hiện tại (Nguyên lý 11); •• X  em xét đến những giới hạn về hành chính, luật pháp và văn hóa, là nơi có thể đơn giản hóa thông tin liên lạc với các thể chế hiện hữu (Nguyên lý 11); •• N  ắm bắt được rằng các ý tưởng dài hạn có thể hạn chế bởi những cái thường được xem là đơn vị quản lý hiệu quả trong ngắn hạn. Bước A: Nghiên cứu điển hình, xác định các bên liên quan 9 A Bước A: Nghiên cứu điển hình, xác định vùng hệ sinh thái Drylands in Niger-Nigeria Sahel nằm ở vùng biên phía Nam của vùng Sahara, có khả năng về chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Sahel là một ví dụ điển hình về cách xác định vùng hệ sinh thái trong cách nhìn của những người khai thác tài nguyên thường xuyên và gắn bó nhất. Do vùng đất khô hạn như thế này rất rộng và rất hỗn tạp, và có nhiều điều cần biết về nó. Các vùng đất khô hạn đòi hỏi các cư dân phải rất linh hoạt, tìm cách thích nghi và sáng tạo do lượng mưa khác nhau theo mùa và theo chu kỳ dài. Ở vùng biên giới Niger-Nigeria, những người chăn nuôi gia súc phải di chuyển vật nuôi của họ vài trăm km từ phía Bắc lên phía Nam hàng năm, theo mùa mưa và có cỏ cho gia súc. Các nông dân cư trú tại chỗ trồng hoa màu dọc theo đường dốc Nam – Bắc nơi có lượng mưa tăng dần nhưng thưa thớt và không đều. Những vùng đất khô hạn cũng tồn tại ngay cùng với những khu vực có lượng mưa cao hơn ở xa, do sự dịch chuyển những nông dân thiếu việc làm sang các vùng khô hạn hơn nhưng cũng tạo cơ hội nhập cư lao động và thị trường cho các cư dân vùng đất khô hạn này. Người dân - và việc khai thác cảnh quan và sự đa dạng sinh học là trung tâm của quản lý hệ sinh thái. Bảo tồn, sản xuất và tính bền vững đều phụ thuộc vào những quyết định của các nhà chức trách địa phương, đa số những người nông dân sản xuất nhỏ hoặc những người chăn nuôi gia súc. Những quyết định này tuân theo những kỹ thuật mới Tiếp tục ở trang 11 10 A Ti ế p Bước A (tiếp) c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n •• C  hấp nhận rằng những phần thiết yếu của các khu vực hệ sinh thái được lựa chọn ban đầu sẽ không phải là trách nhiệm của các cá nhân hay các nhóm cụ thể, sau đó những đường biên giới có thể được suy xét lại. Xây dựng mối quan hệ logic giữa các bên liên quan và khu vực Khi đã xác định rõ ràng những ai là các bên liên quan và ai có mối quan tâm nhất đến quản lý khu vực nào trong hệ sinh thái, sau đó ta có thể xác định cả danh giới hệ sinh thái và các cá nhân, các nhóm hoặc tổ chức có liên quan, họ là những người có thể bảo vệ, quản lý và ra quyết định với những giới hạn này, cho một thời gian từ trung hạn đến dài hạn. Kết quả sẽ là một bức khảm của các khu vực, được quản lý bỏi các bên liên quan khác nhau, ở các cấp độ khác nhau trong phạm vi tổng thể hệ sinh thái. Trong khi các chuyên gia bảo tồn sẽ duy trì các tầm nhìn dài hạn, thực tiễn của việc điều phối và quản lý sẽ cần được xây dựng từ dưới lên, thông qua diễn đàn các bên liên quan, chứ không phải do chỉ định từ trên xuống. Bước A: Nghiên cứu điển hình, xác định các bên liên quan 11 Bước A: Nghiên cứu điển hình, xác định vùng hệ sinh thái (tiếp) Hoặc các hình thức quản lý, sự khuyến khích về kinh tế, sự thương lượng về cạnh tranh hoặc xung đột và thế mạnh của trách nhiệm tập thể. Hệ sinh thái không có mục tiêu, sự áp đặt về lãnh thổ ở trong vùng này, một vùng mà hệ thống kênh rạch bề mặt hầu như không có và sự bồi đắp là một khái niệm chỉ có một ít giá trị. Hơn nữa, các nhóm sử dụng tài nguyên (nhóm liên quan) xác định hệ sinh thái cho riêng họ bởi vì chúng liên quan đến sinh kế và những mối quan tâm về kinh tế của họ. Điều này được các nông dân địa phương, những người khai thác gỗ, những người chăn thả gia súc và những người làm thuốc hiểu rõ ở một cấp độ và những người chăn nuôi gia súc từ vùng khác đến lại hiểu ở một cấp độ khác và chính phủ, các tổ chức quốc tế hiểu ở một cấp độ khác nữa. Chính vì vậy hệ sinh thái được xác định bởi các mối quan tâm kinh tế của những người sử dụng tài nguyên vì đó là giá trị của sự đa dạng sinh học. Hệ sinh thái khác nhau về kích thước, khác nhau giữa các nhóm sử dụng tài nguyên này so với các nhóm khác. Điều này tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt cho những tài nguyên nhất định ở khu vực này và trong những mùa vụ nhất định, nhưng là sự bổ trợ hữu ích ở những thời điểm khác và ở một địa điểm khác. Khung thể chế cho quản lý việc tiếp cận, hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên là không thể tách rời từ ngay hệ sinh thái đó. Những hệ sinh thái này đã được thay đổi từ nhiều thiên niên kỷ do việc khai thác, và chúng có thể tiếp tục được thay đổi không chỉ do việc khai thác và mùa mà còn xu hướng dài hạn hơn như sự xâm lấn của sản xuất nông nghiệp và sự thâm canh sử dụng đất. A 12 B Ti ế p Bước B Cấu trúc và chức năng và quản lý hệ sinh thái c ậ n h ệ s i n h t h á i : N ă m b ư ớ c t h ự c h i ệ n Bước B liên quan đến việc phác họa cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, thiết lập những cơ chế quản lý và giám sát nó. Những nguyên lý liên quan đến Bước B Cấu trúc và chức năng hệ sinh thái 2.  Quản lý nên được phân cấp đến cấp quản lý thấp nhất phù hợp. Làm thế nào chúng ta có thể xác định được những đặc tính của cấu trúc và chức năng một hệ sinh thái, là những yếu tố cần thiết để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ hệ sinh thái? Làm thế nào chúng ta có thể nói một hệ sinh thái bị đe doạ bở việc sử dụng và khai thác quá mức (Nguyên lý 5 và Nguyên lý 6)? Cách hiệu quả nhất trước mắt thu hút các nhà khoa học và các cư dân địa phương làm việc cùng nhau tại văn phòng cũng như tại ngay hệ sinh thái. Kiến thức của mỗi nhóm thường khác nhau và bổ trợ cho nhau. 5.  Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên được xem như là một một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái. 6.  H  ệ sinh thái nên được quản lý trong phạm vi những giới hạn chức năng của nó. 10.Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng phù hợp, và tổng hợp của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan