Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Quản lý tổng hợp lưu vực Sông trà khúc...

Tài liệu Quản lý tổng hợp lưu vực Sông trà khúc

.DOCX
43
3377
135

Mô tả:

SÔNG TRÀ KHÚC 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Lưu vực sông Trà Khúc hầu hết nằm trong địa phận tỉnh Quảng Ngãi, khoảng vị trí: 108 008’45” đến 108039’07” kinh độ Đông và 14033’00” đến 15017’34” vĩ độ Bắc. Phía Bắc lưu vực sông Trà Khúc là lưu vực sông Trà Bông thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp địa phận tỉnh Kon Tum có dãy núi Ngọc Cơ Rinh cao 2050m, phía Nam giáp lưu vực sông Côn thuộc địa phận tỉnh Bình Định,và phía Đông giáp Biển. Sông Trà Khúc bắt nguồn từ vùng núi cao sông chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, đến Tịnh Giang thì chuyển hướng Tây Bắc Đông Nam, chảy qua thị xã Quảng Ngãi rồi đổ ra biển tại của Đại. Sông dài 135km, diện tích lưu vực 3240 km2, trong đó 40km chảy qua vùng đồng bằng thấp ven biển. Hình 1.1 Vị trí địa lý sông Trà Khúc 1.1.2 Địa hình Địa hình lưu vực chủ yếu là loại địa hình miền núi thuộc sườn đông của dãy Trường Sơn Nam và vùng đồng bằng do sông Trà Khúc tạo nên. Địa hình lưu vực sông Trà Khúc nghiêng từ Tây, Tây nam sang Đông và Đông Bắc. Đường phân nước của lưu vực có độ cao từ 150 m - 1760 m, chạy dọc theo các núi: núi thượng Quảng Ngãi và thượng Kon Tum với hai đỉnh cao là Núi Chúa cao 1362 m ở phía Bắc và Ngọc Cơ Rinh cao 2025 m ở phía Tây - Tây Nam. Gần đường phân nước lưu vực có đỉnh núi Đá Vách cao 1098 m. ở phía Nam lưu vực là các núi có sườn thoải, đỉnh núi nhỏ hơn 1500 m. Phần địa hình miền núi có độ cao từ 1100 - 1800 m (vùng Sơn Hà); 800 - 1100 m (vùng Minh Long). Vùng chuyển tiếp miền núi đồng bằng có các đỉnh núi cao 200 - 300 m và đồi, vùng thung lũng và đồng bằng có độ cao dưới 10 m; ngoài ra còn có các cồn cát ven biển cao trên 10 m. Địa hình miền núi chiếm gần 3/4 diện tích lƣu vực, và rất dốc (khoảng 2/3 diện tích có độ dốc trên 250) nên các dòng sông có độ dốc lớn với khả năng chia cắt, xâm thực rất lớn. Hình 1.2: Ảnh vệ tinh sông Trà Khúc – Tỉnh Quảng Ngãi (Năm 2016) Hình 1.3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sông Trà Khúc – tỉnh Quảng Ngãi định hướng năm 2020. 1.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng Đặc điểm thạch học của lưu vực gồm các thành tạo sau: Hệ tầng Sông Tranh (PR1st): đá gơnai, đá phiến amphibol, biolit, amphibolit, migmatit, ở khu vực KonPlông; Hệ tầng Đá cmia (PR1đm): gơnai, đá phiến kết tinh, đá hoa migmatit, phân bố ở khu vực Mang Xim; Hệ tầng A vương (ư-01av): phylit, đá phiến lục, quarzit phân bố ở khu vực Sơn Trịnh; Phức hệ Sông Re (u-1sr): plagiongranit, granodiorit, granitmigmatit phân bố ở khu vực núi Đá Vách; Phức hệ Núi Chúa ((1nc): granit, granodiorit, migmatit ở Đông Bắc núi Đá Vách, thành tạo bề mặt san bằng N2 - Q1: cuội, sỏi, cát, bột, sét ở khu vực Nghĩa Hành, Sơn Hà: thành tạo bazantoleit có tuổi N2 - Q1 ở mũi Ba Làng An và Phú Nhiêu, ở phần thấp của lưu vực được cấu thành bởi các vật liệu: cuội, sỏi, cát, sét có nguồn gốc sông, sông - biển (aQ - III ; amQ IV ) và cát có nguồn gốc gió biển. Hình 1.4: Đá plagiongranit II Phần trung du và thƣợng nguồn chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá biến chất, đá sét tầng dày khoảng 30 cm. Các thung lũng và đồng bằng đƣợc cấu tạo bởi phù sa cổ, phù sa mới ngoài ra còn có loại đất xám và các chất bồi tích của sông, tầng dày 0,7 - 1,2 m. ở vùng đồng bằng có các loại đất nhƣ: cát, đất phù sa, đất xám và đất đỏ vàng. Đất xám và đất xám bạc màu nằm ở vùng cao, đất đỏ vàng phân bố rộng rãi ở miền núi, thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp. 1.1.4 Khí hậu Lưu vực sông Trà Khúc nằm trong vùng Trung Trung Bộ nên có đặc điểm chung của khí hậu Trung Trung Bộ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng và mưa nhiều với nền nhiệt độ cao ít biến động. Đây cũng là loại hình đặc biệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do đặc điểm riêng của địa hình lưu vực sông Trà Khúc, nên ở đây thể hiện những nét riêng của đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa miền duyên hải sườn Đông dãy núi Trường Sơn Nam khu vực Trung Bộ: có mưa nhiều vào từ tháng IX đến tháng XII kết hợp với địa hình dốc gây ra lũ lụt nghiêm trọng và ít mƣa từ tháng I đến tháng VIII gây hạn hán. - Chế độ ánh sáng, mưa và độ ẩm phong phú. Tổng lượng bức xạ trong năm từ 140-150 kcal/năm. Số giờ nắng khoảng 2000 giờ/năm. - Do ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn đã tạo ra hiệu ứng fơn đối với gió mùa Tây Nam nóng và ẩm, bị tác động của dãy Trường Sơn đã tạo ra mưa sườn đón gió. Khi đi qua phía đông Trường Sơn, không khí trở nên khô nóng và gây ra thời tiết nắng nóng kéo dài trong suốt các tháng mùa khô tại các tỉnh ven biển Miền Trung trong đó có lưu vực sông Trà Khúc - tỉnh Quảng Ngãi. - Dãy núi Trường Sơn có vai trò chính trong việc làm "lệch pha" mùa mưa của Quảng Ngãi nói riêng và vùng duyên hải nói chung so với mùa mưa chung của cả nước. - Vào cuối mùa hạ đầu mùa đông, gió mùa đông bắc đối lập với hướng núi, cùng với các nhiễu động nhiệt đới như bão, xoáy thấp, hội tụ nhiệt đới và đới gió đông tạo nên mùa mưa và mùa lũ ở Quảng Ngãi và các tỉnh duyên hải Trung Bộ. + Cuối mùa hạ (từ tháng IX đến tháng XII), do hoạt động của nhiễu động nhiệt đới ở Nam Biển Đông. Khi gió mùa đông bắc chuyển xuống phía nam trong thời kỳ này sẽ gây ra mưa to đến rất to kéo dài trong nhiều ngày, làm xuất hiện các trận lũ lớn. + Giữa và cuối mùa đông (từ tháng I đến tháng III), các nhiễu động nhiệt đới lùi xa về xích đạo hoặc chưa di chuyển lên phía bắc, nên gió mùa đông bắc trong thời kỳ này chỉ gây ra mưa và mưa rào nhẹ không gây ra lũ lụt. Đây chính là mùa khô ở Quảng Ngãi. + Vào tháng IV, gió mùa đông bắc suy yếu dần, gió mùa tây nam và gió mùa đông nam bắt đầu hoạt động trở lại. Bị ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn tạo ra hiệu ứng fơn làn cho Quảng Ngãi chịu thời kỳ khô nóng và hạn hán. Nếu gió mùa đông nam và các nhiễu động nhiệt đới hoạt động sớm, sẽ tạo ra một lượng mưa đáng kể trong các tháng IV đến tháng VIII. Như vậy mùa mưa trên lưu vực sông Trà Khúc bắt đầu từ tháng IX kéo dài đến tháng XII, mùa khô từ tháng I đến tháng VIII hàng năm. Lượng mưa năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa chính (IX-XII). Từ tháng IX đến tháng XII, lượng mưa ở vùng núi chiếm 65-70% tổng lượng mưa năm, vùng đồng bằng ven biển chiếm 75-80% lượng mưa năm. Trong đó hai tháng X và XI, lượng mưa rất lớn chiếm khoảng 45- 61% lượng mưa năm. Gió bão: Ở vùng núi thượng lưu như tại Ba Tơ có tốc độ gió trung bình năm là 1,4 m/s, còn ở hạ lưu tại Quảng Ngãi là 1,2 m/s. Thời kỳ từ tháng III đến tháng VIII tốc độ gió trung bình tháng đạt từ 1,4 m/s đến 1,9 m/s, bằng hoặc lớn hơn tốc độ gió trung bình năm, trong đó tháng VII có tốc độ gió trung bình lớn nhất trong năm với 1,9m/s. Khi có bão, lớn tốc độ gió lớn nhất tại Ba Tơ và Quảng ngãi đều đã đạt tới 40 m/s. Bản đồ biến đổi các yếu tố khí hậu chủ yếu như nhiệt độ, độ ẩm, mưa, bốc hơi theo không gian của tỉnh Quảng ngãi bao gồm các lưu vực Trà Khúc, sông Vệ và lưu vực sông Trà Bồng đã được đài KTTV Trung Trung bộ xây dựng theo số liệu cập nhật đến năm 2010 [19] xem trong PL1. Lưu vực sông Trà Khúc có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu thị qua đặc trưng của các yếu tố khí hậu tại trạm Ba Tơ ở vùng thượng lưu và trạm Quảng Ngãi ở vùng hạ lưu như bảng 2-1. Bảng 2-1. Giá trị đặc trưng tháng, năm của các yếu tố khí hậu chủ yếu tại trạm Ba Tơ và Thành phố Quảng Ngãi theo số liệu quan trắc đến năm 2010. Yếu tố Bức xạ tổng Trạm Ba Tơ I II III IV V VI VII VIII IX 7,3 10,2 13,1 14,1 15,6 13,5 15,0 12,8 12,6 X 9,7 XI 7,4 XII 4,9 Năm 136,2 9,6 12,2 15,0 17,0 16,1 16,4 14,2 13,1 10,5 7,4 6,0 145,3 cộng (kcal/cm2) Q Ngãi 7,8 Số giờ nắng (giờ) V gió trung Ba Tơ 92 69 1985 123 157 204 225 247 232 238 216 183 151 109 83 2168 Ba Tơ 1,1 1,3 1,4 1,4 1,5 1,5 1,9 1,4 1,3 1,3 1,3 1,2 1,4 Q Ngãi 1,2 1,3 1,4 1,4 1,1 1,0 1,0 1,0 1,0 1,3 1,6 1,3 1,2 Ba Tơ 21,5 22,8 24,7 26,8 27,8 28,2 28,0 27,8 26,6 25,2 23,6 21,7 25,4 Q Ngãi 21,7 22,7 24,5 26,7 28,4 29,0 28,9 28,6 27,3 25,8 24,1 22,3 25,8 Ba Tơ 150 60 63 77 3607 Q Ngãi 128 39 40 49 93 105 87 Ba Tơ 88 86 84 82 82 80 80 80 86 89 90 90 85 Q Ngãi 88 86 84 82 82 80 80 80 86 89 90 90 85 Ba Tơ 41 50 71 84 86 93 100 95 59 42 35 32 786 Q Ngãi 55 58 77 90 106 104 108 98 71 60 53 50 930 Q Ngãi 112 150 197 214 221 219 221 199 162 129 bình (m/s) Nhiệt độ không khí trung bình(0C) Mưa (mm) Độ ẩm 199 172 125 179 354 810 919 500 140 328 669 560 279 2518 tương đối không khí (%) Bốc hơi (mm) 1.1.5 Thảm thực vật Lớp phủ thực vật đóng vai trò quan trọng đối với khả năng hình thành lũ lụt - đó là khả năng điều tiết nước. Rừng tự nhiên trên lƣu vực bị tàn phá nghiêm trọng, do tình trạng chặt phá rừng, và tập quán sống du canh du cƣ phá rừng làm nƣơng rẫy dẫn đến suy giảm diện tích rừng tự nhiên làm tăng độ xói mòn đất. Bảng 2.1. Các đặc trưng lớp phủ thực vật trên lưu vực sông Trà Khúc Stt Loại rừng Diện tích Phần trăm Mức diện tích (km2) (%) 1 Rừng rậm thường xanh cây lá rộng nhiệt đới gió mùa độ tán che 86,9 2,74 > 90 1045 32,25 70 - 90 51,2 1,58 40 - 50 ít bị tác động 2 Rừng rậm thường xanh cây lá rộng nhiệt đới gió mùa đã bị tác động 3 Rừng rụng lá cây lá rộng nhiệt đới gió mùa hoặc rừng lá kim 4 Rừng thưa rụng lá hoặc trảng cây bụi có cây gỗ rải 1549 47,8 30 - 40 5 rác Cây trồng nông nghiệp ngắn ngày xen dân cư 506,3 15,63 <5 Bảng 2.2 . Hiện trạng rừng năm 2000 lưu vực sông Trà Khúc Stt Loại rừng Diện tích Phần trăm (km2) diện tích (%) 1 Nương rẫy xen dân cư 122,8 5 2 Rừng tự nhiên dày 10,92 0,4 3 Đất trồng có cây gỗ rải rác 252,5 10,3 4 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, thưa 825 33,8 5 Đất trống có cây bụi tre nứa rải rác, trồng có 956 39,2 6 Cây nông nghiệp ngắn vụ xen dân cư 136,5 5,6 7 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, trung bình 119,1 4,9 8 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, kín 17,25 0,7 Thực vật trên lưu vực sông Trà Khúc rất phong phú, trong đó có rất nhiều loại cây sinh sống. Đến năm 2000, diện tích rừng có tăng lên. Trong đó chủ yếu là rừng mới đƣợc trồng các loại cây tre nứa, cây lá kim, cây đặc sản. Nhưng diện tích đất trống và cây bụi vẫn còn rất lớn, chiếm tỷ lệ khá lớn diện tích toàn lưu vực. 1.1.6 Thủy văn và tình hình nghiên cứu thủy văn 1. Chế độ thủy văn Nằm ở giữa tỉnh, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông có 03 nguồn chính: Nguồn thứ nhất từ vùng Giá Vụt phía Tây huyện Ba Tơ, chảy theo hướng NamBắc, đến địa hạt huyện Sơn Hà gọi là sông Rhe. Nguồn thứ hai bắt nguồn từ vùng Đông Kon Tum và huyện Sơn Tây, với các suối lớn, nhỏ hợp nước với nhau chảy theo hướng Tây- Đông xuống Sơn Hà, gọi là sông Rinh (Đắk Rinh). Một nguồn nước rất quan trọng của sông Rinh là sông Tang. Sông Tang bắt nguồn từ huyện Tây Trà, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, hợp nước với sông Rinh ở đoạn làng Lô, làng Mùng xã Sơn Bao phía Tây Bắc huyện Sơn Hà. Trên sông Tang đang xây dựng một hồ chứa nước lớn là hồ Nước Trong. Nguồn thứ ba bắt nguồn từ Tây Nam huyện Sơn Hà giáp với huyện Sơn Tây, chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, gọi là sông Xà Lò (Đắk Sêlô). Ba sông chính từ các hướng khác nhau cùng hợp nước ở các xã Sơn Trung, Sơn Hải, phía Đông Nam huyện lỵ Sơn Hà và đoạn sông này người ta thường gọi là sông Hải Giá. Từ Hải Giá sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc đến Thạch Nham (giáp với 03 huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa) thì thoát khỏi núi non, một đoạn nữa đến thôn Hưng Nhượng xã Tịnh Đông về sau thì hướng chảy cơ bản là Tây- Đông, tuy nhiên vẫn có nhiều đoạn sông quanh gấp khúc (do vậy được gọi là sông Trà Khúc). Ở Thạch Nham, người ta đã xây dựng đập chắn ngang sông, để nước dâng lên, theo hai kênh Chính BắcChính Nam chảy tưới cho các đồng bằng Quảng Ngãi. Công trình đại thủy nông Thạch Nham là một công trình thủy lợi kỳ vĩ. Xưa kia trên sông Trà Khúc từ Đồng Nhơn (xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh) đến cuối nguồn người ta đặt rất nhiều guồng xe nước lớn để tưới cho đồng ruộng. Sông Trà Khúc ở các hợp lưu thượng nguồn sông đào lòng nước dữ dội qua các thung lũng, đến hạ lưu nước vẫn chảy rất xiết cho đến khi đổ nước ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc có độ dài khoảng 135km, trong đó có khoảng 1/3 chiều dài sông chảy qua vùng núi và rừng rậm, có độ cao 200- 1.000m, phần còn lại chảy qua vùng đồng bằng. Bởi hợp lưu từ nhiều hướng khác nhau, nên sông có dạng hình cành cây, có 09 phụ lưu cấp I, 05 phụ lưu cấp II, 06 phụ lưu cấp III và 02 phụ lưu cấp IV. Sông Trà Khúc có diện tích lưu vực khoảng 3.240km 2, bao gồm phần đất của các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, một phần huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tịnh, Trà Bồng và Tây Trà, có một phần nguồn nhỏ thuộc địa phận tỉnh Kon Tum. Trên bề mặt lưu vực sông có khoảng nửa diện tích kể từ nguồn là rừng già, còn lại là rừng thưa kiểu cao nguyên và cây bụi rậm; vùng hạ lưu là đất canh tác và đồng bằng trồng lúa chiếm diện tích khá lớn. Hình 1.5: Sông Trà Khúc chảy qua thành phố Quảng Ngãi – công trình “bánh xe” 2. Mạng lưới sông suối và tình hình nghiên cứu thủy văn Sông Trà Khúc bắt nguồn từ vùng núi phía đông cao nguyên KonPlong có độ cao 1000m. Từ nguồn tới ngã ba nơi sông nhánh Đắc Rinh nhập lưu có tên là sông Re có độ dốc lòng sông đoạn thượng lưu rất lớn khoảng 50.60/00, mật độ lưới sông trên đoạn này khoảng 0.39 km/km 2 thuộc loại trung bình. Từ nguồn đến vĩ độ 14 0 40' sông chảy theo hướng tây nam - đông bắc, tới ngã ba (sông Re và Đắc Sê Lô) sông chuyển hướng nam - bắc, tiếp tục chảy tới Thạch Nham dòng sông bị uốn khúc theo hướng chung là tây nam - đông bắc, từ Thạch Nham ra biển Sa Kỳ sông chảy theo hướng tây đông. Sông Trà Khúc có diện tích lưu vực là 3240 km 2, chiều dài sông 135km, khoảng 2/3 chiều dài sông chảy qua vùng núi, và đồi cao. Độ dốc bình quân lưu vực tương đối lớn, khoảng 23.9%. Trong đó lưu vực có độ dốc rất lớn như Đắc D Rinh 34.1% và phụ lưu số 1-Nước Ong là 31%. Độ dốc bình quân lòng sông khoảng 52.7 0/00, thuộc loại sông có độ dốc rất lớn. Các sông có độ dốc lớn như Đắc Re 50.6%, Xã Diêu 126.7%, và phụ lưu 1-Đắc Si Rô 176.3%. Mật độ lưới sông thuộc loại trung bình, khoảng 0.39 km/km2. Trong đó sông Giang có mật độ lưới sông tương đối dày khoảng 0.86km/km2. Sông Trà Khúc có 9 phụ lưu cấp I (Đắc Leng (đắc Re), Nước Lạc, Đắc Sê Lo, Tam Dinh, Xã Diêu, Tam Rao, Giang, Phước Giang và phụ lưu số 9), 5 phụ lưu cấp II (Đắc Tem, Đắc Si Ro, Đắc Sơ Rông, Đắc D Rinh và phụ lưu 4), 6 phụ lưu cấp III (phụ lưu 1-Đắc D Rinh, Đắc Ro Man, Đắc Ba, Nước Bá Mao, Nước Ong) và hai phụ lưu cấp IV (phụ lưu 1-Nước Ong và Nước Nia). Các phụ lưu lớn như Đắc Sê Lô (phụ lưu cấp I), Đắc D Rinh (phụ lưu cấp II), Nước Ong (phụ lưu cấp III). Từ Sơn Hà lên thượng lưu, sông Trà Khúc có dạng hình quạt. Hình 1.6: Bản đồ phân cấp xói mòn tiềm năng lưu vực sông Trà Khúc Mùa lũ trên sông Trà Khúc xuất hiện từ tháng X - XII chiếm 66,5% lượng dòng chảy năm với M = 1871 l/s.km2. Tháng XI là tháng có dòng chảy sông ngòi lớn nhất chiếm 27,8% lượng dòng chảy năm với Mthángmax= 235 l/s.km2. Đây là tháng có tần suất xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới cao nhất ở vĩ độ này. Lũ trên lưu vực sông Trà Khúc thường rất ác liệt, mang đậm tính chất lũ núi với các đặc tính: cường suất lũ lớn, đỉnh lũ cao và thời gian lũ (cả lũ lên và lũ xuông) ngắn. Hình 1.7. Bản đồ phân cấp hệ số xói mòn lưu vực sông Trà Khúc Mực nước trên các triền sông tăng nhanh trong thời gian xuất hiện lũ, cường suất lũ ở thượng nguồn đạt 50 - 70 cm/h còn ở hạ du đạt 30 cm/h, thậm chí có những trận lũ lớn dật tới 100 cm/h. Moduyn đỉnh lũ trung bình trên lƣu vực sông Trà Khúc đạt 2410 l/s.km2 và moduyn đỉnh lũ lớn nhất đạt 7500 l/s.km2 (ngày 3/XII/1986) - thuộc vào các lưu vực có moduyn đỉnh lũ lớn nhất Việt Nam. Do tác động của các nhiễu động thời tiết đi kèm với sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với hoạt động của hoàn lưu Đông Bắc mạnh nên thường có mưa lớn trên diện rộng kéo dài nhiều ngày. Cùng với khả năng điều tiết trên lưu vực không lớn và khả năng thoát nước của hạ du kém, vì vậy trên lưu vực sông Trà Khúc thường xuất hiện kép với nhiều đỉnh, thời gian mực nước ở mức cao kéo dài gây ngập lụt nghiêm trọng cho thung lũng sông và vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Trung bình trong một năm thường xuất hiện 5 - 7 trận lũ và tập trung vào tháng X và XI. Với mức độ khỏ ổn định của nguồn ẩm gây mưa nên lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất tại trạm biến đổi không lớn biến đổi qua các năm với hệ số Cv = 0,42. Mặc dù với 19 năm quan trắc nhƣng đã xuất hiện đỉnh lũ rất lớn ứng với tần suất xuất hiện P = 0,7% (3/XII/1986). Mạng lưới quan trắc thu thập số liệu khí tượng thuỷ văn trên lưu vực sông Trà Khúc đã được tiến hành từ rất sớm. Từ những năm 1907, 1930 đã quan trắc lượng mưa tại thị xã Quảng Ngãi. Các hạng mục khí tượng khác được dần dần quan trắc từ các năm về sau. Sau năm 1975, việc tổ chức mạng lưới trạm va quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn mới thực sự được tiến hành đầy đủ hơn.  Lưới trạm khí tượng: Hiện nay trên lưu vực sông có một trạm khí tượng cơ bản là trạm khí tượng Quảng Ngãi.  Lưới trạm thuỷ văn: Trên lưu vực đã có 1 trạm thuỷ văn cơ bản đo lưu lượng nước là Sơn Giang, và 2 trạm thuỷ văn đo mực nước là Sơn Giang và Trà Khúc.  Lưới trạm quan trắc mưa: Trên lưu vực có 5 trạm đo mưa là: Giá Vực, Sơn Giang, Trà Khúc, Sơn Hà, Cổ Luỹ.  Nhìn chung về lưới trạm khí tượng thuỷ văn còn thiếu nhất là trạm thuỷ văn và trạm đo mưa vùng các sông nhánh trên đầu nguồn và núi cao. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1. Đánh giá tài nguyên nước 2.1.1 Tình hình số liệu quan trắc khí tượng thủy văn Các trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên lưu vực sông Trà Khúc không nhiều, tuy nhiên có một số trạm chủ yếu có số liệu quan trắc trên 30 năm làm cơ sở cho tính toán, đánh giá tài nguyên nước mưa, tài nguyên nước mặt của LVS. Trạm khí tượng: Trên lưu vực Trà Khúc và khu vực lân cận có trạm khí tượng Ba Tơ và trạm Quảng Ngãi số liệu quan trắc mưa và các yếu tố khí hậu chủ yếu như nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió, bốc hơi nhiều năm từ 1977 đến 2010. Mạng lưới các trạm đo mưa từ 15 đến trên 30 năm gồm có trạm đo mưa Sơn Hà, Minh Long, Mộ Đức, Đức Phổ, Giá Vực có số liệu từ năm 1977-2010, trạm Trà Bồng từ 1988-2010. Ngoài ra ở thượng lưu Trà Khúc còn có các trạm Sơn Tây, Tây Trà số liệu đo đầy đủ một số năm và một số năm đo 4 tháng mùa mưa. Trạm thủy văn: Trên lưu vực Trà Khúc chỉ có 1 trạm thủy văn cấp 1 là Trạm Sơn Giang nằm ở trung lưu lưu vực có số liệu quan trắc H, Q và bùn cát từ năm 1979 đến 2010. Do trạm này có số liệu quan trắc trên 30 năm lại nằm gần trung tâm lưu vực nên số liệu quan trắc của trạm được dùng chủ yếu cho nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc. Ngoài ra trên lưu vực sông còn có trạm thủy văn Trà Khúc cách cầu Trà Khúc khoảng 100 m về phía thượng lưu có số liệu quan trắc mực nước từ năm 1977 đến nay. Danh sách các trạm quan trắc KTTV trên lưu vực sông Trà Khúc và khu vực lân cận cũng như tình hình số liệu quan trắc của các trạm được biểu thị trong bảng 2-1 Trên lưu vực sông Vệ có liên quan nguồn nước với sông Trà Khúc có trạm thủy văn An Chỉ có số liệu quan trắc dòng chảy từ năm 1977 đến nay, là cơ sở tham khảo cho phân tích đánh giá biến đổi dòng chảy LVS Trà Khúc và trong tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra còn có trạm cầu Sông Vệ có quan trắc mực nước nhưng chuỗi số liệu ngắn có thể sử dụng để tham khảo. Trong trường hợp lưu vực nghiên cứu rộng như vậy thì các trạm đo mưa, thủy văn và khí tượng như liệt kê ở bảng 2-6 là còn ít so với yêu cầu sử dụng. Bảng 2-1. Thống kê các trạm quan trắc khí tượng thủy văn LVS Trà Khúc và vùng lân cận Tên trạm Trà Khúc Quảng Ngãi Sơn Giang Sơn Hà Giá Vực Minh Long Trà Bồng Mộ Đức Đức Phổ Ba Tơ An Chỉ Loại trạm Thủy văn Khí tượng Thủy văn Khí tượng Đo mưa Đo mưa Đo mưa Đo mưa Đo mưa Khí tượng Thủy văn Thời gian Yếu tố quan trắc quan trắc 1977- 2010 1977-2010 1979-2010 1977-2010 1977-2010 1977-2010 1977-2010 1977-2010 1977-2010 1977-2010 1977- Ghi chú X,H Ở hạ lưu LV Trà Khúc X,T,Z,U,V Ở hạ lưu LV Trà Khúc X,H,Q,r Ở trung lưu LV Trà Khúc X Ở trung lưu LV Trà Khúc X Ở thượng lưu LV Trà Khúc X Ở thượng lưu LV Trà Khúc X Trên lưu vực Trà Bồng X Ở hạ lưu LV sông Vệ X Ở hạ lưu LV sông Vệ X,T,Z,U,V Ở thượng lưu LV sông Vệ X,H,Q,r Ở thượng lưu LV sông Vệ 201010201020 2.1.2 Đánh giá tài nguyên nước mưa Có nhiều nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước mưa trên lưu vực sông Trà Khúc. Nghiên cứu đầy đủ nhất là của Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) Trung Trung Bộ trong đề tài Tổng hợp, bổ sung cơ sở dữ liệu khí hậu thủy văn tỉnh Quảng ngãi đến năm 2010 [19]. Kết quả tính toán lượng mưa các trạm trên lưu vực Trà Khúc, khu vực lân cận và sự biến đổi của mưa có thể tóm tắt như sau: Mùa mưa và mùa ít mưa Theo tiêu chuẩn vượt trung bình cho thấy mưa trên lưu vực Trà Khúc có 2 mùa là mùa mưa và mùa ít mưa, trong đó mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII và mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII năm sau. Lượng mưa mùa mưa chiếm 65-70% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm và sự biến đổi của mưa: Lượng mưa tháng, năm trung bình nhiều năm các trạm trong lưu vực và khu vực lân cận của tỉnh Quảng Ngãi như bảng 2-2. Bảng 2-2. Lượng mưa tháng, năm trung bình nhiều năm các trạm trong lưu vực Trà Khúc và khu vực lân cận của tỉnh Quảng Ngãi (mm) Trạm I Trà Bồng 107 Sơn Giang 119 Sơn Hà 84 Minh Long 148 Giá Vực 80 Ba Tơ 150 Châu Ổ 87 Dung Quất 172 Trà Khúc 116 Quảng Ngãi128 An Chỉ 123 Mộ Đức 90 Đức Phổ 83 II 37 45 28 49 29 60 35 22 30 39 34 25 18 III 48 53 41 61 42 63 35 88 41 40 43 26 25 IV 74 75 76 75 92 77 19 39 42 49 49 38 27 V 241 212 209 176 192 199 88 77 97 93 99 75 65 VI 229 202 195 142 158 172 129 63 88 105 95 61 57 VII 214 167 163 112 110 125 56 49 57 87 80 38 25 VIIIIX 244 364 208 322 196 339 196 389 137 355 179 354 106 302 186 225 143 329 140 328 138 303 96 292 68 271 X 829 784 686 799 860 810 555 459 629 669 665 585 577 XI 857 915 693 848 898 919 520 780 577 560 634 487 561 XII 374 422 278 559 430 500 243 227 275 279 310 237 228 Năm 3618 3524 2989 3555 3383 3607 2174 2387 2423 2518 2570 2050 2005 Ghi chú: Theo số liệu quan trắc đến năm 2020 của các trạm Lượng mưa năm trung bình nhiều năm Xo của các trạm trên lưu vực Trà Khúc và các LVS lân cận như lưu vực sông Trà Bồng, sông Vệ của tỉnh Quảng, trong đó trên LVS Trà Khúc và hạ lưu sông Vệ Xo biến đổi từ 3524 mm/năm ở vùng núi thượng lưu và giảm dần xuống dưới 2000mm ở khu vực hạ lưu và đồng bằng ven biển. Cụ thể ở trung và thượng lưu tại Sơn Giang Xo là 3524 mm/năm, tại Ba Tơ ở thượng lưu sông Vệ là một tâm mưa lớn nhất có lượng mưa là 3606 mm/năm. Thượng lưu lưu vực Trà Khúc từ Sơn Giang trở lên mưa có xu thế giảm từ 3500 mm, đến Sơn Tây lượng mưa còn là 2400 mm Khu vực hạ lưu Xo tại TP Quảng Ngãi là 2518 mm/năm, tại Đức Phổ 2005 mm. Theo thời gian, lượng mưa tập trung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa chiếm 70- 75 % lượng mưa cả năm. Tháng X và XI của mùa mưa có lượng mưa tháng lớn nhất trong năm với tổng lượng mưa 2 tháng này phổ biến từ 950-1750 mm, chiếm 45-55% tổng lượng mưa toàn năm. Trong mùa ít mưa ở thượng lưu lưu vực có tổng lượng mưa trung bình phổ biến 850-1200 mm, còn vùng đồng bằng ven biển có tổng lượng mưa phổ biến 350-550 mm. Tại Đức Phổ có lượng mưa thấp nhất 368 mm, có những tháng như tháng II, III, IV rất ít mưa với lượng mưa tháng chỉ có 30-40 mm. Mô hình phân phối mưa tháng các trạm Sơn Giang, Quảng Ngãi như hình 2.1 Hình 2.1 Mô hình phân phối mưa tháng các trạm Sơn Giang và trạm Quảng Ngãi Lượng mưa bình quân lưu vực và tiềm năng nước mưa Bản đồ đẳng trị lượng mưa năm trung bình nhiều năm X 0 LVS Trà Khúc (hình (2-5)) được trích từ bản đồ đẳng trị lượng mưa năm trung bình nhiều năm của tỉnh Quảng Ngãi. Dựa vào bản đồ đẳng trị này tính toán được lượng mưa năm trung bình nhiều năm Xo của LVS Trà Khúc đến trạm Sơn Giang là 3087mm, đến đập Thạch Nham là 3099 mm, đến trạm thủy văn Trà Khúc là 3070 mm, đến cửa sông là 2742 mm. Cũng theo kết quả trên tiềm năng nước mưa ở trung và thượng lưu lưu vực tính đến đập Thạch Nham là 8832 tr.m3 và của cả lưu vực là 9150 tr.m3 Đánh giá tiềm năng nước mưa dựa trên giá trị lượng mưa năm trung bình nhiều năm theo tiêu chí của GS Ngô Đình Tuấn: o X0 o o o o X0 X0 X0 X0  3000 mm/năm = = =  : mưa nhiều 2000 - 3000 mm/năm : mưa tương đối nhiều 1500 – 2000 mm/năm : mưa trung bình 1000 -1500 mm/năm : mưa ít 1000 mm/năm : mưa rất ít ( khô hạn) Với lượng mưa bình quân lưu vực 2742 mm thì lưu vực Trà Khúc thuộc loại mưa tương đối nhiều. Nếu tính bình quân trên 1 km 2 diện tích lưu vực thì lượng nước mưa ở khu vực trung và thượng lưu từ Thạch Nham trở lên là 3,10 tr.m 3/km2 và trên toàn bộ lưu vực sông là 2,74 tr.m3/km2.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan